Bài giảng lớp Lá - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi

I/ YÊU CẦU

1/ Kiến thức

- Phân biệt được cơ thể gồm có các bộ phận và các giác quan khác nhau, cơ thể không thể thiếu được bộ phận nào. Phân biệt được chức năng, hoạt động chính của các bộ phận cơ thể và các giác quan.

- Biết phân biệt và biết sử dụng 5 giác quan để phân biệt đồ vật (hình dạng, kớch thước, số lượng màu sắc, vị trí không gian ), sự vật hiện tượng xung quanh

 

doc26 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 6298 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH :
CƠ THỂ TÔI 
Thời gian thực hiện: 1tuần. (Từ 17->22/09/2012)
I/ YÊU CẦU
1/ Kiến thức
- Phân biệt được cơ thể gồm có các bộ phận và các giác quan khác nhau, cơ thể không thể thiếu được bộ phận nào. Phân biệt được chức năng, hoạt động chính của các bộ phận cơ thể và các giác quan.
- Biết phân biệt và biết sử dụng 5 giác quan để phân biệt đồ vật (hình dạng, kớch thước, số lượng màu sắc, vị trí không gian ), sự vật hiện tượng xung quanh
2 /Kỹ năng:
- Có kỹ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể và các giác quan.
- Rèn và phát triển một số kĩ năng tự phục vụ bản thân , khả năng quan sát khám phá tìm hiểu của trẻ 
3/ Giáo dục:
- Biết yêu quí và tự hào về cơ thể mình.
- Biết giữ gìn ,vệ sinh cơ thể
II/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
* Khám phá khoa học:
- Tìm hiểu về 5 giác quan.
- Tìm hiểu các bộ phận cơ thể.
-Trò chuyện trải nghiệm, phân biệt các bộ phận và các giác quan.
* Làm quen với toán:
- Xác định vị trí đồ vật (so với bạn khác)
- Ôn: Đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5
.	
* Đọc thơ: “Cái mũi- Cô dạy- Em vẽ” 
* Truyện: “Câu chuyện của tay phải, tay trái- đôi tai xấu xí”
* Trò chơi “tìm chữ cái trong từ chỉ tên một số bộ phận của cơ thể” 
- Đọc, nói các từ, câu về chủ đề
- Ôn chữ cái a ă â
PT NHẬN THỨC
PT NGÔN NGỮ
CƠ THỂ TÔI
*
PT THẨM MĨ
* Tạo hình
-Vẽ cơ thể bé
- Cắt, dán hình em bé.
- Nặn hình bé trai, bé gái.
- Xếp hình em bé tập thể dục
* Âm nhạc:
- Hát : “Tay thơm tay ngoan- Hãy xoay nào- Cái mũi- Xoè bàn tay nắm ngón tay”
- Nghe hát: Năm ngón tay ngoan”
PT TÌNH CẢM
 XÃ HỘI 
* Chơi đóng vai: “Gia đình, phòng khám bệnh, cửa hàng quần áo, cửa hàng đồ chơi trẻ em ...”
* Góc xây dựng: Xây công viên trẻ thơ.
- Trò chuyện đàm thoạivà phân biệt các biểu hiện cảm xúc khác nhau qua tranh, lời nói, cử chỉ...
PT THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Luyện tập kỹ năng chăm sóc cơ thể: Đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng.
* Vận động: Đi trên dây (dây đặt trên sàn)
- Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
III/ KẾ HOẠCH TUẦN
THỂ DỤC SÁNG
1/ Nội dung
* ĐT Hô hấp: Hít vào thở ra.
* ĐT Tay: Từng tay đưa lên cao, đưa hai tay sang ngang.
* ĐT Chân: Đưa từng chân sang ngang kết hợp khuỵu gối, hai tay dang ngang.
* ĐT Bụng: Cúi người tay chạm ngón chân.
* Bật: Hai tay chống hông bật tiến về phía trước. 
2/ Yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ tập đúng động tác theo nhịp trống
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
b. Kỹ năng:
- Rèn, phát triển các cơ và hô hấp cho trẻ.
- Rèn thói quen tập thể dục sáng và tăng cường thể lực cho trẻ.
c. Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Yêu thích tập luyện thể dục sáng.
3/ Chuẩn bị
- Sân tập rộng, sạch, mát
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Khởi động:
 Cho trẻ xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối2-3 lần từng động tác
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Cô cho trẻ tập các động tác
. Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng .
H Đ CỦA TR Ẻ
-Trẻ tập cùng cô.
-Trẻ tập các động tác
- Trẻ đi nhẹ nhàng
----------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC 
1/ Nội dung:
- Góc phân vai:
+ Gia đình, nấu ăn, phòng khám, cửa hàng quần áo, đồ chơi trẻ em.
- Góc xây dựng:
+ Xây dựng công viên trẻ thơ 
 - Góc nghệ thuật:
+ Vẽ , nặn, cắt dán các bộ phận cơ thể, trang phục đồ dùng cho bé, bé tập thể dục.
+ Biểu diễn các bài hát có nội dung về chủ đề
- Góc học tập:
+ Xem tranh ảnh về các bộ phận cơ thể, trang phục, đồ dùng cho bé.
- Viết số tương ứng với bộ phận cơ thể.
- Tìm, gạch chân chữ cái a, ă, â trong từ.
2/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện một số hành động của vai chơi.
- Trẻ biết tái tạo lại một số công việc, trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, thông qua các vai chơi: bố, mẹ, bác sĩ, bệnh nhân, người bán hàng, mua hàng trong trò chơi ở các góc.Biết tái tạo quanh cảnh khu vui chơi, giải trí
- Trẻ xây được công viên trẻ thơ có cây cối,cây xanh, khu vui chơi cho trẻ thơ
- Trẻ biết được các bộ phận của cơ thể.
- Trẻ nhận biết các chữc cái a, ă, â trong các từ của chủ đề: “cơ thể tôi”
- Trẻ hoàn thành được các bài trong vở Toán và Tập tô.
- Trẻ vẽ, nặn, cắt, dán được các loại trang phục bạn trai, bạn gái.
- Trẻ hát, múa, biểu diễn được 1 số bài về chủ đề : “Cơ thể tôi”
b. Kỹ năng:
- Rèn và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng chơi, để tạo ra sản phẩm phù hợp với nội dung chơi ở các góc.
c. Giáo dục: 
- Trẻ chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè.
- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi nhẹ nhàng.
3/ Chuẩn bị:
- Bộ đồ nấu ăn, bộ đồ chơi bác sĩ, giường, búp bê. Một số nguyên liệu thay thế và các loại rau củ quả bằng đồ chơi.
- Bộ lắp ghép hàng rào, ghép nút to, cây xanh, cây hoa lô tô các loại thực phẩm.
- Một số quần áo, đồ chơi trẻ em, nút ghép,	
- Đất nặn, bảng con, bút mầu, giấy vẽ, tranh ảnh, hồ dán, kéo
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát “nào chúng ta cùng tập thể dục’’:
- Bài hát nói về điều gì?
- Hãy kể các bộ phận trên cơ thể?
* Hoạt động 2:Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô nêu chủ đề chơi 
- Hỏi trẻ: Có bao nhiêu góc chơi? Là những góc chơi nào? 
- Cho trẻ tự nhận góc chơi, mỗi góc trẻđứng 1 hàng theo số trẻ quy định ở mỗi góc.
- Cô đưa nội dung chơi cho từng góc? Hỏi trẻ chơi như thế nào? 
- Cho trẻ về các góc, chuẩn bị đồ chơi để tiến hành chơi.
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Tất cả cá góc cùng tiến hành chơi.
- Cô theo dõi trẻ chơi và gợi ý trẻ, xử lý tình huống (nếu có).
- Ví dụ:
+ Bác đang làm gì vậy?
+ Xây khu vui chơi cho các cháu cần có gì?
- Bác xếp và ghép đồ chơi như thế nào?
+ Trang trí quang cảnh ra sao?
+ Cổng ra vào ở đâu?
- Tương tự các góc khác, cô cung cấp, gợi mở cho trẻ chơi.
- Đầu tuần: +Góc phân vai chơi cả 3 nhóm. 
 +Góc xây dựng: Xếp lắp ghép thành mô hình các khu vực chơi của trẻ..
 +Góc học tập: Xem tranh vẽ các bộ phận của cơ thể.
 +Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt, dán trang phục bé trai, bé gái, các bộ phận của cơ thể
- Cuối tuần: +Góc phân vai: Chơi cả 3 nhóm
 +Góc xây dựng: Hoàn thiện khu vực vui chơi.
 +Góc học tập: Tìm các chữa a, ă, â trong các từ về chủ đề. Hoàn thiện vở Toán và tập tô.
 +Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn chủ đề bản thân. Hát, múa về chủ đề. 
* Hoạt động 4: Nhận xét:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét, góp ý, để lần sau trẻ làm tốt hơn.
- Cùng trẻ cất dọn đồ dùng.
H Đ CỦA TR Ẻ
- Cả lớp hát
- 2-3 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ kể
- 2 trẻ nêu
trẻ đứng theo hàng của từng góc chơi
- Trẻ nêu được kĩ năng chơi
 Trẻ về các góc
- Trẻ tự chơi
- Trẻ trả lời
- 1 số trẻ nhận xét
Các trò chơi trong tuần
+ Trò chơi mới: “ Phân biệt phía phải phía trái của bạn khác” 
+ Ôn trò chơi: 
Đoán tên bạn hát
Nhảy tiếp sức
Rồng rắn lên mây
Thi ai nói nhanh
Bịt mắt bắt dê
Truyền tin
Tung bóng
Nói đúng họ tên
Đoán xem ai vào
Rồng rắn
IV/ THỜI GIAN BIỂU
H Đ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Hoạt
động
học
có
chủ
định
PTTC
VĐCB:
- Đi trên dây (dây đặt trên sàn)
- Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
PTNT
Tìm hiểu về 5 giác quan 
PTNN
- Dạy trẻ đọc thơ: Tay ngoan
- Tích hợp: Múa “đôi bàn tay xinh”
PTNT
Đề tài: 
-Dạy trẻ xác định vị trí đồ vật so với bạn khác 
PTNN
Đề tài: 
- Ôn chữ cái: a, ă, â
PTTM
- Dạy trẻ vận động bài “Tay thơm tay ngoan”
- Nghe hát bài “Năm ngón tay ngoan” 
Hoạt
động
ngoài
trời
- Quan sát đôi bàn tay
- Tổ chức trò chơi :
+ Trò chơi mới: “ Phân biệt phía phải phía trái của bạn khác” 
+ Ôn trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do: vẽ phấn, chơi với cát nước,lá cây.
- Quan sát thời tiết
- Ôn trò chơi:“ Đoán tên bạn hát”
 “Rồng rắn lên mây”
- Chơi tự do:
- Chơi tự do: vẽ phấn trên sân, xếp hình bằng sỏi, bóng, đánh cầu
 - Quan sát: “ Tay bé’’
- Tổ chức trò chơi :
+ Trò chơi “Thi ai nói nhanh”
+ Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do:
+ Tung bóng, vẽ, cắp cua, chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát “ Đôi chân” của trẻ 
- Tổ chức trò chơi .
+ Trò chơi “ Thi xem tổ nào nhanh”, “Chi chi chành chành”.
- Chơi tự do:
+ Chơi chong chóng
+ Chơi với đồ chơi ngoài trời 
.- Quan sát “miệng xinh của bé”
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi: “Tung bóng”
+ Trò chơi: “Truyền tin”
- Chơi tự do: Thổi bóng bay xà phòng, chơi đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát đôi mắt
- Ôn trò chơi: “Đoán xem ai vào”,”rồng rắn”
- Chơi tự do: chơi xếp hình, tung bóng, cắp cua, thả vật chìm nổi. 
Hoạt
động
chiều 
 - Xem tranh vẽ về một số giác quan. 
- Đọc bài thơ “ tay ngoan ”, 
 Nêu gương cuối ngày
- Hát bài “tay thơm tay ngoan”
- Trò chơi “Đoán xem ai vào”
- Nêu gương cuối ngày 
- Vẽ trang trí chiếc khăn hình vuông(mẫu).
- Nêu gương cuối ngày 
- Nghe kể chuyện “Đôi tai xấu xí”.
- Ôn xác định tay phải - tay trái, phía phải- phía trái của bản thân 
- Nêu gương cuối ngày 
 - Đọc thơ: “Những con mắt”
- Chơi: “Thi nói nhanh
- Nêu gương cuối ngày.
- Lao động
- Nhận xét, đánh giá
- Thưởng phiếu bé ngoan
- liên hoan văn nghệ
V/ KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 17-9-2012.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
1/ Nội dung:
- Vận động cơ bản: Đi trên dây (dây đặt trên sàn)
- Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
- Bài tập phát triển chung:
*ĐT Hô hấp: Hít - thở.
*ĐT Tay: Hai tay ra trước lên cao.
* ĐT bụng: Cúi người tay chạm ngón chân.
* ĐT Chân: Ngồi khuỵu gối.
* Bật : Hai tay chống hông, bật tiến.
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ đi phối hợp chân tay nhịp nhàng, đi đúng hướngđúng trên dây.
- Trẻ chơi vui vẻ đúng luật.
b. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng đi khéo léo.
- Thông qua bài tập phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo cho trẻ.
c. Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Yêu thích tập luyện môn thể dục..
3/ Chuẩn bị 
- 2 dây đặt song song trên sàn
- Sân tập sạch sẽ.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
 - Cho trẻ hát và làm động tác “dấu chân”
- Cho trẻ kể một số bộ phận của cơ thể .
- Để có cơ thể khỏe mạnh các con phải làm gì?.
* Hoạt động 2:Khởi động:
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi mũi chân =>đi thường =>đi bằng gót chân => đi thường => đi nghiêng bàn chân =>đi nhanh dần=> chậm dần=> chạy nhanh dần, chậm dần(=>đi thường và trở về 2 hàng dọc, điểm số 1-2 =>.chuyểnhàng.
* Hoạt động 3:Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp, (nhấn mạnh động tác tay chân thêm 1-2 lần x 8nhịp.
b.Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện cách nhau 3-4m.
- Cô giới thiệu bài tập.
- Cô làm mẫu 2 lần:
+ lần 1: Cô làm mẫu chậm rõ ràng.
+ Lần 2: Phân tích động tác. “Cô đi từ đầu hàng ra vạch xuất phát “chuẩn bị”. Khi có hiệu lệnh cô từ từ đi nhẹ nhàng trên trên dây , khi đi 2 tay đưa nhịp nhàng kết hợp với chân đi trên dây không chệch ra ngoài, mắt nhìn thẳng, đầu ngay ngắn  Cứ như vậy cô đi tới đích thì quay lại trở về đứng cuối hàng.
- Cho một trẻ lên làm thử . Nếu trẻ làm được cho trẻ thực hiện luôn, nếu trẻ chưa làm được cô nói lại yêu cầu bài tập hoặc làm mẫu 1lần nữa.
- Trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Lần lượt 2 trẻ lên tập.
+ Lần 2: Từng nhóm 4 trẻ tập.
+ Lần 3: Thi đua theo tổ (chú ý sửa sai cho trẻ).
- Củng cố: 
+ Hỏi lại trẻ tên bài tập
+ Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại 1 lần
 Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
- Cô nêu tên trò chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hoạt động 4:Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
HĐ CỦA TR Ẻ
- Trẻ hát
- 2-3 trẻ nêu
- Trẻ khởi động theo tín hiệu.
 - Trẻ tậpcác động tác
- Trẻ quan sát cô
- 1 trẻ tập thử
- Trẻ tập
- Trẻ nêu tên bài tập
- Trẻ chơi
-----------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/ Nội dung: 
- Quan sát đôi bàn tay
- Tổ chức trò chơi :
+ Trò chơi mới: “ Phân biệt phía phải phía trái của bạn khác” 
+ Ôn trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do: vẽ phấn, chơi với cát nước,lá cây.
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, chức năng của đôi bàn tay .
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi, chơi vui vẻ.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, tư duy, ngôn ngữ và ghi nhớ cho trẻ.
- Biết định hướng trong không gian.
 c. Giáo dục: 
 - Trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay của mình luôn sạch sẽ.
 - Chơi đoàn kết 
3/ Chuẩn bị: 
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi: “Khăn bịt mắt, sỏi, phấn ”
- Địa điểm quan sát, đồ chơi cho trẻ chơi các trò chơi.
- Phấn vẽ, lá cây
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1:Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát và vận động“đôi bàn tay xinh”
- Bài hát nói lên điều gì? ?
- Tay dùng để làm gì?
=>Trong bài hát đôi bàn tay xinh làm được nhiều việc tốt
* Hoạt động 2: Quan sát: “đôi bàn tay” 
- Các con xòe bàn tay xinh của mình ra nào?
- Con có nhận xét gì về đôi bàn tay của mình? (Bàn tay con thế nào? Có những bộ phận gì? Có mấy ngón tay? Mỗi ngón tay có mấy đốt? Các ngón tay có cao bằng nhau không? Ngón tay nào cao nhất?...)
- Tay dùng để làm gì?
- Để đôi bàn tay luôn sạch sẽ con phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh, chăm luyện tập để đôi bàn tay khéo léo.
* Hoạt động 3:Tổ chức trò chơi:
- Trò chơi mới: Phân biệt phía phải – phía trái của bạn khác.
+ Cách chơi: Cho cả lớp ngòi hình chữ u. Cô giơ tay nào trẻ nói phía đó.
Ví dụ: Cô giơ tay phải lên và trẻ nói “đây là phía phải của cô”.
Sau đó cho trẻ nói phía của bạn khác.
+ Luật chơi: Phải đoán đúng các phía của bạn khác.
- Ôn trò chơi: Gợi ý trẻ nhớ lại luật chơi, cách chơi, chơi 2-3 lần.
*Hoạt động 4:Chơi tự do:
- Gợi ý trẻ về các nhóm chơi 
- Cô theo dõi đảm bảo an toàn cho trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Trẻ hát
- 2 trẻ trả lời
- 3-5 trẻ nhận xét
- 2 trẻ trả lời
- 3 trẻ nêu
- Trẻ chú ý cô
- Cả lớp chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi theo nhóm
------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
 - Xem tranh vẽ về một số giác quan. 
- Đọc bài thơ “ tay ngoan ”, 
- Vệ sinh trả trẻ.
2/ Yêu c ầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ gọi đúng tên,chức năng của từng bộ phận.
- Trẻ thích đọc bài thơ, đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.
.
b. Kỹ năng
- Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định, ngôn ngữ cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. 
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ .
3/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề.
- Hát vận động “giấu tay”
- Bài bát nói về cái gì?
- Kể các bộ phận của cơ thể?
* Hoạt động 2: Làm quen bài thơ “tay ngoan”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần kết hợp tranh minh họa.
- Cho cả lớpđọc 2-3 lần
- Cho tổ, nhómđọc
- Cá nhân trẻ đọc
* Hoạt động 3: Quan sát tranh vẽ các giác quan 
- Cô treo tranh lên cho trẻ quan sát, nhận xét.
+Tranh vẽ gì?( Gọi tên từng giác quan).
- Chức năng của các giác quan là gì?
Vệ sinh trả trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Cả lớp hát.
- 2-3 trẻ nêu
- Cả lớp đọc
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp chơi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 18-9-2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
 (Lĩnh vực phát triển nhận thức)
1/ Nội dung
Tìm hiểu về 5 giác quan .
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, chức năng của 5 giác quan.
- Biết tên gọi khác của các giác quan . Thị giác, khứu giác ,Thính giác , xúc giác 
b. Kỹ năng
- Rèn, phát triển tư duy, ngôn ngữ và chú ý có chủ định cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ biết giữ gìn bảo vệ các giác quan của cơ thể 
- Yêu thích, và tự bảo vệ bản thân mình.
3/ Chuẩn bị:
- 2 vòng thể dục, tranh vẽ 4 giác quan cắt dời, 1 lọ dầu gió ,1 đĩa khế cắt nhỏ, xắc xô, giấy vẽ, bút màu. 
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ chơi: “ Giấu tay-giấu chân”. 
- Bài hát nói về bộ phận nào của cơ thể ?
- Cho trẻ kể tên một số bộ phận khác .
* Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại tìm hiểu về 5 giác quan.
Tìm hiểu về cái mắt .
- Câu đố: “Cái gì một cặp song sinh
 Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh.
 Đó là cái gì?
- Con có nhận xét gì về đôi mắt? (Mắt gồm những bộ phận nào? Mắt nằm ở đâu? Mắt để làm gì? Mắt có số lượng mấy ?...).
- Để biết đúng mắt để nhìn cô cho cả lớp bịt mắt lại và nhận xét: Khi bịt mắt con thấy thế nào? 
=> Nhấn mạnh: “Mắt để nhìn”.
- Cô viết từ “mắt để nhìn”
- Mắt còn để làm gì nữa? 
-Muốn cho mắt sáng con phải làm thế nào?
-> Mắt còn được gọi là thị giác
Tìm hiểu về cái mũi 
- Cô xịt dầu gió, cho trẻ nhận xét có gì lạ (có mùi thơm).
+ Nhờ bộ nào của cơ thể mà các con biết nước hoa có mùi thơm.
-.Cho trẻ quan sát cái mũi và nhận xét về cái mũi.(Mũi như thế nào? Nó có đặc điểm gì? Vị trí của mũi nằm ở đâu? Mũi để làm gì?...)
- Cho trẻ bịt mũi lại và nhận xét:
+ Khi bịt mũi con thấy thế nào?...
+ Khi bỏ tay ra không bịt mũi con thấy thế nào?.
+ Vậy mũi để làm gì?
+ Để mũi luôn sạch sẽ con phải làm gì?
+ Mũi còn gọi là “Khứu giác”
Cho cả lớp đọc
=> Cô giáo dục trẻ
Với đôi tai, lưỡi, da cô hướng dẫn tương tự..
+ Các con vừa tìm hiểu về gì?
+ Có mấy giác quan? 
+ Các giác quan có nhiệm vụ gì?
Để các giác quan luôn khỏe mạnh con phải làm gì?
* Hoạt động 3: Luyện tập:
- Chơi: “ Thi xem ai nói đúng”.
+ Cô nói tên các giác quan=> Trẻ chỉ vào các giác quan trên cơ thể trẻ và nói tên các giác quan đó.
+ Cô nói tên giác quan=> Trẻ nói tên, nhiệm vụ các giác quan và ngược lại.
- Chơi trò chơi: “Thi xem tổ nào nhanh”.
+ Cho trẻ đứng làm 3 tổ, khi có hiệu lệnh trẻ ở mỗi tổ bật qua 2 vòng lấy một mảnh tranh ghép thành các giác quan. Thi đua trong cùng một thời gian tổ nào ghép xong trước và chính xác là thắng cuộc.
Kết thúc hát “mắt, miệng, tai”
HĐ CỦA TRẺ
- Cả lớp chơi
- 2 trẻ nêu
- 2 trẻ trả lời
- Cả lớp lắng nghe
- Đôi mắt
- 4-5trẻ nêu (lòng trắng, con ngươi)
- 2 trẻ trả lời (không nhìn thấy).
- Trẻ đọc từ
- 2-3 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 3-4 trẻ nêu
- Không thở được
- Dễ chịu
- Để thở
-Giữ gìn vệ sinh
- Trẻ nêu
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ chơi 1 lần
-Cả lớp hát
-----------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/Nội dung:
- Quan sát thời tiết
- Ôn chơi: 
 “ Đoán tên bạn hát”
 “Rồng rắn lên mây”
- Chơi tự do: vẽ phấn trên sân, xếp hình bằng sỏi, bóng, đánh cầu
2/ Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:
- Biết thời tiết hôm nay thế nào
- Hiểu được luật chơi cách chơi
b. Kỹ năng:
- Trẻ chú quan sát diễn đạt ý hiểu của mình rõ ràng mạch lạc
- Thông qua bài học rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ 
c. Giáo dục:
- Trẻ trang phục phù hợp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
3/ Chuẩn bị
 - Sân tập sạch sẽ thoáng mát 
- Phấn, bóng,quả cầu, 6 cái bảng con 
4/ Hướng dẫn
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho trẻ hát bài: “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- Tập thể dục để làm gì?
- Để cơ thể khỏe mạnh con phải làm gì?
* Hoạt động 2: Quan sát thời tiết
- Thời tiết hôm nay thế nào? 
- Vì sao con biết có gió?
- Nhờ có gì con biết trời nắng? 
- Trời nắng giúp ích gì cho chúng ta?
- Khi thời tiết thay đổi con thấy thế nào?
à Cô chính xác lại cho trẻ hiểu
* Giáo dục: Trẻ trang phục gọn gàng sạch sẽ phù hợp với thời tiết.
* Hoạt động 3: +Trò chơi :
- Cô giới thiệu trò chơi
- Trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ
+ Chơi tự do:
- Cô tổ chức thành nhóm chơi cho trẻ chơi
- Trẻ chơi cô quan sát trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
-Trẻ hát
-3-4 trẻ kể
-Trẻ trả lời
-3-4 trẻ trả lời 
-4-5 trẻ trả lời
-2-3 trẻ trả lời
-2Trẻ nêu
-Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ nêu luật chơi cách chơi
-Trẻ chơi theo nhóm
-------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
- Hát bài “tay thơm tay ngoan”
- Trò chơi “Đoán xem ai vào”
2/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát , hát đúng tính chất của bài hát.
- Trẻ nắm được luật chơi và cách chơi.
b. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng ca hát cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
3/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
*Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề.
-- Cho trẻ nê

File đính kèm:

  • docT2 cơ thể tôi.doc