Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Gia đình

I/ MỤC TIÊU

1/ Phát triển thể chất;

* Dinh dưỡng sức khỏe:

- Phân biệt ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các loại thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể tên một số món ăn, cách chế biến đơn giản.

- Biết giữu gìn sưc khỏe cho bản thân và cho những người thân trong gia đình.Có thói quen và thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng,đánh răng,rửa mặt.

- Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết, biết tự thay quấn áo, tất bị bẩn để vào nơi qui định.

- Nhận biết được một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.

 

doc29 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện; 5 tuần 
I/ MỤC TIÊU
1/ Phát triển thể chất;
* Dinh dưỡng sức khỏe:
- Phân biệt ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các loại thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể tên một số món ăn, cách chế biến đơn giản.
- Biết giữu gìn sưc khỏe cho bản thân và cho những người thân trong gia đình.Có thói quen và thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng,đánh răng,rửa mặt.
- Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết, biết tự thay quấn áo, tất bị bẩn để vào nơi qui định.
- Nhận biết được một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.
- Đề nghị với người lớn giúp đỡ mình khi gặp ốm đau và cần giúp đỡ.
 * Vận động: 
- Đi lối gót bàn chân tiến lùi
- Trèo lên xuống thang
- Đi dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục
- Đập và bắt bóng
- Bật xa 45 -50cm, ném xa bằng 1 tay
- Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không đổ ra ngoài.
2/ Phát triển nhận thức;
* Khám phá xã hội
- Biết họ tên, một số đặcđiểm và sở thích của người thân trong gia đình.
- Biết địa, chỉ số điện thoại của gia đình.
- Biết công việc của các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ.
- Biết phát hiện sự thay đổi của thế giới xung quanh nhà của trẻ.
- Có khả năng phân loại đồ dùng gia đình, đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu. 
- Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2-3 dấu hiệu
- Biết so sánh các đồ dùng gia đình, sử dụng các từ chỉ kích thước: to-nhỏ-cao-thấp.
* Làm quen với toán:
- Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
- Thêm bớt, chia nhóm có 6 đối tượng thành 2 phần
- Sắp xếp có quy tắc 
3 /Phát riển ngôn ngữ
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời 
- Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi
- Kể lại sự kiện của gia đình có trình tự, lôgic
- Có thể mô tả mạch lạc về đồ dùng gia đình
- Thích sách, chọn sách theo ý thích về chủ đề
- Đọc thơ, kể chuyện về gia đình: “Làm anh”, “ Cái bát xinh xinh” “Thương ông” “Giữa vòng gió thơm”, “Ba cô gái” “Hai anh em” “ Ba chú lợn nhỏ”
- Đọc đồng dao, ca dao về tình cảm gia đình
- Có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự
- Nhận biết chữ cái , tập tô e, ê.
4/ Phát triển thẩm mỹ
- Biết tạo ra các sản phẩm có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa về các kiểu nhà, các đồ dùng gia đình, các thành viên trong gia đình
- Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với các sản phẩm tạo hình, âm nhạc về gia đình
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với các sản phẩm khi hát, múa vận động theo nhạc về gia đình
5/ Phát triển tình cảm xã hội 
- Nhận biết cảm xúc của người thân, thể hiện cảm xúc của mình phù hợp.
- Thực hiện một số quy tắc cảm ơn, xin lỗi, xin phép
- Cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Biết cư sử đúng với các thành viên
- Có ý thức về những điều nên làm: Khóa nước, tắt điện, cất đồ dùng
- Mạnh dạn tự tin trong sinh hoạt hàng ngày
II/ MẠNG NỘI DUNG
- Họ hàng bên nội (ông bà nội, chú bác, cô, thím).
- Cách gọi bên ngoại: cậu, mợ, dì, ông bà ngoại.
- Những ngày lễ, cúng giỗhọ hàng thường tập trung.
- Mối liên hệ giữa mọi người trong họ nội, họ ngoại. 
.
- Các thành viên trong gia đình (họ tên, sở thích, ngày sinh nhật)
- Công việc của các thành viên trong gia đình.
- Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc, tình cảm.
- Tình cảm của bé với gia đình, bé tham gia hoạt động cùng moị người, vào các ngày kỷ niệm của gia đình.
- Những thay đổi trong gia đình (có người chuyển đi xa, có em bé mới sinh, có người mất đi).
GIA ĐÌNH BÉ
HỌ HÀNG GIA ĐÌNH 
GIA ĐÌNH
ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH 
NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở
- Địa chỉ của gia đình, số điện thoại
- Ngôi nhà là nơi gia đình cùng chung sống =>dọn dẹp giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
- Có nhiều kiểu nhà khác nhau:nhà ngói (cấp 4), nhà tầng, nhà trần
- Dùng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để làm nhà.
- Nghề kỹ sư, kiến trúc sư, thợ xây, thợ mộclàm nên ngôi nhà.
- Đồ dùng gia đình là phương tiện 
và nhu cầu của gia đình.
- Chất liệu làm ra các loại đồ dùng gia đình.
- Cách sử dụng chúng.
- Các loại thực phẩm cần cho sinh hoạt gia đình: thức ăn hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn.
- Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.
* Khám phá xã hội: 
- Thảo luận tìm hiểu về gia đình bé.
- Tìm hiểu về một số kiểu nhà khác nhau, vật liệu để làm nhà. Tìm hiểu về họ hàng nhà bé.
- Tìm hiểu, phân loại đồ dùng gia đình theo 2-3 dấu hiệu.
* Làm quen với toán:
- Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6. Gộp, tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 6.
.
- Đàm thoại trò chuyện về gia đình, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình.Trò chuyện về công việc của bố mẹ
 - Thơ: Làm anh; Thương ông; Cái bát xinh xinh, vì con
- Truyện: Ba cô gái, hai anh em....
Kể chuyện sáng tạo.
- Làm quen, tập tô chữ cái: e, ê
- Ôn chữ cái e, ê, a, ă, â,
- Đọc đồng dao, ca dao về tình cảm gia đình
 - Đọc, nói các từ, câu về chủ đề
GIA Đ ÌNH
 PT THẨM MĨ
 PT THỂ CHẤT
 PT NGÔN NGỮ
 PT NHẬN THỨC
 PT TÌNH CẢM
 XÃ HỘI 
*Tạo hình: 
- Vẽ chân dung người thân trong gia đình, Vẽ ngôi nhà, Vẽ theo ý thích
- Cắt dán ngôi nhà
- Xếp và dán hình bàn ghế
- Nặn đồ dùng trong gia đình
*Âm nhạc:- Dạy hát, vận động: “Cả nhà thương nhau”, “Nhà của tôi”, “Gia đình”,”Tổ ấm gia đình”. 
- Nghe hát: “Bàn tay mẹ”“Ru em”, 
- Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
* Chơi đóng vai: “Gia đình, nấu ăn, bán hàng, bác sĩ, cô giáo.
* Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Thực hành chăm sóc người thân bạn bè, biết quan tâm chia sẻ
- Thực hành công việc tự phục vụ, vệ sinh trực nhật, lao động
- Thực hiện một số nề nếp quy định trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
*Dinh dưỡng sức khoẻ: - Trò chuyện, giới thiệu các món ăn trong gia đình
- Thực hành giữ gìn vệ sinh cơ thể: Cách rửa tay, rửa mặt, đánh răng, chả đầu.....
* Vận động:
- Bật xa 45-50cm, ném xa bằng 1 tay. Trèo lên xuống thang. Đi lối gót bàn chân tiến lùi. Đi dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục. Đập và bắt bóng.
- TC: Chuyền bóng, có bao nhiêu đồ vật.
CHỦ ĐỀ NHÁNH :
GIA ĐÌNH TÔI 
 Thời gian thực hiện: 1tuần. (Từ08~13/10/2012)
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình. hiểu được các mối quan hệ trong gia đình
- Biết những công việc và cuốc sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình
- Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình
- Biết công lao, kính trọng và lễ phép với bố mẹ ông bà
- Biết cách chào hỏi xưng hô với truyền thống gia đình Việt nam
II/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
*Khám phá xã hội:
- Thảo luận tìm hiểu về gia đình bé ( họ tên, các thành viên trong gia đình, cuộc sống các hoạt động trong gia đình. Công việc,nghề nghiệp của bố mẹ)
*Làm quen với toán:
- Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6
- Ôn nhận biết nhóm có số lượng 3, 4, 5....
.
--Dạy bài thơ “Làm anh” - Đọc thơ: “Lời chào, Mẹ và cô”
- Truyện: “Chú vịt tốt 
- Làm quen với chữ cái e,ê 
- Trò chơi “tìm chữ cái trong từ” 
- Đọc, nói các từ, câu về chủ đề
- Đọc đồng dao, ca dao về tình cảm gia đình.
GIA ĐÌNH TÔI
 PT TÌNH CẢM
 XÃ HỘI 
 PT THỂ CHẤT
 PT NGÔN NGỮ
 PT NHẬN THỨC
 PT THẨM MĨ
*Tạo hình:- Vẽ chân dung người thân trong gia đình.
- Vẽ ngôi nhà của bé.
- Cắt dán tranh làm ảnh tặng người thân trong gia đình.
*Âm nhạc:
- Hát :Dạy vận động:Cả nhà thương nhau.
 - Nghe hát Bàn tay mẹ
* Chơi đóng vai: “Gia đình, nấu ăn, bán hàng
* Góc xây dựng: Nhà của bé.
* Thực hành một số công việc giúp bố mẹ và người thân trong gia đình.
- Làm quà tặng bố mẹ và người thân.
*Dinh dưỡng sức khoẻ:- Giới thiệu các món ăn trong gia đình, các thực phẩm cần cho gia đình, và lợi ích của chúng.
* Vận động:
- Bật xa 45 - 50 cm, ném xa bằng 1 tay
III/ KẾ HOẠCH TUẦN
THỂ DỤC SÁNG
1/ NỘI DUNG:
- Tập với bài: “ Thật đáng yêu”
- Hô hấp: Hít vào thở ra
- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao, ra trước.
- Bụng: Hai tay đưa lên cao nghiêng người.
- Chân: Ngồi khuỵu gối.
- Bật: Bật tách chụm
2/ YÊU CẦU:
a. Kiến thức:
- Trẻ tập đúng động tác theo nhịp 
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
b. Kỹ năng:
- Rèn, phát triển các cơ và hô hấp cho trẻ.
- Rèn thói quen tập thể dục sáng và tăng cường thể lực cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Yêu thích tập luyện thể dục sáng.
3/ CHUẨN BỊ: Sân tập rộng, sạch, mát
4/ HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Khởi động: 
- Cho trẻ xoay các khớp cổ tay cổ chân nhẹ nhàng theo nền nhạc
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Cho trẻ tập các động tác theo cô cùng với lời bài hát 
- Tập 3 - 4 lần các động tác
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng .
- Trẻ xoay các khớp cổ tay chân 
- Trẻ tập theo cô 
- Trẻ tập các động tác điều hòa nhẹ nhàng cùng cô
------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC 
1/ Nội dung:
* Góc phân vai: Gia đình , nấu ăn, bán hàng
* Góc xây dựng: “Xây nhà của bé”.
* Góc học tập: Ôn chữ số từ 1 đến 5. Xem tranh truyện về chủ đề, kể chuyện theo tranh về chủ đề gia đình, chơi đô mi lô
+ Tìm, gạch chân, xếp chữ cái a, ă, â.
+ Hoàn thành vở Toán và Tập tô.
* Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán tranh về gia đình, làm đồ chơi về các đồ dùng gia đình. Làm anbum ảnh về gia đình
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ về gia đình
+ Hát, biểu diễn các bài hát, bài thơ có nội dung theo chủ đề.
2/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện một số hành động của vai chơi.
- Trẻ biết tái tạo lại một số công việc, trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, thông qua các vai chơi: bố, mẹ, người bán hàng, mua hàng trong trò chơi ở các góc.
- Trẻ xây được ngôi nhà của bé có vườn cây, ao cá, tường bao, cây xanh
- Trẻ biết được các thành viên trong gia đình
- Trẻ nhận biết các chữc cái a, ă, â trong các từ của chủ đề: 
- Trẻ hoàn thành được các bài trong vở Toán và Tập tô.
- Trẻ vẽ, nặn, cắt, dán được các thành viên trong gia đình
- Trẻ hát, múa, biểu diễn được 1 số bài về chủ đề.
b. Kỹ năng:
- Rèn và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng chơi, để tạo ra sản phẩm phù hợp với nội dung chơi ở các góc.
c. Giáo dục: 
- Trẻ chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè.
- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi nhẹ nhàng.
3/Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Đồ nấu ăn, đồ bán hàng các loại thực phẩm, đồ chơi.
- Góc xây dựng: Nút khối, cây hoa, cỏ nhiều loại cây khác nhau 
- Góc học tập: Tranh ảnh về gia đình, sách đóng, kéo hồ dán, tranh chưa hoàn thiện, đồ chơi đôminô chữ cái và số
- Góc nghệ thuật: giấy màu các loại, đất nặn, bút màu, giấy vẽ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu bà”
- Chúng mình vừa hát bài hát nói về ai?
- Trong gia đình ngoài bà ra còn có những ai khác?
* Khái quát, giáo dục
* Hoạt động 2:Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô nêu chủ đề chơi, nhận góc chơi theo số lượng quy định.
- Bạn nào chơi góc phân vai? các con chơi gì? Ai là bố? Ai là mẹ?... Gia đình con hôm nay định làm gì? Đi mua những thực phẩm đó ở đâu? Ai là chủ cửa hàng? Thái độ của chủ cửa hàng ra sao? Người mua hàng mua xong phải làm gì? Bạn nào đóng vai người nấu ăn?
+ Muốn có thực phẩm để nấu ăn phải làm gì?
- Bé nào muốn làm chú công nhân xây dựng thì về góc xây dựng?các bé chơi gì? xây công viên xanh có những gì? Xây như thế nào? Ai là người chỉ huy công trình? Người chỉ huy công trình phân công công việc như thế nào?...
- Còn bé nào muốn chơi ở góc nghệ thuật? Các bé chơi gì? - Bé nào thích chơi ở góc học tập các con chơi gì?
à Cho trẻ về góc chơi cô nhắc nhở trẻ chơi ngoan đoàn kết, nói nhỏ đủ nghe.
- Cho trẻ về các góc, chuẩn bị đồ chơi để tiến hành chơi.
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Tất cả cá góc cùng tiến hành chơi.
 Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi tạo tình huống chơi và xử lý các tình huống xảy ra.
- Ví dụ: Tình huống 1: Trẻ ở góc phân vai chỉ nấu mỗi món luộc. Cô đến gợi ý: Bác ơi! Tôi thấy cháu nhà bác độ này gầy yếu, đó là do cháu nhà bác bị thiếu chất đấy. Bác hãy ra chợ mua thịt bò về nấu súp bồi dưỡng cho cháu đi (Hay bác hãy mang cháu bé đến bác sĩ khám xem cháu bị làm sao?).
=> Tương tự cô cũng thăm dò ý tưởng của trẻ ở góc xây dựng.
+ Bác đang làm gì vậy?
+ Xây nhà như thế nào?
+ Trang trí quang cảnh ở xung quanh ra sao? Ở đâu?
- Tương tự các góc khác, cô cung cấp, gợi mở cho trẻ chơi.
- Đầu tuần: +Góc phân vai chơi cả 3 nhóm. 
 +Góc xây dựng: Xây mô hình các khu vực của nhà.
 +Góc học tập: Ôn chữ số từ 1 đến 5. Xem tranh truyện về chủ đề, kể chuyện theo tranh về chủ đề gia đình, chơi đô mi lô
 +Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt, dán các loại hoa quả
- Cuối tuần: +Góc phân vai: Chơi cả 3 nhóm
 +Góc xây dựng: Hoàn thiện khu vực của công viên.
 +Góc học tập: Tìm các chữa a, ă, â trong các từ về chủ đề. Hoàn thiện vở Toán và tập tô. Xem tranh các loại thực phẩm. Qúa trình lớn lên của bé.
 +Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán tranh về gia đình, làm đồ chơi về các đồ dùng gia đình. Làm anbum ảnh về gia đình
* Hoạt động 4: Nhận xét:
- Cô đến từng nhóm cùng trẻ nhận xét buổi chơi qua quá trình chơi, sản phẩm của trẻ, sự sáng tạo.
- Hát: “Hết giờ rồi” để trẻ cất đồ chơi
H Đ CỦA TR Ẻ
- - Cả lớp hát
- - 2-3trẻ trả lời
-- 2 trẻ nêu
-- Trẻ đứng theo h àng của từng góc c hơi
-- Trẻ nêu được kĩ năng chơi
-- Trẻ về các góc
-- Trẻ tự chơi
-- Trẻ trả lời
- 1 số trẻ nhận xét
Các trò chơi trong tuần
- Trò chơi mới: “Gia đình của bé” “Gia đình gấu”
- Ôn trò chơi:“Bịt mắt bắt dꔓChuyền bóng ” “nu na nu nống” “Tung bóng”,Chi chi chành chành
IV/ THỜI GIAN BIỂU
H Đ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Hoạt
động
học
có
chủ
định
PTTC
VĐCB: Bật xa 45- 50cm, ném xa bằng 1 tay
.
PTNT
 Đề tài:
 Tìm hiểu về gia đình nhà bé
PTNN
Thơ
Làm anh
PTNT
Đề tài: Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6 
PTNN
Đề tài: Làm quen chữ cái: e, ê
PTTM
- Dạy vận động: Cả nhà thương nhau.
- Nghe hát: Bàn tay mẹ 
Hoạt
động
ngoài
trời
- Trò chuyện về gia đình - Hướng dẫn trò chơi mới: “Gia đình của bé”
+ Ôn trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do:
+Vẽ phấn, tung bóng, xếp hình, đánh cầu. 
- Quan sát thời tiết
- Ôn trò chơi:
 “Tung bóng ” “nu na nu nống”
- Chơi tự do:
+ Vẽ phấn, tung bóng, đánh cầu, xếp hình bằng sỏi
- Trò chuyện về công việc của người thân trong gia đình
- Trò chơi mới: “Gia đình gấu”
 Ôn chơi: Rồng rắn
- Chơi tự do:
+ Vẽ trên sân
+ Nặn chữ
- Trò chuyện về những nét sinh hoạt của gia đình bé
- Ôn chơi : Lộn cầu vồng, nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời 
Trò chuyện về gia đình đông con, gia đình ít con
- Ôn chơi: Về đúng nhà, bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do: Xếp hình, xâu hoa lá, thổi bóng xà phòng
- Quan sát ngôi nhà xung quanh lớp học
- Ôn trò chơi: “về đúng nhà”,”rồng rắn”
- Chơi tự do: chơi xếp hình, tung bóng, cắp cua, thả vật chìm nổi
oạt
động
chiều 
- Đọc thơ “ vì con”
- Chơi: Chuyền bóng”
Nêu gương cuối ngày
- Hát bài “bố là tất cả”
- Trò chơi “Chuyền bóng qua đầu” 
- Nêu gương cuối ngày 
Vẽ người thân trong gia đình( đề tài)
- Nêu gương cuối ngày 
- Chơi “về đúng nhà của mình”
- Đọc đồng dao: “ Công cha nghĩa mẹ”
- Nêu gương cuối ngày 
- Tập múa hát: Cháu yêu bà
- Chơi ở góc học tập, góc nghệ thuật
-Vệ sinh trả trẻ.
- Nêu gương cuối ngày.
- Cho trẻ lau dọn đồ dùng đồ chơi
 Nhận xét, đánh giá
- Thưởng phiếu bé ngoan
- liên hoan văn nghệ
V/ KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 08-10-2012.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
1/ Nội dung:
- Vận động cơ bản: “Bật xa 45-50cm, ném xa bằng 1 tay”
- Bài tập phát triển chung:
- Hô hấp: Gà gáy
- Tay: Hai tay đưa trước lên cao
- Chân: Ngồi khuỵu gối tay cao ra trước.
- Thân: Cúi gập người tay chạm ngón chân
- Bật: tiến trước
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết bật qua vạch, chân không chạm vào vạch và giữ được thăng bằng. Biết ném túi cát ra xa.
b. Kỹ năng- Phát triển tố chất mạnh, sự khéo léo ở trẻ
- Trẻ biết phối hợp tay mắt nhịp nhàng
c. Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Yêu thích tập luyện môn thể dục..
3/ Chuẩn bị 
- Sân tập sạch sẽ, phấn vẽ, túi cát.- Sân tập
- Vạch kẻ 45- 50 cm, 5 túi cát
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ nêu tên chủ đề, nêu những thành viên trong gia đình trẻ
* Hoạt động 2:Khởi động:
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi mũi chân =>đi thường =>đi bằng gót chân => đi thường => đi nghiêng bàn chân =>đi nhanh dần=> chậm dần=> chạy nhanh dần, chậm dần(=>đi thường và trở về 2 hàng dọc, điểm số 1-2 =>.chuyểnhàng.
 * Hoạt động 3:Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp, (nhấn mạnh động tác tay chân thêm 1-2 lần x 8nhịp.
b. Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Làm mẫu 2lần:
*L1: không phân tích.
*L2: phân tích: Cô đi từ đầu hàng ra vạch chuẩn, chuẩn bị 2 tay buông xuôi, khi có hiệu lệnh tạo đà đưa ra phía trước 2 tay lăng nhẹ xuống dưới ra sau đồng thời gối hơi khuỵu người hơi nhún về phía trước, nhún 2 chân bật qua vạch đối diện tay hất đưa ra trước, khi chạm đất gối hơi khuỵu. Xong cô nhặt túi cát đứng chân trước chân sau và ném mạnh túi cát ra xa. 
 Gọi 1 trẻ lên tập thử.
- Trẻ thực hiện: Lần lượt cho trẻ lên tập.
*L1: 2 trẻ tập 
*L2: 4-6 trẻ tập
- Củng cố:hỏi lại trẻ tên bài tập
 Cho một trẻ tập tốt lên tập lại 1lần.
* Hoạt động 4:Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
HĐ CỦA TR Ẻ
- 2-3 trẻ nêu
- Trẻ khởi động theo tín hiệu.
 - Trẻ tậpcác động tác
- Trẻ quan sát cô
- 1 trẻ tập thử
- Trẻ tập
-------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/ Nội dung:
- Trò chuyện về các thành viên gia đình bé
- Trò chơi
+ Hướng dẫn trò chơi mới: Về đúng nhà
+ Ôn chơi: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do:Xâu hoa lá, xếp hình, vẽ phấn
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết những người sống trong một mái nhà là những người trong một gia đình
- Nắm được luật chơi và cách chơi trò chơi vận động. 
b. Kỹ năng 
- Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định tư duy, ghi nhớ, ngôn ngữ cho trẻ.
c. Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ yêu quý và nghe lời những người thân trong gia đình
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
3/ Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh về một số gia đình
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi
- Địa điểm quan sát, đồ chơi cho trẻ chơi các trò chơi.
- Phấn vẽ, lá cây
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
*Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Đọc thơ: Cháu yêu bà
- Bài thơ nói về ai?
- Kể các thành viên trong gia đình cháu?
* Hoạt động 2: Trò chuyện về gia đình
- Gia đình con có những ai? 
- Cô treo tranh về gia đình ( 1 con, 2 con, ).
- Gia đình bạn có bao nhiêu người? Gồm những ai?
Cô khái quát: Những người sống chung trong một ngôi nhà là những người thân trong một gia đình. Có gia đình có 1 con, 2 con thuộc gia đình ít con
Giáo dục trẻ yêu quý và nghe lời những người thân trong gia đình
* Hoạt động 3:Tổ chức trò chơi:
- Trò chơi mới: : Về đúng nhà
- Luật chơi: Về nhà có số lượng người( trên tranh ngôi nhà) tương ứng với chữ số ở thẻ số của bé
- Cách chơi: Cô phát cho trẻ thẻ số 3,4,5 vừa đi vừa hát bài “ Cả nhà thương nhau” đến cuối câu các con về nhà có số thành viên tương ứng với chữ số ở thẻ số của trẻ cầm trên tay.
-Cho trẻ chơi 3-4 lượt. 
+ Chơi: Dung dăng dung dẻ
- Trẻ chơi cô quan sát trẻ
* Hoạt động 4: Chơi tự do:
- Cô tổ chức thành nhóm chơi cho trẻ chơi
- Trẻ chơi cô quan sát trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Trẻ đọc
- 2 trẻ trả lời
- 2 trẻ trả lời
- 3 - 5 trẻ nêu
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi 
- Cả lớp chơi
- Trẻ chơi theo nhóm
-
------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
- Đọc thơ “ vì con”
- Chơi: Chuyền bóng”
- Vệ sinh trả trẻ.
2/ Yêu c ầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ thích đọc bài thơ, đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.
- Nắm được cách chơi 

File đính kèm:

  • docT1 gia đình tôi.doc
Giáo Án Liên Quan