Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

Nắm được mục đích ban hành Bộ chuẩn PTTENT

Nắm được cấu trúc, nội dung Bộ chuẩn PTTENT

Biết cách sử dụng Bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN.

Biết xây dựng công theo dõi sự phát triển của trẻ

Biết điều chỉnh kế hoạch giáo dục dựa vào kết quả theo dõi sự phát triển của trẻ

 

ppt58 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐỒNG HỚITRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG I. MỤC TIÊUNắm được mục đích ban hành Bộ chuẩn PTTENT Nắm được cấu trúc, nội dung Bộ chuẩn PTTENTBiết cách sử dụng Bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN.Biết xây dựng công theo dõi sự phát triển của trẻ Biết điều chỉnh kế hoạch giáo dục dựa vào kết quả theo dõi sự phát triển của trẻ1. Khái niệm về chuẩnChuẩn phát triển trẻ là những tuyên bố thể hiện sự mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục. Cái trẻ đã biết vaf tự làm đượcCái trẻ nên biết và có thể làm đượcXây dựng Giáo trìnhTăng cường Giáo dục Dạy dỗ trẻNâng cao Chất lượng đào tạo Giáo viênĐánh giá các Chương trình Tiêu chuẩn Học và Phát triển SớmNâng cao Hướng dẫnNâng cao Kiến thức Cộng đồng về Phát triển của TrẻGiám sát Tiến bộ Quốc giaCác Mục đích sử dụng chuản Chuẩn giúp cho GV, cha mẹ hiểu được khả năng của trẻ để:+ Không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ không thể làm được hoặc đánh giá thấp khả năng của trẻ. + Hỗ trợ để trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình+ Theo dõi sự phát triển của trẻ để điều chỉnh các tác động kích thích sự phát triển của trẻ. Không phải là một danh mục liệt kê thật đầy đủ về sự phát triển của trẻ.  Không dùng để xếp loại trẻ. 2. Cấu trúc và nội dung của Chuẩn phát triển trẻem năm tuổi. 4.1.Cấu trúc củaChuẩn PTTCấp độ 1. LĨNH VỰCPHÁT TRIỂNCấp độ 2. CHUẨNCấp độ 3.CHỈ SỐLĩnh vựcPhạm vi phát triển cụ thể của trẻLĩnh vực Chuẩn là những mong đợi mà trẻ em năm tuổi nên biết và có thể làm được Lĩnh vực Chuẩn Chỉ sốMô tả những hành vi hay kỹ năng có thể quan sát được mà ta mong trẻ đạt được trong Chuẩn đã định. Nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm:  4 lĩnh vực 28 chuẩn 120 chỉ sốSự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp( 6 chuẩn, 31 chỉ sốSự phát triển TC và quan hệ xã hội( 7chuẩn, 34 chỉ số)Bộ chuẩn PTT 5 tuổi(4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ sốSự phát triển nhận thức ( 9 chuẩn, 29 chỉ số)Sự phát triển thể chất( 6 chuẩn, 26 chỉ số)Lĩnh vực  PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT(6 chuẩn, 26 chỉ số)Lĩnh vực phát triển thể chấtChuẩn 1.Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm; Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40 cm; Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m; Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ Chỉ số 5. Tự mặc và cởi được áo; Chỉ số 6. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; Chỉ số 7. Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản; Chỉ số 8. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhănChuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động Chỉ số 9. Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu;Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay; Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m). Lĩnh vực phát triển thể chất (tiếp)Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể Chỉ số 12. Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây; Chỉ số 13. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian; Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phútChuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng Chỉ số 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày; Chỉ số 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; Chỉ số 18. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng; Chỉ số 19. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày; Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.Chuẩn 6. Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân Chỉ số 21. Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm; Chỉ số 22. Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm; Chỉ số 23. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm; Chỉ số 24. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép; Chỉ số 25. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm; Chỉ số 26. Biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút thuốc Lĩnh vực  PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI(7 chuẩn 34 chỉ số)Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hộiChuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thânChỉ số 27. Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình; Chỉ số 28. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân; Chỉ số 29. Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân; Chỉ số 30. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thânChuẩn 8. Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng;Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc;Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày; Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.Chuẩn 9. Trẻ biết thể hiện cảm xúc Chỉ số 35. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác; Chỉ số 36. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt;Chỉ số 37. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè;Chỉ số 38. Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp; Chỉ số 39. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc;Chỉ số 40. Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;Chỉ số 41. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội (tiếp) Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn Chỉ số 42. Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi; Chỉ số 43. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi; Chỉ số 44. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi; Chỉ số 45. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn; Chỉ số 46. Có nhóm bạn chơi thường xuyên; Chỉ số 47. Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt độngChuẩn 11. Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanhChỉ số 48. Lắng nghe ý kiến của người khác; Chỉ số 49. Trao đổi ý kiến của mình với các bạn; Chỉ số 50. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè; Chỉ số 51. Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn; Chỉ số 52. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội(tiếp)Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hộiChỉ số 53. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác; Chỉ số 54. Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn; Chỉ số 55. Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;Chỉ số 56. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường;Chỉ số 57. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.Chuẩn 13. Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác Chỉ số 58. Nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân; Chỉ số 59. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình; Chỉ số 60. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.Lĩnh vực  PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP  (6 chuẩn 31 chỉ số)Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếpChuẩn 14. Trẻ nghe hiểu lời nóiChỉ số 61. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi; Chỉ số 62. Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động; Chỉ số 63. Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi;Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.Chuẩn 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp và biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ Chỉ số 65. Nói rõ ràng;Chỉ số 66. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày;Chỉ số 67. Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp;Chỉ số 68. Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân; Chỉ số 69. Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động; Chỉ số 70. Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được; Chỉ số 71. Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định;Chỉ số 72. Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (tiếp)Chuẩn 16. Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp Chỉ số 73. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp. Chỉ số 74. Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp;Chỉ số 75. Chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác;Chỉ số 76. Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói;Chỉ số 77. Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống;Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy.Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc Chỉ số 79. Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh;Chỉ số 80. Thể hiện sự thích thú với sách;Chỉ số 81. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (tiếp)Chuẩn 18. Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc. Chỉ số 82. Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống; Chỉ số 83. Có một số hành vi như người đọc sách; Chỉ số 84. “Đọc” theo truyện tranh đã biết; Chỉ số 85. Biết kể chuyện theo tranh.Chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viếtChỉ số 86. Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói;Chỉ số 87. Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân; Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái;Chỉ số 89. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình;Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới; Chỉ số 91. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Lĩnh vực PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC  (9 chuẩn 29 chỉ số)Lĩnh vực phát triển nhận thứcChuẩn 20. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên Chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung; Chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên; Chỉ số 94. Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống;Chỉ số 95. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. Chuẩn 21. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường xã hội Chỉ số 96. Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng;Chỉ số 97. Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống;Chỉ số 98. Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sốngChuẩn 22. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình Chỉ số 99. Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc; Chỉ số 100. Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em;Chỉ số 101. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc; Chỉ số 102. Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản;Chỉ số 103. Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.Lĩnh vực phát triển nhận thức (tiếp)Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo Chỉ số 104. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10; Chỉ số 105. Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm;Chỉ số 106. Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo. Chuẩn 24. Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian Chỉ số 107. Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu; Chỉ số 108. Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác. Chuẩn 25. Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gianChỉ số 109. Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;Chỉ số 110. Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày;Chỉ số 111. Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồLĩnh vực phát triển nhận thức (tiếp)Chuẩn 26. Trẻ tò mò và ham hiểu biết Chỉ số 112. Hay đặt câu hỏi;Chỉ số 113. Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanhChuẩn 27. Trẻ thể hiện khả năng suy luận Chỉ số 114. Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày; Chỉ số 115. Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại;Chỉ số 116. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắcChuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạoChỉ số 117. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát;Chỉ số 118. Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình; Chỉ số 119. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau; Chỉ số 120. Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. 3. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi 1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. a) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi. b) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.. Cách sử dụng Bộ chuẩn PTTENT để : Xác định mục tiêu giáo dục năm?Lựa chọn và cụ thể hóa nội dung?Xác định và điều chỉnh các hoạt động?Căn cứ xác định mục tiêu- Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 28 chuẩn, 120 chỉ số. Đây chính là mục tiêu giáo dục cụ thể đầu ra của trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần đạt được trong và sau quá trình giáo dục.- 120 chỉ số trong Bộ chuẩn được thực hiện qua cac thang các (chủ đề )của năm học. Căn cứ xác định nội dung- Dựa vào mục tiêu giáo dục giáo viên cụ thể nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non tương ứng với mục tiêu (các chỉ số) Mục tiêu giáo dục cụ thể (chỉ số ) -Tự mặc và cởi được áo, quần -Nội dung giáo dục( trong chương trình )+ Các loại cử động của bàn tay, ngón tay và cổ tay+ Lắp ráp các hình, xâu luồn các hạt, buộc dây+ Cài, cởi cức áo, quần, kéo khóaĐi thăng bằng được trên ghếthể dục (2m x 0,25m x 0,35m).+ Đi nối bàn chân tiến, lùi + Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván dốc, đi trên ghế thể dục3. Lựa chọn hoạt động giáo dục.- Từ nội dung giáo dục được lựa chọn, giáo viên có thể lựa chọn, thiết kế hoạt động phù hợp với chủ đề để tổ chức cho trẻ hoạt động.- Một nội dung giáo dục giáo viên có thể thiết kế thành các hoạt động khác nhau như trò chuyện, khám phá, chơi, lao động... phù hợp với khả năng. hứng thú của trẻ, điều kiện vật chất sẵn có... Các hoạt động này được tổ chức thực hiện vào các thời điểm phù hợp trong ngày.Mục tiêu giáo dục Nội dung Hoạt động - Lắng nghe ý kiến người khác - Chu y nghe nguoi khac noi- Khong cat ngang, khong noi leo- Chap nhan y kien hop ly cua nguoi khac, khong trung voi y cña minh- Trò chuyện về các hành vi, cử chỉ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau khi giao tiếp với bạn bè.- Trò chơi: “làm theo người chỉ huy”; “Ai chăm chú nhất ” tạo bảng “ Người biết lắng nghe”; - Nghe kể chuyện- Kể chuyện nối tiếp- Thảo luận theo nhóm Khi thực hiện chương trình GDMN thường thực hiện theo dõi trẻ đánh giá sự PTT vào các thời điểm nào trong nămCách xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ dựa vào Bộ chuẩn PTTENT Phương pháp theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ1. Các phương pháp theo dõi đánh giá sự phát triển trẻTạo tình huống; Quan sát; Trò chuyện với trẻ/phụ huynh/giáo viên Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. Bài tập2. Các thời điểm theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻĐánh giá hàng ngày ( Theo dõi thường xuyên) là đánh giá trẻ trong các hoạt động hàng ngày để kịp thời điều chỉnh hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong các hoạt động tiếp theo Đánh giá cuối chủ đề/ giai đoạn: đánh giá những việc giáo viên và trẻ chưa làm được để cải tiến, điều chỉnh kế hoạch, môi trường giáo dục trong các chủ đề tiếp theo 3. Các bước xây dựng Bộ công cụ theo đõi đánh giá sự phát triển của trẻBước 1. Lựa chọn các chỉ số cần theo dõi.Bước 2. Thống nhất thang điểm: đánh dấu +: đạt ; dầu -: chưa đạt; Bước 3. Nghiên cứu minh chứng của các chỉ số để lựa chọn phương pháp theo dõi, kiểm tra, dụng cụ hỗ trợBước 4. Thảo luận về danh mục kiểm tra xem những phương pháp sử dụng sẽ cho kết quả có chính xác không? Các dụng cụ sử dụng kèm theo có phù hợp không; có dễ sử dụng không? Sửa và hoàn chỉnhBước 5: Thử nghiệm danh mục kiểm tra bằng cách đóng vai trẻ và người kiểm tra để thống nhất cách thực hiện đối với từng chỉ sốVí dụ minh họa	Chỉ số: 51: Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớnĐạtThực hiện sự phân công của người khác- Vui vẻ thực hiện nhiệm vụChưa đạt Không nhận sự phân công của người khác hoặc- Không vui vẻ thực hiện*Tạo tình huống 	 Cô đưa ra một công việc và phân công trẻ vào từng công việc cụ thể. Ví dụ trực nhật lớp, cô phân công một số trẻ xếp lại giá đồ chơi, một số trẻ quét nhà, một số trẻ kê lại bàn ghế .. Cô quan sát trẻ thực hiện * Quan sát: trong các công việc lao động : vệ sinh lớp, trước, sau giờ ăn hoặc trong một trò chơi có nhiều vai chơi...*Trao đổi với phụ huynh. Ở nhà trẻ khi mẹ giao việc trẻ có thực hiện không ? Khi thực hiện công việc được giao trẻ có vui vẻ làm không ? Cong cu:- Chi so- Minh chung cho chi so- Phuong phap danh gia chi so- Dung cu, thiet bij ho tro cho viec thuc hien4.Sử dụng bộ công cụ.4.1. Sử dụng bộ công cụ để theo dõi sự phát triển của trẻ thường xuyên. - Để có thể sử dụng Bộ chuẩn PTTENT theo dõi sự phát triển thường xuyên của trẻ, GV cần nắm được các phương pháp đánh giá từng chỉ số và chủ yếu thông qua các hoạt động thường ngày cùng với trẻ- GV có thể kết hợp cùng với gia đình giáo dục các cháu một cách phù hợp để dần dần các cháu có thể đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non, nghĩa là đạt được 120 chỉ số phát triển phù hợp với độ tuổi. Để đánh giá sự phát triển của trẻ cuối kì dựa trên Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, chúng ta cần có một Bảng liệt kê các chỉ số cần đánh giá ở trẻ 5 tuổi.1- Xác định một nhóm chuyên gia xây dựng Bảng liệt kê. Đó là những người am hiểu về trẻ 5 tuổi (có thể là những người nghiên cứu về trẻ mẫu giáo, các nhà quản lí ngành học mầm non, giáo viên có kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi...)2- Từ 120 chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, nhóm chuyên gia chọn ra khoảng 30 - 40 chỉ số bảo đảm 4 nguyên tắc đã nêu trên;3- Với mỗi chỉ số được lựa chọn, cần xác định:+ Phương pháp đánh giá (có thể lựa chọn một hay một số các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ nêu trong phần phụ lục);+ Cách thức đánh giá (Ví dụ: nếu dùng phương pháp phỏng vấn thì sẽ phỏng vấn ai? Với câu hỏi cụ thể như thế nào? ở đâu?, nếu dùng phương pháp kiểm tra trực tiếp thì bài tập kiểm tra là gì?);+ Mức độ đánh giá (Ví dụ: đánh giá theo 2 mức độ: có/không; đánh giá theo 3 mức độ: có/thỉnh thoảng/không....)4- Xác định các dụng cụ, phương tiện cần thiết để thực hiện việc đánh giá với các chỉ số đã được lựa chọn vào Bảng liệt kê.	5- Đưa Bảng liệt kê với cách thức đánh giá cụ thể từng chỉ số cho một nhóm (khoảng 3-5) giáo viên có kinh nghiệm và yêu cầu họ cho biết: cách đánh giá của những chỉ số nào là chưa rõ ràng hay chưa thích hợp. 6- Nhóm chuyên gia tiến hành thử nghiệm Bảng liệt kê trên một nhóm trẻ 5 tuổi (khoảng 30 trẻ) để xác định các chỉ số phù hợpHoạt động 5. Thảo luận nhóm. Các nhóm trả lời câu hỏi sau:1. Thế nào là điều chỉnh kế hoạch giáo dục	 2. Căn cứ vào đâu để điều chỉnh kế hoạch giáo dục 1. Điều chỉnh kế hoạch giáo dục là điều chỉnh mục tiêu, nội dung giáo dục các hoạt động giáo dục cho phù hợp với cá nhân trẻ 2. Căn cứ điều chỉnh kế hoạch giáo dục Căn cứ vào Bảng tổng hợp đánh giá sự phát triển của nhóm/ lớp theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, giáo viên xem xét điều chỉnh kế hoạch giáo dục của tháng/chủ đề, tuần, ngày tiếp theo* Điều chỉnh kế hoạch chủ đề tiếp theo Cụ thể : Đối với những chỉ số có số trẻ đạt dưới 70 % thì giáo viên tiếp tục đưa vào mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo. Đối với những chỉ số có trên 70% trẻ thực hiện được, giáo viên đếm số trẻ chưa đạt được chỉ số này để chú ý tạo điều kiện cho trẻ được

File đính kèm:

  • pptbo_chuan_phat_trien.ppt
Giáo Án Liên Quan