Bài giảng mầm non lớp lá - Chủ đề 1: Trường mầm non

I/ MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất: - Trẻ có kĩ năng thực hiện các vận động cơ thể: đi, chạy, bò, ném.

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau như: tạo hình, âm nhạc

- Phát triển sự phối hợp tay - mắt, vận động của cơ thể,vận động nhịp nhàng với các bạn, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu.

- Có kĩ năng tự phục vụ ( rửa tay, lau mặt, cất dép,cất dọn đồ dùng, đồ chơi.

- Biết tên gọi một số món ăn ở trường và biết giá trị dinh dưỡng của thức ăn đối với cơ thể.

- Tại sao răng quan trọng? ( Bài 1).

2. Phát triển nhận thức:

- Có một số hiểu biết về trường, lớp mầm non: biết tên trường, lớp, địa điểm, biết các khu vực của trường, của lớp học.

- Trẻ nhận biết tên gọi, công dụng của đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp.

- Biết công việc hằng ngày của cô giáo, các bác trong trường, biết tên các hoạt động của bé ở trường.

- Xác định được vị trí ( trên - dưới, trước – sau ) của bản thân trẻ, biết so sánh các đối tượng và đếm theo trình tự nhất định.

- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện, đọc thơ., giới thiệu về trường, lớp mầm non.

- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với cô giáo, các bạn, và người lớn

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng mầm non lớp lá - Chủ đề 1: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
KHỐI MẦM 
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 02 Tuần
Từ ngày  2010 đến ../2010
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất: - Trẻ có kĩ năng thực hiện các vận động cơ thể: đi, chạy, bò, ném.
- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau như: tạo hình, âm nhạc
- Phát triển sự phối hợp tay - mắt, vận động của cơ thể,vận động nhịp nhàng với các bạn, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu.
- Có kĩ năng tự phục vụ ( rửa tay, lau mặt, cất dép,cất dọn đồ dùng, đồ chơi.
- Biết tên gọi một số món ăn ở trường và biết giá trị dinh dưỡng của thức ăn đối với cơ thể.
- Tại sao răng quan trọng? ( Bài 1).
2. Phát triển nhận thức:
- Có một số hiểu biết về trường, lớp mầm non: biết tên trường, lớp, địa điểm, biết các khu vực của trường, của lớp học.
- Trẻ nhận biết tên gọi, công dụng của đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp.
- Biết công việc hằng ngày của cô giáo, các bác trong trường, biết tên các hoạt động của bé ở trường.
- Xác định được vị trí ( trên - dưới, trước – sau) của bản thân trẻ, biết so sánh các đối tượng và đếm theo trình tự nhất định. 
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện, đọc thơ..., giới thiệu về trường, lớp mầm non.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với cô giáo, các bạn, và người lớn 
4. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Biết tiếp nhận và cảm nhận tình cảm, cảm xúc khác nhau của bản thân và của người khác.
- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè. 
- Biết tôn trọng và làm theo những qui định chung của trường, lớp.
- Biết ứng xử với bạn bè và người lớn một các phù hợp
5. Phát triển thẩm mỹ: 
- Cảm nhận vẻ đẹp của trường, lớp và có những hành động giữ gìn vệ sinh trường, lớp: sắp xếp, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi...
- Trẻ biết tô màu trường, lớp mầm non.
- Hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc, thuộc bài hát trong chủ đề.
II. MẠNG NỘI DUNG CHUNG
CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG MẦM NON
CHỦ 
LỚP HỌC CỦA BÉ
- Tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn trong lớp.
- Đồ dùng, đồ chơi ở lớp ( tên, cách sử dụng, bảo quản).
- Hoạt động của cô và trẻ ở lớp.
- Tình cảm bạn bè, cách ứng xử với bạn bè, cô giáo ở lớp.
TRƯỜNG MẦM NON 
CỦA BÉ
- Tên gọi và địa chỉ của trường.
- Biết các khu vực trong trường.
- Biết những người làm việc trong trường ( cô giáo, bác cấp dưỡng, bác bảo vệ ).
CHỦ ĐỀ 2: BẢN THÂN
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 04 Tuần
Từ ngày đến ngày ../2010
I/ MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất:
- Sử dụng các đồ dùng cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày để phục vụ bản thân (rửa mặt, rửa tay, cầm muỗng xúc cơm)
- Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân ( đi, chạy, nhảy, leo trèo)
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể , tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn uống đủ chất, biết vệ sinh trong ăn uống và biết cách ứng xử khi thời tiết thay đổi ( mặc quần áo, đội mũ nón). - Biết làm thế nào để cho răng sạch ( bài 2 ).
2. Phát triển nhận thức:
- Nhận biết được bản thân qua 1 số đặc điểm bên ngòai của cơ thể ( màu da, cao thầp. gầy béo) và ý thích của cá nhân. Biết mình giống và khác bạn như thế nào.
- Hiểu được cơ thể cùa mình có những bộ phận nào, để làm gì, và cách bảo vệ chăm sóc.
- Nhận biết các giác quan, hiểu được tác dụng khác nhau của các giác quan , cách chăm sóc và bảo vệ.
 	- Nhận biết được các lọai thực phẩm trong 4 nhóm và ích lợi của chúng đối với sức khỏe của bản thân
- Xác định vị trí đồ vật so với bản thân trẻ. Phân biệt vị trí trên - dưới; trước - sau so với bản thân trẻ; 
- Xác định tay phải – trái của trẻ; - Phân biệt được 1 và nhiều
3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ gọi đúng tên các bộ phận trong cơ thể và chức năng của chúng
- Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chuyện, kể chuyện, các trò chơi về chủ đề bản thân.
- Đọc và phát âm đúng các bài thơ, câu đố, câu chuyện.
- Trẻ biết sử dụng từ ngữ để giới thiệu về mình và giao tiếp với mọi người bằng lời nói. 
- Trẻ đặt những câu hỏi ngắn và biết trả lời khi được hỏi.- Nhận biết ký hiệu qua vở học, ĐD cá nhân
4. Phát triển tình cảm - xã hội: - Biết coi trọng bản thân và thực hiện các nội qui của nhà trường, lớp
- Biết cách ứng xử phù hợp với giới tính của mình.
- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh; - Bảo vệ môi trường, gĩư gìn đồ dùng cá nhân.
5. Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ thể hiện cảm xúc thông qua các bài vẽ, nặn... 
- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét tác phẩm của các bạn.
- Thích tham gia vào các hoạt động nghệ thuật của lớp.
- Hát đúng và vỗ tay theo phách, nhịp phù hợp nhịp điệu bài hát
II. MẠNG NỘI DUNG CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
CƠ THỂ CỦA BÉ
- Cơ thể của bé có các bộ phận khác nhau: đầu cổ, thân, mình, chân, tay
- Có 5 gíác quan
- Tác dụng và cách chăm sóc các bộ phận cơ thể, các giác quan.
TÔI LÀ AI
- Tên, tuổi, ngày sinh nhật
- Những người thâncủa tôi
- Địa chỉ gia đình, lớp học của tôi
- Dáng vẽ của tôi
- Sở thích, quan hệ của tôi với mọi người xung quanh
- Cảm xúc của tôi
BẢN THÂN
* BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
- 4 nhóm thức ăn và ăn uống hợp lý
- Vệ sinh, chăm sóc và rèn luyện sức khỏe
- Môi trường xanh sạch đẹp, không khí trong lành
- Vui chơi và đồ dung đồ chơi
- An toàn và tình thương của Bố mẹ, ông bà, những người xung quanh.
CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 05 Tuần
Từ ngày đến ngày ../2010
I/ MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất:
- Thực hiện các đông tác hô hấp, tay, chân, bụng, bật và các bài tập TD cơ bản thuần thục, nhịp nhàng.
- Phát triển các tố chất: chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, thích tập luyện TD và giữ gìn sức khoẻ cùng với GĐ. - Biết các món ăn đơn giản trong gia đình và thích ăn các món ăn mẹ nấu.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh MT của gia đình và thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống.
- Không theo người lạ, không chơi những nơi dơ bẩn, nguy hiểm.
- Em tập thói quen chải răng và chải răng đúng phương pháp (bài 3)
2. Phát triển nhận thức: 
- Trẻ biết tên và các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em)
- Biết công việc của mỗi người trong gia đình.- Biết nhà là nơi mình ở, nơi sinh hoạt chung của cả GĐ.
- Biết các kiểu nhà khác nhau (nhà trệt, nhà 1,2,3 tầng; nhà gỗ, nhà xây)
- Biết tên công dụng của một số đồ dùng trong gia đình.
- Nhận biết và goi đúng tên hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.- Biết tạo nhóm đồ vật theo hình dạng.
3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ nói đúng các từ chỉ tên gọi của các thành viên trong GĐ: Ông nội, bà nội,
- Biết lắng nghe, biết bày tỏ ý muốn, cảm xúc của mình và giao tiếp với mọi người bằng lời nói. 
- Trẻ đọc, phát âm đúng các bài thơ, chuyện, câu đố, bài hát.
4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
- Biết tôn trọng, lễ phép, yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình.
- Thực hiện được một số quy tắc trong gia đình, trả lời lễ phép với người lớn ( dạ, vâng, cám ơn, xin lỗi, xin phép, chào hỏi)- Tự hào về gia đình bé.
- Biết thể hiện tình cảm và quan tâm đối với người thân. Không sử dụng đồ dùng của người khác.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Thực hiện theo cô bài vẽ, nặn (ngôi nhà và đồ dùng trong gia đình) có sáng tạo nét vẽ, kiểu dáng màu.
- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn.
- Hát đúng và vỗ tay theo nhịp, vận động minh họa phù hợp nhịp điệu bài hát. 
- Thích nghe hát và chơi đúng trò chơi âm nhạc.
II/ MẠNG NỘI DUNG CHUNG:
GIA ĐÌNH CỦA BÉ ( 1 Tuần )
- Cha mẹ, anh, chị, em ruột của bé
- Họ hàng của bé ( ông, bà, cô dì, chú bác ).
- Công việc của các thành viên trong gia đình
- Thái độ của bé đối với người thân trong gia đình
GIA ĐÌNH
NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH 
( 2 Tuần + Tuần ôn)
- Đồ dùng trong gia đình.
- Những món ăn quen thuộc của gia đình.
- Những hoạt động thường ngày và ngày nghỉ của gia đình.
- Vườn cây và các con vật nuôi trong gia đình.
- Tiết kiệm điện, nước.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường
GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT NGÔI NHÀ ( 1 Tuần )
- Nhà là nơi bé sống, sum họp gia đình
- Nhà bé được làm bằng chất liệu, kiểu nhà gì?
- Một số quy định của gia đình ( Giờ nào việc đó; Cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định; Đi thưa về trình; Không sử dụng đồ dùng của người khác)
CHỦ ĐỀ 4: TẾT VÀ CÁC MÙA
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 02 Tuần
Từ ngày ./2010 đến ../2010
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất: 
- Biết thực hiện ĐT của các nhóm cơ và các bài tập TD cơ bản một cách thuần thục, nhịp nhàng.
- Phát triển các tố chất: chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, thích tập luyện TD và giữ gìn sức khoẻ .
- Biết những nơi không an toàn và vật dụng nguy hiểm. 
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi những nơi dơ bẩn, nguy hiểm.
- Biêt thời tiết của từng mùa trong năm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với không khí ngày tết.- Biết không nên uống các loại nước có ga. - Ôn bài chải răng đúng phương pháp (bài 3)
2. Phát triển nhận thức: - Biết ý nghĩa tết truyền thống của người Việt Nam. 
- Biết Mùa xuân là mùa đầu tiên của các mùa trong năm và gọi đúng tên các mùa.
- Biết quan sát hiện tượng, cảnh vật, đặc điểm về thời tiết của các mùa trong năm
- Biết thời tiết của từng mùa trong năm ảnh hưởng đến đời sống con người, cảnh vật, động vật.
- Biết mùa xuân có thời tiết ấm áp, đẹp là mùa thuận lợi cho cây cối phát triển.
- Biết ghép đôi 1-1; Phân biệt độ lớn của 2 đối tượng. - Ôn đèn tín hiệu giao thông và các biển báo.
3. Phát triển ngôn ngữ: - Nói đúng các từ chỉ các mùa và thời tiết 
- Biết nói những điều quan sát, trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về thời tiết, đặc điểm ngày tết. - Trẻ đọc, phát âm đúng các bài thơ, chuyện, câu đố, bài hát về tết và các mùa.
4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:- Biết yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ. - Có một số thói quen cần thiết để chăm sóc bảo vệ cây xanh và cảnh quan thiên nhiên.
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường ( Không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi ).
- Tham gia Tích cực vào các hoạt động ngày hội, ngày lễ.- Trân trọng ngày tết cổ truyền của dân tộc.
5. Phát triển thẩm mỹ:- Biết sử dụng đường nét, màu sắc tạo ra các sản phẩn trang trí lớp.
- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn. - Hát đúng và vỗ tay theo nhịp, vỗ tay theo phách phù hợp nhịp điệu bài hát. - Biết yêu thiên nhiên, cảnh đẹp quanh mình.
II/ MẠNG NỘI DUNG CHUNG:
TẾT VÀ CÁC MÙA
BÉ VUI NGÀY TẾT
- Biết Mùa xuân là mùa đầu tiên của các mùa trong năm và gọi đúng tên.
- Biết mùa xuân có thời tiết ấm áp, đẹp là mùa thuận lợi cho cây cối phát triển.
- Biết tết nguyên đán là tết truyền thống của người Việt Nam. 
- Trân trọng ngày tết cổ truyền của dân tộc.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi những nơi dơ bẩn, nguy hiểm.
CÁC MÙA TRONG NĂM
- Tên gọi 4 mùa trong năm theo thứ tự.
- Thời tiết của các mùa.
- Thời tiết của từng mùa trong năm ảnh hưởng đến đời sống con người, cảnh vật, động vật.
- Biết yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ. 
CHỦ ĐỀ 5: THẾ GIỚI THỰC VẬT
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 04 Tuần
Từ ngày đến ngày 
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất: 
- Biết thực hiện đông tác của các nhóm cơ và các bài tập TD cơ bản một các thuần thục, nhịp nhàng.
 - Phát triển các tố chất: chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, thích tập luyện TD và giữ gìn sức khoẻ .
- Biết làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi ăn(Chọn hoa, quả tươi; rửa, gọt vỏ, bỏ hạt)
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi những nơi dơ bẩn, nguy hiểm.
- Lựa chon thức ăn tốt cho răng (bài 4)
2. Phát triển nhận thức: 
- Biết và gọi đúng tên các bộ phận của một số cây, rau, hoa, quả 
- Biết quan sát, so sánh, phân loại một số cây, rau, hoa, quả 
- Biết công dụng của cây xanh, hoa, quả, rau đối với đời sống con người.
- Nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng; Sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn; 
- Tập đếm 1,2; Tách 2 nhóm, gộp thành 1 nhóm
3. Phát triển ngôn ngữ: 
- Nói đúng các từ chỉ tên gọi, màu sắc, hình dáng của cây, rau, hoa, quả và các bộ phận 
- Biết lắng nghe, biết bày tỏ ý muốn, cảm xúc của mình và giao tiếp với mọi người bằng lời nói. 
- Trẻ đọc, phát âm đúng các bài thơ, chuyện, câu đố, bài hát về thực vật.
4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
- Biết yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.
- Có một số thói quen cần thiết để chăm sóc bảo vệ cây xanh và cảnh quan thiên nhiên.
	 - Biết giữ gìn vệ sinh môi trường ( Không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi ).
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết sử dụng đường nét, màu sắc tạo ra các tác phẩm vẽ, nặn.
- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn.
- Hát đúng và vỗ tay theo nhịp, vỗ tay theo phách phù hợp nhịp điệu bài hát.
- Biết yêu thiên nhiên, cảnh đẹp quanh mình.
II/ MẠNG NỘI DUNG:
MỘT SỐ LOẠI RAU
( 1 TUẦN )
- Tên gọi một số loại rau.
- Ích lợi.
- Cách Sử dụng.
- Cách bảo quản
CÂY XANH ( 1 TUẦN )
- Tên gọi một số loại cây.
- Các bộ phận của cây.
- Nơi sống, sự phát triển của cây
- Cách chăm sóc bảo vệ cây
THẾ GIỚI THỰC VẬT
MỘT SỐ LOẠI HOA
( 1 TUẦN )
- Tên gọi một số loại hoa.
- Ích lợi.
- Cách Sử dụng.
- Cách bảo quản
MỘT SỐ LOẠI QUẢ
( 1 TUẦN )
- Tên gọi một số loại quả.
- Ích lợi.
- Cách Sử dụng.
- Cách bảo quản
CHỦ ĐỀ 6: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 06 Tuần
Từ ngày .2010 đến ../2010
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất: - Phát triển một số vận động cơ bản: bò, trườn, chạy, nhảy.
- Phối hợp tay chân nhịp nhàng khi: bò, trườn, chạy, nhảy.
- Bắt chước tạo dáng đi, vận động đặc trưng của một số con vật: vịt lạch bạch, mèo nhẹ nhàng
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi những nơi dơ bẩn, nguy hiểm.
- Ôn biết làm thế nào để cho răng sạch ( bài 2 ).
2. Phát triển nhận thức: - Trẻ có kiến thức sơ đảng, thiết thực về thế giới động vật: tên gọi, một số đặc điểm nổi bật, thức ăn, môi trường sống của một só loài động vật.
- Phát triển óc quan sát, khả năng so sánh một số động vật về hình dáng, sinh sản, thức ăn, nơi sống, vận động
- Tập đếm đến 3, 4. Nhận biết nhóm có 3, 4 đối tượng. Tách, gộp nhóm có 3 đối tượng. 
- Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao, chiều dài của 2 đối tượng.
3. Phát triển ngôn ngữ: 
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số động vật. 
- Biết nói lên những điều trẻ quan sát thấy, nhận xét, trao đổi và thảo luận với người lớn và các bạn. biết bày tỏ ý muốn, cảm xúc của mình và giao tiếp với mọi người bằng lời nói. 
- Trẻ đọc, phát âm đúng các bài thơ, chuyện, câu đố, bài hát về các con vật..
4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
- Biết yêu thích các con vật 
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ con vật.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết sử dụng đường nét, màu sắc tạo ra các tác phẩm vẽ, nặn về từng con vật.
- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn.
- Hát, thể hiện vận động của từng loài vật qua các bài hát và vỗ tay theo phách. 
- Biết yêu thích vẻ đẹp riêng của từng loài vật ( mèo có bộ lông mượt; chim có giọng ca hay ) 	 
II/ MẠNG NỘI DUNG CHUNG:
MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH ( 2 tuần )
- Tên gọi, đặc điểm (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, thói quen, vận động), ích lợi, các món ăn từ vật nuôi, nơi sống.
- Cách chăm sóc bảo vệ con vật nuôi.
MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG ( 1 tuần )
- Tên gọi, đặc điểm (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, thói quen, vận động), ích lợi, các món ăn từ động vật, nơi sống.
- Cách chăm sóc bảo vệ môi trường sống của chúng.
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CÁ ( 1 tuần )
- Tên gọi, Các bộ phận, kích thước, lợi ích, các món ăn từ cá, nơi sống 
- Cách chăm sóc bảo vệ môi trường sống của chúng.
CHIM + ÔN TẬP ( 2 Tuần )
- Tên gọi, đặc điểm (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, thói quen, vận động ), Ích lợi,các món ăn từ chim, nơi sống
- Cách chăm sóc bảo vệ môi trường sống của chúng.
CHỦ ĐỀ 7: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 02 Tuần
Từ ngày . 2010 đến ./2010
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất: 
- Biết thực hiện đông tác của các nhóm cơ và các bài tập TD cơ bản một các thuần thục, nhịp nhàng.
 - Phát triển các tố chất: chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, thích tập luyện TD và giữ gìn sức khoẻ .
- Biết phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi ở lòng, lề đường.
- Ôn tại sao răng quan trọng ? ( Bài 1).
2. Phát triển nhận thức: - Biết và gọi đúng tên các loại phương tiện và luật lệ giao thông 
- Biết quan sát ghi nhớ đặc điểm (cấu tạo, màu sắc, tốc độ, âm thanh, công dụng, nhiên liệu) của các loại phương tiện giao thông và các biển báo.
 - Biết ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
- Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng. 
- Ôn chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
3. Phát triển ngôn ngữ: 
- Nói đúng các từ chỉ tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng và các bộ phận của phương tiện GT 
- Biết lắng nghe, biết bày tỏ ý muốn, cảm xúc của mình và giao tiếp với mọi người bằng lời nói. 
- Trẻ đọc, phát âm đúng các bài thơ, chuyện, câu đố, bài hát về phương tiện giao thông.
4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:- Biết ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
- Có một số thói quen cần thiết khi tham gia giao thông.
	 - Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, không chơi đùa trên đường và vỉa hè. 
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết sử dụng đường nét, màu sắc tạo ra các tác phẩm vẽ, nặn về phương tiện giao thông.
- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn.
- Hát đúng và vận động phù hợp nhịp điệu bài hát.
- Biết được một số luật lệ an toàn khi đi ra đường.
II/ MẠNG NỘI DUNG:
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG XUNG QUANH BÉ
- Tên gọi, đặc điểm (cấu tạo, màu sắc, tốc độ, âm thanh, công dụng, nhiên liệu)của các loại PTGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không.
- Nơi hoạt động: trên dường, đường sắt, bến tàu, sân bay.
- Người điều khiển các loại PTGT: tài xế, thuyền trưởng, người lái tàu, phi công.
- Có một số thói quen cần thiết khi tham gia giao thông.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG XUNG QUANH BÉ
- Tên gọi, đặc điểm (cấu tạo, màu sắc, tốc độ, âm thanh, công dụng, nhiên liệu)của các loại PTGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không.
- Nơi hoạt động: trên dường, đường sắt, bến tàu, sân bay.
- Người điều khiển các loại PTGT: tài xế, thuyền trưởng, người lái tàu, phi công.
- Có một số thói quen cần thiết khi tham gia giao thông.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
BÉ LÀM QUEN VỚI LUẬT GIAO THÔNG
- Một số luật ATGT dành cho người đi bộ, xe đạp, xe máy, ôtô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ.
- Hiểu ý nghĩa của một số biển báo giao thông đơn giản và quen thuộc.
- Tác dụng của LLGT: đảm bảo trật tự an toàn.
CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 02 Tuần
Từ ngày / 2011 đến /2011
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất: 
- Biết thực hiện đông tác của các nhóm cơ và các bài tập TD cơ bản một các thuần thục, nhịp nhàng.
- Trẻ có một số kĩ năng vận động để mô tả lại một số hoạt động, công việc của một số ngành nghề trong xã hội: Nấu ăn, thợ may, thợ xây, giáo viên, bác sĩ,
- Phát triển các vận động phối hợp các giác quan: chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, thích tập luyện TD và giữ gìn sức khoẻ .
- Biết ăn uống cho đủ chất dinh dưỡng, hợp lí. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết và công việc. 
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi ở lòng, lề đường.
 - Em không sợ hại khi đi chữa răng ( bài 5 ).
2. Phát triển nhận thức:
- Biết được trong xã hội có nhiều ngành nghề khác nhau.
- Biết tên gọi, công việc, đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm, ích lợi của một số nghề gần gũi và phổ biến: dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, sản xuất,
- Phát triển tính tò mò, hiểu biết, óc quan sát, khả năng so sánh, phân loại đồ dùng, sản phẩm theo nghề.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết một số từ mới về một số nghề.
- Sử dụng được từ, câu phù hợp khi trò chuyện về nghề ( tên gọi, công việc, sản phẩm,)
- Biết nói lên những điều trẻ biết và quan sát thấy.
- Đọc và phát âm đúng các bài thơ, câu đố, câu chuyện, bài hát về các nghề.
4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
- Biết yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phú về những công việc và sản phẩm của các nghề.

File đính kèm:

  • docMUC TIEU NOI DUNG MAM.doc