Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề 2: Gia đình - Chủ đề nhánh 3: Nhu cầu gia đình bé

Mục tiêu cần đạt

- MT1: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của thể dục theo hiệu lệnh

hoặc theo nhịp của bản nhạc, bài hát .Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp

- MT5: Nhảy xuống độ cao từ 40cm(cs2)

- MT25: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp( CS17)

- MT 42: Nhận xét thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của đối

tượng quan sát

- MT 52: Nhận biết số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10(cs 104)

- MT 62: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt(CS 91)).

- MT 130: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình( cs

103)

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề 2: Gia đình - Chủ đề nhánh 3: Nhu cầu gia đình bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 6 ( Từ 12/10 à 16/10/2015)
CHỦ ĐỀ 2: GIA ĐÌNH (05 tuần)
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3 : NHU CẦU GIA ĐÌNH BÉ 
(1 TUẦN)
Mục tiêu cần đạt
MT1: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của thể dục theo hiệu lệnh 
hoặc theo nhịp của bản nhạc, bài hát .Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp
MT5: Nhảy xuống độ cao từ 40cm(cs2)
MT25: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp( CS17)
MT 42: Nhận xét thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của đối 
tượng quan sát
MT 52: Nhận biết số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10(cs 104)
MT 62: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt(CS 91)).
MT 130: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình( cs 
103)
 - MT 136: Thể hiện cảm xúc, vận động phù hợp, điệu bài hát, bản nhạc(cs 101)
Thời gian
Hoạt động
Thứ hai
13/10
Thứ ba
14/10
Thứ tư
15/10
Thứ năm
16/10
Thứ sáu
17/10
Đón trẻ - Họp mặt trò chuyện
* Mở chủ đề: Nhu cầu của Gia đình bé(Cho trẻ nêu những người thân trong gia đình mà trẻ biết) .
Cô hỏi trẻ trong gia đình thì chúng ta cần những vật dụng gì ?vd: ngủ thì cần phải có gì ? ăn cơm thì cần những gì ?...
- Cho cháu hát kết hợp vận động theo nhạc bài “cả nhà thương nhau”
- Cho cháu kể về gia đình của mình (ông bà, ba mẹ,)
- Cháu kể về một số đồ dùng trong gia đình mà cháu biết (tivi,ly,tủ,bàn)
- Cháu thể hiện lòng yêu thương của mình đối với ông bà ba mẹ .
à Cô khẳng định lại: Cho cháu biết ông bà ba mẹ rất thương yêu các cháu, vậy các cháu phải cố gắng học giỏi để ông bà, ba mẹ vui lòng.
Giáo dục cháu lễ phép với mọi người.
- Cho cháu nói về ngày,tháng,năm
- Cho cháu dự báo thời tiết trong ngày
- Điểm danh:cho cháu điểm danh theo tổ
- Nêu TCBN:+ Đi học đúng giờ, tác phong gọn gàng
 + Giờ học chú ý cô, tích cực phát biểu
 + Không chơi nghịch, không đánh bạn.
-Khám tay: 3 tổ trưởng khám tay,cô khám lại
Thể dục sáng
* Khởi động : Cháu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ( mũi bàn chân, gót chân, mép chân, đi khom hít thở, chạy nhanh, chạy chậm,)
- Hô hấp : Thổi nơ
- Tay 2 : Đưa ra phía trước, sang ngang
- Bụng 1 : Đứng cúi về trước
- Chân 3: Nâng cao chân gập gối
- Bật 1: Bật đưa chân sang ngang
* Hồi tĩnh : Cháu đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
*Tập kết hợp với vòng TD và nhạc-Tập mỗi động tác 4lx8n
 Hoạt động học
*PTNT
 KPKH:
Một số đồ dùng trong gia đình 
*PTTC
PTVĐ:
Bật sâu 40-45 cm
*PTTM
- GDAN
DH: Múa cho mẹ xem
VĐ: Minh họa
NH: Cho con
TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
 *PTNN
LQ chữ cái e,ê
 *PTNT
LQVT:
Đếm đến 6, thêm bớt trong phạm vi 6, chữ số 6
* PTTM – HĐTH : Vẽ ngôi nhà của bé
Hoạt động ngoài trời.
HĐCMĐ
Làm quen bài hát “Múa cho mẹ xem”
TCVĐ
Hái táo
TCDG
Cắp cua bỏ giỏ
Chơi tự do
HĐCMĐ
Làm quen đồng dao “Đi cầu đi quán” 
TCVĐ
Hái táo
TCDG
Cắp cua bỏ giỏ
Chơi tự do
HĐCMĐ
Làm quen vẽ ngôi nhà
TCVĐ
Hái táo
TCDG
Cắp cua bỏ giỏ
Chơi tự do
HĐCMĐ: Phân loại hành động tốt và hành động không tốt
TCVĐ
Hái táo
TCDG
Cắp cua bỏ giỏ
Chơi tự do
HĐCMĐ
Trò chuyện với trẻ về bệnh suy dinh dưỡng và béo phì.
TCVĐ
Hái táo
TCDG
Cắp cua bỏ giỏ
Chơi tự do
Hoạt động góc
*Góc phân vai: Gia đình ; bán hàng
*Góc xây dựng lắp ghép:Xây nhà của bé với sân chơi, vườn hoa
*Góc nghệ thuật : Tô ,vẽ , nặn, xé dán các đồ dùng trong gia đình
: Múa hát,đọc thơ về gia đình
*Góc khám phá khoa học: Dùng lá cây làm đồ chơi, quan sát,chăm sóc cây 
*Góc học tập:Chơi lô tô, ĐDĐC
Xem tranh,ảnh về gia đình
Hoạt động ăn ngủ
*Giờ ăn : 
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi.
- Nhắc nhở trẻ không đùa giỡn trong khi ăn tránh cho trẻ khỏi bị hóc, sặc.
- Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, rửa miệng, đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
* Giờ ngủ :	
- Hướng dẫn trẻ lấy gối.
- Mở cửa thông thoáng vào mùa hè, tạo sự ấm áp vào mùa đông, tắt đèn kéo rèm cửa để giảm bớt ánh sáng cho phòng ngủ của trẻ.
- Mở những bài hát ru, dân ca cho trẻ nghe để trẻ
Hoạt động chiều.
HĐCMĐ
Làm quen thơ: Vì con
TCHT
Nhà bé ở đâu
Chơi tự do
HĐCMĐ
Trò chuyện về ngày PNVN 20/10
TCHT : Nhà bé ở đâu
Chơi tự do
HĐCMĐ
Làm quen kí hiệu bàn chải và đồ dùng vệ sinh răng miệng.
TCHT
Nhà bé ở đâu
Chơi tự do
HĐCMĐ : 
Ôn đồng dao “Đi cầu đi quán”
TCHT : Nhà bé ở đâu
Chơi tự do
HĐCMĐ
Ôn tập e-ê
TCHT
Nhà bé ở đâu
Chơi tự do
Vệ sinh- Nêu gương- Trả trẻ
-Vệ sinh:Gọi cháu nhắc lại thao tác vệ sinh ,từng tổ làm vệ sinh cô quan sát
-Nêu gương: Cháu nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày
 Cháu nhận xét về mình và bạn
 Cô nhận xét lại,cho cháu cắm cờ.
 Cô chấm cờ vào sổ
Thứ sáu kết cờ tặng phiếu bé ngoan
-Trả trẻ:Cô nhắc cháu chào cô,về nhà chào ông bà, cha mẹ.
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2015
Lĩnh vực :PTNT
Hoạt động: KPKH
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I/ Mục đích yêu cầu 
- Kiến thức : Trẻ biết 1 số đồ dùng trong gia đình.(MT 42)
- Kỹ năng : biết phân nhóm đồ dùng theo công dụng của chúng.
- Thái độ : Biết giữ gìn đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
* Tích hợp: SDNLTK
* Lồng ghép :toán , văn học
II/ Chuẩn bị :
- Mỗi cháu 1 bộ tranh lô tô về đồ dùng để ăn, uống, mặc...
- Tranh bố mẹ các con cho 2 gia đình đông con và ít con
III/ Tiến trình : 
1Hoạt động 1 : Hát “ Nhà của tôi” 
Trò chuyện về nội dung bài hát, GD trẻ yêu quý ngôi nhà của mình.
Cô giới thiệu đề tài : Làm quen 1 số đồ dùng trong gia đình
2Hoạt động 2 : Truyền thụ và đàm thoại
- Cô cùng cháu đàm thoại về một số đồ dùng trong gia đình.
- Gọi cháu kể tên một số đồ dùng trong gia đình( 1-2 trẻ)
- Vậy khi ăn c/c cần những loại đồ dùng gì? ( Cháu kể ) cô đưa từng loại – Lớp đọc
- Khi uống thì chúng ta cần những loại đồ dùng gì? Cho trẻ quan sát nhận xét xem những đồ dùng đó được làm bằng gì?( 2-3 trẻ)
- Ngoài những đồ này ra còn có những đồ dùng nào nữa? cho cháu kể.
* Cô tóm ý: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng để ăn, uống, mặc sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày . Muốn có những đồ dùng đó thì ba mẹ c/c phải làm việc vất vã, khó nhọc, cực khổ mới có tiền để mua sắm được . Vì vậy c/c sử dụng gìn giữ cẩn thận, sắp xếp gọn gàng.
- Cho cháu lên xếp đồ dùng cho gia đình mình ( Gọi 1 cháu gia đình đông con và 1 cháu thộc gia đình ít con )
- Xếp số người trong gia đình mình và đếm ( Tranh bố, mẹ, con )
- Sắp xếp đồ dùng để ăn, uống theo yêu cầu cô( 1-2 trẻ)
- Gọi cháu lên đếm số lượng người và đồ dùng của mỗi gia đình, nói kết quả và so sánh xem gia đình nào cần nhiều đồ dùng hơn.( 2-3 trẻ)
* Cho trẻ xem thêm tranh 1 số đồ dùng bằng điện: ti vi, tủ lạnh, bóng đèn, máy quạt và GD trẻ tắt khi không sử dụng các thiết bị điện, không tự ý cắm điện, chạm tay vào ổ điện, không mở tủ lạnh nhiều sẽ gây hao điện.
3Hoạt động 3: Luyện tập 
* Chơi xếp tranh lô tô: Hãy xếp nhanh thành nhóm
- Đồ dùng để ăn, - Đồ dùng để uống. – Đồ dùng để đi lại, để mặc...
4. Hoạt động 4: Trò chơi “Phân loại đồ dùng”
- Cô giải thích cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội phân nhóm đồ dung để ăn, uống, mặc
 2 đội bò chui qua 2 cổng và phân loại 3 nhóm đồ dung, trong vòng 1 bản nhạc đội nào phân nhóm nhanh và chính xác sẽ là đội thắng.
- Cho trẻ chơi, cô động viên trẻ.
- Kiểm tra và tuyên dương đội thắng.
Nhận xét kết thúc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/Mục đích yêu cầu
- Cháu hát được theo cô và thể hiện giai điệu bài hát “Múa cho mẹ xem”
- Tham gia các trò chơi đúng luật.
- Không tranh giành, xô đẩy các bạn khi chơi.
II/cuẩn bị:
- Nhạc đệm.
-Đồ chơi ở các nhóm.
III/Tiến trình:
1. Hoạt động 1: Làm quen bài hát: “Múa cho mẹ xem”
- Cô hát mẫu 2 lần.
- Lớp hát theo cô từng câu. Cô sửa sai
- Chia nhóm hát, cô sửa sai.
- Cá nhân hát.
- Lớp hát lại cùng cô.
2. Hoạt động 2: Trò chơi
+Vận động: Hái táo
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cả lớp cùng chơi
- Cô quan sát, nhận xét
+ Dân gian: Cắp cua bỏ giỏ
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Lớp chơi
-Cô quan sát	, nhận xét.
3.Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cháu chơi những đồ chơi thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời.
+ Nhóm cắm hoa, xâu hoa
+ Nhóm chơi cắt lá cây
+ Nhóm chơi nhảy dây
+ Nhóm chăm sóc cây
+ Nhóm tô màu, làm tranh cát.
- Nhận xét sản phẩm đã làm được.
- Nhận xét chung
**************************************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
***********************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/Mục đích yêu cầu
- Cháu chơi được trò chơi: Gia đình của bé 
- Trẻ hiểu nội dung và đọc được theo cô bài thơ: Vì con
II/Chuẩn bị: 
- Ảnh gia đình
- Tranh chữ to bài thơ “Vì con”
III/ Tiến trình:
1/Hoạt động 1: Làm quen bài thơ: Vì con
- Cô đọc toàn bài thơ 1 lần
- Nội dung bài thơ: Nói về tình cảm yêu thương và những gì tốt đẹp mà mẹ dành cho con
- Dạy lớp đọc thơ theo cô. Cô sửa sai
- Tổ, nhóm đọc thơ theo cô
- Lớp đọc lại cùng cô 1 lần.
2/Hoạt động 2:Trò chơi học tập: Gia đình của bé
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Lớp tiến hành chơi cô quan sát.
- Nhận xét.
3/ Hoạt động 3 : Chơi tự do
Nhận xét kết thúc
*****************************************
VỆ SINH- NÊU GƯƠNG- TRẢ TRẺ
*********************************************
 NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY
-Tình trạng sức khỏe....................................................................................
-Trạng thái và cảm xúc.
-Kiến thức và kĩ năng...
*********************************************************
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2015
Lĩnh vực: PTTC
Hoạt động:PTVĐ
ĐỀ TÀI: BẬT SÂU 40-45 cm
I/ Mục đích yêu cầu :
Kiến thức : Dạy trẻ biết bật sâu 40-45cm(MT 5)
Kĩ năng : Trẻ bật đúng tư thế, giữ thăng bằng khi rơi xuống.
Thái độ : Trẻ chú ý học, trật tự
II/ Chuẩn bị:
Nhạc
Sân thể dục
III/ Tiến trình :
Khởi động: Cho cháu đi vòng tròn theo nhạc kết hợp di chuyển các kiểu đi sau đó chuyển hàng ngang.
Trọng động:
Bài tập phát triển chung: 
- Tay : Đưa ra phía trước, sang ngang (2lx8n)
- Bụng : Đứng cúi về trước (2lx8n)
- Chân : Nâng cao chân gập gối (3lx8n)
- Bật : Bật đưa chân sang ngang (3lx8n)
 b/ Vận động cơ bản: Bật sâu 40-45 cm
Cô làm mẫu lần 1.
Lần 2 kết hợp giải thích: Cháu đứng thẳng khi có hiệu lệnh của cô, cháu 
đưa 2 tay từ trước ra sau để lấy đà, bật mạnh bằng 2 chân và rơi xuống bằng 2 nửa bàn chân trước, sau đó đi về cuối hàng.
Cô động viên cháu bật mạnh,chạm đất nhẹ, giữ thăng bằng để không bị té.
Gọi cháu khá làm mẫu lại.
Tiến hành cho cháu thực hiện cho đến hết lớp, cô bao quát sửa sai cho 
cháu.
Cho 2 đội thi đua.
*Trò chơi: Chuyển trứng
Cô giải thích luật chơi, cách chơi
Tổ chức cháu chơi, cô bao quát lớp.
Hồi tĩnh: 
Cháu đi hít thở nhẹ nhàng .
Nhận xét kết thúc.
*****************************************************
Lĩnh vực : PTTM
Hoạt động : GDAN
ĐỀ TÀI : MÚA CHO MẸ XEM (Dạy vận động)
I/ Mục đích yêu cầu :
Kiến thức : Cháu múa được bài “Múa cho mẹ xem” và hiểu nội dung bài 
“Cho con”.(MT 136)
Kĩ năng : Vận động nhịp nhàng theo nhạc và hưởng ứng cảm xúc theo bài 
hát.
Thái độ : Giáo dục cháu luôn kính trọng và vâng lời mẹ.
* Lồng ghép : MTXQ
* Tích hợp : GDVS, GDLG
II/ Chuẩn bị :
Nhạc đệm, đàn.
Tích hợp: Giáo dục lễ giáo. 
III . Tiến trình hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Ổn định – Giới thiệu:
Chơi trò chơi với các ngón tay.
Bàn tay dùng để làm gì? ( cả lớp)
Bàn tay có mấy ngón? Cô cho lớp đếm.
Muốn tay sạch sẽ cháu phải làm gì?
Bàn tay 5 ngón như 5 cánh hoa, muốn giữ tay sạch sẽ các cháu không được cầm đồ chơi bẩn và nhớ lau tay sạch sẽ trước khi ăn.
Có 1 bài hát cũng nói về bàn tay, lớp mình có nhớ đó là bài gì không? (Múa cho mẹ xem)
Lớp hát lại cùng cô 2 lần.
2/ Hoạt động 2: Vận động minh họa
Cô hát và múa cho lớp xem 1 lần. 
Lần 2 cô giải thích:
Câu 1: “Hai bàn tay.cho mẹ xem”: Hai bàn tay vẫy theo nhịp vặn người sang trái.
Câu 2: “Hai bàn tay.con nướm xinh xinh”: thực hiện như câu 1, vặn người sang phải.
Câu 3: “khi em đưa.bay xuống”: Cuộn cổ tay sang bên phải chân phải làm trụ, vươn người theo tay.
Câu 4: “Khi em đưa .vườn hồng”: Thực hiện như câu 3 nhưng chuyển hướng sang bên trái.
Dạy lớp múa từng câu theo cô.
Từng tổ hát múa, cô sữa sai.
Cho lớp hát múa cả bài.
Lớp vận động vỗ nhịp theo lời bài hát “Múa cho mẹ xem” 
3/Hoạt động 3: Nghe hát “ Cho con” – Phạm Trọng Cầu
Giới thiệu bài hát: Cho con – Phạm Trọng Cầu
Cô hát cháu nghe lần 1.Tóm nội dung bài hát: Ba mẹ là cánh chim che chở 
cho con suốt đời, nâng niu dạy dỗ cho các con nên người. Vì vậy các con phải luôn nhớ đến công lao to lớn của ba mẹ, dù đi đâu các cháu phải luôn nhớ về ba mẹ các cháu nhé. Giáo dục cháu kính yêu và vâng lời mẹ.
Lần 2 cô mở nhạc cho cháu nghe ca sĩ hát và cho lớp múa minh họa cùng cô 
4/Hoạt động 4: Trò chơi : Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
Lớp chơi, cô bao quát nhận xét.
Nhận xét lớp:
*******************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/Mục đích yêu cầu
-Cháu thuộc bài thơ và hiểu nội dung bài thơ.
-Tham gia các trò chơi đúng luật.
-Không tranh giành, xô đẩy các bạn khi chơi.
II/cuẩn bị:
-Đồ chơi ở các nhóm.
III/Tiến trình hoạt động :
1. Hoạt động 1: Làm quen đồng dao “Đi cầu đi quán” 
- Cô đọc mẫu lần 1, giải thích nội dung.
- Dạy cháu đọc từng câu theo cô.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Lớp đọc lại cùng cô.
2. Hoạt động 2: Trò chơi
+Vận động: Hái táo
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cả lớp cùng chơi
- Cô quan sát, nhận xét
+ Dân gian: Dê mẹ tìm con
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Lớp chơi
-Cô quan sát	, nhận xét.
3.Hoạt động 3: Chơi tự do
-Cháu chơi những đồ chơi thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời.
+ Nhóm cắm hoa, xâu hoa
+ Nhóm chơi cắt lá cây
+ Nhóm chơi bóng rổ
+ Nhóm chăm sóc cây
+ Nhóm làm bánh.
-Nhận xét sản phẩm đã làm được.
- Nhận xét chung
***********************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết chơi trò chơi: Nhà bé ở đâu
- Trẻ biết về ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- Biết đồ chơi gọn gàng sau khi chơi
II/Chuẩn bị: 
- Tờ giấy ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của mỗi trẻ.
- Một cái mũ chóp
- 1 số hình ảnh về ngày PNVN
III/ Tiến trình:
1/Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày PNVN 20/10
- Cô cho cháu xem hình ảnh về các hoạt động của ngày PNVN và cùng trò chuyện.
- Giáo dục cháu biết yêu quý mẹ, cô,, lễ phép với người lớn.
2/Hoạt động 2:Trò chơi học tập: Nhà bé ở đâu?
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Lớp tiến hành chơi cô quan sát.
- Nhận xét.
3/ Hoạt động 3 : Chơi tự do
Nhận xét kết thúc.
************************************
 VỆ SINH- NÊU GƯƠNG- TRẢ TRẺ
 NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY
-Tình trạng sức khỏe....................................................................................
-Trạng thái và cảm xúc.
-Kiến thức và kĩ năng...
.
*********************************************************
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2015
Lĩnh vực :PTNN
Hoạt động : LQCV
ĐỀ TÀI : LÀM QUEN E,Ê
I/Mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức: Trẻ nhận biết được chữ cái e, ê và chơi được các trò chơi(MT 62)
2.Kỹ năng: Trẻ phát âm đúng. Nêu được cấu tạo của chữ e,ê.
3.Thái độ: Trẻ biết yêu quí ngôi nhà và biết bảo quản các đồ dùng trong gia đình
*Lồng ghép: GDAN,VH
*Tích hợp: Trẻ biết yêu quí ngôi nhà và biết bảo quản các đồ dùng trong gia đình
-SDNLHQ: Nhắc người lớn tắt thiết bị điện khi không sử dụng.
II/Chuẩn bị
- Cô:power poin, thẻ chữ e, ê, băng từ
- Các hình ảnh:Rèm cửa, cái ghế
- Trẻ:thẻ chữ e, ê
- Đồ dùng trong gia đình
III/Tiến trình hoạt động
*Hoạt động 1:
 Chào mừng các bạn đến với vòng thi chung kết “Ô cửa bí mật” ngày hôm nay. Đến tham dự chương trình là 2 gia đình xuất sắc nhất.
Đó là gia đình số 1 và gia đình số 2
Chương trình của chúng ta hôm nay sẽ có 3 phần chơi:
Phần 1: Giao lưu và khám phá
Phần 2:Vui cùng gia đình
Phần 3: Gia đình trổ tài
-Các gia đình đã sẵn sang để bước vào phần chơi chưa?
*Hoạt động 2:Truyền thụ
Phần 1: Giao lưu và khám phá
 Để thể hiện sự giao lưu trong phần chơi này xin mời 2 gia đình cùng hát bài hát quen thuộc “Nhà của tôi”
Xin cảm ơn 2 gia đình và bây giờ xin mời các gia đình ngồi xuống .
- Trong gia đình của 2 đội có những vật dụng gì nào?
-Trong nhà có rất nhiều đồ dùng.Nào là bàn ghế, giường , tủ, bếp ga, nồi cơm điện..
-Giáo dục:Các con phải biết yêu quí ngôi nhà của mình, luôn giữ cho nhà sạch sẽ, và biết bảo quản các đồ dùng trong nhà.Trong nhà có rất nhiều thiết bị điện nên chúng ta phải cẩn thận. Nhắc người lớn tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
-Bây giờ 2 gia đình cùng hướng lên màn hình xem có gì nhé?
-Đó là những cánh cửa được đánh số 1,2,3,4. Sau mỗi cánh cửa đều chứa bí mật và mỗi gia đình sẽ chọn 1 cánh cửa để khám phá điều bí mật đó.
- Xin mời đại diện 2 gia đình lên oẳn tù tì
-Xin mời gia đình số 1 chọn và mở ô cửa nào.
 Cô giới thiệu tranh và băng từ “rèm cửa”.
Cho trẻ nhận xét từ “rèm cửa”có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái? 
-Trong từ rèm cửa có chữ cái nào đã được học rồi?
- Trong từ “rèm cửa” có chữ khác màu đó là chữ gì?
 Cô giới thiệu chữ e.Chương trình sẽ cho 2 gia đình mình làm quen với chữ e.Các con nghe cô phát âm nha. cô phát âm mẫu( 3 lần).
-Cho trẻ phát âm
-Cho trẻ lên sờ và nhận xét cấu tạo chữ e
=>Cô tổng hợp lại.:Chữ e có 1 nét ngang , và 1 nét cong tròn hở phải.
-Cô giới thiệu chữ e in thường, viết thường và cho trẻ đồng thanh.
 Xin mời gđ số 2 chọn cánh cửa cho mình
+Cô đọc câu đố. “Có chân mà chẳng biết đi, 
 Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên”.
-Cho trẻ nhận xét từ “Cái ghế”có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái? 
-Có chữ cái nào giống chữ e trong từ “Cái ghế”.
-Cô giới thiệu chữ ê . cô phát âm 3lần
-Dạy cháu phát âm .
-Mời cháu lên sờ và nhận xét chữ ê.
=>Cô tổng hợp lại.:Chữ ê có 1 nét ngang , và 1 nét cong tròn hở phải và dấu mũ trên đầu
-Cô giới thiệu chữ ê in hoa, in thường, viết thường 
 *Cho trẻ so sánh chữ e và chữ ê. Gia đình nào phát hiện ra chữ e,ê có điểm gì giống ?
-Chữ e,ê có điểm gì khác nhau?
=>Cô khẳng định lại điểm giống, khác nhau của 2 chữ e,ê
-Cô có trò chơi có tên là bánh xe quay các con có muốn chơi không?
 Như vậy 2 gia đình đã khám phá hết những cánh của của chương trình rồi, bây giờ chương trình còn có những câu hỏi phụ dành cho 2 gia đình. 
-Tìm chữ e, ê còn thiếu trong từ.
*Hoạt động 3: Luyện tập
Phần 2: Vui cùng gia đình.(Đọc thơ: “em yêu nhà em”)
-Ở phần thi này 2 gia đình sẽ trải qua 3 thử thách
Thử thách 1: Ai nhanh hơn
Chương trình có những chiếc rổ đựng rất nhiều chữ cái.Khi cô nói chữ cái gì thì các con chọn nhanh và giơ chữ cái đó lên rồi phát âm to lên.
Thử thách 2: “Ai thông minh nào”
Cô đố “lẳng lặng mà nghe mà nghe cô đố”:Bình thường bé goi nét ngang thêm vòng tròn hở phải bé gọi chữ gì.Bé đáp: (Đó là chữ e).Bình thường bé gọi chữ e đội thêm cái mũ bé gọi chữ gì?Bé đáp(Đó là chữ ê).
Thử thách 3: “Ai nhanh trí”
Ghép nét chữ theo yêu cầu của chương trình.
Cho cháu chọn 1 nét chữ và cùng cô đi vòng tròn.(Ghép nét theo yêu cầu)
Hát bài “Tổ ấm gia đình” ra bàn ngồi.Nối e, ê có trong từ với chữ cái e, ê. (thực hiện trong vở)
*Hoạt động 4: 
*Phần 3: Gia đình trổ tài
- Bây 2 gia đình sẽ xếp thành 2 hàng đứng ở vạch mức. Khi có hiệu lệnh yêu cầu từng thành viên trong gia đình chạy lên và bò qua 2 cái cổng lên chọn cho gia đình mình 1 đồ dùng có chứa chữ e,ê rồi chạy về bỏ vào rổ của gia đình mình sau đó về cuối hàng đứng và thành viên tiếp theo tiếp tục như thế cho đến hết hàng. Thời gian được tính là hết 1 bản nhạc. Gia đình nào mang về nhiều đồ dùng có chứa chữ e,ê nhiều nhất thì gđ đó thắng cuộc.
- Phần thưởng cho gia đình chiến thắng trong ngày hôm nay đó là 1 bộ đồ dùng nhà bếp cao cấp.
- Gia đình giải nhì sẽ dành được 2 cái tạp dề của nhà tài trợ.
*Hoạt động 5: Nhắc đề tài. Chương trình vừa mới cho 2 gia đình làm quen chữ cái nào.Vậy bây giờ chương trình có 1 trò chơi muốn thưởng cho các gia đình.Trò chơi “rung chuông vàng”:vòng tròn lăn vào chữ nào thì đọc to chữ cái đó.
- Xin chúc các gia đình của chúng ta luôn có những ngày vui vẻ hạnh phúc bên nhau.
Chương trình “Ô cửa bí mật” đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại
***************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/Mục đích yêu cầu
- Cháu biết vẽ ngôi nhà
- Tham gia các trò chơi đúng luật.
- Không tranh giành, xô đẩy các bạn khi chơi.
II/. Chuẩn bị :
- Giấy A 4, bút chì màu
-Đồ chơi ở các nhóm.
III/Tiến trình hoạt 

File đính kèm:

  • docGA_16.doc
Giáo Án Liên Quan