Bài giảng lớp Lá - Tìm hiểu khi thiên nhiên nổi giận

Kiến thức:trẻ được quan sát, khám phá tìm hiểu tác hại của bão, lụt.

*.Kĩ năng: Phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc bằng lời, trẻ biết đặt câu với các từ loại miêu tả sự tàn phá của bão, lụt.Luyện phản xạ nhanh qua trò chơi “ Mưa to, mưa nhỏ”.

*.Thái độ: Luyện tác phong nhanh nhẹn, biết phối hợp, chia sẻ với các bạn.

II.CHUẨN BỊ:

-Tranh ảnh về bão, lũ, lụt, cây cối bị tàn phá .

-Bài hát + bài thơ + câu đố có liên quan đến bài dạy.

-Phương pháp: Quan sát, đàm thoại

 

doc2 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp Lá - Tìm hiểu khi thiên nhiên nổi giận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU KHI THIÊN NHIÊN NỔI GIẬN 
I.YÊU CẦU:
*.Kiến thức:trẻ được quan sát, khám phá tìm hiểu tác hại của bão, lụt.
*.Kĩ năng: Phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc bằng lời, trẻ biết đặt câu với các từ loại miêu tả sự tàn phá của bão, lụt.Luyện phản xạ nhanh qua trò chơi “ Mưa to, mưa nhỏ”.
*.Thái độ: Luyện tác phong nhanh nhẹn, biết phối hợp, chia sẻ với các bạn.
II.CHUẨN BỊ:
-Tranh ảnh về bão, lũ, lụt, cây cối bị tàn phá .
-Bài hát + bài thơ + câu đố có liên quan đến bài dạy.
-Phương pháp: Quan sát, đàm thoại 
-Địa điểm: Dạy trong lớp.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
*.Ổn định lớp: Cháu đi từ ngoài vào hát bài “ trời nắng, trời mưa”
*.Các bước lên lớp:
1.Hoạt động giới thiệu bài:
-Hỏi trẻ vừa hát bài gì? Trò chuyện về nội dung bài hát.
2.Hoạt động quan sát, đàm thoại, trò chuyện.
 +Trò chuyện về thiên tai:
-Cho trẻ xem tranh ảnh về bão , lụt trò chuyện về tranh.
-Các con có biết tiếng mưa như thế nào? Tiếng gió thổi ra sao? 
-Ai có thể giả làm tiếng mưa rơi? 
-Ngoài mưa to, gió thổi mạnh ra con còn thấy gì xảy ra? Vậy nước lũ do đâu mà có?
-Sau cơn bão, lũ nhà cửa, cây cối, con người sẽ ra sao?
-Vì sao lụ lụt lại xảy ra ? 
-Cô tóm ý và nói do có quá nhiều mưa trong thời gian ngắn, do nạn phá rừng của người dân thiếu ý thức nên đã gây ra lũ lụt.Như vậy chúng ta có nên phá rừng không? ( không được phá rừng )
+Chuyện gì xảy ra sau cơn bão:
-Cho trẻ xem 1 số hình ảnh sau cơn bão và nêu nhận xét: Vì chặt phá rừng nên gây ra lũ lụt; để tránh lũ lụt ta trồng nhiều cây gây rừng
-Cô tóm ý giáo dục trẻ sau những cơn bão, những trận lũ lụt có nhiều gia đình bị đổ nhà, thiệt hại bao nhiêu tài sản, hoa màu, ruộng vườn của nông dân.
-Nhắc nhở trẻ thể hiện tình cảm chia sẻ đến với những gia đình bạn nhỏ bị thiệt hại sau cơn lũ lụt các con chăm ngoan học giỏi, nhắc nhở người thân trong gia đình cùng bảo vệ rừng.
3.Hoạt động trò chơi củng cố 
-Trò chơi “ Mưa to, mưa nhỏ”
-Cô nói cách chơi: khi nghe tiếng trống lắc nhanh, dồn dập, kèm theo lời nói “ Mưa to”, trẻ chạy nhanh, lấy tay che đầu.khi nghe trống lắc nhỏ, thong thả và nói “ mưa tạnh” trẻ chạy chậm lai5bo3 tay xuống.Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng lại tại chỗ ( cô gõ lúc nhanh lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo nhịp nhàng ).( chơi 3-4 lần 
*.Nhận xét lớp:
 HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện như kế hoạch
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-QS: Hiện tượng tự nhiên ).tập trung trẻ lại hát bài” Mùa hè đến” trò chuyện về thời tiết hôm nay ra sao? như thế nào? Nắng hay mưa? Vì sao con biết ? Giáo dục trẻ trời nắng đi ra ngoài mặc quần áo tay dài , giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổiôn chữ cái s- x, chữ đã học
-Trò chơi:Cáo và thỏ .Cô nói cách chơi và tiến hành cho trẻ cùng chơi vài lần.
-Chơi tự do 
 VỆ SINH – TRẢ TRẺ
-Cháu xếp hàng vệ sinh cá nhân cuối ngày theo tổ, cô chải tóc sửa soạn lại quần áo cho trẻ ngay ngắn gọn gàng.
-Bình chọn cháu ngoan cuối ngày, cuối tuần, động viên cháu chưa ngoan hôm sau cố gắng khắc phục khó khăn.Nêu tiêu chuẩn bé ngoan tuần tới để trẻ có hướng phấn đấu.
-Cháu ôn bài cũ, làm quen bài sắp học. 
-Cháu chơi tự do nhẹ nhàng.
-Trả trẻ, vệ sinh lớp học.
 TTCM: 

File đính kèm:

  • docTÌM HIỂU KHI THIÊN NHIÊN NỔI GIẬN.doc