Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Nước và sự sống - Đề tài: Bật qua vật cản

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

+ Trẻ 5 tuổi:

- Trẻ biết kết hợp giữa tay và chân bật qua vật cản

- Trẻ biết và hiểu được các thao tác đo lượng nước bằng vật chuẩn ,kết quả đo được khác nhau

+ Trẻ 4 tuổi:

 - Trẻ biết thực hiện theo anh chị.

- Trẻ biết các thao tác đo lượng nước bằng vật chuẩn theo anh chị.

2. Kỹ năng:

+ Trẻ 5 tuổi:

- Rèn kỹ năng bật sự khéo léo của chân và tay.

- Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng đo, đếm. Rèn khéo léo của đôi bàn tay.

+ Trẻ 4 tuổi:

- Phát triển bật của trẻ

- Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng đo, đếm của trẻ.

3. Giáo dục :

- Trẻ 4-5 tuổi: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ.

- Giáo dục trẻ thích học toán, biết phối hợp cùng bạn chơi trò chơi.

 

doc33 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Nước và sự sống - Đề tài: Bật qua vật cản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NGÀY TÍCH HỢP
 Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2017
Chủ đề : Các hiện tượng thiên nhiên
Chủ đề nhánh : Nước và sự sống 
Môn: Thể dục - Làm quen với toán.
Lĩnh vực: Phát triển thể chất – Phát triển nhận thức.
Đề tài : Bật qua vật cản
– Đo lượng nước bằng vật chuẩn. 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
+ Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ biết kết hợp giữa tay và chân bật qua vật cản 
- Trẻ biết và hiểu được các thao tác đo lượng nước bằng vật chuẩn ,kết quả đo được khác nhau
+ Trẻ 4 tuổi:
 - Trẻ biết thực hiện theo anh chị.
- Trẻ biết các thao tác đo lượng nước bằng vật chuẩn theo anh chị.
2. Kỹ năng:
+ Trẻ 5 tuổi: 
- Rèn kỹ năng bật sự khéo léo của chân và tay.
- Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng đo, đếm. Rèn khéo léo của đôi bàn tay.
+ Trẻ 4 tuổi: 
- Phát triển bật của trẻ
- Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng đo, đếm của trẻ.
3. Giáo dục : 
- Trẻ 4-5 tuổi: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
- Giáo dục trẻ thích học toán, biết phối hợp cùng bạn chơi trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: 
- Sân bãi bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ, 5 hộp , phấn vẽ, băng nhạc chai đựng nước cho cô và trẻ, các trò chơi luyện tập
2. Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng, 5 hộp, chai đong nước, nước.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại – Luyện tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng
1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ
- Trò chuyện vui vẽ gần gủi trẻ- hướng trẻ về các góc chơi, rèn kỹ năng xem chuyện, đọc chữ cái, chữ số và cách đo lượng nước và trò chuyện về các hiện tượng thiên nhiên.
*Mở chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên.
- Các hiện tượng thiên nhiên nào? Các cây sống nhờ đâu?
- Chúng ta chặt phá rừng xảy ra hiện tượng gì?Cần làm gì bảo vệ nguồn nước?
- Ở đăklăk chúng ta có bao nhiêu mùa? Gồm những mùa nào?
- Giáo dục trẻ biết về các hiện tượng thiên nhiên.
1.2. Thể dục buổi sáng
- Trẻ tập thể dục ngoài sân kết hợp nhạc bài: “Cho tôi đi làm mưa, gọi nắng về chơi” với kết hợp với các động tác: nhún, bật, lắc hông, xoay đầu gối, đưa tay ra ngang...
2. Hoạt động ngoài trời:
- Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động tích cực, biết trả lời câu hỏi của cô, biết cách chơi và luật chơi của các trò chơi.
Nội dung
Nhiệm vụ phát triển
 Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn
Ổn định trẻ
Quan sát thiên nhiên
Trò
chuyện về chủ đề
- Trẻ biết trò chuyện về chủ đề
- Trẻ biết quan sát thiên nhiên và tiếp xúc ánh nắng.
Quan sát về thiên nhiên thời tiết, trò chuyện, Hát đọc thơ về chủ đề
- Trò chơi, kiến thức cho trẻ
Sân chơi an toàn, sạch sẽ, tranh về chủ đề
- Tranh ảnh về một nguồn nước và hiện tượng thiên nhiên
2.1.Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
- Trẻ xúm xít bên cô hát bài“ Cho trẻ đi làm mưa với ” và trò chuyện về chủ đề.
- Trò chuyện về chủ đề: một số hiện tượng thiên nhiên. (3-4 trẻ kể) và cho trẻ xem tranh.
- Quan sát bầu trời, trò chuyện ngày tháng, các mùa trong năm. Giáo dục trẻ mùa lạnh phải mặc ấm.
- Giáo dục trẻ biết các hiện tượng thiên nhiên và tránh xa các hiện tượng thiên nhiên.
2.2.Hoạt động 2: Chuyến tham quan thú vị
- Hướng dẫn trẻ đi xung quanh sân trường hát, đọc thơ về chủ đề và quan sát thiên nhiên, thời tiết, thời tiết hôm nay có gì khác hôm qua
- Nhắc trẻ đội mũ và mặt áo tay dài khi đi chơi, đi học.
Ôn KT cũ
LQKT mới. 
- Nhớ kiến thức đã học
- Bài mới: 
Bật qua vật cản
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát, một số vật cản
+ Ôn bài cũ: Hình thức trò chơi
+ Bài mới: 
- Nhảy qua vật cản
* Trò chơi vận động : Nhảy qua suối nhỏ
- Hiểu luật chơi và hứng thú tham gia các trò chơi.
- Trẻ chú ý trong giờ học và đoàn kết khi chơi
+ Chuẩn bị: Sắc sô, vòng tròn
2.3.Hoạt động 3: Cùng chơi nào.
* Trò chơi vận động : Nhảy qua suối nhỏ.
Chuẩn bị: Vẽ một con suối nhỏ, có chiều rộng 35-40cm. Một số bông hoa bằng nhựa.
Cách chơi: Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35-40cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng  trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh "nứoc lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái đựoc nhiều hoa là ngừoi đó thắng cuộc. Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của các bạn trong nhóm.
* Trò chơi dân gian: Thả đĩa ba ba
- Hiểu luật chơi và hứng thú tham gia các trò chơi.
- Trẻ chú ý trong giờ học và đoàn kết .
- Sân chơi sạch sẽ thoáng mát.
* Trò chơi dân gian: Thả đĩa ba ba
+ Dùng than (hoặc phấn) vẽ một "con sông" có hai bờ hai bên.
+ Dạy trẻ đọc thuộc bài đồng dao
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo rồng như suối(gạo tiền như nước)
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà đó phải chịu
* Cách chơi: 
Trẻ chơi từng nhóm hoặc cả lớp. Tất cả các thành viên tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn giữa sân. Một em thủ lĩnh (người đề xướng ra cuộc chơi ) chọn 1 bạn làm "đỉa". Sau khi chọn xong, cả nhóm cùng đọc bài đồng dao "thả đỉa ba ba", người làm đỉa đi xung quanh vòng tròn, cứ mỗi tiếng người làm đỉa lại lấy tay chỉ vào một bạn, bắt đầu tiếng thứ nhất chỉ vào mình, tiếng thứ hai người kế tiếp, rồi lần lượt đến người thứ 2, thứ 3... nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào bạn nào thì bạn đó phải đứng lại "sông" làm đỉa, còn những em khác chạy nhanh lên "hai bờ sông", nếu người nào chậm chân bị "đỉa" bám ở dưới "sông" thì phải xuống "sông" làm đỉa, còn người làm "đỉa" lại được lên bờ. (Cứ như thế trò chơi lại tiếp tục).
*Chơi Tự Do: Cho trẻ chơi nhặt lá cây làm đồ chơi ngoài sân.
Trẻ biết cách chơi. được chơi thoải mái với những đồ chơi
Phấn, bóng, lá cây, hột hạt
* Chơi Tự Do: Cho trẻ chơi làm cô giáo, chơi đi nhặt lá cây làm đồ chơi ghép tranh và chơi theo ý thích của trẻ, chơi với phấn, xếp hột hạt.
2.4.Kết thúc hoạt động:
- Cô: Cho trẻ hát : Cho tôi đi làm mưa với.
-Trẻ: Trẻ hát và cùng cô thu dọn đồ dùng.
3. Hoạt động có chủ đích:Bật qua vật cản
- Mục tiêu: Trẻ biết các kĩ năng bật và bật được qua các vật cản
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
3.1. Hoạt động 1: Cùng trò chuyện với bé
- Cô giới thiệu trò chơi với 3 đội chơi	
+ Đội mây
+ Đội gió
+ Đội nắng
3.2. Hoạt động 2: Cùng thi tài.
a. Khởi động – Diễu hành
- Cô cùng trẻ đi theo đội hình vòng tròn và khởi động theo nhạc( Làm các động tác đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi khụy gối ,chạy nhanh, chạy chậm) “ Theo nền nhạc bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”
b. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung – Đồng diễn
- Từ đội hình vòng tròn to chuyển thành đội hình 2 vòng tròn đồng tâm tập theo bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Tập các động tác: Tay, chân, bụng, bật. 
* Vận động cơ bản: “Bật qua vật cản »
- Từ đội hình 2 vòng tròn chuyển thành 3 hàng dọc. Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô mời 1 bạn lên thực hiện mẫu.
- Mời các trẻ nhận xét sau đó cô nhắc lại.
- Cho 3 trẻ đại diện cho 3 đội lên thực hiện.
* Trẻ thực hiện:
- Cả 3 đội cùng thực hiện“ Bật qua vật cản”.
- Lần lượt từng đội thực hiện thử thách
- Khi trẻ thực hiện xong cô cho các đội còn lại nhận xét
- Từ đội hình 3 hàng dọc chuyển thành 3 vòng tròn và tiếp tục thực hiện vận động( Tăng dần độ khó)
- Cho trẻ bật tự do
3.3. Hoạt động 3 : 
- Tổ chức cho trẻ chơi bằng hình thức thi đua: 
- Chia trẻ thành 3 đội cùng thi tài: Bật qua vật cản
+ Trước khi bật phải lấy cờ cầm trên tay rồi bật, bỏ vào rổ rồi sau đó về cuối hàng đứng bạn tiếp theo , đội nào lấy được nhiều cờ đội đó sẽ chiến thắng.
- Thời gian chơi sẽ là 1 bản nhac
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 -4 lần
- Nhận xét kết quả 3 đội chơi.
* Hồi tĩnh : Trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân hít thở sâu theo nền nhạc “ Cho tôi đi làm mưa với”.
3.4. Kết thúc hoạt động :
- Cô : Cô và trẻ thu dọn đồ dùng cùng .
- Trẻ : Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.
- Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe.
- Cả lớp làm theo cô.
- Trẻ tập theo nhạc, đúng động tác.
Trẻ thực hiện
- Cả lớp thực hành.
- Cả lớp chơi thi đua.
- Cả lớp.
Môn: làm quen với toán:
Đề tài: Đo lượng nước bằng vật chuẩn
- Mục tiêu: Trẻ biết đo nước bằng vật chuẩn và biết tham gia chơi được các trò chơi
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 3.1. Hoạt động 1: Trò chuy ện dẫn dắt vào bài
- Trẻ hát “ Trời nắng trời mưa” 
- Trò chuyện với trẻ về hiện tượng thiên nhiên
- Chùng ta vừa hát bài hát gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời )
- Trong bài hát nói về hiện tượng tự nhiên gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung )
- Mưa mang đến cho ta điều gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời)
- Vậy ngoài mưa ra con còn biết có các hiện tượng thiên nhiên nào nửa? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung )
- Mưa đem lại gì cho con người chúng ta? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung )
- Các con nhìn thấy nước ở đâu? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung )
- Nước dùng để làm gì? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc 
lại )
- Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con thì phải làm gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung )
- Giáo dục trẻ biết nước rất cần thiết cho cơ thể và giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch sẽ và biết uống nguồn nước sạch để đảm bảo sức khoẻ.
Vậy hôm nay chúng ta cùng đo lượng nước bằng vật chuẩn.
3.2. Hoạt động 2: Thi ai nhanh hơn.
* Dạy trẻ cách đo lường
  + Ở nhà các bố mẹ các con đựng nước vào
đâu? (Trẻ 4 tuổi trả lời )
- Trong mỗi gia đình đều chứa nước vào các dụng cụ riêng,  hôm nay cô cháu mình cùng đo lường xem dụng cụ như thế nào đựng được nhiều nước, dụng cụ nào thì đựng ít nước.
- Nhìn xem cô có những đồ dùng gì để  đo lường?
- Các con thử đoán xem khi cô đựng nước vào 2 chai này thì lượng nước ở các chai như thế nào?  (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại )        
- Để biết lượng nước ở các chai này như thế nào chúng mình cùng thao tác đo lường 
- Trên bàn các con cũng có những dụng cụ đo lường giống cô. Bây giờ cô cháu mình cùng thực hiện thao tác đo lường nước vào chai.
 - Mỗi lần đong nước vào chai thì phải  sử dụng dụng cụ đo là cái cốc, đong nước sao cho cốc nước đầy và đổ vào chai , vừa đổ vừa đếm đến khi đầy chai, chọn thẻ số tương ứng với số lần đong.
* Lưu ý:  (Khi đổ các con chú ý đổ đừng tràn ra ngoài
vì chúng mình phải luôn tiết kiệm nước).
-\ Cô và trẻ đong chai thứ nhất.
+ Các con đong được mấy cốc nào? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại )
+ Tương ứng thẻ số mấy? (Trẻ 5 tuổi trả lời)
 – Cho trẻ đong chai thứ hai
 + Chai thứ hai con đong được mấy cốc  nước để đầy chai? 
(Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại )
+ Tương ướng thẻ số mấy? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại )
- Cho trẻ quan sát và so sánh nhận xét về 2 chai nước vừa được đong.
 + Trẻ nhận xét gì về chai nước ?   Vì sao? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại )
 + Chai nước có vòng màu xanh có lượng nước  như thế nào? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại )
 + Chai nước có vòng màu đỏ có lượng
nước  như thế nào? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại )
* Cô khái quát lại thao tác đo lường, và kết quả đo.
- Khi sử dụng cùng một đơn vị đong, nhưng số lần đong vào mỗi chai khác nhau thì cho ta kết quả khác nhau về lượng nước chứa trong mỗi chai.    
 - Nếu chai có số lần đong nhiều hơn thì chai đó đựng được nhiều nước hơn, nếu chai có số lượng đong ít lần hơn thì chai đó đựng được ít nước hơn.
* Giáo dục : Biết tiết kiệm nước, không
làm nước bị đổ, tràn ra ngoài khi sử dụng trong sinh hoạt.
3.3. Hoạt động 3 :“ Thi xem ai nhanh ”
- Trò chơi : vận chuyển nước (cô nêu rõ luật chơi ,cách chơi cho trẻ hiểu), chia trẻ làm 2 đội chơi thi đua xem đội nào giỏi.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước đối với đời sống con người và động vật ,trẻ biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước 
3.4.Kết thúc hoạt động: 
- Cô: Cô cho trẻ đọc thơ “mưa rơi”
- Trẻ: Trẻ đọc: “Mưa rơi”
- Lớp hát
 - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ cùng đo
- cả lớp
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 2 đội chơi
- Cả lớp đọc thơ
 4. Hoạt động góc
- Mục tiêu : Trẻ biết cách chơi ở các góc, biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau, chơi đoàn kết.
Tên góc chơi
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn
Góc phân vai: Cửa hàng giải khác.
- Yêu cầu: Trẻ biết tự thoả thuận vai chơi. Và thực hiện đúng vai chơi mà mình đã nhận 
- Chuẩn bị: các loại nước giải khác, ly, tiền... 
* Góc phân vai: Cửa hàng giải khác
- Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi tự phân vai và cùng thể hiện vai chơi, lúc đầu cô gợi ý cho trẻ chơi. Cho trẻ chơi và mô phỏng công việc của người bán hàng là người mua hàng, cô gợi ý cho trẻ hiểu. Cô bao quát trẻ chơi và động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét: sau mỗi lần chơi cô đến góc chơi và nhận xét trẻ chơi
Góc xây dựng : Xây vườn rau, bể nước và nước sạch
Yêu cầu: Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình
- Chuẩn bị: Gạch, Một số loại rau, bể nước, cổng...
* Góc xây dựng: Xây vườn rau, bể nước và nước sạch
- Biện pháp thực hiện:
+ Thoả thuận cùng trẻ về công việc phải làm, Xây vườn rau, bể nước và nước sạch như thế nào là đẹp? Có những vườn rau nào? Ai là người xây vườn rau?. Ai là người xây bể nước và nước sạch? Chúng ta phải làm gì để có mô hình thật đẹp? Chúng ta phải xây như thế nào? Chọn vai chơi theo ý thích của trẻ.
+ Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi cùng thoả thuận với nhau vai chơi, cùng lấy vật liệu xây dựng nên mô hình Xây vườn rau, bể nước và nước sạch. Cô bao quát trẻ chơi.Trẻ xây theo ý tưởng sáng tạo. 
+ Nhận xét : Cho lớp đến công trình của trẻ và cùng nhận xét.
* Góc học tập – sách: Xếp quá trình bay hơi của nước, xếp tranh lô tô không khí trong lành, không khí ô nhiễm.
- Trẻ biết đồ tên, sao chép tên các PTGT, biển báo 
- Chuẩn bị: vớ, bút chì .để cho trẻ đồ, sao chép 
* Góc học tập – sách: Xếp quá trình bay hơi của nước, xếp tranh lô tô không khí trong lành, không khí ô nhiễm.
+ Thoả thuận cùng trẻ về công việc phải làm, Xếp quá trình bay hơi của nước.
+ Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi cùng chơi, cùng lấy đồ dùng và xếp tranh ghép tranh theo ý thích của trẻ . Lúc đầu cô gợi ý cho trẻ chơi cùng trẻ và khi biết chơi thì cô cho trẻ tự chơi với nhau...Cô bao quát trẻ chơi.
+ Nhận xét : Cô đến góc chơi và nhận xét.
Góc nghệ thuật:
 Hát, múa, đọc thơ, nặn, tô, vẽ theo chủ đề
 - Yêu cầu: Trẻ biết vẽ, tô màu, dán, các PTGT và các biển báo
- Chuẩn bị: trống lắc, tranh ảnh, bút màu, giấy vẽ,đất nặn cho trẻ. 
* Góc nghệ thuật: Hát, múa, đọc thơ, vẽ, nặn dán, tô màu theo chủ đề
Biện pháp thực hiện:
+ Thoả thuận cùng trẻ về chủ đề, hình ảnh về chủ đề .Chọn vai chơi theo ý thích của trẻ.
+ Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi tự lấy dụng cụ và vẽ các tranh ảnh về chủ đề, tô màu tranh ảnh theo chủ đề. .. Cô gợi ý cho trẻ biết các bài trong chủ đề, cô bao quát trẻ chơi.
+ Nhận xét : Cô đến góc chơi nhận xét và động viên trẻ chơi giỏi hơn
Góc thiên nhiên: Đong đo nước, làm thí nghiệm nước bay hơi
- Yêu cầu giáo dục: Trẻ biết đong nước và so sánh mức nước và làm được thí nghiệm sự bay hơi của nước.
- Chuẩn bị: Nước, nắp đậy, chai...
* Góc thiên nhiên: Thả thuyền, đong nước vào chai. 
 - Yêu cầu: Trẻ biết chơi Đong đo nước, làm thí nghiệm nước bay hơi vào chai cùng bạn.
 - Chuẩn bị: Thau nước, chai
 + Thoả thuận cùng trẻ về cách chơi . chọn vai chơi theo ý thích của trẻ.
+ Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi tự sắp xếp đồ dùng dụng cụ để đong nước vào chai.
+ Nhận xét: Cô đến góc chơi nhận xét và giáo dục trẻ, động viên trẻ chơi giỏi hơn
* Kết thúc hoạt động: Nhận xét rút kinh nghiệm lần sau.
- Cô: Cô dọn đồ dùng
- Trẻ: Trẻ dọn đồ dùng cùng cô
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
- Mục tiêu: Trẻ vệ sinh sạch sẽ, ăn hết khảu phần ăn và ngủ đủ giấc
- Duy trì nề nếp, trẻ rửa tay, chân, vệ sinh lao động tự phục vụ,vệ sinh lớp tốt, sau khi chơi và trước khi ăn
- Trong giờ chơi tạo không khí vui tươi,vận động thể dục, luyện, ăn ngủ đúng giờ, động viên trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ 
- Gặp trao đổi với phụ huynh trẻ ở kênh SDD, để có thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà 
6. Hoạt động chiều
- Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động ôn bài cũ và làm quen bài mới hứng thú và tích cực
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
3.1. Hoạt động 1: Những con vật đáng yêu
- Trường Sơn Ca có tổ chức chương trình giao lưu những bảo vệ tài nguyên môi trường giỏi.
3.2. Hoạt động 2: Bé nào giỏi hơn
+ Ôn bài cũ: 
- Cho cả lớp đo lượng nước bằng vật chuẩn
- Cho 3 đội thi đua nhau đong nước vào chai và so sánh giữa 3 đội so với vật chuẩn.
+ Gợi bài mới: 
KPKH “ Nguồn nước và sự sống” 
- Cho trẻ kể một số loại nước mà trẻ biết.
- Cho trẻ xem hình ảnh một số nguồn nước.
- Hỏi trẻ sự sống của cây cần gì?
- Chúng ta không có nước có sống được không?
3.3. Bé nào giỏi nhất:
- Chơi tự do 
- Cho trẻ đi vào các góc chơi “ Trẻ đi lấy thẻ đeo ”
- Trong quá trình chơi cô đến từng góc chơi để động viên khuyến khích trẻ, quan tâm những trẻ còn nhút nhát.
 - (Cô lắc xắc xô trẻ về ngồi hình chữ U)
Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 3 đội
- Cả lớp cùng xem
-Trẻ đi vào các góc chơi
+Hoạt động chiều:
+ Bình cờ: Cô thấy các con thật là giỏi, nhưng để chọn ra bạn nào ngoan nhất giỏi nhất của ngày hôm nay xứng đáng lên cắm cờ bé ngoan.
- Cô cho cả lớp cùng đọc bài thơ “ Bé được cắm cờ”
- Mời 1- 2 trẻ nêu lại tiêu chuẩn bé ngoan của lớp đã đề ra.
- Cô mời cả lớp cùng bình xem ngày hôm nay những bạn nào trong tổ xứng đáng được cắm cờ.
- Cô cho từng tổ lên cắm cờ (3 tổ). Cô mở nhạc
- Mời tổ xuất sắc lên cắm cờ tổ
- Cô nhận xét và tuyên dương chung cả lớp.
3.4. Kết thúc hoạt động: 
 + Cô : thu dọn đồ dùng
+ Trẻ : hát “ Trời nắng trời mưa” và đi ra ngoài”
- Trẻ ngồi hình chữ U
Trẻ hát
V. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
- Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày:
* Hoạt động vui chơi:
* Hoạt động chung:...
- Nội dung chưa dạy được và lý do:..
...
- Những thay đổi cần thiết:
...
- Những trẻ có biểu hiện đặt biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (Có thể hợp tác với gia đình):......................
.............
 ****************************
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NGÀY TÍCH HỢP
 Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2017 
Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên
Chủ đề nhánh : Nước và sự sống
Môn: Khám phá khoa học
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Nguồn nước và sự sống
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức.
+ Trẻ 5 tuổi: - Trẻ biết các nguồn nước và lợi ích tác hại của nước như: nước mưa, nước máy, nước giếng ,nước ao hồ.
+ Trẻ 4 tuổi: - Trẻ biết các nguồn nước và lợi ích tác hại của nước theo anh chị.
2. Kỹ năng.
+ Trẻ 5 tuổi: Kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa nước sạch và nước sông suối
+ Trẻ 4 tuổi: Kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các nguồn nước
3. Giáo dục.
+ Trẻ 4 – 5 tuổi: - Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước đời sống con người ,động vật và thực vật hành ngày.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: một số tranh ảnh về nước, tranh lô tô, bài hát phù hợp với đề tài, các trò chơi luyện tập
2. Đồ dùng của trẻ: tranh lô tô, rổ, trang phục gọn gàng.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại – Luyện tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY.
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng
1.1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ.
- Trò chuyện vui vẽ gần gủi trẻ- hướng trẻ về các góc chơi, rèn kỹ năng xem chuyện, đọc chữ cái, chữ số và cách đo lượng nước
1.2. Thể dục buổi sáng.
- Trẻ tập thể dục ngoài sân kết hợp nhạc bài: “Cho tôi đi làm mưa với, Em gọi nắng về” kết hợp với các động tác: nhún, bật, lắc hông, xoay đầu gối, đưa tay ra ngang...
2. Hoạt động ngoài trời:
- Mục tiêu: Trẻ tham gia các trò chơi tích cực, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết cách chơi và luật chơi các trò chơi
- Cho trẻ đi dạo, trò chuyện về theo chủ đề ,đi thăm quan sát thiên nhiên khí hậu
- Đọc thơ hát những bài hát theo chủ đề
- Ôn bài cũ : Đo lượng nước bằng vật chuẩn
- Làm quen bài mới : Cho trẻ kể về nguồn nước mà trẻ biết
- Chơi trò chơi VĐ : Nhảy qua suối nhỏ
- Trò chơi dân gian : Thả đĩa ba ba 
- Trò chơi tự do chơi với cát nước.
3. Hoạt động có chủ đích:
- Mục tiêu: Trẻ biết được một số nguồn nước và trả lời được các câu hỏi của cô và thích tham gia các trò chơi
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
3.1. Hoạt động 1: Bé biết gì về nguồn nước và sự sống
- Trẻ hát “ mưa rơi” 
- Chùng ta vừa hát bài hát gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời)
- Trong bài hát nói

File đính kèm:

  • docHTTN_2017.doc
Giáo Án Liên Quan