Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề: Giao thông - Nhánh 1: Một số phương tiện giao thông đường bộ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức: Trẻ biết dùng sức của đôi tay, vai để ném túi cát đi xa, ném đúng hướng thẳng về phía trước.

2. Kỹ năn: Rèn kỹ năng ném xa bằng 1 tay

3. Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học

II. CHUẨN BỊ :

- Túi cát: 6 cái

 

doc34 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề: Giao thông - Nhánh 1: Một số phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
 NHÁNH 1: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 ( Thời gian thực hiện từ ngày 09 -> 13/ 03 năm 2015)
Thứ hai ngày 09 tháng 03 năm 2015
 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
NÉM XA BẰNG MỘT TAY
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Ô TÔ VÀO BẾN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ biết dùng sức của đôi tay, vai để ném túi cát đi xa, ném đúng hướng thẳng về phía trước. 
2. Kỹ năn: Rèn kỹ năng ném xa bằng 1 tay 
3. Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học
II. CHUẨN BỊ :
- Túi cát: 6 cái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động 
* Cô trò chuyện với trẻ: Hôm nay ai đưa các con đi học?
- Bố, mẹ các con đưa con đi học bằng phương tiện gì?
- Con hãy kể một số phương tiện giao thông đường bộ?
- Bây giờ các con hãy cùng làm đoàn tàu khởi động nhé:
Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy xen kẽ chuyển đội hình 3 hàng dọc, điểm danh, tách hàng.
2. Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Động tác tay 5: Xoay bả vai. 
- Động tác bụng: Đứng quay người sang 2 bên.
- Động tác chân: Đứng đưa một chân ra trước
- Động tác bật nhảy: Bật luân phiên chân trước chân sau
* Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay,
- Đội hình 2 hàng ngang cách nhau 4 m
- giới thiệu tên vận động: Ném xa bằng 1 tay.
- Cô làm mẫu:
 + Lần 1: Làm mẫu không giải thích
 + Lần 2: Kết hợp giải thích động tác
 Cô đứng trước vạch chuẩn tay phải cầm túi cát, đứng chân trước chân sau (tay cầm túi cát cùng chiều với chân sau). Khi có hiệu lệnh ném tay cầm túi cát đưa từ trước xuống dưới ra sau và vòng lên cao ném mạnh về phía trước, ném 3 túi cát liền, ném xong nhặt túi cát để vào vị trí rồi đi về cuối hàng đứng.
- Trẻ thực hiện:
 + Cho 2 trẻ nhanh nhẹn lên tập
 + Lần lượt cho 2 trẻ lên tập luyện 
 (Cô quan sát sửa sai, động viên trẻ). Những trẻ yếu kém tập 2-3 lần.
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động
* Trò chơi vận động: Ô tô vào bến
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ nhắc lại
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- 2-3 trẻ kể
- Trẻ đi mũi chân, gót chân.
- (4lx4n)
- (2lx4n)
- (2lx4n)
- (2lx4n)
- Quan sát cô làm mẫu
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Thi đua luyện tập
- Trẻ lắng nghe
- 1 trẻ nhắc lại
- Trẻ hứng thú tham gia
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân
IV. Kết thúc: Cô cho trẻ vệ sinh vào lớp học.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: QUAN SÁT XE ĐẠP
TRÒ CHƠI VĐ: Ô TÔ VÀO BẾN
CHƠI TỰ DO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: Trẻ biết quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm của xe đạp (cấu tạo, chất liệu, màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ, nơi hoạt động, công dụng...). Qua đó phát triển khả năng quan sát, tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ hứng thú tham gia trò chơi và chơi đúng luật. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát , tư duy có chủ định của trẻ. 
 3. Giáo dục: Giáo dục trẻ đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
II. CHUẨN BỊ :
 - Xe đạp
 - Sân chơi an toàn.
 - Một số đồ chơi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát có mục đích.
- Đố vui Xe gì hai bánh
 Đạp chạy bon bon
 Chuông kêu kính coong
 Đố bé xe gì?
- Cô giới thiệu quan sát xe đạp, cho trẻ quan sát, và nêu nhận xét.
 + Ai nhận xét gì về xe đạp?
 + Phần bánh xe so với khung xe thì như thế nào?
 + Chiếc xe đạp này màu gì?
 + Chuông xe đạp kêu như thế nào? (cho trẻ giả tiếng kêu)
 + Xe đạp chạy ở đâu? 
 + Đó là phương tiện giao thông hoạt động trên đường gì?
 + Xe đạp so với xe máy thì xe nào nhanh hơn? Vì sao con biết?
 + Xe đạp dùng để làm gì?
 + Khi tham gia giao thông các con phải làm gì?
=> Xe đạp là phương tiện đi lại trong mỗi gia đình để chở người chở hàng, xe đạp có 2 bánh tròn, lốp, tay lái, khung xe, yên  giáo dục trẻ khi khi ngồi trên xe đạp cẩn thận không cho chân vào bánh xe, khi ra đường phải chấp hành luật giao thông
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động "Ô tô vào bến"
 - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
 - Cho trẻ tham gia chơi.
 - Cho trẻ chơi theo lớp 2 - 3 lần, cô bao quát, động viên nhắc nhở trẻ.
3. Hoạt động 3: Chơi theo ý thích.
- Cô giới thiệu đồ chơi, phân khu chơi, giáo dục trẻ trước khi về nhóm chơi, cho trẻ lấy đồ chơi và về nhóm chơi.
 - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với sỏi, phấn, vòng, bóng.
 - Cô bao quát trẻ chơi.
- Xe đạp
- 2, 3 trẻ
- Trẻ trả lời và bổ sung ý kiến cho nhau.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Chơi 2 - 3 lần.
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ chơi theo ý thích
IV. Kết thúc: Dựa vào kết quả hoạt động cô nhận xét và cho trẻ vào lớp. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Đề tài : ĐẠP XE
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. kiến thức: Trẻ phát âm đúng từ: Đạp xe, nói được câu với từ đạp xe 
2. Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh xe đạp
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: trò chuyện gây hứng thú
 - Cho trẻ hát bài "Bác đưa thư vui tính”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về gì?
- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện cùng trẻ.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ phát âm từ: Đạp xe
+ Cô phát âm mẫu
 - Cho trẻ phát âm 2-3 lần
- Cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô lưu ý sửa sai cho trẻ
 - Cô gợi ý để trẻ nói được các câu với từ đạp xe
- VD: Em đạp xe đi chơi..
( Trẻ không nói được cô nói câu mẫu và cho trẻ nhắc lại, động viên để trẻ nói)
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Bao quát trẻ chơi
- Trẻ hát cùng cô
 - Bác đưa thư vui tính
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ nói 
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
VI. Kết thúc. Trẻ ra chơi 
 D. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
* Sĩ số trẻ.........
Trẻ vắng mặt:.............................................................................................................
* Tình trạng sức khỏe trẻ:
- Ưu điểm:....................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết điểm:.............................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Cảm xúc:
- Ưu điểm:....................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết điểm:.............................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Kỹ năng:
- Ưu điểm:...................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết điểm:.............................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Biện pháp khắc phục:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 10 tháng 03 năm 2015
 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 MỘT SỐ LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức : Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm nổi bật của một số phương tiện giao thông và công dụng của chúng. Biết phân loại, so sánh nhận xét sự gống và khác nhau về cấu tạo, âm thanh, tốc độ của phương tiện giao thông. 
2. Kỹ năng : Phát triển khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định, rèn cho trẻ nói mạch lạc đủ câu. 
3. Giáo dục: Trẻ biết khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, thực hiện đúng quy định giao thông.
II. CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng của cô : Tranh về một số phương tiện giao thông xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô
* Đồ dùng của trẻ : Tranh lô tô về một số phương tiện giao thông.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
- Hàng ngày các con được bố mẹ đưa đến lớp bằng xe gì ? 
- Ngoài xe đạp, xe máy ra các con còn biết phương tiện giao thông gì nữa ? 
- Muốn biết những loại phương tiện giao thông đó có đặc điểm gì và ích lợi như thế nào ? Hôm nay cô và các con cùng “ Làm quen với một số phương tiện giao thông đường bộ ” nhé.
 2. Hoạt động 2 : Quan sát đàm thoại.
+ Quan sát xe đạp : 
- Cô giả làm tiếng chuông xe đạp cho trẻ đoán.
- Cô xuất hiện xe đạp đồ chơi và hỏi : Đây là xe gì ? 
- Cho trẻ đọc từ “ Xe đạp ”. Các con có nhận xét gì về chiếc xe đạp này ? 
- Xe đạp đi ở đâu ? 
- Xe đạp có mấy bánh ?
- Xe đạp dùng để làm gì ? Chuông có tác dụng gì và kêu như thế nào ? ( Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của xe đạp ). 
- Làm thế nào để xe đạp chạy được ? ( Cần có người đạp ).
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì ? Khi đi phải đi như thế nào?
- Khi được bố mẹ đèo ngồi đằng sau xe các con phải như thế nào ?
ð Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
+ Quan sát xe xích lô
- Ngoài ra còn có loại xe gì mà phải cần có người đạp mà xe mới chạy được ? ( Xích lô )
- Cô đưa tranh xe xích lô cho trẻ gọi tên quan sát nhận xét.
- Xe xích lô có mấy bánh ?
- Xe đạp và xe xích lô khác, giống nhau ở điểm gì?
ð Cô chốt lại và giáo dục trẻ. 
+ Quan sát xe máy : 
- Cô dùng câu đố cho trẻ đoán xe gì ?
- Cô xuất hiện tranh và hỏi trẻ tranh vẽ gì ?
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh.
- Các con hãy kể về xe máy nào ? 
- Xe máy như thế nào ? Xe máy đi ở đâu ? Đi như thế nào ? Còi xe máy kêu như thế nào ?
- Xe máy chạy bằng gì ? ( Bằng xăng, bằng động cơ ).
- Xe máy dùng để làm gì ? 
- Xe máy là giao thông đường gì ? 
ð Xe máy chạy bằng xăng và động cơ nên người ngồi trên xe máy không cần phải đạp giống như xe đạp .
- Khi đi xe máy mọi người phải như thế nào ?( Cô chốt lại giáo dục trẻ )
+ So sánh xe đạp và xe máy : 
- Xe đạp và xe máy giống nhau ở điểm nào? 
- Xe đạp và xe máy khác nhau ở điểm nào? 
ð Cô chốt lại : - Giống nhau : đều có hai bánh, đều trở người và hàng hóa, đều là phương tiện giao thông đường bộ.
- Khác nhau : Xe máy đi nhanh hơn vì có động cơ nổ máy phải có xăng. Xe đạp phải dùng sức người đạp bằng chân .
+ Quan sát ô tô : 
- Cô dùng các thủ thuật khác nhau để xuất hiện tranh cho trẻ gọi tên, đọc từ dưới tranh và lần lượt tiến hành quan sát đàm thoại tương tự như quan sát xe máy, xe đạp.
+ So sánh : Xe máy - ô tô.
- Xe máy và ô tô giống nhau ở điểm nào? 
- Khác nhau ở điểm nào? 
ð Cô chốt lại : - Giống nhau đều là phương tiện giao thông đường bộ chở người và chở hàng.
- Khác nhau : ô tô to hơn chở được nhiều người hơn xe máy nhỏ hơn trở được ít hơn.
+ Mở rộng : Cho trẻ kể tên một số phương tiện giao thông khác mà trẻ biết.
=> Ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hoả ... là phương tiện giao thông đường bộ. Các phương tiện giao thông đường bộ dùng chở người và hàng hóa ở đường bộ ( trên cạn). Người điều khiển ô tô gọi là Tài xế
 + Khi ngồi trên phương tiện giao thông các con phải làm gì ? 
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông ngồi trên ô tô không đựoc thò đầu thò tay ra ngoài
3. Hoạt động 3 : 
- Trò chơi “ Thi xem tổ nào nhanh ”.
- Chia trẻ thành 3 đội : xanh, đỏ, vàng. Nhiệm vụ của 3 đội phải chọn đúng loại phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô. 
+ Đội xanh : Chọn Xe máy.
+ Đội đỏ : Chọn xe ô tô.
+ Đội vàng : Chọn xe máy.
- Sau 2 phút đội nào chọn đúng, được nhiều phương tiện giao thông thì đội đó sẽ thắng cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi . 
- Cô nhận xét kết quả của mỗi đội và động viên trẻ kịp thời.
- Xe máy, xe đạp
- Ô tô, xích lô
- Vâng ạ
- Trẻ lắng nghe
- Xe đạp ạ
- Trẻ đọc, nhận xét đặc điểm của xe đạp
- Trên đường
- Có hai bánh
- Trẻ thực hiện
- Cần có người đạp
- PTGT đường bộ, khi đi phải đạp
- Phải ngồi ngoan ngoãn
- Xe xích lô
- Trẻ quan sát nhận xét
- Xe xích lô có ba bánh
- Trẻ so sánh
- Trẻ đoán
- Xe máy
- Trẻ đọc
- Trẻ kể về xe máy
- Trẻ so sánh
- Trẻ quan sát, gọi tên, nhận xét đặc điểm của ô tô
- Trẻ so sánh
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
IV. Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Nhớ lời cô dặn ” và ra chơi nhẹ nhàng.
 B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát có mục đích: Quan sát xe máy
 Trò chơi: Bánh xe quay
Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: Trẻ biết quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm của xe xe máy (cấu tạo, chất liệu, màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ, nơi hoạt động, nhiên liệu, công dụng...). Qua đó phát triển khả năng quan sát, tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Trẻ hứng thú tham gia trò chơi và chơi đúng luật. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát , tư duy có chủ định của trẻ. 
 3. Giáo dục: Giáo dục trẻ đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe 
II. CHUẨN BỊ :
 - Xe máy đỗ ở sân.
 - Sân chơi an toàn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. HĐ1. Quan sát có mục đích:QS xe máy 
- Cô cho trẻ ra sân, giới thiệu mục đích quan sát, dẫn trẻ đến địa điểm quan sát, hướng cho trẻ quan sát và nêu nhận xét.
 + Ai nhận xét gì về xe xe máy?
 + Xe máy so với xe đạp thì như thế nào?(tốc độ, kích thước...)
 + Chiếc xe máy này màu gì?
 + Còi xe máy kêu như thế nào? (cho trẻ giả tiếng kêu)
 + Xe máy chạy ở đâu? 
 + Để xe máy chạy được cần có những gì?
 + Đó là phương tiện giao thông hoạt động trên đường gì?
 + Xe máy dùng để làm gì?
 + Khi tham gia giao thông các con phải làm gì?
=> Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ dùng để chở người chở hàng. Nhưng khi ra đường, người điều khiển phải chấp hành đúng luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông còn các con ngồi trên xe phải đảm an toàn
2. HĐ 2: Trò chơi vận động.
- Trò chơi: bánh xe quay
 + Cho trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi
 + TC cho trẻ chơi theo lớp 2 - 3 lần cô bao quát, động viên nhắc nhở trẻ.
3. HĐ 3: Chơi theo ý thích.
- Cô giới thiệu đồ chơi, phân khu chơi, giáo dục trẻ trước khi về nhóm chơi, cho trẻ lấy đồ chơi và về nhóm chơi.
 - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với sỏi, phấn, vòng, bóng. Cô bao quát trẻ chơi.
- Trẻ nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ nhắc cách chơi
- Chơi 2-3 lần.
- Trẻ chơi theo ý thích
IV. Kết thúc: Dựa vào kết quả hoạt động cô nhận xét và cho trẻ vào lớp. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Đề tài : ĐI XE
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức: Trẻ phát âm đúng từ: Đi xe, nói được câu với từ đi xe
2. Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
II.CHUẨN BỊ:
 - Phòng học sạch sẽ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: trò chuyện gây hứng thú
 - Cho trẻ hát bài: ‘đường em đi”
- Các con vừa hát bài gì?
- Các bạn nhỏ trong bài hát đi đường bên nào?
- Cô trò chuyện cùng trẻ.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ phát âm từ: Đi xe
+ Cô phát âm mẫu
 - Cho trẻ phát âm 2-3 lần
- Cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô lưu ý sửa sai cho trẻ
 - Cô gợi ý để trẻ nói được các câu với từ đi bộ
- VD: em đi xe máy cùng bố, mẹ đi xe đạp..
( Trẻ không nói được cô nói câu mẫu và cho trẻ nhắc lại, động viên để trẻ nói)
3. Hoạt động 3: Đọc thơ: - “ Chiếc cầu mới”
- Cho trẻ đọc 2-3 lần
- Bao quát trẻ, sửa sai cho trẻ.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ nói 
- Đọc thơ
VI. Kết thúc. Trẻ ra chơi 
 D. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
* Sĩ số trẻ.........
Trẻ vắng mặt:.............................................................................................................
* Tình trạng sức khỏe trẻ:
- Ưu điểm:....................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết điểm:.............................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Cảm xúc:
- Ưu điểm:....................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết điểm:.............................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Kỹ năng:
- Ưu điểm:...................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết điểm:.............................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Biện pháp khắc phục:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ tư ngày 11 tháng 03 năm 2015
 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 PHÁT TRIỂM THẨM MĨ: TẠO HÌNH
VẼ Ô TÔ TẢI (MẪU)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ biết đặc điểm của chiếc xe ô tô tải và vẽ được các nét cơ bản tạo thành chiếc xe
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khéo léo, cách cầm bút
3. Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học, đoàn kết.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ mẫu. Vở tạo hình, bút màu
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài
* Cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
- Em bé trong bài hát đã làm gì?
- Con hãy kể về các loại xe ô tô mà con biết?
- Công dụng của các loại xe ô tô đó?
- Ô tô là phương tiện giao thông gì? 
- Cô có một bức tranh rất đẹp vẽ về ô tô đấy, đó là ô tô gì đây?
2. Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại:
- Bức tranh ô tô tải có những đặc điểm gì?
- Phần đầu xe có những bộ phận gì? Có dạng hình gì? Được vẽ bằng các nét gì?
- Phần đầu xe được tô màu gì?
- Phần thùng xe có dạng 

File đính kèm:

  • docga_4_t.doc
Giáo Án Liên Quan