Dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi thấy việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn là một việc làm không dễ dàng đối với bản thân. Tôi cảm thấy lúng túng và như khng tìm ra giải pháp tốt. Sau khi tìm hiểu kỷ do tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:

 - Học sinh chậm phát triển

 - Ít có điều kiện thuận lợi học tập

 - Còn ngán ngẫm trong việc học và ít chịu đến trường

 - Gia đình nghèo khó, không quan tâm đến việc học của em

 Giáo viên chưa thật sự yêu gnhề mến trẻ, chưa quan tâm học sinh yếu,kém.

 - Chưa kiên trì chịu khó, giúp đỡ học sinh trong các tình huống khi gặp khó khăn

 - Chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp với tâm sinh lí và thể chất, tinh thần của các em

 - Chưa có tính mềm dẻo nhằm tạo sự thân thiện giữa giáo viên, học sinh và không khí thoải máikhi học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: DẠY HỌC SINH CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN
 I / ĐẶT VẤN ĐỀ:
 	 Dạy học và giáo dục học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với giáo viên. Thế nhưng làm sao giảng dạy học sinh cả lớp để đạt được chất lượng cao? Vì thực tế, trong lớp có những em phát triển bình thường, hoàn cảnh sống khá giả, thì vẫn còn có một ít học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn như :kém trí nhớ, khiếm khuyết, hoàn cảnh khó khăn hay nghỉ học thường xuyên. Những học sinh có hoàn cảnh như thế rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều người. Trong đó, người giáo viên trực tiếp giảng dạy cho các em mang vai trò và trách nhiệm hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt luật “chăm sóc và bảo vệ trẻ em” mà nhà nước ban hành cũng như dìu dắt các em học tiến bộ. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn”
II / GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ:
 Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi thấy việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn là một việc làm không dễ dàng đối với bản thân. Tôi cảm thấy lúng túng và như khâng tìm ra giải pháp tốt. Sau khi tìm hiểu kỷ do tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:
 - Học sinh chậm phát triển
 - Ít có điều kiện thuận lợi học tập
 - Còn ngán ngẫm trong việc học và ít chịu đến trường
 - Gia đình nghèo khó, không quan tâm đến việc học của em
T Giáo viên chưa thật sự yêu gnhề mến trẻ, chưa quan tâm học sinh yếu,kém.
 - Chưa kiên trì chịu khó, giúp đỡ học sinh trong các tình huống khi gặp khó khăn
 - Chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp với tâm sinh lí và thể chất, tinh thần của các em
 - Chưa có tính mềm dẻo nhằm tạo sự thân thiện giữa giáo viên, học sinh và không khí thoải máikhi học tập.
=> Từ những nguyên nhân trên tôi đã suy nghĩ tìm hiểu, học tập kinh nghiệm lẫn nhảutong đồng nghiệp. Bên cạnh tôi đã vận dụng vào thực tế những kinh nghiệm và bổ sung kịp thời những kinh nghiệm mới cho nên tôi đã khắc phục dần tình trạng “học sinh ngồi nhầm lớp”, không còn học sinh chậm tiến bộ trong học tập
1 / Nội dung, phương pháp thực hiện :
a/ Đầu năm: Nắm rõ từng học sinh và gia đình nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Khảo sát chất lượng học sinh để nắm tình hình học tập kiểm tra bản chữ cái, chữ số
- Về giao tiếp độ phản ứng nhanh, chậm qua lời giao tiếp
- Việc tiếp theo là xem xét lý lịch của học sinh để nắm rỏ hoàn cảnh từng học sinh chẳng hạn: địa chỉ, nơi ở, nghề nghiệp của cha mẹ hoàn cảnh sống hàng ngày của gia đình từng em, sau đó lên kế hoạch cụ thể đến gia đình học sinh thăm hỏi, tìm hiểu, trao đổi việc học tập của học sinh
 	b / Lập kế hoạch dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
 - Phân loại học sinh theo nhóm
+ Nhóm học sinh yếu, gia đình ít quan tâm
+ Nhóm học sinh cá biệt, kém phát triển
 - Giáo viên cần xác định rõ chuẩn kiến thức trong mỗi tiết dạy, để thực hiện đúng yêu cầu cần đạt của bài dạy cho mỗi học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của các em, những nhược điểm mà các em mắc phải để có phương pháp dạy phù hợp đạt hiệu quả
- Thực hiện dạy học phân hoá đối tượng: những em cá biệt nên thực hiện thao tác mẫu chậm
T Đối với môn Tiếng Việt
- Việc học đọc
+ Giúp học sinh thuộc bảng chữ cái
+ Giúp học sinh nhớ và viết đúng chữ cái
+ Thuộc các vần theo thứ tự SGK
+ Dạy vần, gắn vật thẩt tranh vẽ chứa vần
- Học sinh ghép âm thành vần, ghép âm với vần thành tiếng
+ Tăng cường ghép âm với vần thành tiếng, hay thực hành đánh vần,nhằm mục đích cho các em yếu tập đọc bắt đầu từ âm, vần để tạo thành tiếng khi các em quen đọc vần, tiến hành đọc trơn từng tiếng
- Tăng cường tập đọc theo các mức độ: đọc vần, đọc trơn, đọc liền câu
- Sưu tầm truyện tranh chữ to cho học sinh đọc
- Cần kết hợp luyện đọc với luyện viết.
T Đối với những em gia đình không quan tâm, chưa mua sắm đủ SGK, dụng cụ học tập giáo viên cần hổ trợ hoặc đề xuất giúp đỡ kịp thời.
 	T Giáo viên cũng cần phân đôi bạn học tập trong lớp: những em khá giỏi kèm cặp những em yếu kém.
T Giáo viên tích cực chuẩn bị bài giảng cụ thể, tạo mối quan hệ tốt phụ huynh, xây dựng nền nếp lớp học ngay từ đầu năm học, giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp.
T Giáo viên tuyên dương kịp thời đúng lúc để khích lệ các em. Từ đó các em ham thích, cố gắng phấn đấu hơn.
T Thông báo kịp thời kết quả học tập, rèn luyện hàng tháng của các em về gia đình thông qua phiếu liên lạc. Phiếu liên lạc giáo viên chủ nhiệm cần có nhận xét rõ, cụ thể sự tiến bộ của học sinh để phụ huynh an tâm phấn khởi động viên con em mình cố gắng học tập tốt hơn.
T Tăng cường các hình thức học tập phong phú như: sắm vai, trò chơi, ca hát, kể chuyện khi học sinh mệt mỏi giữa các tiết.
T Giáo viên gần gũi, trò chuyện thường xuyên với những học sinh thụ động,mặc cảm. Cho bài và kiểm tra bài thường xuyên đều trong lớp.
T Không để học sinh yếu kém bên lề.
T Đối với học sinh nhỏ như lớp 1,2 cần phải nhẹ nhàng, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ như: những học sinh chưa biết viết mỗi buổi học dành ít thời gian cầm tay viết một dòng…hoặc đọc một âm, vần, từ …
T Với các biện pháp nêu trên và sự kiên trì phấn đấu, chịu khó, sau nhiều năm trải nghiệm và vận dụng kết quả đạt rất khả quan, tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban không xảy ra.
c / Kết quả đạt được.
Năm học
Học sinh bổ sung
Chất lượng học tập
2006-2007
0
Lên lớp 100%
2007-2008
0
Lên lớp 100%
2008-2009
0
Lên lớp 96,8%
2 / Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
Qua quá trình phấn đấu làm tốt công tác dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn khắc phục dần tình trạng học sinh yếu kém, lưu ban. Vói nội dung, biện pháp trên đã mang lại hiệu quả và hiện nay trong lớp chỉ còn một học sinh yếu trong năm học 2009-2010. Để thành công trong công tác đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó, nhẫn nại,đầu tư bài dạy đưa kiến thức đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ vận dụng được và nhất là phải có tình yêu thương học sinh chân thật để các em cảm nhận được “ Cô, thầy giáo như mẹ hiền”
Tuy nhiên cũng còn mặt hạn chế là đòi hỏi người giáo viên phải có sức thuyết phục, không mặc cảm, tự ái khi giao tiếp, trò chuyện với gia đình học sinh khi có những lời lẽ không hay, có thái độ thờ ơ.
ưBài học kinh nghiệm
Từ những biện pháp đã nêu trên và những kết quả đạt được,tôi có thể rút ra bài học kinh nghiệm: “dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn”như sau:
Bản thân giáo viên phải xem công tác duy trì sỉ số là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng hàng đầu trong quá trình giảng dạy.
- Có tính kiên trì, chịu khó , tình thương yêu và không phân biệt đối xử với học sinh.
- Giáo viên phải nắm vững từng em của lớp mình chủ nhiệm, phối hợp với gia đình qua sổ thông báo,phiếu liên lạc.
- Tuyên dương, khuyến khích dùng lời nói nhẹ nhàng với học sinh yếu , quan tâm, kiểm tra, động viên bằng lời, điểm số tạo sự ham thích cho học sinh.
- Giáo viên luôn đổi mới phương pháp, nắm bắt kịp chương trình mới, tạo không khí học tập vui tươi, tránh nhàm chán.
- Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm nhất là giờ sinh hoạt lớp và cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong họp tổ.
_ tạo môi trường học tập gần gũi như mái ấm gia đình.
III / KẾT LUẬN
Đã là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy phải thực hiện song hành 2 việc: Truyền đạt kiến thức và quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh là việc làm không thể xem nhẹ. Lợi ích của nó rất lớn không những cho bản thân giáo viên mà còn giúp đơn vị nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Vì vậy, đòi hỏi bản thân giáo viên phải thật sự yêu nghề, quan tâm đến từng học sinh, an tâm với nghề đã chọn.

File đính kèm:

  • docSKKN_NGOC_HOA__20092010.doc