Bài thu hoạch Chuyên đề 4: Kỹ năng quản lí xung đột

CÂU HỎI

Câu 1: Vì sao nói rằng mâu thuẫn, xung đột là không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc cùng nhau?

Câu 2: Để giải quyết hiệu quả xung đột với đồng nghiệp bạn nên xử lí như thế nào?

TRẢ LỜI

Câu 1: Vì sao nói rằng mâu thuẫn, xung đột là không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc cùng nhau?

Xung đột là sự đối đầu phát sinh từ sự không thống nhất từ các bên, do có những mục tiêu, tư tưởng, trái ngược nhau và trong quá trình trong đó một bên cảm nhận rằng những quyền lợi của họ bị bên kia chống lại hoặc ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi hành động của bên kia. Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích mục tiêu, ý kiến, quan điểm, giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức có khuynh hướng đối lập nhau.

Xung đột chỉ phát triển khi 1 trong các bên bắt đầu có những hành động làm tổn hại lợi ích bên kia, nếu bên kia cũng đáp trả lại như vậy thì xung đột từ trạng thái tiềm ẩn chuyển sang xung đột thực tế.

Xung đột là kết quả tự nhiên và không thể tránh khỏi trong bất kỳ ở 1 nơi nào, nhóm nào

Xung đột hết sức cần thiết giúp nhóm hoạt động có hiệu quả. Vì vậy trong một hoạt động tập thể luôn tồn tại 2 loại xung đột. đó là xung đột tích cực và tiêu cực.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 4318 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Chuyên đề 4: Kỹ năng quản lí xung đột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP CDNNMN II – Huyện Mỹ Tú
Tỉnh Sóc Trăng 
Nguyễn Thị Hồng Nhung
BÀI THU HOẠCH
CHUYÊN ĐỀ 4: KỸ NĂNG QUẢN LÍ XUNG ĐỘT
CÂU HỎI
Câu 1: Vì sao nói rằng mâu thuẫn, xung đột là không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc cùng nhau?
Câu 2: Để giải quyết hiệu quả xung đột với đồng nghiệp bạn nên xử lí như thế nào?
TRẢ LỜI
Câu 1: Vì sao nói rằng mâu thuẫn, xung đột là không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc cùng nhau?
Xung đột là sự đối đầu phát sinh từ sự không thống nhất từ các bên, do có những mục tiêu, tư tưởng, trái ngược nhau và trong quá trình trong đó một bên cảm nhận rằng những quyền lợi của họ bị bên kia chống lại hoặc ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi hành động của bên kia. Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích mục tiêu, ý kiến, quan điểm, giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức có khuynh hướng đối lập nhau.
Xung đột chỉ phát triển khi 1 trong các bên bắt đầu có những hành động làm tổn hại lợi ích bên kia, nếu bên kia cũng đáp trả lại như vậy thì xung đột từ trạng thái tiềm ẩn chuyển sang xung đột thực tế.
Xung đột là kết quả tự nhiên và không thể tránh khỏi trong bất kỳ ở 1 nơi nào, nhóm nào
Xung đột hết sức cần thiết giúp nhóm hoạt động có hiệu quả. Vì vậy trong một hoạt động tập thể luôn tồn tại 2 loại xung đột. đó là xung đột tích cực và tiêu cực.
+ Mặt tích cực: Xung đột và mâu thuẫn có lợi trong tổ chức khi nó xuất phát từ những bất đồng về năng lực. Khi có quá ít xung đột hay mâu thuẫn cũng là điều bất lợi, nó sẽ khiến cho người ta bằng lòng hay tự mãn, khi đó sẽ có rất ít sáng tạo trong công việc. Mâu thuẫn, xung đột có lợi có thể cải thiện kết quả làm việc, thúc đẩy mỗi cá nhân sáng tạo và hợp tác với nhau tốt hơn, xây dưng mối quan hệ đồng nghiệp sâu sắc hơn.
+ Về mặt tiêu cực: Là những mâu thuẫn gây ảnh hưởng xấu tới công việc, tới các mối quan hệ trong tổ chức, thường liên quan tới tình cảm hay liên quan đến vấn đề không hợp nhau nhưng mang tính chất tàn phá. Khi có quá nhiều xung đột cũng gây bất lợi cho tổ chức vì mức độ xung đột cao sẽ gia tăng sự mất kiểm soát trong tổ chức, làm giảm năng suất hay phá vỡ sợ gắn kết tổng thể, tạo thành các phe phái đối lập nhau . 
Câu 2: Để giải quyết hiệu quả xung đột với đồng nghiệp bạn nên xử lí như thế nào?
Trong tổ chức có những cá nhân, nhóm thường xuyên mâu thuẫn với nhau, Ví dụ: Giáo viên chăm sóc trẻ và làm công việc tại lớp. ghen ghét nhau vì các chuyện khác 
- Các biến cá nhân: Sự khác biệt về giá trị, tính cách của mỗi các nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến xung đột. Việt Nam ta có câu “thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng méo”. Điều này cho thấy trong cuộc sống có những người chúng ta cảm thấy họ thật đáng yêu, dễ dàng trao đổi hay làm việc chung, nhưng có những người chỉ nhìn họ thôi mà tự nhiên mình có ác cảm. Vậy nếu làm việc chung thì xung đột là không thể tránh khỏi.
Để giải quyết hiệu quả xung đột có thể sử dụng các chiến lược khác nhau:
Khi chẳng may có xung đột xảy ra, hãy cố gắng giải quyết tình hình ổn thỏa một cách nhanh chóng. Mọi việc sẽ càng đi xa nếu không giữ được bình tĩnh. Bởi thế, tốt nhất hãy ngồi lại cùng nhau trong một cuộc họp ngắn gọn, để cùng tìm ra hướng giải quyết. Cố gắng bỏ qua mọi chuyện và cùng bắt tay nhau hợp tác trong tương lai.
Tạm thời né tránh trì hoãn lại cuộc tranh cãi để xung đột tiếp tục tồn tại trong điều kiện được kiểm soát, để cho 2 bên tự nhìn nhận lại bản thân và suy nghĩ về vụ việc vừa qua, và tìm một thời gian thích hợp ngồi lại nói chuyện với nhau.
Đặt mình vào vị trí của người khác. Chú ý đến phong cách, tác phong làm việc của đồng nghiệp sẽ giúp làm việc hiệu quả hơn. Ngoài việc chú ý đến sở thích, cách chọn trang phục, đầu tóc, giày dép..., nên cố gắng tìm hiểu xem họ có áp lực gì phải đối mặt. Sự tìm hiểu ấy giúp bạn cảm thông và khoan dung hơn với đồng nghiệp, và tránh được xung đột xảy ra. 
Các nguyên tắc giải quyết xung đột Đừng quên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Ai cũng có phần lỗi, chứ không phải 100% là lỗi của người khác. Hãy nhận lỗi mình và giải thích cảm giác của bạn đối với hành động của người khác để dễ hiểu nhau hơn. Tỏ ra trưởng thành về tâm lý. Đừng cố giành phần thắng. Đừng cằn nhằn, nói dai và cố chấp. Đừng hung dữ, áp chế hay làm mất mặt người khác. Càng đè bẹp người khác, bạn càng làm yếu vị thế của mình.
Thiết lập phần nền hãy chắc chắn mọi người hiểu rằng xung đột là vấn đề liên quan đến cả hai bên, chỉ có thể giải quyết thực sự thông qua thảo luận và đàm phán chứ không phải bằng sự lấn át thiếu công bằng của bên nào. Hãy thể hiện mình là người thấu hiểu vấn đề. Sử dụng kỹ năng lắng nghe để biểu hiện cho đối phương hiểu bạn sẵn sàng nghe và hiểu quan điểm, lập trường khác. Hãy nói với thái độ đúng mực nhưng quyết đoán chứ không nhún nhường thái quá hay là hung hăng lấn át.
Thu thập thông tin - Luôn tập trung vào vấn đề và mục đích của công việc, để các vấn đề và phản ứng theo tính cách cá nhân bên ngoài công việc. - Lắng nghe với sự đồng cảm và nhìn nhận sự xung đột từ quan điểm của đối phương - Nhận thức vấn đề rõ ràng và súc tích - Thể hiện cái tôi khách quan - Giữ sự linh hoạt - Gạt bỏ những cảm giác cá nhân bên lề và những suy nghĩ nhỏ nhặt.
Nhận thức đúng bản chất vấn đề Đây là một bước tất yếu, tuy nhiên các ý thích, nhu cầu và mục đích khác nhau khiến cho người ta nhận thức vấn đề rất khác nhau. Cần phải thực sự nắm được bản chất vấn đề phải xử lý trước khi tìm ra được một giải pháp cả hai bên cùng chấp nhận được. Nếu không đạt được một sự nhìn nhận thích hợp, thì ít nhất, bạn cần hiểu người khác nhìn nhận vấn đề như thế nào.
Vạch ra những giải pháp có thể Cùng các thành viên vạch ra các giải pháp có thể được, và cởi mở đón nhận mọi ý kiến, kể cả những ý tưởng bạn chưa từng nghĩ đến.
Thỏa thuận một giải pháp chung Đến bước này, xung đột có lẽ đã hết: cả hai bên có thể hiểu quan điểm của đối phương tốt hơn, và dễ dàng có được một giải pháp khiến cả hai đều hài lòng. Để hạ nhiệt những tình huống tranh cãi, cần sử dụng phương pháp thích hợp để giải quyết xung đột, khi mà các thành viên phải nhã nhặn và không có tâm ý đối đầu nhau, và tập trung vào vấn đề chung hơn là vào cá nhân các thành viên. Nếu thực hiện được điều này, và các thành viên lắng nghe nhau, tìm hiểu bản chất thực tế của vấn đề thì xung đột có thể được giải quyết thấu đáo và triệt để./.

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE 4_12579217.doc
Giáo Án Liên Quan