Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Bản thân

I/ MỤC TIÊU

1/ Phát triển thể chất;

- Nhận biết và biết tránh những vật dụng nơi nguy hiểm với trẻ.

-Có kỹ năng thực hiện một số vận động; đi đường hẹp, bật vào vòng liên tục tung bóng lên cao và bắt bóng, ném trúng đích, bò bằng bàn tay, bàn chân phối hợp nhịp nhàng .

- Có khả năng tự phục vụ bản thânvà biết tự lực trong vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.

- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân.

- Đề nghị với người lớn giúp đỡ mình khi gặp ốm đau và cần giúp đỡ.

- Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.

2/ Phát triển nhận thức;

- Biết một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân với người khác qua họ tên, giới tính, sở thích, một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.

- Biết sử dụng các giác quan đẻ tìm hiểu TGXQ

- Có khả năng phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo hai dấu hiệu, biết một số đặc điểm giống và khác nhau của một số hình.

- Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 5 và sắp xếp theo qui tắc.

 

doc29 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
Thời gian thực hiện; 4 tuần 
I/ MỤC TIÊU
1/ Phát triển thể chất;
- Nhận biết và biết tránh những vật dụng nơi nguy hiểm với trẻ. 
-Có kỹ năng thực hiện một số vận động; đi đường hẹp, bật vào vòng liên tục tung bóng lên cao và bắt bóng, ném trúng đích, bò bằng bàn tay, bàn chân phối hợp nhịp nhàng.
- Có khả năng tự phục vụ bản thânvà biết tự lực trong vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân.
- Đề nghị với người lớn giúp đỡ mình khi gặp ốm đau và cần giúp đỡ.
- Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.
2/ Phát triển nhận thức;
- Biết một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân với người khác qua họ tên, giới tính, sở thích, một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan đẻ tìm hiểu TGXQ
- Có khả năng phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo hai dấu hiệu, biết một số đặc điểm giống và khác nhau của một số hình.
- Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 5 và sắp xếp theo qui tắc.
- Tách gộp nhóm đối tượng có số lượng 5 thành 2 phần.
3/ Phát triển ngôn ngữ
- Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Biết sử dụng từ phù hợp với bản thân, biết biểu đạt những suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng những câu đơn, câu ghép.
- Biết một số chữ cái trong từ chỉ họ tên của mình, của bạn và tên gọi một số bộ phận cơ thể.
- Mạnh dạn tự tin, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh.
- Thích giúp đỡ bạn bè và người thân.
- Biết giao tiếp bằng lời rõ ràng, lễ phép.
4/ Phát triển thẩm mỹ
- Biết sử dụng một số vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người lớn, có bố cục, màu sắc hài hoà.
- Biết vẽ và thể hiện đường nét, trang trí chân dung mình, bạn.
- Thể hiện cảm xúc trong các hoạt động; múa, hátvề chủ đề bản thân.
5/ Phát triể tình cảm xã hội;
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động.
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác, chơi hoà đồng với bạn.
- Biết giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp quy định ở trường lớp, nơi công cộng.
II/ MẠNG NỘI DUNG
-Trẻ biết ngày 15-8 là ngày Tết Trung thu.
- Các hoạt động trong ngày Tết trung thu: rước đèn, múa sư tử, phá cỗ
- Các đồ chơi trong Tết trung thu.
- Các loại hoa quả, bánh kẹo trong ngày Tết trung thu.
- Phân biệt được bé với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân; tên , tuổi, ngày sinh nhật giới tính và những người thân trong gia đình của bé.
- Bé khác các bạn về hình dáng bên ngoài, khả năng trong các hoạt động và sở thích riêng.
- Bé tôn trọng và tự hào bản thân
- Cảm nhận được cảm xúc yêu ghétvà có ứng xử, tình cảm phù hợp.
- Bé quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong hoạt động chung .
TÔI LÀ AI
BÉ ĐÓN TẾT TRUNG THU
BẢN THÂN
 BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠMH 
CƠ THỂ BÉ
- Cơ thể bé do nhiêù bộ phận khác nhau hợp thành và không thể thiếu bộ phận nào.nhau hợp thành và không thể thiếu bộ phận nào.bộ phận nào.
- Cơ thể bé có 5 giác quan, mỗi loại có một chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giấc quan để nhận biết mọi thứ xung quanh.	
- Biết vệ sinh để bảo vệ các giác quan
- Bé được sinh ra và được người thân chăm sóc, lớn lên (trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường mầm non)
- Dinh dưỡng hợp lý giữ gìn sức khoẻ và cơ thể khoẻ mạnh.
 -Môi trường xanh sạch đẹp và an toàn.
 - Nhu cầu hàng ngày của bé, ăn ,ngủ, học
III/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
* KPKH:Tìm hiểu, giới thiệu về bản thân và các bạn.
- Tìm hiểu về 5 giác quan
- Tìm hiểu về ngày Tết trung thu
- Tìm hiểu và phân loại 4 nhóm thực phẩm.
* Làm quen với toán:
- Ôn tách gộp trong phạm vi 5
- Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác.
- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- Sắp xếp theo quy tắc.
* Đàm thoại, trò chuyện về bản thân, các bộ phận cơ thể, thực phẩm cần thiết cho cơ thể người, về chăm sóc bé .
* Thơ: “Tay ngoan”, “Chiếc bóng”, “Trăng sáng”.
* Truyện: “Đôi tai xấu xí”, “Chuyện của tay phải, tay trái”, “Giấc mơ kì lạ”. Kể chuyện sáng tạo.
* Làm quen với chữ cái a, ă, â. Tập tô chữ cái a, ă, â.
- Đọc, nói các từ, câu về chủ đề
BẢN THÂN
 PT NGÔN NGỮ
 PT NHẬN THỨC
 PT THỂ CHẤT
 PT THẨM MĨ
 PT TÌNH CẢM
 XÃ HỘI 
* Tạo hình:Vẽ đồ chơi của bé. Vẽ trang trí chiếc khăn hình vuông.
- Cắt, dán khuôn mặt vui.
- Dán hình em bé.
- Xếp hình bé tập thể dục.
- Vẽ, nặn, cắt, dán các loại rau, củ, quả, thực phẩm mà bé thích.
* Âm nhạc:- Hát : “Mừng sinh nhật, Mời bạn ăn, Bé quét nhà, Rước đèn dưới ánh trăng, Tay thơm tay ngoan”. Nghe hát “Bàn tay mẹ, Năm ngón tay ngoan, Em là bông hồng nhỏ, Chiếc đèn ông sao.”
* Chơi đóng vai: “Gia đình, phòng khám đa khoa, cửa hàng rau quả, cửa hàng đồ chơi, ...”
* Góc xây dựng: Xây công viên xanh.
- Thực hiện công việc tự phục vụ bản thân.
* Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.
- Trò chuyện, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể, vệ sinh trong ăn uống.
* Vận động:
- Đi trong đường hẹp. Ném trúng đích nằm ngang.
- Đi trên dây (Dây đặt trên sàn)
- Đập bóng xuống sàn và bắt bóng. TC: Ai nhanh hơn.
- Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. TC: Nhảy tiếp sức. 
* NGÀY HỘI: “tết trung thu”.
1/ Chuẩn bị: Các bài hát về ngày rằm, chú cuội, trăng...
 Trang phục đẹp mắt, của các dân tộc...
2/ Hướng dẫn:
+ Cô giới thiệu ngày 15/8 âm lịch hàng năm là ngày tết trung thu, ngày hội trăng rằm của các cháu nhỏ và các cháu thiếu niên nhi đồng trên khắp mọi miền đất nước.
+ Liên hoan văn nghệ: Biểu diễn các bài hát đan xen về ngày hội trăng rằm. 
- Cô giới thiệu các tiết mục cho trẻ biểu diễn dưới hình thức đan xen múa hát- thơ- truyện cùng chi Hằng Nga
- Mở đầu với bài: “Chiếc đèn ông sao”do tập thể lớp thể hiện
+ Tiếp theo với bài “rước đèn dưới trăng” do nhóm múa thể hiện.
+ Cho trẻ đọc thơ: “Trăng sáng”
+ Xen kẽ một số bài hát nữa: Chú cuội, đêm trung thu
+ Cô nhấn mạnh ngày 15/8 âm lịch hàng năm là ngày tết trung thu, ngày hội trăng rằm của các cháu nhỏ và các cháu thiếu niên nhi đồng trên khắp mọi miền đất nước.
+ Cho trẻ phá cỗ 
CHỦ ĐỀ NHÁNH 
TÔI LÀ AI
Thời gian thực hiện: 1tuần. (Từ 10->15/09/2012)
I/ YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
- Phân biệt được bản thân với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân và hình dạng bên ngoài thể hiện qua lời nói và các sản phẩm tạo hình.
- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, sở thích riêng của bạn, những người gần gũi.
2/ Kỹ năng:
-Phát triển tư duy ngôn ngữ, ghi nhớ, tưởng tượng và chú ý có chủ định cho trẻ.
-Rèn phản xạ nhanh cho trẻ.
3/ Giáo dục:
- Trẻ cảm nhận được những cảm xúc yêu ghét và có ứng xử phù hợp.
- Quan tâm giúp đỡ người khác, chơi hoà đồng với bạn và hợpvới bạn bè.
- Biết thực hiện một số quy định của trường, lớp.
II/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
* KPKH:Tìm hiểu, giới thiệu về bản thân và các bạn.
- Phân biệt những điểm giống và
 khác nhau với bạn.
- `Tổ chức ngày sinh nhật.
* LQVT:
- Ôn tách gộp trong phạm vi 5.
* Dạy bài thơ “Chiếc bóng”
- Tự kể và giới thiệu về bản thân.
* Đọc thơ: “Lời chào, Mẹ và cô”
* Truyện: “Chuyện của Dê con, Dê con nhanh trí”
* Làm quen với chữ cái a, ă, â. 
- Trò chơi “tìm chữ cái trong từ” 
- Đọc, nói các từ, câu về chủ đề
 PT NHẬN THỨC
 PT NGÔN NGỮ
TÔI LÀ AI
 PT THẨM MĨ
 PT TÌNH CẢM
 XÃ HỘI 
 PT THỂ CHẤT
* Tạo hình:Vẽ đồ chơi của bé. 
- Vẽ chân dung bé
- Cắt, dán trang phục bé thích: làm tóc cho bé...
* Âm nhạc:
- Hát : “Mừng sinh nhật”, “Bé quét nhà”, “Bạn có biêt tên tôi”
- Nghe hát “Em là bông hồng nhỏ”
* Chơi đóng vai: “Gia đình, phòng khám đa khoa, cửa hàng quần áo, cửa hàng đồ chơi, ...”
* Góc xây dựng: Nhà của bé.
- Thực hiện một số hành vi trong ăn uống.
- Luyện tập tự mặc áo, chải tóc, đi dép. Tập dọn đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng
* Dinh dưỡng sức khoẻ: Trò chuyện về cơ thể khoẻ mạnh và ích lợi của việc luyện tập, giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ.
* Vận động:
- Đi trong đường hẹp, Ném trúng đích nằm ngang.
- TCVĐ: Nhảy tiếp sức
III/ KẾ HOẠCH TUẦN
THỂ DỤC SÁNG
1/ Nội dung
* ĐT Hô hấp: Hít vào thở ra.
* ĐT Tay: Từng tay đưa lên cao, đưa hai tay sang ngang.
* ĐT Chân: Đưa từng chân sang ngang kết hợp khuỵu gối, hai tay dang ngang.
* ĐT Bụng: Cúi người tay chạm ngón chân.
* Bật: Hai tay chống hông bật tiến về phía trước. 
2/ Yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ tập đúng động tác theo nhịp trống
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
b. Kỹ năng:
- Rèn, phát triển các cơ và hô hấp cho trẻ.
- Rèn thói quen tập thể dục sáng và tăng cường thể lực cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Yêu thích tập luyện thể dục sáng.
3/ Chuẩn bị
- Sân tập rộng, sạch, mát
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Khởi động:
 Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu chân: Đi thường => kiễng gót => Đi thường => gót chân =>đi thường. =>đi bằng mép ngoài bàn chân =>đi thường =>đi nhanh =>chạy chậm =>chạy nhanh =>chạy chậm =>đi về hai hàng dọc =>điểm số =>chuyển hàng.
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Cô cho trẻ tập các động tác
. Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng .
H Đ CỦA TR Ẻ
-Trẻ đi, chạy theo theo tín hiệu
-Trẻ tập các động tác
- Trẻ đi nhẹ nhàng
------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC 
1/ Nội dung:
* Góc phân vai:
+ “Gia đình”, “Cửa hàng quần áo, đồ chơi trẻ em”, “Phòng khám đa khoa”.
* Góc xây dựng:
+ “Xây nhà của bé”.
* Góc học tập:
+ Xem ảnh chụp chân dung của mình của bạn.
+ Tìm, gạch chân, xếp chữ cái a, ă, â.
+ Hoàn thành vở Toán và Tập tô.
* Góc nghệ thuật:
+ Vẽ, nặn, cắt dán đồ chơi, trang phục của bé.
+ Làm album ảnh về chủ đề bản thân.
+ Hát, biểu diễn các bài hát, bài thơ có nội dung theo chủ đề.
2/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện một số hành động của vai chơi.
- Trẻ biết tái tạo lại một số công việc, trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, thông qua các vai chơi: bố, mẹ, bác sĩ, bệnh nhân, ngwif bán hàng, mua hàng trong trò chơi ở các góc.
- Trẻ xây được ngôi nhà của bé có vườn cây, ao cá, tường bao, cây xanh
- Trẻ biết được mình và bạn qua ảnh.
- Trẻ nhận biết các chữc cái a, ă, â trong các từ của chủ đề: “Tôi là ai”
- Trẻ hoàn thành được các bài trong vở Toán và Tập tô.
- Trẻ vẽ, nặn, cắt, dán được các loại trang phục bạn trai, bạn gái.
- Trẻ hát, múa, biểu diễn được 1 số bài về chủ đề :Tôi là ai”
b. Kỹ năng:
- Rèn và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng chơi, để tạo ra sản phẩm phù hợp với nội dung chơi ở các góc.
c. Giáo dục: 
- Trẻ chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè.
- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi nhẹ nhàng.
3/ Chuẩn bị:
- Bộ đồ nấu ăn, bộ đồ chơi bác sĩ, giường, búp bê. Một số nguyên liệu thay thế và các loại rau củ quả bằng đồ chơi.
- Bộ lắp ghép hàng rào, ghép nút to, cây xanh, cây hoa lô tô các loại thực phẩm.
- Một số quần áo, đồ chơi trẻ em, nút ghép,	
- Đất nặn, bảng con, bút mầu, giấy vẽ, tranh ảnh, hồ dán, kéo
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát “Bạn có biết tên tôi’’:
- Bài hát nói về điều gì?
- Hãy tự giới thiệu về mình?
- Con có sở thích gì?
* Hoạt động 2:Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô nêu chủ đề chơi “Tôi là ai”
- Hỏi trẻ: Có bao nhiêu góc chơi? Là những góc chơi nào? 
- Cho trẻ tự nhận góc chơi, mỗi góc trẻđứng 1 hàng theo số trẻ quy định ở mỗi góc.
- Cô đưa nội dung chơi cho từng góc? Hỏi trẻ chơi như thế nào? 
- Cho trẻ về các góc, chuẩn bị đồ chơi để tiến hành chơi.
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Tất cả cá góc cùng tiến hành chơi.
- Cô theo dõi trẻ chơi và gợi ý trẻ, xử lý tình huống (nếu có).
- Ví dụ:
+ Bác đang làm gì vậy?
+ Xây khu vui chơi cho các cháu cần có gì?
- Bác xếp và ghép đồ chơi như thế nào?
+ Trang trí quang cảnh ra sao?
+ Cổng ra vào ở đâu?
- Tương tự các góc khác, cô cung cấp, gợi mở cho trẻ chơi.
- Đầu tuần: +Góc phân vai chơi cả 3 nhóm. 
 +Góc xây dựng: xếp lắp ghép thành mô hình nhà.
 +Góc học tập: xem ảnh của mình và bạn.
 +Góc nghệ thuật: vẽ, nặn, cắt, dán trang phục bé trai, bé gái.
- Cuối tuần: +Góc phân vai: chơi cả 3 nhóm
 +Góc xây dựng: hoàn thiện khu nhà của bé.
 +Góc học tập: tìm các chữa a, ă, â trong các từ về chủ đề. Hoàn thiện vở Toán và tập tô.
 +Góc nghệ thuật: làm album ảnh vè chủ đề bản thân. Hát, múa về chủ đề. 
* Hoạt động 4: Nhận xét:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét, góp ý, để lần sau trẻ làm tốt hơn.
- Cùng trẻ cất dọn đồ dùng.
H Đ CỦA TR Ẻ
- Cả lớp hát
- 2-3trẻ trả lời
- 2-3trẻ giới thiệu về mình
- 2 trẻ nêu
trẻ đứng theo hàng của từng góc chơi
- Trẻ nêu được kĩ năng chơi
- Trẻ về các góc
- Trẻ tự chơi
- Trẻ trả lời
- 1 số trẻ nhận xét
Các trò chơi trong tuần
Thi đi nhanh 
Nhảy tiếp sức
Dung dăng dung dẻ
Tung bóng
Nói đúng họ tên
Đoán xem ai vào
Rồng rắn
IV/ THỜI GIAN BIỂU
H Đ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Hoạt
động
học
có
chủ
định
PTTC
VĐCB
Đi trên đường hẹp, ném trúng đích nằm ngang
PTNT
 Đề tài:
Tìm hiểu, giới thiệu về bản thân và các bạn
PTNN
Thơ
Chiếc bóng
PTNT
Đề tài: Ôn tách gộp trong phạm vi 5
PTNN
Đề tài: 
- Làm quen chữ cái: a, ă, â
PTTM- Hát :“Mừng sinh nhật”
- Nghe hát:”Em là bông hồng nhỏ”
- Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”
Hoạt
động
ngoài
trời
- Quan sát bạn trai
- Hướng dẫn trò chơi mới: “Thi đi nhanh”
+ Ôn trò chơi: “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do:
+Vẽ phấn, cát nước, lá cây. 
- Quan sát thời tiết
- Ôn trò chơi:
 “Tung bóng” “nu na nu nống”
- Chơi tự do:
+ Vẽ phấn, tung bóng, đánh cầu, xếp hình bằng sỏi
 -Trò chuyện về sở thích của bé
- Ôn trò chơi “nói đúng họ tên của bạn, rồng rắn”
- Chơi tự do:
+ Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Quan sát trò chuyện về trang phục của bé.
- Tổ chức trò chơi: “Thả đỉa ba ba, nhảy tiếp sức”
- Chơi tự do: vẽ phấn trên sân, xếp hình bằng sỏi, bóng, đánh cầu
.- Quan sát “cái mũ của bé trai”
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi: “Tung bóng”
+ Trò chơi: “Truyền tin”
- Chơi tự do: Thổi bóng bay xà phòng, chơi đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát bạn gái.
- Ôn trò chơi: “Đoán xem ai vào”,”rồng rắn”
- Chơi tự do: chơi xếp hình, tung bóng, cắp cua, thả vật chìm nổi. 
Hoạt
động
chiều 
-Làm quen bài thơ “chiếc bóng”.
-Ôn trò chơi:
Thi đi nhanh
 Nêu gương cuối ngày
- Hát: “Mừng sinh nhật” 
- Chơi trò chơi: “Đoán xem ai vào ” 
- Nêu gương cuối ngày 
-Vẽ đồ chơi của bé( đề tài)
- Nêu gương cuối ngày 
- Vẽ theo ý thích về chủ đề.
- Đọc thơ “Bé ơi’’
- Nêu gương cuối ngày 
 Tự kể về bản thân mình.
- Chơi: “tìm bạn thân”
- Nêu gương cuối ngày.
- Nhận xét, đánh giá
- Thưởng phiếu bé ngoan
- liên hoan văn nghệ
V/ KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 10-9-2012.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
1/ Nội dung:
- Vận động cơ bản: “Đi trên đường hẹp, ném trúng đích nằm ngang”
- Bài tập phát triển chung:
* ĐT Hô hấp: Hít - thở.
* ĐT Tay: Hai tay ra trước lên cao.
* ĐT bụng: Cúi người tay chạm ngón chân.
* ĐT Chân: Ngồi khuỵu gối.
* Bật : Hai tay chống hông, bật tiến.
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ thực hiện đúng động tác và yêu cầu bài tập.Biết đi trên đường hẹp và ném đúng hướng, đúng tư thế ném.
b. Kỹ năng
- Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định cho trẻ.
- Tăng khả năng định hướng và phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Yêu thích tập luyện môn thể dục..
3/ Chuẩn bị 
- Sân tập sạch sẽ, phấn vẽ, túi cát.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ nêu tên chủ đề, nêu sở thích của trẻ.
* Hoạt động 2:Khởi động:
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi mũi chân =>đi thường =>đi bằng gót chân => đi thường => đi nghiêng bàn chân =>đi nhanh dần=> chậm dần=> chạy nhanh dần, chậm dần(=>đi thường và trở về 2 hàng dọc, điểm số 1-2 =>.chuyểnhàng.
* Hoạt động 3:Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp, (nhấn mạnh động tác tay chân thêm 1-2 lần x 8nhịp.
b. Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Làm mẫu 2lần:
 L1: không phân tích.
 L2: phân tích : Cô đứng trước vạch xuất phát, “chuẩn bị” cô đi nhẹ nhang khéo léo trong đường hẹp, khi tới điểm dừng thì cúi xuống lấy túi cát và ném trúng đích, và đi về cuối hàng.
- Gọi 1trẻ lên tập thử: Nếu trẻ tập tốt cho trẻ tập luôn, nếu tập chưa tôt cô nhắc lại yêu cầu bài tập.
- Lần lượt cho trẻ lên tập.
 Lần1: 2 trẻ tập 
 Lần 2: 4-6 trẻ tập
- Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài tập
Cho một trẻ tập tốt lên tập lại 1lần.
* Hoạt động 4:Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
HĐ CỦA TR Ẻ
- 2-3 trẻ nêu
- Trẻ khởi động theo tín hiệu.
 - Trẻ tậpcác động tác
- Trẻ quan sát cô
- 1 trẻ tập thử
- Trẻ tập
------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/ Nội dung:
- Quan sát: Một bạn trai trong lớp.
- Trò chơi mới: Thi đi nhanh
 Ôn trò chơi: “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do: vẽ phấn, chơi với cát nước,lá cây.
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bạn, đặc điểm của bạn trai đó, biết trang phục bạn hay mặc và sở thích của bạn.
- Nắm được luật chơi và cách chơi trò chơi vận động. 
b. Kỹ năng 
- Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định tư duy, ghi nhớ, ngôn ngữ cho trẻ.
- Tăng khả năng định hướng đi, phát triển cơ bắp cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Yêu quí và tôn trọng sở thích của bạn.
3/ Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát, đồ chơi cho trẻ chơi các trò chơi.
- Phấn vẽ, lá cây
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1:Trò chuyện về chủ đề:
-Cô nhắc lại chủ đề đang học. Cho trẻ tự giới thiệu về bản thân.
* Hoạt động 2: Quan sát một bạn trai trong lớp.
- Cô cho một trẻ trai đứng lên trước lớp.
+ Bạn nào đang đứng trước lớp đây?
+ Bạn có đặc điểm gì?
+ Bạn A là bạn trai hay bạn gái?vì sao con biết?
+ Trang phục bạn đang mặc có gì đặc biệt?
+ Bạn có sở thích gì?
+ Bạn nào có cùng sở thích với bạn A?
+ Cho những bạn có cùng sở thích lên hát tặng cả lớp một bài. Các bạn cùng lớp thể hiện tình cảm thế nào với nhau?
* Hoạt động 3:Tổ chức trò chơi:
- Trò chơi mới: Thi đi nhanh
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây.
Cho trẻ xếp 2 hàng dọc ở 2 đầu đường thẳng, đầu kia đặt 2 khối hộp nhỏ. Lần lượt cho 2 trẻ đứng đầu xỏ chân vào dây và di chuyển (trong lúc di chuyển không làm rơi dây) khi đến hộp nhỏ thì nhảy qua rồi tháo dây chạy về đưa cho bạn thứ 3, bạn thứ hai tiếp tục đi .Cứ như thế thi xem nhóm nào không giẫm lên vạch, và nhanh hơn là thắng cuộc.
+ Luật chơi: Đi không chạm vạch.
+ Trẻ chơi 2-3 lần. 
- Ôn chơi: “dung dăng dung dẻ”, 
 Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi.
 Cho trẻ chơi 3-4lần.
* Hoạt động 4:Chơi tự do:
- Gợi ý trẻ về các nhóm chơi 
- Cô theo dõi đảm bảo an toàn cho trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- 2 trẻ trả lời
- 3-5 trẻ nhận xét
- 2 trẻ trả lời
- 3 trẻ nêu
- Trẻ chú ý cô
- Trẻ chơi theo nhóm.
- Cả lớp chơi
- Trẻ chơi theo nhóm
--------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
- Đọc thơ “chiếc bóng”
- Ôn trò chơi: “Thi đi nhanh”.
- Vệ sinh trả trẻ.
2/ Yêu c ầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ thích đọc bài thơ, đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.
- Nắm được cách chơi trò chơi .
b. Kỹ năng
- Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định, ngôn ngữ cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
3/Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề.
- Cho trẻ giới thiệu về bản thân trẻ.
* Hoạt động 2: Làm quen bài thơ “chiếc bóng”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần kết hợp tranh minh họa.
- Cho cả lớpđọc 2-3 lần
- Cho tổ, nhóm đọc
- Cá nhân trẻ đọc
* Hoạt động 3: Chơi “Thi đi nhanh”
- Cô nhắc lại cách chơi .
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Hoạt động 3:Vệ sinh trả trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Cả lớp đọc
- Tổ,

File đính kèm:

  • docT1 Tôi là ai.doc
Giáo Án Liên Quan