Dạy văn giải thích ở Lớp 7 và văn Nghị luận Lớp 8

Bước sang học kì II của lớp 7 các em được học về văn Nghị luận. Nhu cầu nghị luận rất phong phú nên việc học văn nghị luặn là rất cần thiết. Trong đời sống ta gặp các văn bản nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí. Văn Nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Nó là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực diễn đạt những quan điểm tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Trước tác của các nhà tư tưởng, nhà lí luận, nhà khoa học, nhà chính trị đều viết dưới hình thức nghị luận. Có thể nói: không có văn nghị luận thì khó có thể hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống

Văn Nghị luận thực chất là văn bản lí thuyết, văn bản nói lí lẽ nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm thái độ trước vấn đề đặt ra. Do đó muốn làm văn nghị luận tốt thì người ta phải có khái niệm, có quan điểm, phải có chủ kiến rõ ràng, biết sử dụng khái niệm, biết tư duy lô gic. Đồng thời biết sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, so sánh, suy lí. nói chung là biết tư duy trừu tượng. Đây là loại hình văn bản tương đối khó đối với học sinh nói chung, nhất là với học sinh trung học cơ sở. Những người có thói quen tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận sẽ cảm thấy khó làm văn nghị luận. Những người ít có bản lĩnh chủ kiến càng thấy khó trình bày quan điểm của mình. Chính vì vậy văn bản nghị luận sẽ rèn luyện năng lực tư duy, kĩ năng nghị luận và tinh thần làm chủ cho học sinh.

 

doc26 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6995 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dạy văn giải thích ở Lớp 7 và văn Nghị luận Lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Nam Định
Trường THCS Trần Đăng Ninh
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
Dạy văn giải thích ở lớp 7
 và văn nghị luận lớp 8
Tác giả: Nguyễn Thị thuỷ
 Nghề nghiệp: dạy học
 Chức vụ: Tổ trưởng tổ Văn sử 
 Ngày 15 tháng 5 năm 2007
 Tên sáng kiến:
Dạy văn giải thích ở lớp 7
và văn nghị luận lớp 8
*********
Tác giả: Ngyễn Thị Thuỷ
Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngữ văn
Nơi công tác: Trường THCS Trần Đăng Ninh
Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 nhóm văn 7, văn 8 của trường Trần Đăng Ninh
Giải pháp:
A. Lí do chọn đề tài
	A.1 Cơ sở khoa học.
	Bước sang học kì II của lớp 7 các em được học về văn Nghị luận. Nhu cầu nghị luận rất phong phú nên việc học văn nghị luặn là rất cần thiết. Trong đời sống ta gặp các văn bản nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí. Văn Nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Nó là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực diễn đạt những quan điểm tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Trước tác của các nhà tư tưởng, nhà lí luận, nhà khoa học, nhà chính trị đều viết dưới hình thức nghị luận. Có thể nói: không có văn nghị luận thì khó có thể hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống 
Văn Nghị luận thực chất là văn bản lí thuyết, văn bản nói lí lẽ nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm thái độ trước vấn đề đặt ra. Do đó muốn làm văn nghị luận tốt thì người ta phải có khái niệm, có quan điểm, phải có chủ kiến rõ ràng, biết sử dụng khái niệm, biết tư duy lô gic. Đồng thời biết sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, so sánh, suy lí... nói chung là biết tư duy trừu tượng. Đây là loại hình văn bản tương đối khó đối với học sinh nói chung, nhất là với học sinh trung học cơ sở. Những người có thói quen tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận sẽ cảm thấy khó làm văn nghị luận. Những người ít có bản lĩnh chủ kiến càng thấy khó trình bày quan điểm của mình. Chính vì vậy văn bản nghị luận sẽ rèn luyện năng lực tư duy, kĩ năng nghị luận và tinh thần làm chủ cho học sinh.
Văn nghị luận được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng nên nó phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ thuyết phục. Song công việc làm văn nghị luận không dừng lại ở chỗ tìm ra luận điểm. Người nghị luận phải thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng: trình bày những luận điểm mà mình tìm ra. Không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không đạt được cho dù người nghị luận đã tập hợp đầy đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề 
Lớp 6, các em học viết các văn bản tự sự, miêu tả - loại văn bản dùng tư duy hình tượng, còn tư duy lô gic với các em thì rất lạ lẫm. Các em gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày tư tưởng quan điểm. Các bài hướng dẫn cách làm hầu hết lại rất chung chung chưa đầy đủ khiến phần lớn học sinh hiểu về văn nghị luận còn rất lơ mơ, chưa nắm được văn chứng minh đã chuyển sang văn giải thích. Trong khi đó, lên lớp 8, các em lại quay vòng học lại văn chứng minh, giải thích (có nâng cao). Làm thế nào để học sinh dễ tiêp thu bài, nắm được cách làm bài nghị luận chứng minh, giải thích là câu hỏi tôi luôn đặt ra
	A.2/ Cơ sở thực tiễn:Những ưu điểm , hạn chế của việc thực hiện phần văn giải thích ở lớp 7 và văn nghị luận ở lớp 8
A.2.1. Lớp 7
a. Phân phối chương trình cụ thể của phần văn Nghị luận:
- Tiết 75-76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
- Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận 
- Tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
- Tiết 87 - 88:Tìm hiểu chung về lập luận chứng minh
- Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh
- Tiết 92: Luyện tập lập luận chứnh minh
- Tiết 95 - 96: Bài viết chứng minh 
- Tiết 100: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
- Tiết 103: Trả bài kiểm tra Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn
- Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
- Tiết 107 : Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích. Bài viết số 6 - làm ở nhà
- Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
- Tiết 116: Trả bài văn giải thích
-> Nhìn vào phân phối chương trình ta thấy:
	- Tổng số tiết cho cả văn nghị luận là 19 tiết
	- Trong số đó:
	- Văn nghị luận nói chung là 6 tiết.
	- Văn nghi luận chứng minh 8 tiết :
 	+ 2 tiết tìm hiểu chung
+ 3 tiết dạy kỹ năng làm bài
+ 3tiết làm bài và trả bài
- Văngiải thích:
+ 1tiết tìm hiểu chung
+ 3 tiết dạy kỹ năng làm bài
+ 1tiết trả bài ( bài làm ở nhà )
b. Ưu điểm và hạn chế của phân phối chưong trình này:
* Về ưu điểm: 
- Chương trình đã quan tâm đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết chung về văn nghị luận; đề bài nghị luận; phương pháp lập luận trong văn nghị luận... 
- Chương trình dạy đủ các dạng bài từ tìm hiểu chung, cách làm bài, bài viết, trả bài.Trong từng bài, sách giáo khoa đã tích hợp rất tích cực với văn bản trục chính.
- Bên cạnh những đề bài có tính truyền thống như: giải thích câu ca dao..., giải thích câu tục ngữ..., nhiều đề văn đã được ra mang tính tổng hợp theo kiểu “đề mở” gây nhiều hứng thú cho học sinh
* Về hạn chế:
 Theo tôi, hạn chế lớn nhất của chương trình trên là ở từng loại bài ( nghị luận chứng minh giải thích) sách giáo khoa chưa có các bài hướng dẫn một cách cụ thể cách dựng các đoạn văn. Chẳng hạn tiết 91- Cách làm bài văn lập luận chứng minh, chỉ có 45 phút mà thầy trò phải tìm hiểu đề văn: “Nhân dân ta thường nói Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó” với các công việc: Tìm hiểu đề; Tìm ý, lập dàn ý; viết bài (viết từng đoạn từ đoạn mở bài cho đến đoạn kết bài; đọc lại và sửa chữa). Đấy là chưa kể phần luyện tập. Làm sao trong vòng 45 phút lại có thể dạy và học cho nổi bằng ấy nội dung, nhất là với đối tượng học sinh lần đầu tiên làm quen với văn nghị luận
Tương tự như vậy là bài Cách làm bài văn lập luận giải thích (Trang 84 – 85 - 86 sâch giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2). Cũng chỉ trong vòng 45 phút mà thầy trò phải giải quyết xong các khâu: Tìm hiểu đề, Tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Có thể nói, học sinh như bị lạc vào mê hồn trận, còn bàng hoàng ngơ ngác vì chưa nắm được kiểu loại lập luận chứng minh đã bị lạc vào mê hồn trận của lập luận giải thích
Đã vậy, cách hướng dẫn của sách giáo khoa ở bài “Cách làm bài văn lập luận giải thích”, theo tôi không được khoa học, thiếu hợp lý, không gắn bó chặt chẽ với bài trước nó ( bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích –Trang 69 đến trang 74 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2). Phần ghi nhớ của bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích có nêu rõ: “Người ta thường giải thích bằng cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo”. Theo ghi nhớ này, ta có thể hiểu sách đã định hướng rõ ràng các bước giải thích:
	Bước 1: Nêu định nghiã, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác. Đây chính là bước nêu rõ vấn đề giải thích- bước mà chương trình cũ gọi là bước “là gì” 
Bước 2: Chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả. Đây chính là bước lí giải nguyên nhân của vấn đề giải thích mà chương trình cũ gọi là bước “tại sao”
Bước 3: Cách đề phòng hoặc noi theo. Đây là bước nêu ra bài học mà chương trình cũ gọi là bước “làm như thế nào”
	Vậy mà ở bài “Cách làm bài văn lập luận giải thích”, triển khai việc giải thích, sách giáo khoa lại gợi ý cụ thể:
	b. Thân bài : Triển khai việc giải thích :
- Nghĩa đen : Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn là gì? (Chú ý: Cách đo không gian bằng đơn vị ngày, đo trí khôn, kiến thức bằng sàng có gì đặc biệt?)
- Nghĩa bóng: Như cách giải thích của từ điển đã dẫn ở trên. Hãy suy nghĩ xem: Câu tục ngữ có đúc kết một kinh nghiệm về nhận thức không? Kinh nghiệm đó là gì?
- Nghiã sâu : Liên hệ với các dị bản khác: Đi một bữa chợ học một mớ khôn hoặc các câu ca dao tục ngữ nêu trên để thấy cái khao khát của người nông dân xưa được muốn đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt. Từ đó ta hiểu câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm, mà còn biểu hiện một khát vọng hiểu biết”
Nếu chỉ theo ba gợi ý này thì học sinh chưa thấy được cái lợi hại, chưa thấy được nguyên nhân của việc phải đi sâu vào thực tế cuộc sống, phải tiếp xúc với thực tế , cũng như chưa nêu ra được cần học tập theo lời dạy bảo của cha ông như thế nào. Hay nói khác đi, sự gợi ý của SGK là không đầy đủ.
	A.2.2. Lớp 8.
a. Phân phối chương trình:
-Tiết 99:Ôn tập về luận điểm.
-Tiết 100: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
-Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
-Tiết 104: Viết bài tập làm văn số 6: Văn nghị luận.
-Tiết 108: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
-Tiết 112: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
-Tiết 115: Tìm hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận.
-Tiết 116 : Trả bài tập làm văn số 6
-Tiết 120 : Luyện tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
-Tiết 123 – 124 : Viết bài tập làm văn số 7.
-Tiết 131 : Trả bài tập làm văn số 7
Tổng số tiết cho văn nghị luận là 12 tiết. Trong số đó có 2 tiết tìm hiểu vai trò, yêu cầu của việc đưa các yếu tố biểu cảm ,tự sự, miêu tả trong bài văn nghị luận.
b. Ưu điểm và hạn chế của phân phối chương trình này:
	*Ưu điểm:
	- Đảm bảo có tiết lí thuyết và tiết bài tập.
- Trong các tiết này có nhiều đoạn văn để học sinh nghiên cứu. 
 - Ơ mỗi bài phần luyện tập đảm bảo kiến thức từ dễ đến khó 
 - Đề bài làm văn hay luyện đoạn ở lớp 8 hầu hết là các đề bài nghị luận xã hội có tính tổng hợp. Theo tôi, đây là những đề bài rèn luyện tốt nhất khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh trước một vấn đề của xã hội, của cuộc sống; một hình thức giáo dục tư tưởng, tình cảm trực tiếp hữu hiệu: một cách thức tuyệt vời để chống học thuộc, chống sao chép văn mẫu. Với các đề nghị luận xã hội như: Tuổi trẻ và tương lai đất nước,Hãy nói không với tệ nạn xã hội, Thời trang và văn hoá, Lợi ích của những chuyến tham quan... học sinh chỉ có thể nhờ cậy vào chính mình, huy động năng lực suy nghĩ của chính mình chứ không thể trông nhờ vào chiếc phao nào
*Hạn chế:
- Là dạng bài dạy về kỹ năng nhưng gợi ý cho kỹ năng rất ít (chủ yếu chỉ là vai trò, yêu cầu của việc đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả )
- Bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận có kết luận : “...biểu đạt cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm”, và tiết Luyện tập có gợi ý : “...có nên đưa vào các từ ngữ biểu cảm ( ví dụ : biết bao nhiêu, diệu kỳ thay, có ai lại làm sao có được...)không”.Trong khi đó, cả bài lý thuyết lẫn bài luyện tập đưa yếu tố tự sự, miêu tả không hề có những kết luận, những gợi ý về cách làm như vậy.
 - Lớp 7 dạy 2 kiểu bài nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích riêng. Thực tế 2 kiểu loại này không thể lẫn lộn dù trong giải thích có chứng minh và trong chứng minh có giải thích, nó hoàn toàn khác với những đề bài có tính chất tổng hợp. Nhưng ở vòng nâng cao này lại không ôn tách bạch 2 thể loại mà đi luôn vào những đề có tính chất tổng hợp, những đề bài rất khó, giáo viên đọc qua cũng cảm thấy khó giải quyết.
Qua 1 năm thực dạy, tôi thấy chủ chương quay vòng kiến thức cũng có mặt tích cực: học sinh được học từ dễ đến khó ( phù hợp với quy luật của nhận thức, quy luật của tư duy, học sinh luôn được nhắc lại kiến thức).Việc đưa thêm yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài nghị luận đã tạo ra những bài văn nghị luận giàu tính thuyết phục hơn. Với những đề bài có tính nghị luận xã hội, vấn đề nghị luận gắn liền với thực tế cuộc sống nên có sức thu hút hơn với học sinh.Giáo viên phải biết phân biệt kiến thức, làm chủ kiến thức của mình.
 Bên cạnh mặt tích cực ấy, chủ chương này cũng có những điều chưa được hợp lý.Với những học sinh khá giỏi, viết văn có cảm xúc thì dù có ở lớp 7, các bài nghị luận của các em cũng lồng yếu tố biểu cảm một cách tự nhiên chứ không cần đến lơp 8 mới đặt ra vấn đề này. Ngược lại, những học sinh trung bình, kém thì dù ở lớp 8, đặt ra vấn đề là phải lồng yếu tố biểu cảm vào thì các em cũng không biết lối. Vậy là các tiết của vòng 2 này chẳng có hiệu quả gì mấy khi mà thời gian dành cho nó quá ít, khi mà sự hướng dẫn không được cụ thể rõ ràng. Hơn nữa, tâm lí chung của học sinh thích tìm hiểu, khám phá những gì mới lạ, nên việc lặp lại có nâng cao nhưng với học sinh cứ như là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, các em không muốn nghe. Thế là tưởng là biết đấy mà thực ra lại chẳng biết được điều gì.
	c. Thực tế tiếp thu của học sinh.
Năm học 2003 –2004 là năm học đầu tiên thay sách lớp 7, năm học 2004 - 2005 là năm học đầu tiên thay sách lớp 8, tôi mày mò, dạy phần lớn theo sự gợi ý của sách giáo khoa, sách giáo viên. Qua những năm đã dạy tôi thấy có gì đó bất ổn, dạy mà không thấy thoải mái về bài dạy của mình. Và kết quả là học sinh tiếp thu bài một cách thụ động không hiểu cặn kẽ về cách làm bài văn nghị luận giải thích.
Rút kinh nghiệm năm học 2003 - 2004, chuyển sang năm học 2004 - 2005 tôi trao đổi, bàn bạc với các đông nghiệp để rút ra cách dạy phù hợp cho học sinh lớp 7 + 8 ở thể loại giải thích để đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm này.
B.Những giải pháp thực hiện:
	B.1. ở lớp 7
a. Nắm chắc các thuật ngữ
Văn nghị luận có nhiều thuật ngữ mới, có nắm được các thuật ngữ này thì thầy trò mới dễ dàng tìm hiểu các văn bản nghị luận, cũng như các đề văn nghị luận. Các em phải hiểu bản chất các thuật ngữ, thấy sự khác nhau cũng như mối liên hệ giữa các thuật ngữ thì mới học được văn giải thích nói riêng cũng như văn nghị luân nói chung.
Phần thuật ngữ này tiết 79 “Đặcđiểm của văn bản nghị luận” (SGK Ngữ văn lớp 7 tâp II hướng dẫn rất sơ lược, chung chung, không phân biệt luận điểm chính với luận điểm phụ. Sách giáo viên thì cũng chỉ lí giải: “luận điểm chính chưa chắc đã lớn, luận điểm phụ chưa chắc đã nhỏ”. Thực tình dạy xong lớp 7 một năm mà hầu hết các giáo viên còn lúng túng, mơ hồ, lẫn lộn giữa các khái niệm cần thiết này. Đến tiết 99 Ôn tập về luận điểm của lớp 8 thì sách giáo khoa đã cụ thể hơn: “Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (Dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết ) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm mở rộng )”. Với kết luận này, giáo viên đã hiểu thêm về luận điểm chính thì lại mắc phải luận điểm triển khai, luận điểm xuất phát, luận điểm mở rộng. SGV Ngữ văn lớp 8 tập hai viết: Quá trình nghị luận cần được bắt đầu từ luận điểm xuất phát, qua các luận điểm phát triển để tới cái đích là luận điểm làm kết luận của toàn bài”. Kết hợp các hướng dẫn của SGK, SGV, tôi hiểu hệ thống luận điểm của bài nghị luận gồm các loại luận điểm sau:
+ Luận điểm tổng quát: luận điểm bao trùm cả bài
+ Luận điểm xuất phát: luận điểm tiền đề để triển khai luận điểm tổng quát.
+ Luận điểm triển khai: các luận điểm cụ thể của luận điểm tổng quát.
+ Luận điểm chính: luận điểm kết luận của bài.
Như vậy:
- Luận điểm tổng quát bảo trùm xuyên suốt toàn bài nghị luận.
	- Luận điểm xuất phát là vấn đề mà người nghị luận dùng dẫn dắt ở phần mở bài.
- Luận điểm triển khai là các luận điểm ở phần thân bài.
	- Luận điểm chính là vấn đề rút ra ở phần kết bài (cũng có khi ở phần thân bài. 
Với bài nghị luận giải thích nói riêng (các bài nghị luận nói chung) việc xác định hệ thống luận điểm tuỳ thuộc vào từng đề bài cụ thể và có tính linh hoạt của nó. Nhưng nhìn chung dàn ý của bài văn giải thích thường có những bước cụ thể sau:
+ Mở bài: luận điểm xuất phát.
+ Thân bài: các luận điểm triển khai:
- Giải nghĩa vấn đề giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác
- Lý giải nguyên nhân vấn đề giải thích: chỉ ra các mặt lợi hại,nguyên nhân,hậu quả
- Bài học rút ra: cách đề phòng, noi theo, những việc cần làm, những việc không nên làm
	- Mở rộng liên hệ.
+ Kết bài: luận điểm chính.
Và như vậy, các câu hỏi để tìm luận cứ ở tiết 80 Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, mục II 2 là những câu hỏi để tìm luận điểm chứ không phải là câu hỏi để tìm các luận cứ.
Vậy luận cứ là gì? Như SGK, luận cứ là lý lẽ và dẫn chứng để thể hiện luận điểm.Vậy thì các lý lẽ,dẫn chứng dùng để thể hiện các luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai...là các luận cứ.
Một thuật ngữ cơ bản nữa của văn nghị luận là lập luận. Theo SGK,SGV thì lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng là cơ sở vững chắc cho luận điểm. Trong khi đó SGK,SGV có thuật ngữ lập luận giải thích, lập luận chứng minh. Dùng chữ lập luận này có phải là quá lạm dụng từ lập luận. Bởi trong bài giải thích, ta có thể dùng nhiều kiểu lập luận mà bài chứng minh cũng có thể dùng. SGK,SGV quan niệm giải thích, chứng minh chỉ là những phương pháp lập luận trong khi lại hướng dẫn giảng dạy với cấu trúc của một bài văn cụ thể thì có phù hợp không? Nếu đã dạy thành bài văn cụ thể, thì theo tôi nên dùng thuật ngữ nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích.Và trong các kiểu bài này người nghị luận phải dùng chủ yếu là lập luận chứng minh, lập luận giải thích kết hợp với các kiểu lập luận khác để chứng minh hay giải thích vấn đề .
b. Các kỹ năng của bài giải thích
Bài văn nghị luận giải thích là sự liên kết các luận diểm để thể hiện rõ tư tưởng quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó. Như vậy có nghĩa là học sinh phải biết viết các loại đoạn luận điểm( luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai, luận điểm chính, luận điểm mở rộng). Hiện tại, tôi nghĩ, chắc chắn có một bộ phận không nhỏ các thầy cô giáo chưa quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh cách viết bài, mà mới dừng lại ở việc chữa các dàn bài. Đấy là chưa kể đến vẫn còn có nhiều thày cô đọc bài mẫu cho học sinh chép. Tôi nghĩ khác. Chữa dàn ý các đề bài có trong sách giáo khoa là đúng là cần phải làm. Nhưng quan trọng hơn là hướng dẫn cho học sinh cách triển khai từng luận điểm, đưa cho học sinh các chìa khoá để giải mã các đề bài. Có các chìa khoá này, gặp bất cứ đề bài nào, dù thầy cô chưa bao gìơ chữa, học sinh cũng có thể tự mình tìm ra cách giải quyết. Sau đây là các kỹ năng cần thiết:
b1.Kỹ năng tìm hiểu đề: Phần này tương đối đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng vì nó là dịnh hướng đầu tiên nhưng lại xuyên suốt bài viết nên học sinh phải đọc kỹ đề, gạch chân từng từ ngữ quan trọng rồi rút ra:	
- Thể loại
	- Luận điểm tổng quát.
	- Luận điểm chính.
	- Luận điểm triển khai.
(Đề bài giải thích thường có tính chất giảng giải, khuyên nhủ nên luận điểm chính cần phải rút ra là lời khuyên thực hiện tốt một điều nào đó, một đạo lý nào đó)
Ví dụ: Tìm hiểu đề bài: “Tính trung thực”, ở bước tìm hiểu đề, trước hết học sinh phải rút ra những yêu cầu cơ bản:
	- Thể loại :giải thích
	- Luận điểm tổng quát:tính trung thực
	 - Luận điểm chính: chúng ta phải rèn luyện đức tính trung thực.
Trên cơ sở đó, học sinh tìm ra các luận điểm triển khai: 
	- Tính trung thực là gì.
- Tính trung thực có vai trò quan trọng như thế nào (vì sao phải rèn luyện tính trung thực)
	- Rèn luyện tính trung thực như thế nào.
b 2.Kỹ năng viết đoạn mở bài (Luận điểm xuât phát).
Khi đã học văn nghị luận thì học sinh đã rõ 3 bước của phần mở bài là: dẫn dắt; nêu vấn đề; định hướng.Có nhiều cách mở bài khác nhau và sự khác nhau này nằm ở phần dẫn dắt.
*).Cách dẫn dắt.
Trước kia sách giáo khoa thường chia làm 2 cách dẫn dắt: trực tiếp và gián tiếp. Nói như vậy chung chung quá. Theo chúng tôi có rất nhiều cách dẫn dắt,với học sinh cấp THCS thì nên hướng dẫn một số cách dẫn dắt sau:
+ Dẫn dắt đi thẳng vào vấn đề. Đây là cách dẫn dắt dễ nhất, ngắn gọn nhất nhưng nó thường khô khan nếu không khéo léo trong diễn đạt. Cách dẫn dắt này thường xuất phát từ truyền thống của dân tộc, từ vai trò ý nghĩa của vấn đề giải thích.
	Ví dụ:(1) Dân tộc ta vốn có truyền thống ân nghĩa....
	

File đính kèm:

  • docSKKN day van NL.doc