Kế hoạch soạn bài lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Dạy vận động minh họa “Gà trống thổi kèn” - Nghe hát: “Gà gáy le te” (Dân ca Cống Khao) - Trò chơi âm nhạc: Hãy làm theo những gì cô nói, đừng làm theo những gì cô làm

I.Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ hiểu cách vận động minh họa theo giai điệu vui tươi, sôi nổi, khỏe khoắn của bài hát

 “ Gà trống thổi kèn”.

- Trẻ biết tên bài nghe hát “ Gà gáy le te” và hiểu được nội dung bài hát.

- Trẻ biết tên và hiểu cách chơi trò chơi “ Hãy làm theo những gì cô nói, đừng làm theo những gì cô làm”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 6997 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch soạn bài lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Dạy vận động minh họa “Gà trống thổi kèn” - Nghe hát: “Gà gáy le te” (Dân ca Cống Khao) - Trò chơi âm nhạc: Hãy làm theo những gì cô nói, đừng làm theo những gì cô làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề: Thế giới động vật
 Đề tài: NDTT: Dạy vận động minh họa “ Gà trống thổi kèn”.
 ( Sáng tác: Lương Bằng Vinh)
 NDKH: Nghe hát: “Gà gáy le te” ( Dân ca Cống Khao)
 TCÂN: “Hãy làm theo những gì cô nói, đừng làm theo những gì cô làm”
 Lứa tuổi: 5 - 6tuổi. 
 Thời gian: 30 - 35phút.
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng.
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thư.
I.Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu cách vận động minh họa theo giai điệu vui tươi, sôi nổi, khỏe khoắn của bài hát
 “ Gà trống thổi kèn”.
- Trẻ biết tên bài nghe hát “ Gà gáy le te” và hiểu được nội dung bài hát.
- Trẻ biết tên và hiểu cách chơi trò chơi “ Hãy làm theo những gì cô nói, đừng làm theo những gì cô làm”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể để vận động minh họa theo lời ca bài hát và sáng tạo ra các động tác minh họa theo ý thích.
- Trẻ nghe và vận động được theo nhạc, trẻ chơi được trò chơi âm nhạc.
- Trẻ nói đúng tên bài hát, tên tác giả bài hát, tên làn điệu dân ca.
3. Thái độ:
- Trẻ manh dạn, tự tin và hào hứng tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
-Địa điểm trong lớp học, Sân khấu biểu diễn.
* Đồ dùng của cô:
- Ti vi, máy tính , mũ gà trống, trang phục biểu diễn.
- Một số bài hát: Gà trống thổi kèn, Gà gáy le te, Đàn gà con, nào mình cùng nhảy nào
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ gà trống, kèn.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Chào mừng các bé đến với chương trình “ Những nốt nhạc vui” ngày hôm nay.
- Đến với chương trình ngày hôm nay, cô xin chân trọng giới thiệu có rất nhiều các bác, các cô trong BGK, một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các bác, các cô nào.
- Và thành phần không thể thiếu trong mỗi cuộc thi là thành viên đến từ 3 đội chơi:
+ Đội số 1.
+ Đội số 2.
+ Đội số 3.
- Và một tràng pháo tay thật lớn nữa để chào đón người đồng hành trong chương trình ngày hôm nay, cô Thu Trang.
- Đến với chương trình ngày hôm nay BTC gửi tặng cô con mình rất nhiều nốt nhạc, nhiệm vụ của cô con mình là mở lần lượt từng nốt nhạc và cùng nhau khám phá điều bí ẩn phía sau mỗi nốt nhạc.
- Lần lượt cho trẻ mở từng nốt nhạc.
- Nốt nhạc màu vàng: Giai điệu của bài hát “ Gà trống thổi kèn”.
+ BTC đã tặng các con 1 bài hát, các con cùng lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu bài hát gì nhé! 
- Bật cho trẻ nghe giai điệu bài “ Gà trống thổi kèn” .
+ Hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?
+ Cảm nhận của trẻ về giai điệu của bài hát?
- Cô cùng trẻ hát bài hát “ gà trống thổi kèn”.
- Bài hát rất hay rồi nhưng còn hay hơn nữa nếu kết hợp với vận động.
- Mời lần lượt nhóm trẻ lên vận động theo cách riêng của mình.
=> Cô củng cố: Có rất nhiều các kiểu vận động” Vổ tay theo nhịp, vỗ tay theo tiết tấu, múa minh họa theo lời ca bài hát, múa, và hôm nay cô Phượng sẽ dạy các bé vận động minh họa mô phỏng theo lời ca bài hát.
2. Nội dung bài học:
*Hoạt động 1:NDTT: Dạy vận động múa minh họa mô phỏng theo lời ca bài hát “ Gà trống thổi kèn”( Sáng tác: Lương Bằng Vinh).
- Cô làm mẫu hai lần:
+ Lần 1: Cô vận động minh họa không nhạc.
+ Lần 2: Cô làm mẫu hát và vận động theo nhạc.
- Cách vận động:
 + Động tác 1: “ Con gà trống đứng ngóng cổ dài” : Đứng thẳng, hai tay đánh theo nhịp vào cạnh sườn , hai chân dậm nhịp nhàng.
+ Động tác 2: “ Tò tí te, tò tí te nó thổi kèn rất hay”: Hai tay đưa lần lượt lên trên trước miệng làm giống như chú gà trống đang vác chiếc kèn, sau đó xoay 1 vòng.
+ Động tác 3: “ Ông mặt trời tỉnh giấc vươn vai ,Vén màn đỏ ngó xem ai thổi kèn”: Hai tay từ từ đưa lên cao rồi hạ xuống kết hợp dậm chân theo nhạc.
+ Động tác 4: “ Thì ra là, thì ra là, Là con gà trống, đứng ngóng cổ dài”: Chân phải bước sang bên phải, kết hợp đưa tay phải lên ngang mắt, sau đó đổi bên.
+ Động tác 5: “ Tò tí te..tò tí te nó thổi kèn rất hay” : Đứng yên tại chỗ, hai tay đưa lên trước miệng làm như chú gà trống đang vác chiếc kèn, kết hợp dậm chân.
+ Động tác 6: “ Tò tí te, tò tí te nó gọi ngày nắng lên.”: Hai tay đưa lên trước miệng giả làm động tác gà gáy, vươn người sang hai bên, sau đó từ từ đưa hai tay lên cao rồi hạ xuống kết hợp nhún chân.
- Cô vừa vận động xong rồi các con thấy có hay không? Các con có muốn vận động cùng cô không?
* Trẻ thực hiện:
- Lần 1: Cô mời cả lớp vận động cùng cô 2 lần ( Lần 1 không nhạc + lần 2 hát và vận động theo nhạc)
- Lần 2: Cho từng tổ lên lấy đồ dùng biểu diễn để hát và vận động minh họa theo nhạc.
- Lần 3: Cho từng nhóm trẻ lên biểu diển hát và vận động theo nhạc.
- Lần 4: Mời 1 – 2 trẻ lên vận động minh họa theo nhạc.
- Củng cố: Hỏi trẻ tên bài vận động.
* Hoạt động 2:NDKH: Nghe hát “ Gà gáy le te”- Dân ca Cống Khao.
- Cô cho trẻ chọn và mở nốt nhạc màu xanh: phía sau là giai điệu bài hát gà gáy le te.
- Cô thấy các con học rất là ngoan và giỏi nên cô muốn thưởng cho các con 1 bài hát, đó là bài “ Gà gáy le te” dân ca Cống Khao, các con cùng lắng nghe cô hát nhé!
+ Lần 1 cô hát cùng nhạc thể hiện tình cảm qua cử chỉ điệu bộ. 
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? 
+ Lần 2: Cô giới thiệu người đồng hành, cho trẻ xem vi deo ca sĩ thể hiện bài hát. 
 Hỏi trẻ cảm nhận về giai điệu của bài hát?
=>Giảng giải nội dung bài hát: Các con ạ, mỗi sáng khi chú gà trống cất tiếng gáy là vạn vật như bừng tỉnh, mọi người thức dậy đi làm, bà con miền núi lên nương làm rẫy, còn các bé thì sao? Các con làm gì?
+ Lần 3: Các con hãy thưởng thức lại giai điệu mượt mà êm ái nhẹ nhàng của bài hát qua sự thể hiện của cô và bạn Ngọc Anh, bạn Huyền Trang nhé!
=> Giáo dục trẻ: Các con vật nuôi trong gia đình đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích vì vậy các con phải biết yêu thương, chăm sóc cho chúng các con nhé.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Hãy làm theo những gì tôi nói, đừng làm theo những gì tôi làm” ( Nội dung kết hợp)
- Và nốt nhạc cuối cùng là nốt nhạc màu gì? Cô con mình cùng đếm ngược để mở nốt nhạc nào.
- Nốt nhạc màu đỏ: Trò chơi: Hãy làm theo những gì cô nói, đừng làm theo những gì cô làm. 
- Để chơi tốt trò chơi các con cùng chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nhé!
- Cô nhắc cách chơi, luật chơi: 
+ Khi bản nhạc được bật lên các con hãy nhảy theo ý thích của mình với giai điệu của bài hát đó, khi có hiệu lệnh của cô yêu cầu các con làm gì thì các con làm theo, các con chỉ làm theo lời nói của cô nhưng không được bắt chước theo hành động của cô, trong khi chơi bạn nào phạm luật sẽ phải thể hiện hát và vận động bài “ Gà trống thổi kèn”. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học ,tuyên dương, khen ngợi trẻ. 
- Cô Phượng làm gà mẹ, các bé làm gà con, cô và các con cùng ra sân đi dạo nào? Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Đàn gà con”.
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chào khách.
- Lần lượt từng đội lên chào.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ đếm để mở nốt nhạc.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Từng nhóm trẻ lên vận động.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát.
- Có ạ.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời.
- Vâng ạ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đếm cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ hát và đi ra ngoài cùng cô.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac.doc