Bài giảng lớp Lá - Chủ đề nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

I/ YÊU CẦU

1/ Kiến thức

- Trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của bản thân theo trình tự thời gian.

- Phân biệt được 4 nhóm thực phẩm và ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, ích lợi của ăn uống, luyện tập hợp lý đối với sức khỏe.

- Biết được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của những người thân trong gia đình và cô bác ở trường mầm non và có những ứng xử phù hợp.

- Nhận biết được một số hành động, việc làm giữ gìn môi trường sạch sẽ và an toàn cho bản thân.

2 /Kỹ năng:

- Phát triển một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống.

- Rèn một số kỹ năng tự phục vụ bản thân, giữ gìn vệ sinh cơ thể.

 

doc31 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 11840 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH :
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
Thời gian thực hiện: 1tuần. (Từ 01->06/10/2012)
I/ YÊU CẦU
1/ Kiến thức
- Trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của bản thân theo trình tự thời gian.
- Phân biệt được 4 nhóm thực phẩm và ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, ích lợi của ăn uống, luyện tập hợp lý đối với sức khỏe.
- Biết được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của những người thân trong gia đình và cô bác ở trường mầm non và có những ứng xử phù hợp.
- Nhận biết được một số hành động, việc làm giữ gìn môi trường sạch sẽ và an toàn cho bản thân. 
2 /Kỹ năng:
- Phát triển một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống.
- Rèn một số kỹ năng tự phục vụ bản thân, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
3/ Giáo dục:
- Trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống.
- Biết giữ gìn môi trường sạch sẽ và an toàn cho bản thân .
II/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
* Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về tên các món ăn, các loại thực phẩm cần thiết có lợi cho sức khỏe.
- Tìm hiểu, phân loại 4 nhóm thực phẩm 
- Trò chuyện, tìm hiểu về quá trình lớn lên của bé. Sự chăm sóc của những người thân trong gia đình và cô bác ở trường mầm non.
* Làm quen với toán:
- Ôn xác định vị trí đồ vật (so với bạn khác)
- Sắp xếp theo qui tắc
.	
* Đọc thơ: “Thỏ bông bị ốm” 
* Truyện: “Giấc mơ kì lạ”.Kể chuyện sáng tạo
* Trò chơi “tìm chữ cái trong từ chỉ tên các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
- Đọc, nói các từ, câu về chủ đề
- Bé đọc cùng cô bài thơ có chữ cái a ă â
- Kể chuyện qua tranh: Về giữ gìn vệ sinh, sức khỏe “đi chơi công viên”
PT NHẬN THỨC
PT NGÔN NGỮ
CƠ THỂ TÔI
PT THẨM MĨ
* Tạo hình
-Vẽ, nặn, cắt dán các loại rau, quả,thực phẩm, bé thích.
* Âm nhạc:
- Hát : “Hát bài: “Mời bạn ăn””
- Nghe hát:Nghe hát bài “Bàn tay mẹ
- Bài hát bổ sung:“Thật đáng chê”. “bé quét nhà”
PT TÌNH CẢM
 XÃ HỘI 
* Chơi đóng vai: “Gia đình”, “Nấu ăn”, “Cửa hàng thực phẩm”, “Phòng khám”. ...”
* Góc xây dựng:“Xây công viên”, “xây vườn hoa”.
- Trẻ hiểu tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bé với người thân trong gia đình và các cô bác ở trường mầm non.
PT THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng sức khoẻ:
 Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe
- Trò chuyện, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể, vệ sinh trong ăn uống.
- Tìm hiểu về ích lợi của việc tập thể dục, môi trường sạch sẽ với bản thân.
* Vận động: 
- Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
- Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức” 
III/ KẾ HOẠCH TUẦN
THỂ DỤC SÁNG
1/ Nội dung
* ĐT Hô hấp: Hít vào thở ra.
* ĐT Tay: Từng tay đưa lên cao, đưa hai tay sang ngang.
* ĐT Chân: Đưa từng chân sang ngang kết hợp khuỵu gối, hai tay dang ngang.
* ĐT Bụng: Cúi người tay chạm ngón chân.
* Bật: Hai tay chống hông bật tiến về phía trước. 
2/ Yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ tập đúng động tác theo nhạc
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
b. Kỹ năng:
- Rèn, phát triển các cơ và hô hấp cho trẻ.
- Rèn thói quen tập thể dục sáng và tăng cường thể lực cho trẻ.
c. Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Yêu thích tập luyện thể dục sáng.
3/ Chuẩn bị
- Sân tập rộng, sạch, mát
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Khởi động:
 Cho trẻ xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối2-3 lần từng động tác.
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Cô cho trẻ tập các động tác
. Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng .
H Đ CỦA TR Ẻ
-Trẻ tập cùng cô.
-Trẻ tập các động tác
- Trẻ đi nhẹ nhàng
----------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC 
1/ Nội dung:
- Góc phân vai:
+ Gia đình, nấu ăn, phòng khám, cửa hàng thực phẩm.
- Góc xây dựng:
+ Xây dựng “công viên cây xanh” “vườn hoa của bé”. 
- Góc nghệ thuật: 
+ Vẽ quá trình lớn lên của bé
+ Vẽ, nặn, cắt dán các loại thực phẩm, các loại quả.
+ Hát, biểu diễn các bài hát, bài thơ có nội dung theo chủ đề.
- Góc học tập: 
+ Xem tranh trò chuyện về 4 nhóm dinh dưỡng.
+ Phân loại lô tô theo nhóm thực phẩm.
+ Xem tranh ảnh về thực phẩm.
+ Hoàn thành vở 
+ Tìm, gạch chân chữ cái a, ă, â trong từ.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa
2/ Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ phân vai chơi, phản ánh và thể hiện đúng vai chơi.
- Trẻ có ý thức hoàn thành công việc được giao, xây dung được công trình công viên xanh có nhiều cây xanh,có ghế ngồi, đồ chơi
- Trẻ sử dụng các nét vẽ cơ bản để vẽ về quá trình lớn lên của bé, trẻ hứng thú thể hiện cảm xúc vào bài hát, hát kết hợp gõ đệm.
- Trẻ gọi tên, nêu ích lợi của 4 nhóm dinh dưỡng.
- Trẻ biết thực hiện một số hành động của vai chơi.
- Trẻ biết tái tạo lại một số công việc, trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, thông qua các vai chơi trong trò chơi ở các góc.
- Trẻ thích thú với một số công việc ( tưới cây)
- Trẻ nhận biết các chữc cái a, ă, â trong các từ của chủ đề.
- Trẻ hoàn thành được các bài trong vở Toán và Tập tô.
- Trẻ vẽ, nặn, cắt, dán được các loại thực phẩm.
- Trẻ hát, múa, biểu diễn được 1 số bài về chủ đề .
b. Kỹ năng: 
- Rèn và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng chơi, để tạo ra sản phẩm phù hợp với nội dung chơi ở các góc.
c. Giáo dục: 
- Trẻ chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè.
- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi nhẹ nhàng.
3/ Chuẩn bị: 
- Cửa hàng thực phẩm gồm 4 nhóm dinh dưỡng
- Bộ đồ chơi xây dựng: ghế ngồi, cây, hoa, thảm cỏ, hàng rào
- Bộ đồ nấu ăn, . 
- Một số nguyên liệu thay thế và các loại rau củ quả bằng đồ chơi.
- Bộ lắp ghép hàng rào, ghép nút to, cây xanh, cây hoa lô tô các loại thực phẩm.
- Đất nặn, bảng con, bút mầu, giấy vẽ, hồ, kéo
- Sắc xô, thanh gõ  cho trẻ.
- Bình tưới, thau 
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát “ Mời bạn ăn”
- Con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nhắc tên món ăn gì?
- Hàng ngày con được ăn những món gì?
- Gd dinh dưỡng cho trẻ
* Hoạt động 2:Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô nêu chủ đề chơi, nhận góc chơi theo số lượng quy định.
- Bạn nào chơi góc phân vai? các con chơi gì? Ai là bố? Ai là mẹ?... Gia đình con hôm nay định làm gì? Đi mua những thực phẩm đó ở đâu? Ai là chủ cửa hàng? Thái độ của chủ cửa hàng ra sao? Người mua hàng mua xong phải làm gì? Bạn nào đóng vai người nấu ăn?
+ Muốn có thực phẩm để nấu ăn phải làm gì?
- Bé nào muốn làm chú công nhân xây dựng thì về góc xây dựng?các bé chơi gì? xây công viên xanh có những gì? Xây như thế nào? Ai là người chỉ huy công trình? Người chỉ huy công trình phân công công việc như thế nào?...
- Còn bé nào muốn chơi ở góc nghệ thuật? Các bé chơi gì? Vẽ quá trình lớn lên của bé thì vẽ thế nào?...
- Bé nào thích chơi ở góc học tập các con chơi gì?
- Các bạn còn lại chơi ở góc thiên nhiên các bé chơi gì?
à Cho trẻ về góc chơi cô nhắc nhở trẻ chơi ngoan đoàn kết, nói nhỏ đủ nghe.
- Cho trẻ về các góc, chuẩn bị đồ chơi để tiến hành chơi.
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Tất cả cá góc cùng tiến hành chơi.
 Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi tạo tình huống chơi và xử lý các tình huống xảy ra.
- Ví dụ: Tình huống 1: Trẻ ở góc phân vai chỉ nấu mỗi món luộc. Cô đến gợi ý: Bác ơi! Tôi thấy cháu nhà bác độ này gầy yếu, đó là do cháu nhà bác bị thiếu chất đấy. Bác hãy ra chợ mua thịt bò về nấu súp bồi dưỡng cho cháu đi (Hay bác hãy mang cháu bé đến bác sĩ khám xem cháu bị làm sao?).
=> Tương tự cô cũng thăm dò ý tưởng của trẻ ở góc xây dựng.
+ Bác đang làm gì vậy?
+ Xây công viên cây xanh như thế nào?
+ Trang trí quang cảnh ở công viên ra sao? Ở đâu?
- Tương tự các góc khác, cô cung cấp, gợi mở cho trẻ chơi.
- Đầu tuần: +Góc phân vai chơi cả 3 nhóm. 
 +Góc xây dựng: Xây mô hình các khu vực của công viên cây xanh.
 +Góc học tập: Xem tranh vẽ các thực phẩm cần thiết cho sức khỏe.
 +Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt, dán các loại hoa quả
- Cuối tuần: +Góc phân vai: Chơi cả 3 nhóm
 +Góc xây dựng: Hoàn thiện khu vực của công viên.
 +Góc học tập: Tìm các chữa a, ă, â trong các từ về chủ đề. Hoàn thiện vở Toán và tập tô. Xem tranh các loại thực phẩm. Qúa trình lớn lên của bé.
 +Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn chủ đề Hát, múa về chủ đề. 
* Hoạt động 4: Nhận xét:
- Cô đến từng nhóm cùng trẻ nhận xét buổi chơi qua quá trình chơi, sản phẩm của trẻ, sự sáng tạo.
.- Hát: “Hết giờ rồi” để trẻ cất đồ chơi
H Đ CỦA TR Ẻ
- Cả lớp hát
- 2-3 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ kể
- 2 trẻ nêu
trẻ đứng theo hàng của từng góc chơi
- Trẻ nêu được kĩ năng chơi
- Trẻ về các góc
- Trẻ tự chơi
- Trẻ trả lời
- 1 số trẻ nhận xét
Các trò chơi trong tuần
+ Trò chơi mới: “ Phân biệt phía phải phía trái của bạn khác” 
+ Ôn trò chơi: 
Đoán tên bạn hát- Thi đi nhanh
- Người nội trợ
- Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng- Chơi: Tiếng hát ở đâu
Nhảy tiếp sức
Rồng rắn lên mây
Thi ai nói nhanh
Bịt mắt bắt dê
Truyền tin
Tung bóng
Nói đúng họ tên
Đoán xem ai vào
Rồng rắn
IV/ THỜI GIAN BIỂU
H Đ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Hoạt
động
học
có
chủ
định
PTTC
VĐCB:
- Đi trên dây (dây đặt trên sàn)
- Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
PTNT
Tìm hiểu về 5 giác quan 
PTNN
- Dạy trẻ đọc thơ: Tay ngoan
- Tích hợp: Múa “đôi bàn tay xinh”
PTNT
Đề tài: 
-Dạy trẻ xác định vị trí đồ vật so với bạn khác 
PTNN
Đề tài: 
- Ôn chữ cái: a, ă, â
PTTM
- Dạy trẻ vận động bài “Tay thơm tay ngoan”
- Nghe hát bài “Năm ngón tay ngoan” 
Hoạt
động
ngoài
trời
- Quan sát đôi bàn tay
- Tổ chức trò chơi :
+ Trò chơi mới: - Chơi: Tiếng hát ở đâu “ Phân biệt phía phải phía trái của bạn khác” 
+ Ôn trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do: vẽ phấn, chơi với cát nước,lá cây.
- Quan sát thời tiết
- Ôn trò chơi:“ Đoán tên bạn hát”
 “Rồng rắn lên mây”
- Chơi tự do:
- Chơi tự do: vẽ phấn trên sân, xếp hình bằng sỏi, bóng, đánh cầu
 - Quan sát: “ Tay bé’’
- Tổ chức trò chơi :
+ Trò chơi “Thi ai nói nhanh”
+ Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do:
+ Tung bóng, vẽ, cắp cua, chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát “ Đôi chân” của trẻ 
- Tổ chức trò chơi .
+ Trò chơi “ Thi xem tổ nào nhanh”, “Chi chi chành chành”.
- Chơi tự do:
+ Chơi chong chóng
+ Chơi với đồ chơi ngoài trời 
.- Quan sát “miệng xinh của bé”
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi: “Tung bóng”
+ Trò chơi: “Truyền tin”
- Chơi tự do: Thổi bóng bay xà phòng, chơi đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát đôi mắt
- Ôn trò chơi: “Đoán xem ai vào”,”rồng rắn”
- Chơi tự do: chơi xếp hình, tung bóng, cắp cua, thả vật chìm nổi. 
Hoạt
động
chiều 
 - Xem tranh vẽ về một số giác quan. 
- Đọc bài thơ “ tay ngoan ”, 
 Nêu gương cuối ngày
- Làm quen bài hát “ Mời bạn ăn”
- Hát bài “tay thơm tay ngoan”
- Trò chơi “Đoán xem ai vào”
- Nêu gương cuối ngày 
- Vẽ trang trí chiếc khăn hình vuông(mẫu).
- Nêu gương cuối ngày 
- Nghe kể chuyện “Đôi tai xấu xí”.
- Ôn xác định tay phải - tay trái, phía phải- phía trái của bản thân 
- Nêu gương cuối ngày 
 - Đọc thơ: “Những con mắt”
- Chơi: “Thi nói nhanh
- Nêu gương cuối ngày.
- Lao động
- Nhận xét, đánh giá
- Thưởng phiếu bé ngoan
- liên hoan văn nghệ
V/ KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 1-10-2012.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
1/ Nội dung:
- Vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
- Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
- Bài tập phát triển chung:
*ĐT Hô hấp: Hít - thở.
*ĐT Tay: Hai tay ra trước lên cao.
* ĐT bụng: Cúi người tay chạm ngón chân.
* ĐT Chân: Ngồi khuỵu gối.
* Bật : Hai tay chống hông, bật tiến.
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ đi phối hợp chân tay nhịp nhàng, đi đúng hướng giữ thăng bằng
- Trẻ chơi vui vẻ đúng luật.
b. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng đi khéo léo.
- Thông qua bài tập phát triển tốt kỹ năng vận động của cơ chân và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể cho trẻ.
c. Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Yêu thích tập luyện môn thể dục..
3/ Chuẩn bị 
- 2 Ghế thể dục, túi cát.
- Sân tập sạch sẽ.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát bài: Nào chúng ta cùng tập thể dục
- Con vừa hát bài hát gì?
- Vì sao chúng ta phải tập thể dục?
- Giáo dục trẻ chăm tập luyện thể dục thể thao
* Hoạt động 2:Khởi động:
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi mũi chân =>đi thường =>đi bằng gót chân => đi thường => đi nghiêng bàn chân =>đi nhanh dần=> chậm dần=> chạy nhanh dần, chậm dần(=>đi thường và trở về 2 hàng dọc, điểm số 1-2 =>.chuyểnhàng.
* Hoạt động 3:Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp, (nhấn mạnh động tác tay chân thêm 1-2 lần x 8nhịp.
b.Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện cách nhau 3-4m.
- Cô giới thiệu bài tập.
- Cô làm mẫu 2 lần:
+ lần 1: Cô làm mẫu chậm rõ ràng.
+ Lần 2: Phân tích động tác. “Cô đi từ đầu hàng ra vạch xuất phát “chuẩn bị”. Khi có hiệu lệnh cô đăỵ túi cát lên đầu từ từ đi nhẹ nhàng trên ghế thể dục , khi đi 2 tay dang ngang, mắt nhìn thẳng, đầu ngay ngắn  Cứ như vậy cô đi tới đích thì quay lại trở về đứng cuối hàng.
- Cho một trẻ lên làm thử . Nếu trẻ làm được cho trẻ thực hiện luôn, nếu trẻ chưa làm được cô nói lại yêu cầu bài tập hoặc làm mẫu 1lần nữa.
- Trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Lần lượt 2 trẻ lên tập.
+ Lần 2: Từng nhóm 4 trẻ tập.
+ Lần 3: Thi đua theo tổ (chú ý sửa sai cho trẻ).
- Củng cố: 
+ Hỏi lại trẻ tên bài tập
+ Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại 1 lần
 Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
- Cô nêu tên trò chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hoạt động 4:Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
HĐ CỦA TR Ẻ
- Trẻ hát
- 2-3 trẻ nêu
- Trẻ khởi động theo tín hiệu.
 - Trẻ tậpcác động tác
- Trẻ quan sát cô
- 1 trẻ tập thử
- Trẻ tập
- Trẻ nêu tên bài tập
- Trẻ chơi
-----------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/ Nội dung: 
- Trò chuyện về quá trình lớn lên của bé
- Tổ chức trò chơi :
+ Trò chơi mới: “Thi đi nhanh” 
+ Ôn trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do: vẽ phấn, chơi với ,lá cây. Xâu hoa lá, xếp hình
Xếp hình
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biế được quá trình lớn lên của trẻ từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành
- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi trò chơi.
b. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, phát triển ghi nhớ cho trẻ
- Trẻ chú ý phối hợp các bộ phận trên cơ thể, các giác quan để chơi trò chơi.
 c. Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ thói quen chú ý, mạnh dạn trong học tập, vui chơi.
 - Chơi đoàn kết 
3/ Chuẩn bị:
- Tranh quá trình lớn lên của bé
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi.
- Phấn vẽ, lá cây
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
- Cho trẻ hát “cả nhà thương nhau”
- Bài hát nói lên điều gì?
-> Để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh của bé con được bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. 
* Hoạt động 2: Trò chuyện về quá trình lớn lên của bé
- Cô treo tranh: Quá trình lớn lên của trẻ
( Đàm thoại về những hình ảnh trong tranh để nêu bật về quá trình lớn lên của trẻ)
Cô khái quát: Từ khi bé trong bụng mẹ, nhờ mẹ nuôi dưỡng bé lớn dần khi đủ 9 tháng 10 ngày bé được sinh ra được sinh ra, được bố mẹ chăm sóc cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng bé lớn dần từng ngày, bé biết lẫy, biết bò
=> Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh, chăm luyện tập để cơ thể lớn lên.
* Hoạt động 3:Tổ chức trò chơi: 
- Trò chơi mới: “Thi đi nhanh”
+ Cách chơi: Cô có 2 đoạn đường bằng nhau. Cô sẽ gọi lần lượt 2 bạn ở 2 tổ lên xem ai thi đi nhanh. Khi có hiệu lệnh của cô các con mới bắt đầu đi, bạn nào đi đến đích trước bạn đó sẽ thắng
+ Luật chơi: Không được chạy và không được dẫm vào dệ cỏ ven đường
- Cho trẻ chơi, cô quan sát trẻ.
- Ôn trò chơi: Gợi ý trẻ nhớ lại luật chơi, cách chơi, chơi 2-3 lần.
*Hoạt động 4:Chơi tự do:
- Gợi ý trẻ về các nhóm chơi 
- Cô theo dõi đảm bảo an toàn cho trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Trẻ hát
- 2 trẻ trả lời
- 3-5 trẻ nhận xét
- 2 trẻ trả lời
- 3 trẻ nêu
- Trẻ chú ý cô
- Cả lớp chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi theo nhóm
------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
 - Xem tranh vẽ về 4 nhóm thực phẩm. 
- Đọc đồng dao “ lúa ngô là cô đậu lành ”, 
- Vệ sinh trả trẻ.
2/ Yêu c ầu: 
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi của các nhóm dinh dưỡng.
- Trẻ thích đọc bài đồng dao, đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài đồng dao.
b. Kỹ năng.
- Phát triển khả năng quan sát ghi nhớ chú ý có chủ định, 
- Rèn, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
c. Giáo dục: 
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. 
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống hợp lý
3/ Chuẩn bị:
- Tranh vẽ 4 nhóm thực phẩm.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề. 
- Cho trẻ hát “Mời bạn ăn”
- Bài hát nhắc tên những món gì?
- Hàng ngày con được ăn những món gì?
- Ở lớp con được ăn những món gì?
* Hoạt động 2: Làm quen bài đồng dao “lúa ngô là cô đậu lành”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần.
- Cho cả lớpđọc 2-3 lần
- Cho tổ, nhómđọc
- Cá nhân trẻ đọc
* Hoạt động 3: 
- Cô treo tranh các nhóm dinh dưỡng và hỏi trẻ:
+ Đây là những thực phẩm gì?
+ Nhóm thực phẩm đó thuộc chất gì?
- Cô khái quát lại, nêu tác dụng của từng nhóm thực phẩm
Vệ sinh trả trẻ.
HĐ CỦA TRẺ
- Cả lớp hát.
- 2-3 trẻ nêu
- Cả lớp đọc
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Trẻ chú ý quan sát.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 2-10-2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
 (Lĩnh vực phát triển nhận thức)
1/ Nội dung
 Tìm hiểu, phân loại 4 nhóm thực phẩm.
2/ Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết gọi tên, một số đặc điểm nổi bật của một số loại thực phẩm thuộc 4 nhóm.
- Trẻ biết ích lợi và sự cần thiết của 4 nhóm thực phẩm, giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
b. Kỹ năng
- Rèn và phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, để cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn.
3/ Chuẩn bị:
- Tranh 4 nhóm thực phẩm.
- Lô tô thực phẩm thuộc 4 nhóm trên. 
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1:Trò chuyện về chủ đề
- Cho trẻ hát: Mời bạn ăn
- Bài hát nhắc đến những món ăn gì?
- Hàng ngày con được bố mẹ cho ăn những món gì?
- Những món ăn có lợi gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân loại 4 nhóm thực phẩm.
 - Chia trẻ làm 4 đội, mỗi đội quan sát tranh 1 nhóm thực phẩm.
- Cho các đội cùng nhau thảo luận và cử đại diện đội lên 
+ Đội 1: Tranh nhóm chất đạm.
+ Đội 2: Tranh nhóm chất bột đường.
+ Đội 3: Tranh nhóm vitamin.
+ Đội 4: Nhóm chất béo.
 Đội 1:Nhóm chất đạm
- Đội con thảo luận về nhóm thực phẩm gì?
 Con có nhận xét gì về nhóm thực phẩm của đội mình?
+ Gồm có những thực phẩm gì? 
+ Những thực phẩm đó cung cấp chất gì? 
+ Khi ăn phải làm thế nào? 
+ Kể những món ăn chế biến từ thịt, cá
+ Nếu không ăn thực phẩm giàu chất đạm điều gì sẽ xảy ra?
+ Vậy thịt, cá tôm thuộc nhóm gì? Vì sao?
=> Nhóm chất đạm rất cần thiết để cho cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. 
Đội 2: Chất bột đường
- Đội con thảo luận về những thực phẩm nào?
- Được chế biến thành những món ăn gì?
- Những thực phẩm đó cung cấp chất gì ? Có lợi gì cho cơ thể?
* Củng cố khái quát là những thực phẩm cung cấp chất bột đường
 Đội 4: Chất béo
- Đội con thảo luận về những thực phẩm nào?
- Lạc, vừng dùng để làm gì?
- Khi ăn chế biến như thế nào ?
- Ăn những thức ăn đó cung cấp chất gì chơ cơ thể?
 => Củng cố khái quát
Tương tự với nhóm vitamin, 
=> Củng cố khái quát ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
* Hoạt động 3: Phân nhóm thực phẩm
 Chơi: : Thi xem ai nhanh
- Cô phát mỗi trẻ 1 rổ lô tô dựng các loại thực phẩm, khi cô nói nhóm nào trẻ sẽ nhặt những thực phẩm có trong nhóm đó và xếp thành nhóm
Chơi : Về đúng nhóm thực phẩm
- Cách chơi: Cho trẻ nhặt lô tô theo ý thích, vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh thì bạn nào có lô tô của nhóm nào thì sẽ về nhóm đó
- Sau mỗi lần chơi cho trẻ nhận xét, kiểm tra và đổi lô tô
Kết thúc hát “mời bạn ăn”
HĐ CỦA TRẺ
- Cả lớp hát.
- 2-3 trẻ nêu
- 2 trẻ trả lời
- Trẻ quan sát từng nhóm.
- 2-3 trẻ trả lời 
- 4-5 trẻ trả lời.
- Thịt, cá
- Chất đạm.
- Chế biến (nấu, rán)
- Cơ thể còi, gầy
- Chất đạm.
- 3-4 trẻ trả lời
- Chất bột đường.
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ xếp lô tô theo nhóm cô yêu cầu.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
---------------

File đính kèm:

  • docT4 tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.doc
Giáo Án Liên Quan