Để dạy tốt một tiết hình học 9

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Nó phụ thuộc vào khả năng của giáo viên và điều kiện dạy cụ thể của nhà trường.

Tìm tòi những phương pháp phù hợp với môn học, từng bài học, từng đối tượng học sinh là việc làm cần thiết và thường xuyên của người giáo viên.

Phương pháp dạy học là quan trọng nhưng đổi mới phương pháp dạy học lại càng quan trọng hơn. Sau bốn năm dạy chương trình toán 9, điều tôi quan tâm nhất là dạy những bài cuối chương, dạy môn hình học, làm thế nào “Để dạy tốt một tiết hình học 9”.

Bản thân tôi rất tâm đắc và hứng thú với vấn đề này nên chọn làm đề tài nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm các năm qua để vận dụng tốt hơn vào những năm tới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để dạy tốt một tiết hình học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Nó phụ thuộc vào khả năng của giáo viên và điều kiện dạy cụ thể của nhà trường.
Tìm tòi những phương pháp phù hợp với môn học, từng bài học, từng đối tượng học sinh là việc làm cần thiết và thường xuyên của người giáo viên.
Phương pháp dạy học là quan trọng nhưng đổi mới phương pháp dạy học lại càng quan trọng hơn. Sau bốn năm dạy chương trình toán 9, điều tôi quan tâm nhất là dạy những bài cuối chương, dạy môn hình học, làm thế nào “Để dạy tốt một tiết hình học 9”.
Bản thân tôi rất tâm đắc và hứng thú với vấn đề này nên chọn làm đề tài nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm các năm qua để vận dụng tốt hơn vào những năm tới.
II. THỰC TRẠNG KHI DẠY MỘT TIẾT HÌNH HỌC 9:
 1. Đặc điểm tình hình:
Trường THCS Cẩm Sơn thuộc ấp 4, xã Cẩm Sơn, huyện Cai lậy, tỉnh Tiền Giang, trường đang được Ngành giáo dục đầu tư để hướng đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2011 - 2012.
Địa bàn trường rộng, số học sinh khối 9 tương đối đông:
Năm học
Số lớp khối 9
Tổng số học sinh
2008 – 2009
2009 – 2010
2010 – 2011
2011 - 2012
3
3
3
3
114
102
116
121
Trong bốn năm thực dạy toán 9 và bốn lần dự giờ đồng nghiệp trong tổ, khi dạy một tiết hình học 9, tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
 2. Thuận lợi:
Môn toán là môn khoa học tự nhiên được vận dụng nhiều trong cuộc sống, trong các môn học khác, nên đa số học sinh thích học môn toán.
Năm học 2011 - 2012 có hai giáo viên cùng dạy môn toán 9, nên thuận lợi trong việc dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình thực dạy một tiết hình học 9, tôi gặp không ít khó khăn.
 3. Khó khăn:
Môn hình học là môn rất khó dạy, phải vẽ đúng hình, ghi đúng giả thiết, kết luận, phải nắm được cách chứng minh và phải biết vận dụng để giải bài tập.
Giáo viên không biết phải lựa chọn những phương pháp nào để tìm ra các hệ thức và phát biểu thành định lí cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và biết áp dụng vào giải bài toán thực tế.
Học sinh trong lớp quá đông, khó khăn trong việc chia nhóm học tập, học sinh hoạt động nhóm không đều, chỉ những em khá, giỏi thường xuyên hoạt động, đa số còn lại thụ động chờ ghi kết quả.
Thiết bị dạy học nhiều, nhưng thiết bị phục vụ cho môn hình học thì lại ít, thiếu hình ảnh trực quan nên học sinh còn mơ hồ khi tiếp thu bài.
Chia sẻ với những khó khăn này của các thầy cô thực dạy toán 9, tôi xin đưa ra những biện pháp “Để dạy tốt một tiết hình học 9”
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để dạy tốt một tiết hình học 9, tôi chọn bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” để nghiên cứu.
Qua chín lớp thực dạy toán 9 trong bốn năm và bốn lần dự giờ các đồng nghiệp, khi dạy tiết này tôi xin đưa ra những biện pháp như sau:
 1. Nghiên cứu tài liệu:
Để dạy tốt một tiết hình học 9 giáo viên phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa toán 9 của Nhà xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục và Đào tạo, sách giáo viên toán 9 của Nhà xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục và Đào tạo.
Khi dạy bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” giáo viên nên sử dụng phương tiện hỗ trợ là giáo án điện tử và cần có hình ảnh thực tế, để truyền thụ kiến thức đến học sinh được nhanh hơn, tiết học sinh động hơn và học sinh nhớ bài kỹ hơn.
Vậy vì sao phải sử dụng hình ảnh thực tế, chọn hình ảnh thực tế có khó khăn không? Tôi xin đưa ra cách chọn hình đơn giản không mất thời gian nhưng sử dụng được nhiều lần và đặc biệt nó gây được hứng thú trong học tập của học sinh.
 2. Chọn hình ảnh thực tế:
 Từ những hình ảnh có sẵn trong sách giáo Khoa giáo viên có thể chọn đưa lên màn hình cho học sinh dễ quan sát.
Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên nêu tình huống dẫn đến bài mới.Có thể xuất phát từ một bài toán thực tế, chẳng hạn bài toán trong khung ở đầu §4. Giáo viên đưa hình ảnh và đề bài lên màn hình
3. Soạn giáo án:
Muốn tiết dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên phải đầu tư soạn giáo án thật tốt với đầy đủ các bước lên lớp, thể hiện được hoạt động của giáo viên và học sinh trong từng nội dung bài học.
 4. Phương tiện dạy học;
Giáo viên dùng bảng phụ để kiểm tra bài cũ, đỡ mất thời gian viết bảng hay nhắc lại nội dung mà học sinh vẫn được ôn tập tốt về tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước và tìm số đo của góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của góc đó.
Giáo viên dùng phương tiện dạy học là giáo án điện tử, để học sinh làm quen với phương tiện hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Khi dạy một tiết hình học 9 giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học.
 5. Phương pháp dạy học:
Trong tiết dạy bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp và kết hợp tốt các phương pháp như sau:
Phương pháp nêu vấn đề: Một chiếc thang dài 3m, cần đặt chân thang cách chân tường một khoảng bằng bao nhiêu để nó tạo được với mặt đất một góc “an toàn” 650 ?
Phương pháp quy lạ về quen: khi dạy về các hệ thức, giáo viên cho 
thức
Phương pháp trực quan: Học sinh quan sát mô hình đa giác để nhận biết được các đỉnh, góc, đỉnh kề nhau, cạnh, đường chéo, điển trong, điểm ngoài của đa giác.
Phương pháp thực hành: Khi dạy về đa giác đều, ở tiết học trước, giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà cắt hình tam giác đều, hình vuông, hình ngũ giác đều, hình lục giác đều, học sinh biết nhận dạng đa giác đều, gấp hình để tìm trục đối xứng, tâm đối xứng (nếu có). Phương pháp này giúp học sinh hiểu bài và nhớ lâu nội dung bài học, củng cố mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành, làm cho học sinh hứng thú học tập và nhớ lâu kiến thức được học. Do dó, sau bài học, giáo viên cần củng cố, luyện tập và hướng dân học sinh học ở nhà.
 6. Hướng dẫn học ở nhà:
Việc hướng dẫn học sinh học ở nhà giúp học sinh nắm vững các nội dung cần học thuộc, những bài tập cần vận dụng, để kiểm tra bài hoặc áp dụng trong tiết học sau.
Học sinh còn được biết tiết học tới các em cần giải quyết vấn đề gì và để giải quyết được vấn đề đó thì nhiệm vụ cụ thể của các em ra sao?.
Cuối cùng giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học, tuyên dương những cá nhân, những nhóm tích cực hoạt động, đóng góp xây dựng bài.
Áp dụng những biện pháp vừa nêu, kết quả tôi đạt được trong bốn năm qua khi dạy 1 tiết hình học 8, mà cụ thê là tiết dạy bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” như sau:
IV. KẾT QUẢ:
 Sau khi học xong bài học sinh biết:
Tiết dạy đạt hiệu quả ngày càng cao, mức độ hiểu bài và vận dụng làm bài tập của cá nhân, của nhóm ngày càng tăng. Cụ thể với bài 4 trang 115, sách giáo khoa Toán 8 tập một:
Đa giác n - cạnh
Số cạnh
4
Số đường chéo xuất phát từ 1 đỉnh
2
Số tam giác được tạo thành
4
Tổng số đo các góc của đa giác
4.1800
= 7200
Với bài này tôi chia lớp 8A2 thành 4 nhóm để hoạt động. Trong 4 năm qua tôi lưu lại kết quả về mức độ hiểu và làm được bài tập của các nhóm như sau:
Năm học
Mức độ hiểu và làm được bài
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
2004 – 2005
76.5%
85%
77.4%
82.6%
2005 – 2006
80.1%
89.6%
81.3%
90.4%
2006 – 2007
87.9%
92.3%
92.3%
95.3%
2007 - 2008
88.2%
93.1%
93.6%
95.7%
Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy trong cùng một bài tập, với 4 lớp học khác nhau, nhưng có chung một điều là kết quả năm học sau cao hơn năm học trước. Điều này chứng tỏ, biện pháp mà tôi áp dụng đã có hiệu quả.
Càng vui mừng hơn khi áp dụng các biệp pháp vừa nêu để dạy bài “Đa giác. Đa giác đều” tôi đã đạt tiết Giỏi huyện trong năm học 2006 – 2007.
Kết quả đạt được là quan trọng nhưng làm sao để giữ được kết quả đó là quan trọng hơn. Khi nghiên cứu “Để dạy tốt một tiết hình học 8”, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
V.BÀI HỌC KINH NGHỆM:
 “Để dạy tốt một tiết hình học 8” giáo viên cần phải:
Đọc kỹ tài liệu tham khảo như SGK, SGV hình học 8
Chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học, mạnh dạn sử dụng các phương tiện hiện đại như giáo án điện tử, máy chiếu, phim trong để chuẩn bị những nôi dung cần cung cấp cho học sinh như câu hỏi, bài tập, hình vẽ, khái niệm, định nghĩa, định lý, cách trình bày lời giải,
Cần có phiếu học tập để học sinh hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Cần có câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh đến nội dung bài học.
Có thể cho học sinh cắt hình, gấp hình để tự mình khám phá nội dung bài học và nhớ bài được lâu hơn.
Soạn kỹ giáo án theo phương pháp mới, thể hiện đầy đủ các hoạt động của thầy và trò trong tiết học.
Kết hợp tốt các phương pháp dạy học, áp dụng tùy theo từng đối tượng học sinh.
Đặt câu hỏi, bài tập đơn giản cho học sinh có học lực yếu, trung bình; câu hỏi, bài tập nâng cao cho học sinh có học lực khá, giỏi để cả lớp cùng tham gia, đóng góp xây dựng bài, giúp học sinh hiểu bài và vận dụng được để làm bài tập.
Cần nhận xét, sửa sai, tuyên dương, khen ngợi kịp thời để học sinh tự khẳng định mình, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, tích cực phát biểu, đóng góp ý kiến nhiều hơn để tiết học sinh động hơn, thành công hơn.
Sau cùng giáo viên đừng quên tự mình rút kinh nghiệm cho tiết dạy, bổ sung những điều cần thiết, nếu còn vấn đề nào chưa rõ hãy trao đổi với đồng nghiệp trong tổ, trong trường, tốt nhất là trao đổi với giáo viên cùng môn, cùng khối để học hỏi lẫn nhau điều hay, điều tốt để cùng nhau tiến bộ.
Trên đây tôi đã đưa ra một số biện pháp “Để dạy tốt một tiết hình học 8” mà tôi đã thực hiện có hiệu quả trong các năm qua. Mong rằng nó sẽ là tài liệu để các đồng nghiệp tham khảo, vận dụng tốt trong quá trình giảng dạy, tùy theo điều kiện của từng trường, từng lớp, từng đối tượng học sinh mà áp dụng để đạt hiệu quả cao hơn.

File đính kèm:

  • docSKKN(4).doc