Giáo án Bản thân - Chủ đề nhánh: Tôi cần gì đển lớn lên và khỏe mạnh - Ngô Thị Hiền

1. Góc xây dựng: lắp ghép hình bé thích.

- Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa, các loại rau,

- Kĩ năng chính: Trẻ biết sử dụng các khối, đồ chơi lắp ghép để tạo nên công trình bé thích như: nhà cửa, khu vui chơi, công viên.

2. Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng, mẹ và bé.

- CB: Bộ đồ nấu ăn, quần áo, giày dép, mũ, balô, búp bê.

- Kĩ năng chính: Trẻ biết nhận vai và thực hiện vai chơi, biết phối hợp hành động chơi.

3. Góc nghệ thuật: Hát và tập biểu diễn; tô màu, xé dán 1 số đồ dùng của bé, in hình bàn tay, bàn chân.

- CB: Xắc xô, phách, trống, bút màu, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán.

- Kĩ năng chính: Biết phối hợp vận đông tay chân, rèn sự khéo léo của ngón tay.

4. Góc KPKH: Xem tranh ảnh đồ dùng của bé, làm album về ccác chất dinh dưỡng cần cho cơ thể khoẻ mạnh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3372 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bản thân - Chủ đề nhánh: Tôi cần gì đển lớn lên và khỏe mạnh - Ngô Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN III
Nhánh 3: “ T«i cÇn g× ®Ó lín lªn vµ khoÎ m¹nh ”
Lớp B1: Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Hiền 
 (Thực hiện từ: 21/10 – 25/10/2013)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ-
Trò chuyện
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
- Cô chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi nhẹ nhàng.
- Trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày và ăn uống đủ các chất dinh dưỡng.
- Trò chuyện với trẻ về đồ dùng của trẻ, cách sử dụng và giữ gìn nó như thế nào.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về chủ đề bản thân.
Thể dục sáng
- Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,…về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với gậy.
BTPTC: + Hô hấp: Làm động tác thổi bóng bay ( 2 lần 8 nhịp). 
+Tay: 2 tay cầm gậy đưa ra phía trước rồi đưa sang trái, đưa sang phải ( 2 lần 8 nhịp). 
+Chân: 2 tay cầm gậy đưa lên cao đồng thời 2 chân nhún theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bụng: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước đồng thời chân trái bước sang ngang, xoay người sang hai bên
 ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bật: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước, bật nâng cao đùi ( 2 lần 8 nhịp).
Hoạt động học
Thể dục
- VĐCB: Bò thấp chui qua cổng.
- Ôn vận động cũ: Chạy nhanh 12m.
- TCVĐ: Kết bạn.
 KPKH
- Trò chuyện về quần áo của bé.
Âm nhạc
- NDTT: +DH: Mời bạn ăn
- NDKH: +NH: Chiếc khăn tay.
- TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
Văn học
- Dạy trẻ đọc thơ: " Tâm sự của cái mũi "
Toán
- Phân biệt, so sánh to hơn -nhỏ
Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ: Đến thăm lớp bạn.
- VĐ: Dung dăng dung dẻ, bóng tròn to.
- Chơi tự do.
- HĐCMĐ: Nhặt lá rụng đếm.
- VĐ: Mèo đuổi chuột, tìm bạn thân.
- Chơi tự do.
- HĐCMĐ: Cho trẻ tưới cây hoa trong sân trường
 - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
- HĐCMĐ: Thăm nhà bếp.
- VĐ: Ném bóng, chuyền bóng qua đầu qua chân.
- Chơi tự do. 
- HĐCMĐ: Ôn bài thơ: 
" Cái mũi "
- VĐ: Nhảy qua vũng nước, chi chi chành chành.
- Chơi tự do. 
Hoạt động góc
1. Góc xây dựng: lắp ghép hình bé thích. 
- Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa, các loại rau,…
- Kĩ năng chính: Trẻ biết sử dụng các khối, đồ chơi lắp ghép để tạo nên công trình bé thích như: nhà cửa, khu vui chơi, công viên...
2. Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng, mẹ và bé.
- CB: Bộ đồ nấu ăn, quần áo, giày dép, mũ, balô, búp bê.
- Kĩ năng chính: Trẻ biết nhận vai và thực hiện vai chơi, biết phối hợp hành động chơi.
3. Góc nghệ thuật: Hát và tập biểu diễn; tô màu, xé dán 1 số đồ dùng của bé, in hình bàn tay, bàn chân...
- CB: Xắc xô, phách, trống, bút màu, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán.
- Kĩ năng chính: Biết phối hợp vận đông tay chân, rèn sự khéo léo của ngón tay.
4. Góc KPKH: Xem tranh ảnh đồ dùng của bé, làm album về ccác chất dinh dưỡng cần cho cơ thể khoẻ mạnh.
Hoạt động chiều
Vận động sau ngủ dậy: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Tìm bạn thân ” 
Tạo hình
- Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái.
( Theo mẫu )
- Đọc bài thơ “ Cô dạy”.
- Tập chơi trò chơi “ Rồng rắn lên mây”.
- Vệ sinh, trả trẻ.
- Giúp cô lau dọn đồ chơi các góc.
- Rèn kĩ năng rửa mặt, rửa tay.
- Trả trẻ.
- Trò chuyện về các chất dinh dưỡng.
- Kể chuyện cho trẻ nghe.
- Vệ sinh, trả trẻ.
- Cho trẻ làm trong vở toán: Tìm đôi
- Bình bầu bé ngoan.
- Vệ sinh, trả trẻ.
Thứ 2 ngày 21 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Sáng:
Thể dục
- VĐCB: Bò thấp chui qua cổng.
- Ôn vận động cũ: Chạy nhanh 12m.
- TCVĐ: Kết bạn.
1.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên vận động.
- Trẻ thực hiện đúng vận động.
2.Kĩ năng
- Trẻ bò đúng kĩ thuật: bò chân nọ tay kia.
- Trẻ bò khéo léo chui qua cổng mà không chạm vào cổng.
- Trẻ thực hiện vận động nhanh chính xác.
3.Thái độ
- Trẻ yêu thích tập thể dục để khỏe mạnh.
1. Cho trẻ: - Cổng cao từ 35 - 40cm.
2. Địa điểm: Sân trường
3. Đội hình: 
Trẻ đứng thành 2 hàng ngang.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Hát “ Múa cho mẹ xem”
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm.
Hoạt động 2: Nội dung chính
1.Khởi động
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân theo nhạc bài hát.
- Cho trẻ đứng hàng dọc theo tổ.
2.Trọng động
a) BTPTC
- Chuyển đội hình hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
+ Tay: 2 tay ra trước, lên cao.
+ Chân: 2 tay dang ngang, 2 tay ra trước và chân đá ra trước.
+ Bụng: 2 tay lên cao, cúi gập người.
+ Bật nhảy: bật tại chỗ chụm và tách chân.
b) VĐCB
- Cho trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Không phân tích.
+ Lần 2: Cô phân tích kĩ thuật: đứng trước vạch chuẩn bị, 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh, cô bắt đầu bò bằng chân nọ tay kia, mắt nhìn về phía trước, mu bàn chân luôn chạm xuống sàn nhà. Khi bò chui qua cổng cô cúi người xuống, đầu không ngẩng cao để khỏi chạm cổng. Sau đó đứng về cuối hàng.
+ Lần 3: Cô mời trẻ 1-2 trẻ lên thực hiện và cô sửa sai.
- Cho trẻ thực hiện.
+ Lần 1: 2 trẻ của 2 hàng lần lượt lên thực hiện.
+ Lần 2: thi đua 2 tổ.
* Ôn vận động cũ: Chạy nhanh 12m.
- Cô cho 1 - 2 trẻ lên thực hiện lại vận động
Cho trẻ nhận xét xem bạn thực hiện đúng hay chưa?
- Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện lại vận động.
c) TCVĐ: Kết bạn.
- Cô nói tên và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3.Hồi tĩnh
- Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học.
Lưu ý
Chiều: 
Tạo hình
- Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái.
( Theo mẫu )
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho trẻ hình dáng khuôn mặt khác nhau của bạn trai, bạn gái.
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng kỹ năng mới vẽ hình tròn to làm khuôn mặt để bổ xung các chi tiết, mắt, miệng, mũi, tóc...
3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào trước sản phẩm của mình làm ra.
1. Cho cô:
- Tranh vẽ mẫu bạn trai, bạn gái.
- Bút sáp các màu, giấy vẽ, giá treo sản phẩm.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 hộp bút sáp các màu, giấy A4
3. Địa điểm: Trong lớp
4.Đội hình: 
Trẻ ngồi trên bàn ghế theo nhóm.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ hát bài: “ Tìm bạn thân ”
2. Nội dung:
a) Quan sát tranh mẫu của cô:
- Cô đưa tranh mẫu hỏi trẻ: + Bức tranh vẽ gì? ( Bức tranh vẽ bạn trai, bạn gái).
+ Ai có nhận xét gì về bạn trai?
+ Khuôn mặt bạn trai như thế nào?
+ Trên khuôn mặt bạn trai có những bộ phận gì?
+ Tóc bạn trai như thế nào? ( Tóc bạn trai ngắn)
+ Ai có nhận xét gì về bạn gái?
+ Khuôn mặt bạn gái như thế nào?
+ Trên khuôn mặt bạn gái có những bộ phận gì?
+ Tóc bạn gái như thế nào? ( Tóc bạn gái dài)
- Có ai muốn xem cô vẽ bạn trai, bạn gái thì giơ tay?
b) Cô vẽ mẫu:
* Cô vẽ mẫu lần 1:
- Cô đặt tờ giấy nằm ngang, cô cầm bút sẫm màu ( bút đen), cô vẽ một hình tròn to vào giữa tờ giấy, cô vẽ cổ bạn trai là 2 nét thẳng, cô vẽ vai bạn trai.
Cô hỏi trẻ: Khuôn mặt bạn trai còn thiếu gì nữa? ( Mắt, mũi miệng, tai, tóc ).
+ Tóc bạn trai như thế nào? ( Tóc bạn trai ngắn ).
- Tương tự vẽ bạn gái cô vẽ một hình tròn to vào giữa tờ giấy, cô vẽ cổ bạn gái là 2 nét thẳng, cô vẽ vai bạn gái. Cô hỏi trẻ: Khuôn mặt bạn gái còn thiếu gì nữa? ( Mắt, mũi miệng, tai, tóc... ).
+ Tóc bạn gái như thế nào? ( Tóc bạn gái dài ).
- Ai muốn vẽ bạn trai, bạn gái nào?
* Ai muốn xem cô vẽ lần nữa? ( Cô vẽ lần 2 tương tự như lần 1).
c) Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ vẽ, cô nhắc lại cách miêu tả cho những trẻ tích cực.
Khuyến khích trẻ chọn màu, phối màu để tô bạn trai, bạn gái cho đẹp.
- Cô đến với những trẻ chậm hoặc chưa miêu tả được, cô gợi ý, hướng dẫn từng chi tiết cho trẻ.
- Cô nhắc trẻ tô màu khéo léo không chườm ra ngoài.
d) Trưng bày, nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ lên treo sản phẩm của mình vào giá. 
- Cô cho trẻ ngồi ra xa để quan sát toàn bộ các sản phẩm của các họa sĩ tí hon. Hãy nhìn xem có rất nhiều những gương mặt đẹp của bạn trai và bạn gái.
- Cô cho trẻ vận động minh họa theo bài hát: “ Khuôn mặt cười ” thay đổi tư thế.
+ Hãy nhìn xem bạn nào có khuôn mặt đẹp nhất?
+ Bức tranh nào tô màu đẹp nhất?
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình và của các bạn.
 - Cô nhận xét các bài vẽ đẹp, sáng tạo. Cô nhắc những bài chưa hoàn thiện sẽ làm nốt hoàn thiện bài (Còn những bức tranh nào chưa hoàn thiện, ngoài giờ học các con sẽ tô thêm cho bức tranh được đẹp hơn!). Cô khen, động viên trẻ.
3. Kết thúc: Cô cho trẻ cất đồ dùng.
Lưu ý
Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPKH
- Trò chuyện về quần áo của bé.
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết đặc điểm cơ bản của áo quần: tên gọi, cách sử dụng màu sắc…
- Trẻ biết sử dụng áo, quần phù hợp với thời tiết, giới tính.
2.Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ
- Trẻ có y thức giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
- Trẻ biết mặc quần áo phù hợp thời tiết.
1. Cho cô: - Váy, áo len, quần dài bạn trai, bạn gái.
- Mắc treo quần áo.
- 1 số quần áo khác.
- Nhạc.
2. Cho trẻ:
- Váy, áo len, quần dài bạn trai, bạn gái.
3.Địa điểm: 
Trong lớp
4.Đội hình: Ngồi hình chữ U.
Hoạt động 1: Ổn định lớp và gây hứng thú
- Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết:
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Theo các con mặc quần áo như thế nào cho phù hợp?
Cô mời 1-2 trẻ giới thiệu về quần áo của mình.
+ Con mặc áo dài tay hay cộc tay? Áo len hay áo vải? quần áo này ai mua cho con?
Cô và các bạn nhận xét: bạn mặc đã phù hợp chưa?
Hoạt động 2: Nội dung chính
1.Quan sát:
* Cô đưa một chiếc váy hoa cho trẻ xem.
+ Cái gì đây? Váy để làm gì? Mặc cho bạn trai đúng hay sai?
+ Mặc váy khi nóng hay lạnh?
=> Váy mặc cho bạn gái, mặc khi trời nắng nóng.
* Cô cho trẻ quan sát áo len dành cho bạn gái:
- Đây là cái gì? Nó có màu gì? Trẻ áo có những hình gì?
- Áo len mặc khi nào? Nếu trời nắng nóng mà mặc áo len sẽ cảm thấy như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra?
* Cho trẻ quan sát quần dài bé trai.
- Đây là cài gì? Dùng để làm gì? Mặc như thế nào?
=> Cô khái quát chung: Đây là váy áo quần đều để mặc, bảo vệ cơ thể khỏi bị ốm, làm chúng mình xinh đẹp hơn. Giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ và thường xuyên thay quần áo để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ. Ngoài ra chúng mình còn biết quần ào nào nữa, kể cho các bạn cùng nghe.
- Cô giới thiệu cho trẻ 1 số quần áo khác( áo khoác, sơ mi, quần đùi….
2.Trò chơi: “ Thi ai giỏi”
- Cho trẻ đi siêu thị mua quần áo mình thích. Khi nhạc hết thì về vị trí quần áo vào mùa hè, mùa đông mà mình đã mua.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học.
Lưu ý
Thứ 4 ngày 23 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
- NDTT: +DH: Mời bạn ăn
- NDKH: +NH: Chiếc khăn tay.
- TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
1.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát và tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát.
2.Kĩ năng
- Trẻ biết thể hiện bài hát theo giai điệu.
- Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát.
3.Thái độ
- Trẻ biết rửa tay sạch sẽ.
1. Cho cô:
- Nhạc bài hát.
- Tranh ảnh.
2. Cho trẻ:
 - Một số đồ chơi để trẻ chơi trò chơi.
3.Địa điểm: 
Trong lớp
4.Đội hình: Ngồi hình chữ U.
Hoạt động 1: Ổn định lớp gây hứng thú
- Cô cho trẻ xem hình ảnh bạn nhỏ đang ăn. Hỏi trẻ:
+ Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn nhỏ đang ăn để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và cao lớn.
Hoạt động 2: Nội dung chính
1.Dạy hát “ Mời bạn ăn ”
- Cô giới thiệu bài hát và hát mẫu:
+ Lần 1: Cô hát + nhạc đệm.
Hỏi trẻ tên bài hát.
+ Lần 2: Cô hát kèm nhạc.
Đàm thoại về nội dung bài hát: Bài hát nói về các bạn nhỏ rất ăn hết xuất để giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, mau lớn.
- Cô dạy trẻ hát.
+ Cô cho cả lớp hát 2 lần.
+ Mời tổ, nhóm, cá nhân hát.
2.Nghe hát “ Chiếc khăn tay”
- Cô giới thiệu tên bài hát, cô giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về chiếc khăn tay giúp chúng mình lau tay, giữ sạch đôi tay.
+ Lần 1: Cô hát + nhạc đệm.
Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả.
+ Lần 2: Cô hát + nhạc đệm.
+ Lần 3: Cho trẻ nghe đĩa.
3.Trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học.
Lưu ý
Thứ 5 ngày 24 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Văn học
- Dạy trẻ đọc thơ: " Tâm sự của cái mũi "
1.Kiến thức:
- Dạy trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ được tên bài thơ, tên tác giả. 
- Cung cấp vốn từ ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết mũi dùng để thở.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện từ cho trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô đủ câu, rõ ràng.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ mũi.
1.Cho cô:
-Tranh minh họa bài thơ
2.Cho trẻ:
- Một số mảnh ghép vẽ cái mũi để cho trẻ chơi trò chơi.
 3.Địa điểm: 
Trong lớp
4.Đội hình: Ngồi hình chữ U.
1.Ổn định tổ chức lớp: - Cô và trẻ vận động bài hát: “ Cái mũi ”.
2.Nội dung dạy:
* Cô đọc thơ và giảng nội dung bài thơ: “ Tâm sự của Cái mũi”
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả ( Bài thơ nói về chiếc mũi xinh không chỉ giúp chúng mình thở mà còn giúp ngửi hương thơm vì vậy chúng mình cần giữ gìn mũi sạch sẽ).
- Cô đọc thơ lần 1 + cử chỉ, điệu bộ.
- Cô đọc thơ lần 2 + cử chỉ, nét mặt
* Trẻ đọc thơ: 
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô ( 2 - 3 lần )
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ
Cô sửa cách đọc cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc diễn cảm bài thơ
Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
* Đàm thoại và trích dẫn: 
- Bài thơ nói về cái gì? ( Cái mũi)
- Chiếc mũi giúp chúng mình làm gì? ( Giúp bạn thở hàng ngày).
- Chiếc mũi còn giúp chúng mình làm gì? ( Gửi hương thơm của gió/ Hương ngào ngạt của hoa).
Giáo dục trẻ giữ gìn, bảo vệ mũi.
* Trò chơi củng cố: Trò chơi: “ Ghép tranh ”
- Luật chơi: Đội nào ghép được nhiều mảnh tranh đúng hơn, đội đó giành chiến thắng!
- Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh: “ Bắt đầu” bạn đầu hàng cầm 1 mảnh tranh đi theo đường hẹp, lên gắn vào bảng của đội mình, sau đó đi theo đường hẹp về cuối hàng, bạn tiếp theo lên.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của 2 đội xem đội nào ghép được nhiều tranh đúng hơn, đội đó sẽ giành chiến thắng. Cô khen, động viên trẻ.
 3.Kết thúc: Cô và trẻ hát bài: “ Lý cây xanh ” ra ngoài.
Lưu ý
Thứ 6 ngày 25 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán
- Phân biệt, so sánh to hơn -nhỏ
1.Kiến thức
- Trẻ biết cách so sánh vật nào to hơn vật nào nhỏ hơn.
- Trẻ nhận biết được đồ dùng quen thuộc.
2.Kĩ năng
- Trẻ có kĩ năng so sánh đối tượng to hơn nhỏ hơn.
- Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng.
3.Thái độ
- Trẻ có y thức giữ gìn đồ dùng.
- Trẻ có y thức học bài.
1. Cho cô:
- Món quà có chứa đồ dùng cho trẻ so sánh.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 2 chiếc mũ to màu đỏ và mũ nhỏ màu vàng.
- Bút màu, tranh tô màu.
3.Địa điểm: 
Trong lớp
4.Đội hình: Ngồi hình chữ U.
Hoạt động 1: Ổn định lớp và gây hứng thú
- Cô và trẻ trò chuyện về đồ dùng của trẻ.
- Trẻ kể tên về đồ dùng của trẻ.
Hoạt động 2: Nội dung chính
1.Quan sát và so sánh.
- Cô đưa ra món quà chứa 2 cái mũ 1 to và 1 nhỏ. Cô cho trẻ so sánh cái nào to hơn cái nào nhỏ hơn.
- Muốn biết cái nào to cái nào nhỏ thì chúng mình cùng quan sát cô đo nhé ( cô vừa đo vừa nói cách đo cho trẻ).
- Trong hộp quà của cô vẫn còn 2 đồ vật nữa. Các con nhìn xem là cái gì đây?
- Cô cho trẻ so sánh chúng.
2.Luyện tập
- Cô phát cho mỗi trẻ 2 đồ chơi và cho trẻ so sánh.
- Cô cho trẻ giơ theo hiệu lệnh của cô.
Hoạt động 3 : “Ai nhanh hơn”
- Cô cho trẻ tô màu cái mũ nào to hơn.
- Cô quan sát và nhận xét trẻ chơi.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học.
Lưu ý

File đính kèm:

  • doctoichur_de_ban_than_tuan_3__toi_can_gi_de_lon_len_va_khoe_manh.doc
Giáo Án Liên Quan