Bài giảng lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề Quê hương, đất nước, Bác Hồ

* HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện vào bài

- Cho trẻ nghe hát bài “Bạc Liêu quê tôi”

- Các con vừa được nghe hát bài gì?

- Các con giỏi quá, cô thưởng cho các con 1 trò chơi, các con hãy chơi trò chơi cùng với cô nào.

- Cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt”

- Các con vừa chơi trò chơi gì?

- Nhìn xem trên dĩa đựng gì đây vậy các con?

- Thế các con biết quê hương mình có những loại đặc sản nào nữa không?

Muốn biết tỉnh ta có những loại đặc sản, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào thì cô cùng các con tìm hiểu nha!

* HOẠT ĐỘNG 2: Bé cùng tìm hiểu

- Cô đố các con biết, các con đang ở ấp nào? Xã nào? Thuộc huyện nào? Tỉnh nào không?

- Ở gần nhà con có những gì?

- Các con ơi, ở tại thị trấn Hòa Bình có Cổ Miếu Thành Hoàng là di tích văn hóa của tỉnh Bạc Liêu, được tỉnh Bạc Liêu của mình công nhận vào năm 2008.

+ Cô giới thiệu thêm: Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Minh Hải – nơi yên nghĩ của những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để đất nước được tự do, hạnh phúc.

+ Có trường THPT Lê Thị Riêng, tên người nữ anh hùng – đã hi sinh, quê của bà thuộc xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, và đến ngã ba Trà Kha, các con nhìn thấy có công viên được lấy tên của bà là Công viên Lê Thị Riêng.

 

ppt4 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề Quê hương, đất nước, Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬLĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨCCĐ: QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒĐề tài: Quê hương Bạc LiêuI. YÊU CẦU:- Trẻ biết quê hương Bạc Liêu có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, biết các món ăn đặc sản, nghề truyền thống của tỉnh mình.- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước.II. CHUẨN BỊ:- Máy chiếu, máy vi tính có hình ảnh, bài hát, đoạn phim: 1 số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửvề Bạc Liêu.- Máy và đĩa nhạc có bài “Bạc Liêu quê tôi”, “Dạ cổ Hoài Lang”- Cô trò chuyện hàng ngày với trẻ về Bạc Liêu: các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, món ăn, nghề truyền thống- Tích hợp: PTTM, PTNNIII. TIẾN HÀNH:* HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện vào bài- Cho trẻ nghe hát bài “Bạc Liêu quê tôi”- Các con vừa được nghe hát bài gì?- Các con giỏi quá, cô thưởng cho các con 1 trò chơi, các con hãy chơi trò chơi cùng với cô nào.- Cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt” - Các con vừa chơi trò chơi gì?- Nhìn xem trên dĩa đựng gì đây vậy các con?- Thế các con biết quê hương mình có những loại đặc sản nào nữa không?Muốn biết tỉnh ta có những loại đặc sản, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nàothì cô cùng các con tìm hiểu nha! * HOẠT ĐỘNG 2: Bé cùng tìm hiểu- Cô đố các con biết, các con đang ở ấp nào? Xã nào? Thuộc huyện nào? Tỉnh nào không?- Ở gần nhà con có những gì?- Các con ơi, ở tại thị trấn Hòa Bình có Cổ Miếu Thành Hoàng là di tích văn hóa của tỉnh Bạc Liêu, được tỉnh Bạc Liêu của mình công nhận vào năm 2008.+ Cô giới thiệu thêm: Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Minh Hải – nơi yên nghĩ của những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để đất nước được tự do, hạnh phúc.+ Có trường THPT Lê Thị Riêng, tên người nữ anh hùng – đã hi sinh, quê của bà thuộc xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, và đến ngã ba Trà Kha, các con nhìn thấy có công viên được lấy tên của bà là Công viên Lê Thị Riêng. - Ngoài huyện Hoà Bình ra, tỉnh Bạc Liêu mình còn có các huyện như: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long, Hồng Dân.- Tỉnh Bạc Liêu mình có 1 thành phố, đó là thành phố Bạc Liêu vừa được nước ta công nhận ngày 17/09/2010, và ngày hôm đó tỉnh ta tổ chức long trọng lễ kỉ niệm ngày thành lập TP Bạc Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu- Cô đố các con biết Bạc Liêu mình có những di tích lịch sử nào? (nếu trẻ không nói được, cô giới thiệu cho trẻ biết) – Đền Thờ Bác, Đồng Nọc Nạng,- Nhìn xem đây là hình ảnh gì?- Cô cùng trẻ trò chuyện về đền thờ Bác ở xã Châu Thới- Sau đó cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện về di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng ở Giá Rai, Tháp cổ ở xã Vĩnh Hưng – huyện Vĩnh Lợi là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia- Ở Bạc Liêu có những danh lam thắng cảnh nào?- Cho trẻ nhìn lên màn hình: vườn nhãn, vườn chim, biển Nhà Mát, nhà hàng Hưong Biển, Phật Bà Nam Hải.- Cô giới thiệu hình ảnh chùa Xiêm Cán ( chùa khmer )– xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu.- Các con ơi, Bạc Liêu của chúng ta rất nổi tiếng với những bài vọng cổ. Và đặc biệt có 1 bài vọng cổ rất nổi tiếng đó là “Bài dạ cổ Hoài Lang” sáng tác của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài vọng cổ này.- Bạc Liêu có những nơi nào nổi tiếng nửa vậy các con?(Công viên Trần Huỳnh, )- À các con ơi, đây là hình ảnh ngôi nhà của công tử Bạc Liêu – giờ là khách sạn, và giai thoại về công tử Bạc Liêu hôm trước cô đã kể cho các con nghe rồi đó.- Món ăn đặc sản của tỉnh mình là gì? - Ngoài ra cô giới thiệu thêm: các loại hải sản, bánh xèo ở khu du lịch giồng nhãn – thương hiệu nổi tiếng là bánh xèo A Mật,và đặc biệt là bánh tằm ở TT Ngan Dừa, huyện Hồng Dân đặc biệt thơm ngon.- Quê hương ta có nghề truyền thống nào?->Cô tóm ý, nghề truyền thống của tỉnh BL mình: làm ruộng, nuôi tôm, làm muối, riêng nghề đan lát (huyện Phước Long)- Loại trái cây nổi tiếng của Bạc Liêu là trái gì?Cô tóm ý * HOẠT ĐỘNG 3: Cho trẻ xem đoạn phim về vùng đất và con người Bạc Liêu- Cô mở 1 đoạn phim nói về hình ảnh con người và vùng đất BL.* Kết thúc:- Hôm nay các con vừa được tìm hiểu về điều gì?- Muốn quê hương mình ngày càng thêm giàu đẹp, các con sẽ làm gì?Kết hợp giáo dục trẻ: các con chăm ngoan, có ý thức học tập tốt, sau này lớn lên làm được nghề mình yêu thích, ra sức phục vụ quê hương mình ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn, giữ vệ sinh mọi lúc mọi nơi, để quê hương của chúng ta luôn xanh – sạch – đẹp, biết bảo vệ môi trường. IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:- Hát “ Quê hương tươi đẹp ” đi ra ngoài.

File đính kèm:

  • pptPTNT_GIAO_AN_QUE_HUONG_BAC_LIEU.ppt
Giáo Án Liên Quan