Bài giảng lớp Lá - Chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng

I/ YÊU CẦU:

1/ Kiến thức:

- Trẻ biết tên và một số đặc điểm của một số con vật sống trong rừng: cấu tạo, thức ăn, tiếng kêu, nơi sống, vận động, sinh sản, tính tình

- Biết quan sát, so sánh, phân nhóm các con vật theo dấu hiệu đặc trưng chung về cấu tạo, sinh sản, thức ăn, tính tình

- Biết mối quan hệ giữa cấu tạo của các con vật với môi trường sống, với vận động hoặc cách kiếm mồi của chúng.

- Biết quá trình phát triển của động vật sống trong rừng.

- Biết ích lợi và tác hại của động vật sống trong rừng

- Biết lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng.

- Biết tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7

 

doc25 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH :
MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG	
 Thời gian thực hiện: 1tuần. (Từ 31/12->05/01/2013)
I/ YÊU CẦU: 
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tên và một số đặc điểm của một số con vật sống trong rừng: cấu tạo, thức ăn, tiếng kêu, nơi sống, vận động, sinh sản, tính tình
- Biết quan sát, so sánh, phân nhóm các con vật theo dấu hiệu đặc trưng chung về cấu tạo, sinh sản, thức ăn, tính tình 
- Biết mối quan hệ giữa cấu tạo của các con vật với môi trường sống, với vận động hoặc cách kiếm mồi của chúng.
- Biết quá trình phát triển của động vật sống trong rừng.
- Biết ích lợi và tác hại của động vật sống trong rừng
- Biết lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng.
- Biết tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7
- Hiểu nội dung truyện “Chú Dê đen”
- Biết tô trùng khít và đúng quy trình chữ m,n,l.
- Hát và vận động minh họa được bài “Đố bạn”.
- Trẻ nặn được 1 số con vật sống trong rừng
- Biết thể hiện 1 số vai và tạo được sản phẩm trong chơi và hoạt động ở các góc.
2/ Kỹ năng:
- Rèn, phát triển óc quan sát và tính ham hiểu biết, khám phá, tìm tòi của trẻ.
- Rèn kỹ năng vận động lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng, kỹ năng phân nhóm, Tách, gộp, tô trùng khít lên nét chấm mờ vaf đúng quy trình chữ m, n, l, hát và vận động, kỹ năng nặn, kỹ năng giao tiếpcho trẻ trong mọi hoạt động. 
3/ Giáo dục:
- Trẻ biết bảo vệ các loài thú quý hiếm, chống phá rừng, săn bắn thú.
II/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
*Khám phá xã hội:
- Phân loại 1 số động vật sống trong rừng theo 2, 3 dấu hiệu.
- Quan sát, thảo luận về đặc điểm các con vật sống trong rừng
*Làm quen với toán:
- Tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7.
- Ôn nhận biết nhóm có số lượng đã học.
- Làm quen chữ cái Tập tô chữ: m, n, l.
- Thơ: Hổ trong vườn thú,
- Truyện: Chú Dê đen, Cáo, Thỏ và Gà trống, 
- Đồng dao, vè về loài vật. Đoán câu đố về các con vật sống trong rừng
- Nghe, đọc, nhận dạng, phát âm các chữ cái trong tên gọi của một số con vật sống trong rừng.
ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
 PT NGÔN NGỮ
 PT NHẬN THỨC
 PT THỂ CHẤT
 PT THẨM MĨ
 PT TÌNH CẢM
 XÃ HỘI 
* Tạo hình:
- Nặn thú rừng,
- Vẽ, xé dán 1 số động vật sống trong rừng.
* Âm nhạc:
- Dạy vân động bài“Đố bạn”
- Nghe hát: “Cò lả ”
- Trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm con vật”
* Chơi đóng vai: “Gia đình, Bác sỹ thú y, Cửa hàng bán thú bông.
* Góc xây dựng: Vườn bách thú.
* Biết thể hiện 1 số hành động của mình trong khi chơi.
- Tham quan, quan sát vườn thú. 
* Dinh dưỡng: Biết các món ăn được chế biến từ thịt động vật.
- Ích lợi của các món ăn đối với sức khỏe con người.
* Vận động:
- “Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng”, trò chơi “Ném bóng vào rổ”
III/ KẾ HOẠCH TUẦN
THỂ DỤC SÁNG
1/ NỘI DUNG: Tập với bài “gà mẹ gọi con”
- Động tác hô hấp: Gà gáy
- Động tay: Tay phải về trước, tay trái ra sau. Hai tay đưa lên cao.
- Động tác lườn: Cúi người về phía trước tay chạm ngón chân.
- Động tác chân: Bước chân sang phải, sang trái, khuỵu gối.
- Động tác bật: Bật chân sáo.
2/ YÊU CẦU:
a. Kiến thức:
- Trẻ tập đúng động tác theo nhịp 
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
b. Kỹ năng:
- Rèn, phát triển các cơ và hô hấp cho trẻ.
- Rèn thói quen tập thể dục sáng và tăng cường thể lực cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Yêu thích tập luyện thể dục sáng.
3/ CHUẨN BỊ: Sân tập rộng, sạch, mát
4/ HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Khởi động: 
- Cho trẻ xoay các khớp cổ tay cổ chân nhẹ nhàng theo nền nhạc
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Cho trẻ tập các động tác theo cô cùng với lời bài hát 
- Tập 3 - 4 lần các động tác
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng .
- Trẻ xoay các khớp cổ tay chân 
- Trẻ tập theo cô 
- Trẻ tập các động tác điều hòa nhẹ nhàng cùng cô
------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC 
1/ Nội dung:
* Góc phân vai: Gia đình,( tham quan vườn thú) bán hàng thú nhồi bông, bác sĩ thú y
* Góc xây dựng:
- Xây vườn bách thú
* Góc học tập:
- Xem tranh ảnh về thú rừng.Hoàn thành vở. Phân loại lô tô con vật theo dấu hiệu.
- Làm sách về chủ đề động vật rừng.
- Xếp con vật, xếp chữ cái, chữ số đã học bằng bảng chun.
* Góc nghệ thuật:
- Vẽ, nặn một số con vật sống trong rừng
- Biểu diễn các bài hát về chủ đề
2/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết thỏa thuận và đưa ra nội dung chơi, vai chơi.
- Trẻ thực hiện đúng hành động của vai chơi, giao tiếp đúng vai chơi của mình: Bác sĩ thú y, người bán hàng, nấu ăn
- Biết thực hiện đúng yêu cầu của cô và tạo sản phẩm phù hợp với chủ đề.
- Biết tái tạo, lắp ghép thành khu vườn bách thú
b. Kỹ năng:
- Rèn, phát triển tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ và tưởng tượng cho trẻ.
- Rèn khả năng chơi theo nhóm, cách thể hiện các mối quan hệ giao tiếp cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ ý thức tổ chức kỉ luật khi chơi.
- Biết chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè. Có tinh thần tập thể và làm việc theo nhóm. 
- Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
3/ Chuẩn bị:
- Các loại đồ chơi xây dựng, đồ chơi xếp hình, lắp ghép, cây cỏ, các con thú rừng bằng đồ chơi
- Bộ đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ. Đồ chơi bán hàng thú bông, bán thực phẩm và một số nguyên vật liệu thay thế. Lô tô, mô hình các con vật sống trong rừng, tranh ảnh, truyện tranh về các con vật sống trong rừng.
- Đất nặn bảng con, giấy vẽ, bút màu và một số đồ dùng, đồ chơi khác phù
hợp với nội dung chơi ở các góc.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh các con vật gọi tên.
- Các con vật đó sống ở đâu?
- Chúng có ích lợi gì?
=> Khái quát vào bài
* Hoạt động 2: Thoả thuận
- Cho trẻ nêu các góc chơi và số người chơi ở mỗi góc.
- Cho trẻ nhận góc chơi.
- Cô thoả thuận với trẻ ở từng góc.
+ Các con có muốn xây vườn bách thú không?
+ Xây vườn bách thú các con xây như thế nào?
+ Bạn nào đóng vai các chú xây dựng hôm nay?
+ Góc phân vai chơi gì nào? 
+ Chơi ở góc đó con định đóng vai gì?
+ Bác sĩ thú y làm công việc gì?
+ Bán hàng thì bán thế nào?
=> Tương tự cô thăm dò ý tưởng chơi của trẻ ở các góc khác.
+ Khi về góc chơi con làm gì?
+ Các con xử dụng đồ chơi như thế nào?
+ Các con đi, nói với bạn chơi ra sao?
+ Chơi xong các con làm gì?
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Cô cho trẻ về góc chơi, chơi theo dự kiến => Cô bao quát trẻ kịp thời phát hiện và xử lý tình huống (nếu có).
ĐẦU TUẦN:
- Góc phân vai chơi cả 3 nhóm trong tuần
- Góc xây dựng xây các khu nhốt thú 
- Góc học tập :Xem tranh ảnh về thú rừng, phân loại thú rừng bằng lô tô, xếp hình các con vật bằng bảng chun.
- Góc nghề thuật: Vẽ, nặn, xé dán 1 số con vật sống trong rừng
CUỐI TUẦN:
- Góc xây dựng hoàn thành công trình vườn bách thú
- Góc học tập: Hoàn thành vở, xếp chữ cái, số bằng bảng chun, Làm sách về chủ đề
- Góc nghề thuật: Hát múa về chủ đề.
- Cô đến các góc để gợi ý cho trẻ chơi.
* Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi.
- Cô đến từng góc gợi ý cho trẻ nhận xét bạn chơi xem:
+ Bạn nmào tích cực làm việc?
+ Bạn nào tạo ra sản phẩm đẹp?
+ Bạn nào còn nói to và xử dụng đồ chơi trong khi chơi chưa nhẹ nhàng?
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ và cho trẻ cất dọn đồ dùng.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận
- 2 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ giơ tay
- 1 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ chơi ở các góc
- 2-3 trẻ nhận xét
- Trẻ cất đồ dùng
Các trò chơi trong tuần
- Trò chơi mới: “Mèo và chim sẻ.” 
- Ôn trò chơi: “Con gì biến mất” “Mèo đuổi chuột”
“Bắt chước tạo dáng” “về đúng chuồng của mình” “trời mưa”
“Chi chi chành chành”
IV/ THỜI GIAN BIỂU
H Đ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Hoạt
động
học
có
chủ
định
PTTC
VĐCB: Trèo lên xuống thang
+ Trò chơi “đua ngựa”.
.
PTNT
- Tìm hiểu, phân loại con vật nuôi theo 2-3 dấu hiệu
PTTM
- Vẽ đàn gà (đề tài)
PTNT
Đề tài: Thêm, bớt trong phạm vi 7
PTNN
Đề tài: Làm quen chữ cái: m, l,n.
PTTM
- Dạy vận động bài :“Gà trống mèo con và cún con”
Theo tiết tấu phối hợp
- Nghe hát: “Gà gáy le te” dân ca Cống Khao”.
Hoạt
động
ngoài
trời
- Quan sát tranh “Con ngựa”
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi mới: Mèo và chim sẻ.
+ Ôn chơi: Chi chi chành chành
- Chơi tự do:
+ Nhặt lá ghép hình con vật, vẽ, chơi đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát thời tiết
- Ôn chơi: Mèo và chim sẻ.
 Con gì biến mất
- Chơi tự do: vẽ phấn trên sân, xếp hình bằng sỏi, bóng, đánh cầu
- Quan sát “Con mèo”
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
+ Trò chơi: “Con gì biến mất”
- Chơi tự do:
+ Tung bóng, nhặt lá ghép hình con vật, chơi đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát tranh “Con chó”
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi: “Bắt chước tạo dáng”
+ Trò chơi: “Con gì biến mất”
- Chơi tự do: Tung bóng, ghép hình, vẽ, chơi đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát tranh con thỏ.
- Tổ chức trò chơi: 
+ Trò chơi: “trời mưa”
+ Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
- Chơi tự do:
+Vẽ phấn, tung bóng, chơi đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát “nhóm gia cầm”
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi: “Về đúng chuồng”
+ Trò chơi: “Con gì biến mất”
- Chơi tự do:
+ Tung bóng, vẽ, cắp cua, chơi đồ chơi ngoài trời.
- Nêu gương cuối ngày.
Hoạt
động
chiều 
- Đọc thơ “ mèo đi câu cá”
- Chơi: Mèo đuổi chuột
- Nêu gương cuối ngày
- Làm quen với bài hát “Gà trống, Mèo con và Cún con”
- Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
- Nêu gương cuối ngày 
- Dạy bài thơ “Mèo đi câu cá”
- Nêu gương cuối ngày 
- Chơi “về đúng chuồng của mình”
- Đọc đồng dao: “ Hỏi tuổi”
- Nêu gương cuối ngày 
- Tập hát: vật nuôi
- Chơi ở góc học tập, góc nghệ thuật
-Vệ sinh trả trẻ.
- Nêu gương cuối ngày..
- Họp hội đồng
V/ KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 31-12-2012.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
1/ Nội dung:
 Vận động cơ bản: “Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng”
+ Trò chơi “Ném bóng vào rổ’
 Bài tập phát triển chung:
+ Động tác hô hấp: Gà gáy
+ Động tay: Hai tay đưa trước gập trước ngực..
+ Động tác lườn: Nghiêng người 2 bên.
+ Động tác chân: Khuỵu gối.
+ Động tác bật: Bật chân sáo.
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng..
- Thực hiện tốt các động tác trong bài tập phát triển chung.
b. Kỹ năng:
- Rèn, phát triển khả năng vận động cho trẻ.
- Củng cố vận động qua trò chơi “Ném bóng vào rổ’.
- Thông qua bài tập phát triển tố chất khéo, nhanh, tự tin cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tập luyện, có tinh thần kỷ luật cao.
3/ Chuẩn bị
- Bóng, Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Kiểm tra sức khoẻ trẻ.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ nêu tên chủ đề:
- Cho trẻ kể tên 1 số động vật sống trong rừng
=> Khái quát giáo dục
* Hoạt động 2:Khởi động:
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi mũi chân =>đi thường =>đi bằng gót chân => đi thường => đi nghiêng bàn chân =>đi nhanh dần=> chậm dần=> chạy nhanh dần, chậm dần(=>đi thường và trở về 2 hàng dọc, điểm số 1-2 =>.chuyểnhàng.
 * Hoạt động 3: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp, (nhấn mạnh động tác thân thêm 1-2 lần x 8nhịp).
b. Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Làm mẫu 2lần:
*L1: không phân tích.
*L2: Phân tích: Cô đi từ đầu hàng ra đứng trước vạch chuẩn,“chuẩn bị” hai tay cô cầm bóng đặt xuống sàn, khi có hiệu lệnh “lăn” thì cô lăn bóng về trước đồng thời đi theo bóng, đến đích thì dừng lại cầm bóng lên và đi về cuối hàng
- Cho 1 trẻ lên làm thử ( nếu trẻ thực hiện được thì cho trẻ thực hiện luôn, nếu chưa cô nói lại yêu cầu của bài tập hoặc cô làm lại mẫu 1 lần cho trẻ quan sát )
* Trẻ thực hiện:
+ Lần lượt cho 2 trẻ ở hai hàng ra thực hiện.
+ Cho cả lớp tập 2-3 lần.
* Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài tập.
+ Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại 1 lần.
c/ Trò chơi “Ném bóng vào rổ”
- Cô giới thiệu trò chơi => Nói lại luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
HĐ CỦA TR Ẻ
- 2-3 trẻ nêu
- Trẻ khởi động theo tín hiệu.
- Trẻ tập các động tác
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện
- 2- trẻ trả lời
- 1 trẻ tập
- Trẻ chơi trò chơi
-------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/ Nội dung:
- Quan sát tranh “Con hổ”
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi mới: “Cáo và thỏ”
+ Ôn chơi: Chi chi chành chành
- Chơi tự do:
+ Nhặt lá ghép hình con vật, vẽ, chơi đồ chơi ngoài trời.
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết gọi đúng tên, đặc điểm, cấu tạo, vận động, tiếng kêu, sinh sản, nơi ở, ích lợi, thức ăn của con hổ.
- Nắm được luật chơi và cách chơi 
b. Kỹ năng 
- Rèn, phát triển khả năng quan sát, tư duy, ngôn ngữ và chú ý có chủ định cho trẻ.
c. Giáo dục: 
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Trẻ biết cần bảo vệ con vật rừng.
3/ Chuẩn bị: 
- Địa điểm quan sát, tranh con hổ
- Đồ chơi ngoài trời, phấn vẽ, nhặt lá rụng.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cô đố trẻ: Con gì chúa tể sơn lâm
 Về đây nhảy múa đêm rằm trung thu?
+ Con sư tử sống ở đâu?
+ Trong rừng còn có những con vật nào nữa mà con biết?
* Hoạt động 2: Quan sát “Con hổ”:
- Cô đưa tranh con hổ ra cho trẻ quan sát và hỏi:
+ Cô có gì đây các con?
+ Các con có nhận xét gì về con hổ này?
(đặc điểm, cấu tạo, màu sắc).
+ Con hổ có bộ lông màu gì? Nó có mấy cái chân?
+ Con hổ sống ở đâu? 
+ Thức ăn của hổ là gì? 
+ Khi nó rình (bắt) săn mồi nó di chuyển như thế nào?
+ Con hổ là con vật thế nào? (thú dữ hay hiền lành)
=> Giáo dục trẻ 
* Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi: “Cáo và thỏ”
- Luật chơi: “Thỏ” phải nấp đúng vào hang của mình. Chú “thỏ” nào chậm sẽ bị cáo bắt hoặc chạy nhầm hang phải ra ngoài 1 lần chơi.
- Cách chơi: Một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Các cháu còn lại làm “Thỏ” và “chuồng thỏ” . Cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ khác làm chuồng, trẻ làm chuồng đứng vòng tay lên cao để đón bạn khi bị cáo đuổi. Các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi thỏ đi kiếm ăn, vừa đi vừa đọc bài thơ: “Trên bãi cỏ, có chú thỏ, tìm rau ăn, rất vui vẻ, thỏ nhớ nhé, có cáo gian, đang rình đấy, thỏ nhớ nhé, chạy cho nhanh, kẻo cáo gian, tha đi mất”. Đọc hết câu thì cáo xuất hiện Cáo “gừm gừm gừm” đuổi bắt thỏ, khi nghe tiếng các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình, những chú thỏ bị bắt đều phải ra ngoài 1 lần chơi. sau đó cô đổi vai chơi cho những lần sau.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần. 
Ôn chơi: Chi chi chành chành 2-3 lần
* Hoạt động 4: Chơi tự do:
- Cô tổ chức thành nhóm chơi cho trẻ chơi
- Trẻ chơi cô quan sát trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 3-5 trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- 2 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
-
------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
- Đọc thơ “hổ trong vườn thú”
- Chơi: Cáo và thỏ
- Vệ sinh trả trẻ.
2/ Yêu c ầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ thích đọc bài thơ, đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.
- Nắm được cách chơi trò chơi .
b. Kỹ năng
- Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định, ngôn ngữ cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
3/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động1: Trò chuyện về chủ đề.
- Câu đố: : Con gì chúa tể sơn lâm
 Về đây nhảy múa đêm rằm trung thu?
+ Con sư tử sống ở đâu?
+ Trong rừng còn có những con vật nào nữa mà con biết?
=> Khái quát vào bài
* Hoạt động 2: Làm quen bài thơ “hổ trong vườn thú”- Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần kết hợp tranh minh họa.
- Cho cả lớpđọc 2-3 lần cùng cô
- Cho tổ, nhóm đọc cùng cô
* Hoạt động 3: Chơi “Cáo và thỏ”
- Cô nhắc lại cách chơi .
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
Vệ sinh trả trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Cả lớp đọc
- Tổ, nhóm, trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp chơi.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 01-01-2013 
NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 02-01-2013.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
 ( Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ)
1/Nội dung
- Nặn một số con vật sống trong rừng (đề tài)
2/ Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, gắn nối, vuốt nhọnđể tạo thành 1 số con vật sống trong rừng
- Biết bố cục và sử dụng màu đất hợp lý.
b. Kỹ năng:
- Rèn ,phát triển khả năng tạo hình cho trẻ.
- Rèn kỹ năng nặn như: xoay tròn, lăn dọcvà cách bố cục cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Yêu thích và biết giữ gìn sản phẩm tạo hình của mình
3/Chuẩn bị
- Một số con vật nặn mẫu: Thỏ, Voi, Hổ, Khỉ, Nhím và 1 số con khác bày thành vườn thú.
- Đất nặn, bảng con cho trẻ.
 4/Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
Hoạt động 1:Trò chuyện về chủ đề:
- Cô cùng các con đi thăm mô hình vườn thú :
+ Cho trẻ kể tên 1 số con vật sống trong rừng?
+ Các con vật sống trong rừng có ích lợi gì?
=> Khái quát vào bài
Hoạt động 2: Nặn 1 số con vật sống trong rừng.
a/ Quan sát và đàm thoại xoay quanh đề tài
- Cô cho trẻ quan sát từng con vật:
* Quan sát con voi:
+ Đây là con gì?
+ Con voi này có đặc điểm gì?
+ Để nặn được con voi cần nặn những bộ phận gì?
+Đầu và thân sử dụng kỹ năng gì để nặn? 
+ Tai chú voi rất to cần sử dụng kỹ năng gì đây? 
+ Chân đuôi và vòi cô cần kỹ năng gì?
* Quan sát con nhím:
+ Còn đây là con vật gì?
+ Ai có nhận xét gì về con nhím?
+ Cần sử dụng kỹ năng gì để nặn đầu và mình?
+ Còn đây là cái gì? 
+ Cần kỹ năng gì để nặn lông nhím?
* Quan sát con hổ, con thỏ, con khỉ (tương tự)
=>Tất cả những con vật này cô đều phải sử dụng các kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, vuốt nhọn, ấn bẹt, gắn nốiđể tạo lên chúng. Vậy muốn nặn được các con vật đẹp con phải chọn đất thế nào?
- Các con chia đất ra sao?
- Ngoài 5 con này ra các con còn biết con thú rừng nào nữa không ?( Cho trẻ xem 1 số con khác)
b/ Đàm thoại về ý tưởng trẻ:(Hỏi 3-4 trẻ)
- Con muốn nặn con gì? Nặn những bộ phận gì? Các bộ phận như thế nào?
- Con sử dụng kĩ năng nào để nặn? 
- Con chọn đất màu nào để nặn?
- Muốn cho con vật con nặn thêm sinh động con sẽ làm gì?
- Cô cất mẫu đi.
c/ Trẻ thực hiện:
- Cô theo dõi, hướng dẫn trẻ yếu ,gợi ý trẻ làm.
- Gợi ý để trẻ nặn được 1 số con vật sống trong rừng.
d/ Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ mang sản phẩm lên bày và quan sát khoảng 1 phút.
- Cho trẻ nhận xét:
+ Con thích sản phẩm của bạn nào nhất? Vì sao?
+ Bạn đã nặn con vật đó đang làm gì? Bài của bạn nặn như thế nào con cho là đẹp?
+ Cách chọn màu ra sao?
->Cô nhận xét bổ xung: kỹ năng nặn, cách bố cục, và sự sáng tạo của trẻ 
* Kết thúc : Cho trẻ hát bài: “Đố bạn”
- 3-4 Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 4-5 trẻ nêu
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nặn
- 3-4 trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe cô
- Cả lớp hát
------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/Nội dung:
- Quan sát thời tiết
- Ôn chơi: Mèo và chim sẻ.
 Con gì biến mất
- Chơi tự do: vẽ phấn trên sân, xếp hình bằng sỏi, bóng, đánh cầu
2/ Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:
- Biết thời tiết hôm nay thế nào
- Hiểu được luật chơi cách chơi
b. Kỹ năng:
- Trẻ chú quan sát diễn đạt ý hiểu của mình rõ ràng mạch lạc
- Thông qua bài học rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ 
c. Giáo dục:
- Trẻ trang phục phù hợp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Yêu quí bảo vệ con vật rừng.
3/Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát 
- Phấn, bóng,quả cầu, 6 cái bảng con 
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô cho trẻ hát bài “chú khỉ con”
+ Bài hát nói về con gì?
+ Con khỉ là con vật sống ở đâu?
+ Trong rừng còn có con gì nữa?
=> Khái quát vào bài
* Hoạt động 2: Quan sát thời tiết
- Thời tiết hôm nay thế nào? 
- Bầu trời ra sao? Mây thế nào?
- Có gió không? Vì sao con biết?
- Thời tiết như vậy có ảnh hưởng gì đến con người và con vật?
- Cá

File đính kèm:

  • docT2 động vật sống trong rừng.doc