Đề tài Việc làm có hiệu quả trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường

Năm học 2008 – 2009 là năm thực hiện xây dựng mái trường thân thiện và học sinh tích cực toàn diện trong trường mầm non, chính vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất đôi với trường tiểu học là một việc rất quan trọng nhất là đưa các cháu vào học tập có chất lượng cao. Vì hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hoá và công tác giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Vì vậy được đưa trẻ đến lớp phải có trường ra truờng, lớp phải ra lớp, phòng học thoáng mát, sạch sẽ, có phương tiện vệ sinh nguồn nước sạch đầy đủ.

doc6 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Việc làm có hiệu quả trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục đào tạo
phòng gd&đt huyện ứng Hoà
đề tài sáng kiến kinh nghiệm
việc làm có hiệu quả trong công tác tham mưu 
xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường
 Họ tên : trần thị chuân
 Chức vụ : Hiệu trưởng.
 Đơn vị công tác: Trường mầm non bán công Lưu Hoàng
Năm học 2007 – 2008
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Sơ yếu lý lịch.
	Họ và tên: trần thị chuân
	Ngày tháng năm sinh: 16/6/1959 
	Năm vào ngành: 1974 
	Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường mầm non bán công Lưu Hoàng.
	Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non
	Hệ đạo tạo: Tại chức.
	I- Lý do chọn đề tài.
	Năm học 2008 – 2009 là năm thực hiện xây dựng mái trường thân thiện và học sinh tích cực toàn diện trong trường mầm non, chính vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất đôi với trường tiểu học là một việc rất quan trọng nhất là đưa các cháu vào học tập có chất lượng cao. Vì hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hoá và công tác giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Vì vậy được đưa trẻ đến lớp phải có trường ra truờng, lớp phải ra lớp, phòng học thoáng mát, sạch sẽ, có phương tiện vệ sinh nguồn nước sạch đầy đủ.
Đơn vị tôi là một trường chỉ đạt chất lượng yêu cầu của huyện, đối chiếu với yêu cầu cơ sở vật chất còn 5 lớp phải nhờ. Phòng học chặt chẽ, chưa có công trình vệ sinh và nguồn nước sạch đúng quy cách, một số lớp còn chưa có giếng phải dùng nhờ vào dân, khu tập chung, nhóm lớp còn chật hẹp chưa có bể chứa nước, một số lớp còn chưa có cây xanh. Chính vì vậy, tình hình cơ sở vật chất còn phải làm trong năm học. Nhưng hiện nay, địa phương còn gặp khó khăn về nguồn kinh phí. Để xây dựng phòng học và công trình vệ sinh trong hai năm về trước không thực hiện được, nếu chỉ đạo đưa vào kinh phí của địa phương thì công trình không hoàn thành được vì phải có nguồn kinh phí hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, các ban nghành các bậc phụ huynh học sinh đóng góp. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất kế hoạch của nhà trường tới các cấp lãnh đạo địa phương qua các buổi họp hội đồng nhân dân xã để xin ý kiến đóng góp xây dựng.
II. Thời gian thực hiện 
	- Tháng 6 – 2007 đến tháng 5 – 2009 hoàng thành ứng dụng cụ thể trong trường mầm non Lưu Hoàng.
III. Nội dung.
	1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của các lãnh đạo, toàn xã có hướng đầu tư kinh phí cho giáo dục:
	- Được sự quan tâm của UBND huyện, phòng tài trợ chính, phòng kế toán phát triển nông thôn có triều hướng đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.
	- Hội đồng giáo dục xã có kế hoạch hoạt động thường xuyên và chăm lo tới phong trào giáo dục.
	- Phụ huynh và nhân dân tin tưởng vào sự chăm sóc dậy bảo của các cô giáo.
	- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.
2. Khó khăn.
	Bên cạnh những thuận lợi đó, trường chúng tôi còn có một số khó khăn sau:
	- Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục chỉ đủ cho sửa chữa nhỏ của nhà trường.
	- Trường chưa có khu tập chung mà còn chia nhỏ thành 5 điểm trên 4 thôn.
	- Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế.
	- Chế độ giáo viên ổn định.
	- Một số phụ huynh mải đi làm ăn xa chưa thực sự quan tâm tới con cháu mình.
3. Các biện pháp thực hiện.
	+ Trước những khó khăn và thuận lợi như vậy tôi đã nên kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất năm 2008 – 2009 ngay từ đầu tháng 6 sớm hơn so mới mọi năm.
	* Lập tờ trình báo với Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã trực tiếp là bà chủ tịch xã xin ý kiến chỉ đạo và đã được bà chủ tịch đồng ý. Tôi viết kế hoạch thành văn bản gửi UBND xã để hướng dẫn giải quyết.
	* Ban giám hiệu nhà trường tuyên truyền tới các ban nghành đoàn thể trong xã và phối hợp với các phụ huynh để xây dựng cơ sở vật chất cho các cháu.
	* Những buổi được về dự hội đồng nhân dân xã tôi đều phát biểu ý kiến, đề nghị ở các cuộc họp, hội đồng nhân dân để được đưa vào nghị quyết. Cứ nhiều lần như vậy, ý kiến của tôi được ông bà hội đồng trong toàn xã nhất trí và đưa vào bàn bạc, từ đó dẫn đến việc cấp đất xây khu vực tập chung cho các cháu với số diện tích đất là 1.340 m2 , liền lác đó tôi lên kế hoạch xây dựng 7 phòng học, được toàn thể cấp lãnh đạo nhất trí. Tôi liền lên kế hoạch xây dựng phòng học vào đầu năm 2008 – 2009, trong kế hoạch chủ yếu bàn sau vào xây dựng cơ sở vật chất trong nguồn vốn gặp nhiều khó khăn, tôi đã mạnh dạn góp ý với các cấp lãnh đạo việc nào làm trước thì làm trước, việc nào cần làm sau thì làm sau.
VD: Tôi làm đơn xin cấp đất về khu tập trung trước, khi xã đã cấp đất thì việc giải toả đất rất khó khăn. Chị em chúng tôi cùng đi vận động những gia đình có đất canh tác nằm tại khu vực chúng tôi đẫ đề xuất xây dựng, khi giải toả xong tôi mạnh rạn đề nghị với các cấp đổ đất vượt nền trong lúc đó thì xã rất khó khăn về kinh phí, tôi mạnh dạn bàn bạc với các cấp lãnh đạo xã làm đơn xin kinh phí hỗ trợ của cấp trên, có sự hỗ trợ của nhà nước công việc được tiến hành theo kế hoạch việc xây dựng 7 phòng học trong 2 năm đề nghị chưa thực hiện được, tôi đến gặp bí thư và trưởng thôn ngay hội nghị tiếp súc cử tri đề xuất xây dựng phòng học cho các cháu cộng với kỳ họp hội đồng nhân dân xã, tôi có ý kiến phát biểu xây dựng 5 phòng học tại khu đổi mới. Với ý kiến của cử tri và sự đề xuất kiến nghị của nhà trường, Hội Đồng nhân dân xã đã đề xuất kiến nghị của nhà trường. Hội đồng nhân dân xã đã quyết định xây cho 5 phòng học và một khu vệ sinh cho cô và cho các cháu. Khởi công ngày 10/11/2008 đến ngày 5/5/2009 hoàn thành.
	Nguồn nước sạch và công trình vệ sinh là vô cùng quan trọng đối với các cháu, tôi tiếp tục đề nghị xây công trình vệ sinh và khoan giếng cho các cháu.
	Các công việc tham mưu đều khác nhau nhưng công việc xây dựng công trình vệ sinh vẫn được thực hiện.
	Một mặt tôi cùng giáo viên chủ nhiệm lớp họp phụ huynh, phân tích rõ để phụ huynh hiểu việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà nước và nhân dân cùng cùng làm với các tham mưu và lý luận hợp tình hợp lý nên đã được nhân dân và phụ huynh hưởng ứng đóng góp tiền số tiền đóng góp được là 4.700.000đ.
	Lãnh đạo địa phương, tìm cách tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, được phòng giáo dục hỗ trợ thêm đồ dùng đồ chơi, cho các cháu đến nay do thay đổi cách làm công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nên đã đạt hiệu quả.
IV. Kết quả Sau một năm học bằng các biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất.
+ Tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 8 tỉ.
- Địa phương đầu tư xây dựng : 500.000.000đ 
	- Sở giáo dục đào tạo đầu tư cho cơ sở vật chất : 1,3 tỷ
	Đến nay trường đã có 5 phòng học thoáng mát sạch sẽ có công trình vệ sinh tự hoại các khu trong trường đều có cây xanh bóng mát để đáp ứng với nhu cầu hiện tại về công tác chăm lo tới thế hệ trẻ trước mắt và lâu dài.
	Bước vào năm học 2009 – 2010 trường bắt đầu vào sử dụng sản phẩm học mới có đủ công trình vệ sinh nguồn nước sạch đáp ứng với trương trình chăm sóc giáo dục trong thời kỳ đổi mới.
	* Bài học kinh nghiệm.
1. Dự kiến xây dựng sớm hơn so với năm học trước.
2. Kế hoạch đã được duyệt cần tham mưu theo trình tự công việc cần làm.
3. Tranh thủ nguồn kinh phí xin cấp trên 
4. Kết hợp thường xuyên với các ban ngành, phụ huynh, hội đồng giáo dục, các ông bà hiệu trưởng tạo thêm cho nhà trường, có trường ra trường, lớp ra lớp, nhằm nâng cao giáo dục toàn diện theo yêu cầu cho các cháu ở lứa tuổi mầm non
	 Lưu Hoàng, ngày 10 tháng 5 năm 2009
nhận xét của HĐKH	 Người viết
	 Trần Thị Chuân

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Giáo Án Liên Quan