Công tác quản lý tổ chuyên môn

Tiểu học là nền tảng trong hệ thống Giáo Dục Quốc dân chính vì vậy nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay, hiện là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm hàng đầu. Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó quan trọng vẫn là vấn đề quản lí, điều động. Tổ chuyên môn ở trờng Tiểu học là một bộ phận, một phần của hệ thống tổ chức, quản lí của trường tiểu học có vai trò với chất lượng giáo dục thực tiễn đã chứng minh: Trường nào có ”Tổ chuyên môn vững hoạt động mạnh, thì đảm bảo chất lượng giáo dục tốt hơn .

Bản thân là một giáo viên dạy lớp và là tổ trưởng tổ chuyên môn “Khối 2”của trường. Chức vụ này cho tôi thấy phấn khởi mang nhiều trọng trách, được nhà trường giao cho nhiệm vụ. Nhưng làm thế nào để các giáo viên trong tổ được vững mạnh về tay nghề, hợp tác vươn lên và đứng đầu mọi mặt trong nhà trường? Để đạt tổ tiên tiến xuất sắc toàn trường bản thân tôi cần phải làm gì? Chính là vấn đề làm tôi trăn trở. Chính vì thế tôi quyết tâm chọn đề tài”Công tác quản lí tổ chuyên môn”

 

doc9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác quản lý tổ chuyên môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:Công tác quản lý tổ chuyên môn
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tiểu học là nền tảng trong hệ thống Giáo Dục Quốc dân chính vì vậy nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay, hiện là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm hàng đầu. Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó quan trọng vẫn là vấn đề quản lí, điều động. Tổ chuyên môn ở trờng Tiểu học là một bộ phận, một phần của hệ thống tổ chức, quản lí của trường tiểu học có vai trò với chất lượng giáo dục thực tiễn đã chứng minh: Trường nào có ”Tổ chuyên môn vững hoạt động mạnh, thì đảm bảo chất lượng giáo dục tốt hơn .
Bản thân là một giáo viên dạy lớp và là tổ trưởng tổ chuyên môn “Khối 2”của trường. Chức vụ này cho tôi thấy phấn khởi mang nhiều trọng trách, được nhà trường giao cho nhiệm vụ. Nhưng làm thế nào để các giáo viên trong tổ được vững mạnh về tay nghề, hợp tác vươn lên và đứng đầu mọi mặt trong nhà trường? Để đạt tổ tiên tiến xuất sắc toàn trường bản thân tôi cần phải làm gì? Chính là vấn đề làm tôi trăn trở. Chính vì thế tôi quyết tâm chọn đề tài”Công tác quản lí tổ chuyên môn”
II/NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
	1-Quá trình phát triển kịnh nghiệm:
Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 2 từ trước đến nay và cũng là tổ trưởng .
	-Trước đây tôi nghĩ rằng một tổ trưởng thì cần phải có kế hoạch, biện pháp để điều động cả tổ hoạt động một cách có hiệu quả. Vì vậy tự đặt ra kế hoạch và những phương pháp giải quyết nhằm nâng cao chất lượng trong tổ chuyên môn của mình.
	-Từ những thực trạng của tổ, hoạt động mọi mặt của tổ như:
	— Việc giảng dạy của giáo viên phải có kế hoạch chủ nhiệm từng thành viên, kế hoạch dạy học, việc xây dựng kế hoạch dạy học từng thành viên trong tổ, những vấn đề trên, sau khi xem xét, kiểm tra, so sánh kết quả vài ba năm học tôi thấy còn nhiều bất cập:Tổ hoạt động chưa mạnh,tay nghề giáo viên chưa vững,chất lượng học tập của học sinh đạt chưa cao, hoạt động trên lớp cũng như ngoài giờ,chưa vững mạnh. Điều này làm tôi nghĩ, cần phải xây dựng lại kế hoạch hoạt động tổ sao cho đạt hiệu quả .
	— Thế rồi tôi bắt đầu công việc của mình:	-
	-Xây dựng kế hoạch tổ ngay từ đầu năm học. Bằng cách: Dựa vào kế hoạch của Ban Giám Hiệu trường để Xây dựng kế hoạch năm học.
	-Thực hiện việc khảo sát nắm tình hình học tập của học sinh vào đầu năm học.Dự giờ, để nắm được tình hình giữa các giáo viên trong tổ.
	-Tìm hiểu những nguyên nhân mà Giáo viên và Học sinh còn vướn mắc
	-Thực hiện họp tổ chuyên môn thường xuyên theo định kì:
+Mỗi thành viên trong tổ cần chuẩn bị kĩ kết quả đạt được qua các mặt trong 2 tuần dạy về giáo viên cũng như học sinh:
	— Giáo viên báo cáo về kỉ luật lao động, qui chế chuyên môn soạn giảng, đồ dùng dạy học, ...một số môn dạy còn vướn mắc, lúng túng rút kinh nghiệm qua tiết dạy.
	— Học sinh: báo cáo chất lượng qua 2 tuần (Tiến bộ -hạn chế)
+Xem trước các bài dạy trong 2 tuần: Những khó khăn vướn mắc sẽ gặp ở mỗi tiết dạy và đưa ra cách giải quyết phù hợp cho nội dung.
	-Tham gia các tiết chuyên đề của trường, thao giảng của tổ, dự giờ lẫn nhau góp ý, đóng góp kinh nghiệm.
	-Khảo sát học sinh trong tổ mỗi tháng để nắm tình hình và rút kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy.
	Thế nhưng sau một thời gian thực hiện, tôi thấy tổ chưa hoạt động mạnh, chưa phát triển về mọi mặt:
	-Giáo viên còn nhiều vướn mắc trong hoạt động dạy học của mình, giảng dạy còn lúng túng,chưa tự tinh phương pháp còn nhiều hạn chế.
	-Học sinh học tập chất lượng chưa cao, bên cạnh đa số các em chưa ngoan lắm, hoạt động không hăng say, chưa tích cực.
	Từ kết quả đạt được qua thời gian thực hiện tôi cảm thấy lo lắng hơn, nhưng bản thân không chán nản mà luôn tìm tòi học hỏi. Tôi cố gắng tìm ra nguyên nhân chưa thành công. Sau khi tìm hiểu,tôi rút ra bài học cho bản thân mình. Sở dĩ, tôi chưa thanh công mĩ mãn là do những vấn đề kế hoạch đưa ra chưa cụ thể,chưa phù hợp, bản thân tôi còn chưa vững tin chưa có kinh nghiệm sâu và vững vàng trong quản lí tổ.Vì vậy, tôi phải cần thiết làm gì để tổ của mình hoạt động trong tập thể sư phạm cho đạt hiệu quả và tôi đặt nhiều câu hỏi cho bản thân mình...
	Tôi nghĩ, tôi cần phải học tập kinh nghiệm ở đồng nghiệp rất nhiều, ở trong trường, trao đổi bạn tổ trưởng ở các khối về công việc quản lí tổ, và cả các thành viên trong tổ.
	-Ngoài ra,tôi còn tham khảo nhiều tài liệu nói về công tác quản lí tổ .
	-Tôi cũng xin được tham khảo thêm về công việc quản lí tổ chuyên môn của trường.Vì tôi nghĩ rằng tổ chuyên môn ở trường cũng có mặt giống như chuyên môn của Ban Giám Hiệu.
	Và như vậy sau một thời gian, tìm tòi học hỏi ở bè bạn, ỏ đồng nghiệp, ở thực tế và các tài liệu hay. Bản thân tôi tự đút kết những kinh nghiệm cho mình:
	-Một tổ trưởng đang quản lí tổ ở khối 2. Là một tổ trưởng năng động, nhiệt tình trong công việc, thật sự yêu nghề, yêu công việc quản lí tổ mà trường đã giao phó.
	-Ngoài ra,cần phải giỏi về chuyên môn,phải năng động sáng tạo trong mọi công việc, sẵn sàng nhiệt tình thực hiện những công việc dù khó khăn trường giao.
	-Là một người có nhân cách cao,tạo uy tính trong đồng nghiệp,phải gương mẫu trong công tác và đồi sống, phải công bằng trong công việc ứng xử giữa các thành viên trong tổ.
	-Phải trung thực, khéo léo trong cách đối xử.
	-Tự chủ, kiên trì,nhẫn nai, kiên quyết khi giải quyết công việc.
	-Gần gũi và thông cảm với các thành viên trong tổ.
	-Nhạy bén với cái mới, ham học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
	-Nghiêm khắc với bản thân nhưng rộng lượng với người khác.
	-Dám nhận sai lầm và bắt tay sửa chữa.
	Sau khi thấu hiểu được những yêu cầu cần có của một tổ trưởng như trên, bản thân hiểu được công việc mà bản thân cần phải làm, cần phải thực hiện của một tổ trưởng chuyên môn.
	Để có được những kế hoạch,việc làm cụ thể tôi dùng phương pháp nghiên cứu,điều tra, tổng hợp những kết quả đạt được của năm trước đó trong tổ của mình.Chẳng hạn:
	-Giáo viên: Kết quả đạt được ở cuối năm về đánh giá của nhà trường và xếp loại của giáo viên trong tổ. Những mặt đạt chưa đạt và nguyên nhân dẫn đến kết quả đó?
	-Học sinh: Kết quả học tập và rèn luyện của các em ra sao? Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên.
	-Ban Giám Hiệu: Có hỗ trợ,giúp đỡ giáo viên về mọi mặt chuyên môn cũng như các mặt hoạt động khác? Nguyên nhân?
	-Bản thân: Có những ưu điểm và nhược điểm gì trong vai trò điều động hoạt động của tổ?
	Sau khi điều tra tìm nguyên nhân. Tôi rút ra những việc làm cụ thể mà tôi nghĩ bất kì một tổ trưởng chuyên môn nào cũng có thể thực hiện.
	*Tổ trưởng: Cần phải hiểu được phương pháp quản lí của tổ mình:
	-Phương pháp hành chính tổ chức: Nghĩa là tác động trực tiếp của tổ trưởng đến giáo viên thông qua các văn bản và các quyết định của ngành nhằm làm cho giáo viên thực hiện tốt.
	-Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động gián tiếp vào giáo viên bằng cách tạo ra một tập thể vững mạnh, đoàn kết để làm cho thành viên trong tổ hoạt động có hiệu quả.
	-Phương pháp giáo dục: Tác động về mặt tinh thần đối với giáo viên để vừa động viên khí thế phấn đấu,vừa nâng cao trình độ nhận thức .
	Sau khi thấu hiểu được các phương pháp quản lí tổ chuyên môn. Tôi tiến hành lập kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học và dĩ nhiên tôi dựa trên kế hoạch của nhà trường và đề ra kế hoạch cho tổ của mình.
-Thu thập và xử lí thông tin:
+Khảo sát tình hình đầu năm: Về kết quả học tập,hạnh kiểm học sinh trong tổ của mình. Tìm hiểu xem các em yếu môn gì? Số lượng học sịnh yếu trong khối. Các em giỏi môn nào? Những em nào có năng lực đặc biệt? Hay cá biệt? Hoặc những em nào có hoàn cảnh khó khăn?
+Điều tra xem lại trình độ chính trị, tư tưởng, sư phạm, năng lực chuyên môn của giáo viên.Tình hình sức khoẻ, điều kiện sống của các giáo viên trong tổ.
+Tình hình vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động của tổ. Biện pháp thực hiện là trực tiếp hoặc gián tiếp (thăm lớp, dự giờ, tiếp xúc với giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh)Nhờ sự cộng tác của giáo viên trong tổ làm tham mưu thêm để nắm tình hình cho rõ.
-Lập kế hoạch dự thảo: Rà soát những gì đã hoàn tất ở giai đoạn chuẩn bị, kiểm tra lại dự kiến đề ra trong kế hoạch, phải phân tích và có cơ sở khoa học hợp lôgich và viết thảo kế hoach theo mẫu sau.
Kế hoạch tổ:
1/Đặc điểm tình hình:
	a/Giáo viên:
	-Nhân sự: (số lượng, đặc điểm)
	-Chất lượng: (Trình độ sư phạm, năng lực giảng dạy)
	-Hoàn cảnh: (Đời sống, sức khoẻ)
	b/Học sinh:
	-Số lượng: (Nam,nữ)
	-Chất lượng: (Đạo đức,học tập,nền nếp,...)
	-Hoàn cảnh: (Đủ,thiếu, trong địa bàn, ngoài địa bàn,...)
	c/Tình hình cơ sở vật chất dạy học:Đầy đủ, thiếu, cần phải làm thêm,...
	d/Thuận lợi khó khăn:
	-Thuận lợi: Giáo viên, học sinh
	-Khó khăn: Giáo viên, học sinh
2/Thực hiện nhiệm vụ năm học:
a/ Duy trì sĩ số: đi học đều và không có học sinh bỏ học.
b/ Đảm bảo chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đào tạo: Chính trị, tư tưởng, đạo đức, nền nếp, kĩ cương của trường đều tham gia thực hiện tốt.
c/ Hoạt động dạy và học; giáo dục lao động kĩ luật; giáo dục thể chất thẩm mĩ: tất cả phấn đấu đều thực hiện tốt cả giáo viên và học sinh.
d/Các thành viên trong tổ đều phấn đấu để đạt:
	-Giáo viên giỏi.
	-Lao động tiên tiến.
	-Tập thể tổ tiên tiến.
	-Đoàn viên công đoàn xuất sắc.
	Tổ công đoàn xuất sắc.
	Sau đó thông qua dự thảo kế hoạch: Báo cáo kế hoạch qua toàn tập thể và được đóng góp ý kiến của giáo viên sau đó trình Ban Giám Hiệu duyệt.
	*Cần thực hiện theo kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng: Đầu năm phải có phiên họp đầu tiên đây là phiên họp không kém phần quan trọng. Đây là phương hướng chung cho cả năm học bằng việc cụ thể là:
	-Quy định 2 tuần họp một lần:
	+Trước khi họp cần ghi chép những nội dung chuẩn bị sẵn về kết quả dạt trong 2 tuần (Dạy của giáo viên-Học của học sinh) và những thắc mắc, khó khăn về chuyên môn ở 2 tuần tiếp theo.
	+Khi đi họp cần mang theo những tài liệu, hồ sơ cần thiết (SGK,SGV,...)
	+Cần nhiệt tình thảo luận, bàn bạc những tiết dạy thao giảng, chuyên đề, hay dự giờ thường xuyên rút kinh nghiệm chung.
	+Đầu năm mỗi giáo viên phải thực hiện khảo sát về chất lượng học tập, hạnh kiểm của học sinh và báo tình hình của lớp để tổ trưởng cập nhật kịp thời.
	+Mỗi tháng giáo viên cần tham gia dự giờ đúng qui định có đánh giá và rút kinh nghiệm trong phiên họp tổ.
	+Mỗi giáo viên phải trình duyệt giáo án trong mỗi kì họp tổ có đánh giá, góp ý của tổ trưởng.
	+Cần trao đổi về cách sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ để đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy để học sinh nắm chuẩn kiến thức của bài tốt.
	+Nêu những khó khăn vướn mắc trong 2 tuần đã dạy và sẽ dạy.
	+Chuẩn bị báo cáo kết quả ở mỗi phiên họp tổ: Về giáo viên và học sinh.
+Tổ trưởng cần xây dựng chủ điểm trọng tâm hoạt động trong tháng dựa theo kế hoạch của trường. Trong đó cần xây dựng nền nếp học sinh qua mỗi tuần, nền nếp đó chưa đạt thì thực hiện lại.
	+Tổ trưởng cần thực hiện kế hoạch kiểm tra:
—Kiểm tra theo chuyên đề: Nền nếp, học tập, sách vở, dụng cụ học tập, vệ sinh cá nhân, đồng phục,...
.	—Hình thức: Trực tiếp đến lớp.
	+Góp ý những thiếu sót cho giáo viên khắc phục lại những hạn chế của lớp.
	+Dự giờ, thao giảng đúng qui định để góp ý rút kinh nghiệm.
	+Kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên trước khi trình Ban Giám Hiệu duyệt.
	+Kiểm tra và tổng kết cuối kì,cuối năm:Kiểm tra chéo các loại sổ.
	+Họp sơ kết cuối kì,cuối năm về các mặt hoạt động của các thành viên trong tổ:
	—Giáo viên: Yêu cầu là phải nhiệt tình công tác, mạnh dạn, đoàn kết, xây dựng một tập thể năng động và sáng tạo.
	—Ban Giám Hiệu: đề xuất Ban giám hiệu nhiệt tình giúp đỡ những vướn mắc, khó khăn trong tổ, tạo mọi điều kiện cho tổ hoạt động mạnh mẽ vững chắc nhằm đưa mọi hoạt động của tổ đạt kết quả các mặt cao nhất.
	Sau khi áp dụng một số cải tiến về phương pháp quản lí của tổ, tôi nhận thấy rằng tổ của tôi phát triển mọi mặt, kết quả các mặt năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, các thành viên trong tổ điều năng động, sáng tạo, luôn nhiệt tình làm việc, trên tinh thần thoải mái theo ”Kĩ cương, tình thương, trách nhiệm”. Cụ thể kết quả 2 năm như sau:
	-Hạnh kiểm:
+Năm học 2007-2008:Thực hiện đầy đủ ,cả tổ đạt 100%.
+Năm học 2008-2009: Thực hiện đầy đủ,cả tổ đạt 100%
-Học lực:
+Năm học 2007-2008:
STT
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
1
2A
29
1
5
23
2
2B
27
4
3
20
3
2C
38
1
8
29
+Năm học 2008-2009:
STT
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
1
2A
36
15
12
9
2
2B
33
8
5
20
3
2C
26
11
10
5
4
2D
24
4
8
12
2/Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
	a/Bản thân:
Qua kết quả đạt được ở trên cho thấy, kết quả luôn luôn đạt cao và tăng dần của tổ trong những năm liên tiếp.
Kết quả đạt được cho thấy, kinh nghiệm quản lí của tổ qua quá trình thực hiện là thành công mĩ mãn. Thành công tốt đẹp là nhờ bản thân, nổ lực, học hỏi, được nhiều bài học ở bạn bè, đồng nghiệp, sẵn sàng vượt khó, tìm tòi ,sáng tạo bản thân thành công còn sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu trường, sự nhiệt tình của giáo viên trong tổ.
	Những kinh nghiệm quý báo trên đã được các tổ trong trường vận dụng vào rất hiệu quả. Được Ban Giám Hiệu khuyến khích các tổ khác thực hiện đạt kết quả cao luôn.
	Tôi tự nhận thấy, kinh nghiệm quản lí tổ của tôi được nhân rộng không chỉ ở đơn vị mình, mà áp dụng cho đợn vị khác. Vì đây là một sáng kiến thật sự đạt hiệu quả cao, nên cần áp dụng nhiều hơn .
b)Bài học kinh nghiệm:
Khi thực hiện công tác quản lí tổ, tổ trưởng lập phương hướng kế hoạch một cách cụ thể đối với từng năm học, theo hướng phát triển.
	-Cần rút kinh nghiệm quản lí qua mỗi năm.
	-Sáng tạo, năng động trong công việc.
	-Luôn tạo được sự đoàn kết trong tổ, tương thân, tương ái lẫn nhau.
	-Tổ trưởng cần xác định mục đích hoạt động, không thực hiện tuỳ tiện, không chạy theo cái vụn, không tập chung vào cái chủ yếu, không nên nóng nảy, nên kiên trì nhẫn nại, không nên đánh giá thấp năng lực người khác, thông cảm, không nên thành kiến, không độc đoán.
	-Cần chân thành lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác.
	-Cần nghiêm khắc với bản thân, không tự cao, tự đại, cần tế nhị trong mọi công việc.
	-Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, để cặp nhật thông tin chuyên môn. Không giành thuận lợi cho mình và đẩy khó khăn cho người khác.
3/Kết luận:
	Sáng kiến về quản lí tổ là một bài học quan trọng đối với bản thân, đã giúp cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí tổ của mình. Từ đó đẩy mạnh được chuyên môn và chất lượng cho cả giáo viên và học sinh trong tổ tiến bộ nhiều và đạt được thành tích trong năm học. Đó không chỉ là niềm vui riêng cho mình mà còn góp phần vào thành tích của tổ, của trường và số giáo viên dạy giỏi ở các tổ ngày càng tăng sau khi thực hiện tốt công tác tổ chuyên môn.

File đính kèm:

  • docSKKN_CO_XUYEN_20092010.doc
Giáo Án Liên Quan