Bài giảng Mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân

- Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi trong đương hẹp; bật vào vòng liên tục, ném trúng đích; bò bằng bàn tay, bàn cân, phối hợp nhịp nhàng.

- Có khả năng tự phục vụ bản thân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt.)

- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ bản thân.

 

doc58 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề : Bản thân
 Thời gian thực hiện : 3 tuần 
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Phát triển thể chất
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi trong đương hẹp; bật vào vòng liên tục, ném trúng đích; bò bằng bàn tay, bàn cân, phối hợp nhịp nhàng.
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt.)
- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ bản thân.
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị ốm đau, mệt, khó chịu.
- Nhận biết và tránh một số vật dụng , nơi nguy hiểm đối với bản thân.
- Rèn luyện kỹ năng: Đánh răng, lau mặt, rửa tay
- Rèn nề nếp, hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân
- làm quen với một số quy định an toàn ở trường, ở nhà
- Tập vận động các nhóm cơ và hô hấp
- Đi trong đường hẹp, đi theo đường dzich dzăc.
Thể dục
- Bật liên tục qua 5 ô.
TC : Chuyền bóng.
- Đi bước dồn ngang trên ghế Thể dục.
TC : Nhảy tiếp sức.
- Đi theo đường dzích dzắc về nhà.
TC; Ném bóng vào rổ.
TC Dân gian:
 - Lộn cầu vồng.
 - Mèo đuổi chuột.
 - Tập tầm vông.
Phát triển thẩm mĩ
- Hỡnh thành và phỏt triển khả năng cảm nhận cỏi đẹp.
- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật .
- Thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa hát, âm nhạc về chủ đề bản thân.
- Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về bản thân và người thân có bố cục hài hoà cân đối.
- Biết tự chăm sóc và làm đẹp bản thân.
- Biết phân biệt và tỏ thái độ trước cái đẹp của bản thân và của bạn.
- Biết lựa chọn cac loại trang phục phù hợp với bản thân với thời tiết.
- Sử dụng các nguyên vật liệu phong phú, đa dạng để tạo ra các trang phục đẹp mắt. 
- Nghe, phân biệt và thể hiện cảm xúc phù hợp các sắc thái, tình cảm đa dạng của bài hát
Biết sử dụng sáng tạo các nhạc cụ.
Tạo hình
- Vẽ đồ dùng của bản thân bé thường sử dụng.
- Nặn bạn trai , Bạn gái.
- Gấp quần áo. 
Âm nhạc
- Hát + Vận động: 
 Khuôn mặt cười; Vì sao mèo rửa mặt; 
 Tập đếm.
- Nghe : Năm ngón tay ngoan; Chú mèo con; Xe chỉ luồn kim.
- Trò chơi: Tai ai tinh
Phát triển nhận thức
- Hình thành cho trẻ phẩm chất, năng lực ham học hỏi. ý thức của việc học tập và tích cực tham gia quá trình học.
- Phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ, tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Có khả năng phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo hai dấu hiệu, nhận biết được số lượng trong phạm vi 6, biết được số đặc điểm giống nhau và khác nhau của các hình.
Chức năng các giác quan và các bộ phận của cơ thể
đặc điểm nổi bật của các đồ dùng làm bằng vải, ni lông
Sự thay đổi trong sinh hoạt của bản thân theo mùa.
-Phân nhóm đối tượng theo hình dạng và tìm đặc điểm chung của nhóm.
- Sắp xếp các đối tượng theo trình tự về kích thước
Làm quen với toán
 - Ôn luyện đếm đến 5 - Nhận biết số 6
Gộp tách nhóm đối tượng trong phạm vi 6.
- Quan hệ hơn kém trong phạm vi 6.
 - Làm sách số lượng 6 ( Góc )
Khám phá khoa học.
- Khám phá sức hút của Nam châm ( Góc ).
- Đôi mắt của bé.
- Tai bé nghe thấy gì?
- Nhu cầu ăn uống hàng ngày của bé.
Phát triển ngôn ngữ
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân về những người thân biết biểu đạt những suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng các câu đơn và câu ghép.
- Biết một số chữ cái trong từ, chỉ họ và tên riêng của mình, của một số bạn trong lớp và tên gọi của một số bộ phận cơ thể.
- Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh.
- Thích giúp đỡ bạn bè và người thân.
- Nghe phân biệt và thể hiện thái độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói và giọng đọc.
- Nghe và hiểu nội dung các câu đơn, câu phức và biết trả lời các câu hỏi khác nhau
- Hiểu nội dung các tác phẩm văn học phù hợp với trẻ.
- Hiểu nội dung câu truyện và có liên hệ với bản thân
- Làm quen nhóm chữ cái a, ă, â
Văn học
- Thơ : Chiếc bóng
- Truyện : Cậu bé Mũi dài.
- Đồng dao : Dích dích Dzắc dzắc.
Hoạt động làm quen với chữ viết
 Làm quen chữ cái a, ă, â
Tập tô chữ cái a, ă, â.
Ôn chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â.
Phát triển tình cảm- xã hội
- Cảm nhận được trang thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ hành động
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác, chơi hoà đồng với bạn
- Biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp, qui định ở trường, lớp, ở nhà và nơi công cộng.
- Tự tin, có trách nhiệm, hợp tác và sống thân thiện với mọi người
- Trẻ phân biệt điểm giống và khác nhau của mình và người khác
- Cách biểu lộ tình cảm, cảm nghĩ phù hợp với hoàn cảnh
Tự hào về thành công của bản thân. Cách cư sử với người thân trong gia đình, bạn bè và cô bác trong trường mầm non.
Biết cộng tác với các bạn khác trong lớp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
TCPV: gia đình, phòng khám, siêu thị
Tạo hình: Tô màu xé cắt dán làm ảnh tặng bạn, tặng mẹ, làm rối, thiết kế thời trang, làm đồ chơi 4 nhóm thực phẩm.
Âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài hát đã thuộc, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau
Kham phá: phân nhóm phân biệt các chức năng các bộ phận.
Văn học: Làm sách tranh truyện về một số đặc điểm, hình dáng bên ngoài của bản thân, viết, dán thêm các chữ còn thiếu trong từ
Xây dựng: Xếp hình, xây nhà, công viên, vườn hoa
Kế hoạch tuần 1
 Tôi là ai
 Ngày
Hoạt động
Thứ 2
(5/10)
Thứ 3
(6/10)
Thứ 4
(7/10)
Thứ 5
(8/10)
Thứ 6
(9/10)
Đún trẻ, thể dục sỏng
Đón trẻ vào lớp, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp.Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần. Cho trẻ soi gương và quan sát, trò chuyện về đặc điểm, sở thích của bản thân, sau đó so sánh với các bạn. Hỏi tên trẻ, kí hiệu riêng của trẻ.
Hoạt động học 
Làm quen với MTXQ
Đôi mắt của bé
Làm quen với chữ viết
Làm quen với chữ a, ă, â
Tạo hỡnh
Vẽ đồ dùng của bé
Thể dục
VĐCB: Bật liên tục qua 5 ô.
TC: Truyền bóng
Làm quen với toỏn
Ôn luyện trong phạm vi 5. Nhận biết số 6
Văn học
Thơ: Chiếc bóng
Âm nhạc
TT Hát: Khuôn mặt cười
Nghe: Xe chỉ luồn kim
TC: Tai ai tinh 
Hoạt động ngoài trời
Quan sát thời tiết.
TC: Chuyền bóng qua chân
Chơi theo ý thích
Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi.
TC: Trốn tìm
Chơi theo ý thích
Vẽ phấn trên sân trường hình bạn trai, bạn gái.
TC:Tung bóng
Chơi tự do
Nghe kể chuyện về chủ đề.
TC: Mèo đuổi chuột.
Chơi tự do
Đọc thơ, hát 
TC: Chó sói sấu tính
Chơi tự do
Chơi hoạt động ở gúc
Gúc đúng vai
Mẹ con, phòng khám, cửa hàng, siêu thị
Gúc xõy dựng
Xếp hình các bạn, xây nhà, công viên.
Gúc tạo hỡnh
Tô màu, xé, cắt dán, làm ảnh tặng bạn thân, tặng mẹ. Nặn đồ dùng của bé, làm rối từ các nguyên vật liệu khác.
Gúc khỏm phỏ khoa học và thiờn nhiờn
Phân nhóm các bộ phận cơ thể, gộp và tách các bạn trai gái, chắm sóc cây.
Các âm thanh từ các loại khác nhau.
Gúc văn học và chữ viết.
Làm sách tranh truyện về một số đặc điểm, hình dáng bên ngoài của bản thân, viết các chữ còn thiếu vào các bài thơ câu truyện, viết các chữ cái đã học.
Gúc õm nhạc
Hát, biểu diễn các bài hát trong chủ đề, chơi với các dụng cụ âm nhạc, Nghe các âm thanh khác nhau.
Gúc toỏn
Tạo nhóm các bộ phận cơ thể trong phạm vi 6 và viết số tương ứng..
Hoạt động chiều
Dạy trẻ đọc đồng dao
- Chơi tự do
- Trả trẻ
- Chơi trò chơi dân gian.
- Chơi tự do
- Trả trẻ 
Làm quen bài mới.
- Chơi tự do
- Trả trẻ
- Hoàn thành bài vở
- Chơi tự do
- Trả trẻ
- Lao động vệ sinh
- Chơi tự do
- Trả trẻ
VI/ Hoạt động góc Tuần 1 
Hoạt động
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn
Lưu ý
Đón trẻ
Cô và trẻ cùng trò chuyện về bản thân trẻ, về các bạn người thân của trẻ.
Trẻ đến lớp ngoan, lễ phép, biết chào cô và bố mẹ.
- Biết gắn thẻ ở góc mình chọn
- Lớp học thoáng mát, sạch sẽ.
- Kí hiệu của trẻ
- Cô đón trẻ ân cần, niềm nở.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về bạn trai, bạn gái, người thân trong gia đình. Đặc điểm của từng người....
- Các co hãy kể về các bộ phận trên cơ thể mình?.
- Các bạn khác như thế nào?
Thể dục sáng
Trẻ tập theo đĩa, cầm quả bông.
Trẻ xếp hàng thẳng, biết dãn cách đều nhau, biết vận động theo nhạc và đúng nhịp.
- Tập đều và tập đúng các động tác.
- Sân tập rộng thoáng.
- Đĩa nhạc gồm các bài hát, trong chủ đề.
- Quả bông
1. Khởi động: 
- Tổ chức cho trẻ đi, chạy vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy theo nhạc không lời. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang theo tổ.
2. Trọng động:
Cô giới thiệu bài tập thể dục, mở nhạc và cho trẻ tập cùng với cô theo đĩa bài hát trong chủ điểm.
Khuyến khích trẻ tập đều, đúng nhịp, đúng động tác.
3. Hồi tĩnh:
Trẻ đi bộ hít thở nhẹ nhàng theo nhạc không lời
Hoạt động góc
Phân vai
- Mẹ con
- Phòng khám bệnh
- Cửa hàng, siêu thị
Xây dựng
- Xây nhà, xếp đường về nhà bé.
Tạo hình
- Tô màu, xé, cắt dán, làm ảnh tặng bạn thân, tặng mẹ. - Nặn đồ dùng của bé, làm rối từ các nguyên vật liệu khác
Sách truyện
- Làm sách tranh truyện
- Sao chép chữ đã học.
- Viết các chữ còn thiếu trong bài thơ câu truyện.
- Xem truyện tranh
Khám phá khoa học.
- Phân nhóm các bộ phận cơ thể
- chăm sóc cây.
- Các âm thanh từ các loại đồ vật khác nhau
Âm nhạc
- Hát, biểu diễ các bài hát trong chủ đề
 - Chơi với các dụng cụ âm nhạc, 
- Nghe các âm thanh khác nhau
toán
-Tạo nhóm các bộ phận cơ thể trong phạm vi 6 và viết số tương ứng..
- Bước đầu trẻ biết về nhóm để chơi theo nhóm, biết chơi cùng nhau theo nhóm.
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi
- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: Mẹ đi chợ, nấu ăn, bác sĩ khám bệnh, người bán hàng mời khách mua hàng.
- Trẻ bước đầu biết xây nhà, xếp đường về nhà, tạo khung cảnh nhà có vườn hoa, hàng rào.
- Trẻ biết tạo ra những bức ảnh đẹp .
- Trẻ biết tái tạo các nhân vật rôid từ các nguyên vật liệukhác nhau, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách.
- Trẻ biết viết các chữ cái mà trẻ đã được học.
- Biết cách cầm, mở truyện
- Trẻ phân biệt các bộ phận trên cơ thể.
- Biết tưới nước, nhổ cỏ cho cây.
- Trẻ phân biệt các âm thanh từ các dụng cụ khác nhau.
- Thuộc các bài hát trong chủ đề bản thân.
- Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc.
- Biểu diễn tự nhiên, biểu lộ sắc thái.
- Lắng tai nghe các âm thanh, phân biệt được chúng
- Trẻ xếp các bộ phận cơ thể theo hàng ngang, theo nhóm và viết số tương ứng.
- Bộ đồ dùng gia đình, búp bê các loại vải vụn các màu, quần áo, búp bê, giường nôi
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi phòng khám, trò chơi bán hàng, áo, tai nghe...giấy bút, quần áo.....
- Các loại đồ chơi nhóm xây dựng: Gạch, cây ăn quả, các loại rau, hoa, hàng rào, nhà....
- Giấy vẽ, bút sáp, giấy màu, hồ, kéo
- Tranh ảnh, hoạ báo.
- Len vụn, vải vụn
- Các bức tranh nhân vật các câu truyện
- Các bài thơ, câu truyện khổ to.
- Tranh các câu truyện.
- Các bức ảnh có chứa từ tương ứng.
- Các tranh vẽ các bộ phận cơ thể.
- Cây cảnh, bình tưới nước, thùng rác.
- Các loại đồ vật phát ra âm thanh
- Các bài hát trong chủ đề
- Dụng cụ âm nhạc
- Trang phục.
- Các loại đồvật phát ra âm thanh.
- Giấy vẽ, bút màu, kéo, hồ.
- Giấy, bút màu.
- Các chữ số, tranh ảnh...
- Trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình. Đóng vai bố mẹ cho búp bê ăn cháo, uống sữa...
- Đóng vai bác sĩ mặc áo bác,sĩ đeo tai nghe khám cho bệnh nhân, hỏi han bệnh nhân. Cô hướng đấn trẻ nghe tim phổi gợi ý trẻ nói cảm nhận của mình khi nghe nhịp tim. So sánh nhịp tim của mình của bạn bằng cách sử dụng từ nhanh hơn, chậm hơn, to hơn, nhỏ hơn...Cho trẻ cầm đèn khám răng cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân cần được đánh răng sạch sẽ, đúng cách.
- Chơi bán hàng ở siêu thị, cô giúp trẻ sắp xếp một cửa hàng bán các loại đồ dùng cá nhân như: giấy, bút, mũ ,kem dánh răng, rau quả các loại...Thái độ người bán hàng niềm nở, giới thiệu hàng hoá với khách mua hàng.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngôi nhà của mình 
- Cho trẻ kể về các kiểu nhà. Trẻ tự thoả thuận với nhau về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp
- Ngôi nhà gồm các bộ phận nào? Cửa sổ, cửa ra vào
- Cô gợi ý cho trẻ xây sáng tạo, có lối đi, hàng rào, thảm cỏ, cây cảnh vườn hoa, ao cá...
- Hướng dẫn trẻ xếp các khối gỗ với nhau tạo ra các kiểu nhà có các màu sắc khác nhau.
- Cô hướng dẫn trẻ cắt, dán, tạo ra những bức ảnh tặng cho người thâ, bạn bè mình...
- Cô hướng dẫn trẻ làm các con rối từ các nguyên vật liệu như: len, vải... cách làm váy, áo cho búp bê, cho trẻ quan sát cách cô tạo hình..
- Cô cho trẻ vẽ theo tranh truyện sau đó đóng thành quyển. Kể chuyện sáng tạo cho bạn nghe.
- Cô cho trẻ chỉ đọc bài thơ cô viết đủ sau đó cho trẻ nhận xét bài cô viết để trống các chữ cái đã học. Yêu cầu trẻ phát hiện ra các chữ cái bị thiếu và điền vào đúng chỗ.
- Trẻ lấy những quyển truyện tranh mà cô yêu cầu sau đó trẻ mở xem hình ảnh chỉ cho bạn biết.
- Trẻ đọc các từ dưới các bức ảnh phát hiện các chữ cái đã được học trẻ in hoặc viết lại các chữ cái đó.
- Cho trẻvẽ các bộ phận trên cơ thể cài vào theo đúng vị trí.
- Cô hướng dẫn cách lấy nước, tưới nước, nhổ cỏ bỏ vào thùng rác.
- Trẻ dán các vật phát ra âm thanh vào đúng vị trí
- Cô cho trẻ cầm các loại dụng cụ âm nhạc trẻ múa các bài hát trong chủ đề mà trẻ yêu thích, Có thể múa hát tập thể, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc gõ, lắc...tạo cho phần biểu diễn thêm sinh động.
- Trẻ dùng tai nghe các âm thanh khác nhau và đoán xem các âm thanh đó là do đâu mà có.
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ bạn trai bạn gái, trò truyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể của các bạn, yêu cầu trẻ vẽ các bộ phận và chia nhóm theo yêu cầu của cô.
Nhận xét cuối buổi chơi.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết.
- Lắng nghe các âm thanh khác nhau.
- Vẽ phấn trên sân trường hình bạn trai, bạn gái.
- Nghe kể chuyện về chủ đề.
- Đọc thơ, hát
 TC: Chuyền bóng qua chân
TC: Trốn tìm
TC:Tung bóng
TC: Mèo đuổi chuột.
TC: Chó sói sấu tính
- Trẻ nói về thời tiết, mát, nóng
- Biết phân biệt các âm thanh.
- Trẻ vẽ hình các bạn theo ý của mình.
-Lăng nghe cô kể chuyện
- Thuộc các bài thơ, bài hát.
- Sân rộng, mát
- Các đồ dùng phát ra âm thanh
- Phấn, sân rộng
- Các câu truyện
- Các bài hát, bài thơ.
- Cô cùng trẻ nhìn lên bầu trời, nhìn cảnh vật sau đó cho trẻ nói lên nhận xét của mình.
- Cô hướng trẻ lắng tai nghe các âm thanh cô là người tạo ra các âm thanh đó. Nói nó được tạo ra bởi cái gì?
- Trẻ nói vể đặc điểm các bạn trai,bạn gái sau đó cùng nhau thể hiện bằng hình vẽ.
- Cô chuẩn bị những câu truyện có nội dung hấp dẫn phù hợp với chủ đề yêu cầu trẻ ngồi ngoan, lắng nghe và đặt các câu hỏi, cùng cô trả lời.
- Trẻ đọc bài thơ nào mà mình thuộc và thích nhất. Cô cùng các bạn lắng nghe và hưởng ứng theo.
Hoạt động chiều
 - Dạy trẻ đọc đồng dao
- Chơi trò chơi dân gian.
- Làm quen bài mới.
- Hoàn thành bài vở.
- Lao động vệ sinh.
- Chơi tự do các góc
- Trả trẻ
- Trẻ đọc theo cô chính xác.
- Biết cách chơi, chơi đúng luật.
- Biết một số nội dung cơ bản của bài mới.
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
- Lau đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ
- Các bài đồng dao.
- Một số trò chơi dân gian.
- Đồ dùng của bài mới.
- Vở các loại
- Nước, khăn lau, chổi...
- Cô là người đọc trước toàn bộ bài đồng dao, cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài.
- Cô đưa ra cách chơi, luật chơi sau đó cô chơi cùng trẻ một vài lần.
- Cô cho trẻ làm quen với một số nội dung cơ bản của bài ngày hôm sau. Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
- Cho các bạn nghỉ học, học chưa xong ở các bài hôm trước làm nốt theo sự hướng dẫn của cô. 
- Cô cho trẻ nói cách bảo quản, giữ gìn đồ chơi sạch và đẹp, trẻ lấy khăn lau, cùng cô vệ sinh lớp học.
 Hoạt động học tuần 1
Thời gian
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ hai
5.10.09
MTXQ
1. Kiến thức
- Biết mắt là một trong 5 giác quan của cơ thể con người, mắt có vai trò quan trọng trong quá trình khám phá thế giới.
- Biết đặc điểm hình dáng, cấu tạo và cách giữ gìn, bảo vệ đôi mắt.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng thực hiện các vận động của đôi mắt và biết sử dụng các vận động đó một cách thích hợp
3.Thái độ
- Trẻ có ý thức và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt..
- Máy tính
- Tranh vẽ hình ảnh em bé có đôi mắt to.
Tranh vẽ các bộ phận rời của đôi mắt: tròng trắng, tròng đen, con ngơi, lông mi, lông mày.
Gương, một số bài hát phù hợp.
* ổn định gây hứng thú
Co mở băng bài hát và hỏ trẻ nghe thấy bài hát ở đâu, cùng trẻ đến chỗ có bài hát. Cho trẻ chơi trò chơi trốn tìm. Hỏi trẻ: Phải làm gì trước khi bạn trốn ra ngoài.?
Làm thế nào để biết bạn trốn ở đâu?
* Dạy nội dung
- Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt và chia cho mỗi trẻ một bức tranh sau đó cô cho trẻ đoán xem mình cầm gì trên tay.
Cho trẻ mở mắt và quan sát bức tranh của mình. Trẻ nói về bức tranh mà trẻ đang cầm
Cô hỏi: nhờ bộ phận nàocủa cơ thể mà các con biết được về bức tranh?
Cho trẻ nhắm mắt phải, quan sát bằng mắt trái, nói nhận xét của mình. Ngược lại.
Cho trẻ mở 2 mắt quan sát lại và nhận xét xem nhìn một mắt rõ hơn hay nhìn hai mắt
* Cô cho trẻ nhắm mắt và chia cho trẻ mỗi bạn một bức ảnh hỏi xem trẻ có nhìn thấy ảnh của ai không? Vì sao?
Vậy chúng mình hãy mở mắt quan sát xem nào? Các bé nhìn thấy gì? Vì sao lại thấy các hình ảnh đó.
Cô cho trẻ cầm tranh ảnh trên tay co tắt đèn, đóng cửa... hỏi trẻ có nhìn rõ không? Vì sao?
Cô mang một số đồ chơi của lớp ra rồi từ từ bật 
đèn, mở cửa, trẻ nhận xét.
* Cô hỏi về các cảm giác đã thử:
- Ngồi một mình trong phòng tối các con thấy thế nào?
- Cô khẳng định lại dù có mở mắt thật to nhưng khi trời tối thì chúng ta cũng không nhìn thấy mọi thứ xung quanh.
- Khi nhắm mắt đi trong nhà hoặc trong lớp các cháu thấy thế nào?
- Khi mở mắt ra mà đi thì các cháu thấy thế nào?
- Những người mà bị mù thì sẽ như thế nào?
* Trẻ tìm hiểu về cấu tạo của mắt.
- Mắt cháu đâu các cháu hãy nhìn vào gương và nói nhận xét của mình về đôi mắt.
Cô treo tranh em bé có đôi mắt yêu cầu trẻ quan sát và nêu nhận xét của mình? Cho trẻquan sát mắt bạn và nói nhận xét
Cô cho trẻ lên gắc các bộ phận của con mắt. Hỏi trẻ bộ phận nào của mắt là quan trọng nhất?
Cho trẻ vân động mắt: mở, nhắm và chớp...nói bộ phận nào hoạt động?
Nói lên tác dụng của từng bộ phận của mắt.
Vậy đôi mắt rất quan trọng chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ chúng?
Những loại thức ăn nào có lợi cho mắt?
Các con có biết những bệnh nào về mắt?
Để không bị cận thi chúng ta phải làm gì?
TC: Trò chơi vận động mắt. Cô hô: mặt trời chói chang, trẻ nheo mắt, Gió thổi bụi bay trẻ lấy tay bịt mắt....
Hát rửa mặt như mèo trẻ thu don đồdùng 
Kết thúc.
Thời gian
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ ba
6.10.09
LQCC
Làm quen chữ cái: a, ă â
1. Kiến thức
- Nhận biết, phát âm đúng chữ cái a, ă, â.
- Trẻ tìm đúng các chữ trong từ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái: a, ă, â.
- Trẻ so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cái: a, ă, â.
- Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3. Thái độ 
- Thích chơi đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ xhơi.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
- Bộ thẻ chữ cái của cô và trẻ, giá, bảng, bút dạ
- Tranh có từ chứa các chữ cái: a, ă, â.
- Hình ảnh về bạn trai, bạn gái, khăn mặt, cặp tóc..
- Bài thơ: Chiếc bóng viết trên khổ giấy lớn.
 - Đàn đài
- Các bài hát phù hợp
1. ổn định gây hứng thú
Cô bật nhạc bài hát: Khuôn mặt cười. Cô và trẻ trò truyện về các giác quan.
2. Dạy bài mới
* Làm quen chữ cái a
Đọc câu đố: Lắng nghe tiếng mẹ tiếng cô
 Âm thanh, tiếng động, nhỏ to quanh mình
 Là cái gì? cái tai
- Cô giới thiệu từ cái tai.
- Cho trẻ đọc. Trong từ cái tai bạn nào lên lấy hai chữ giống nhau có nét cong tròn khép kín.
- Trẻ lên lấy. Cô đọc, phát âm
- Cho trẻ đọc, phát âm nhiều lần
- Cô đưa thẻ chữ in hoa, in thường giới thiệu cho trẻ biết
- Cho trẻ nhận xét chữ o
- Cô củng cố lại chữ cái a là một nét cong tròn

File đính kèm:

  • docgiao an chu de ban than tra.doc
Giáo Án Liên Quan