Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Bản thân: Cơ thể bé có gì

- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ

- Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể bé

- Chơi với đồ chơi ở lớp

- Thể dục sáng: Tập theo bài “Bé khỏe bé ngoan”, tập với gậy

- Tay: 2 tay cầm vòng đưa ra trước, lên cao

- Chân: vòng đưa ra phía trước, co 1 chân.

- Bụng: 2 tay cầm vòng quay người sang 2 bên

- Bật: bật tách khép chân.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Bản thân: Cơ thể bé có gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 2
(Thực hiện 1 tuần: từ 26 đến 30/9/2016)
* PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM-KỸ NĂNG XÃ HỘI:
 - Góc XD: Xây dựng nhà, hàng rào, vườn hoa.
 - Góc PV: Chơi gia đình mẹ và bé. Bán các mặt hàng rau, củ, quả, lương thực...
 - Góc TH : Tô màu bạn trai, bạn gái, tô màu các bộ phận trên cơ thể
 - Góc TV: Xem tranh truyện về chủ đề bản thân.
 - Góc AN: Múa hát vận động 
 - Góc TN: Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây.
 - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ.
*PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
 - Hát: Rửa mặt như mèo
 *Tạo hình
 - Làm nơ tặng bạn.
*PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: - Truyện: Cậu bé mũi dài
CƠ THỂ BÉ CÓ GÌ
*PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
*Khám phá khoa học
- Trò chuyện về cách chăm sóc răng miệng.
*PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT-DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE:
*Phát triển thể chất:
- Bò chui qua cổng
*Dinh dưỡng-sức khỏe:
- Hình thành cho trẻ một thói quen về ăn uống hợp lý, ăn hết suất để có sức khỏe.
-Giáo dục cc biết rửa tay trước khi ăn,nhớ khóa nước sau khi vệ sinh xong.
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Ngày
Hoạt
động
Thứ hai
(26-09)
Thứ ba
(27-09)
Thứ tư
(28-09)
Thứ năm
(29-09)
Thứ sáu
(30-09)
Đón trẻ, thể dục sáng
Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ
Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể bé
Chơi với đồ chơi ở lớp
Thể dục sáng: Tập theo bài “Bé khỏe bé ngoan”, tập với gậy
Tay: 2 tay cầm vòng đưa ra trước, lên cao 
Chân: vòng đưa ra phía trước, co 1 chân.
Bụng: 2 tay cầm vòng quay người sang 2 bên 
Bật: bật tách khép chân.
Hoạt động có chủ đích
*PTNT:
Tròchuyện về cách chăm sóc răng miệng
*PTTM:
Hát: Rửa mặt như mèo
NH: Năm bàn tay ngoan
TC: Tai ai tinh
*PTTC:
Bò chui qua cổng
*PTTM:
Làm nơ tặng bạn
*PTNT:
Truyện: Cậu bé mũi dài
Hoạt động ngoài trời
Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng .
TCDG+ TCVĐ: Chơi nu na nu nống, mèo đuổi chuột.
Chơi tự do: Với đồ chơi ở sân trường
GD: Bé rửa tay vào lớp, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động góc
* Cô giới thiệu chủ đề chơi “Cơ thể bé có gì”, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi.
1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây dựng nhà,hàng rào, vườn hoa. Mô hình nhà 
Biết xếp gạch, hộp sữa nối tiếp nhau làm hàng rào.
Trẻ nhanh nhẹn khi thực hiện, sắp xếp mô hình hợp lí
Biết phối hợp với bạn cùng làm, thể hiện vai chơi
b. Chuẩn bị:
Gạch, cây xanh, hoa, mô hình nhà...
Một số cây xanh, hoa và 1 số bằng nguyên vật liệu mở : hộp sữa, đá, nắp chai.
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
Hát, minh họa “ Chiếc khăn tay”,...
C/c vừa hát bài gì?
C/c có yêu quý đôi tay mình ko?
Vậy hôm nay, cô cháu mình sẽ dùng đôi bàn tay xinh xắn này cùng xây ngôi nhà thật đẹp cùng chơi nha!
Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi.
* Quá trình chơi:
Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi.
Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung
Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính.
2. Đóng vai: Phân vai mẹ con
Biết chơi gia đình nấu ăn,cho em bé ăn bột, bán hàng...
3. Học tập:
Tô màu ông sao. Dán hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật trang trí bánh.
4. Thư viện 
Xem tranh truyện về tết trung thu, nghe kể chuyện về đêm rằm trung thu
5. Âm nhạc
Hát, đọc thơ về bản thân trẻ
6. Thiên nhiên
Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây ở góc thiên nhiên.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động chiều
Phụ đạo
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn trong giờ học, biết giữ gìn tay chân sạch sẽ.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Phụ đạo
Gd trẻ biết bảo vệ các bộ phận cơ thể, nghe lời cô giáo
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Phụ đạo
Giáo dục các cháu yêu quý bản thân, biết chào hỏi người lớn .
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Phụ đạo
Giáo dục trẻ biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Phụ đạo
Gd trẻ biết nghe lời cô, chào bố mẹ.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Thứ2
26/9/2016
LĨNH VỰC: GDPT NHẬN THỨC
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG
I/ Mục đích - Yêu cầu:
Trẻ biết cách đánh răng và phải đánh khi nào,biết cách chăm sóc răng miệng của mình.
Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, chải răng đúng cách, biết một số thao tác của cô
Giáo dục biết cách chăm sóc răng miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị: 
Tranh bé đánh răng đúng cách
Tranh bé có răng khỏe, tranh bé bị đau răng. 
Nhạc bài hát: “Đánh răng”
Trò chơi : “Chọn nhanh chọn đúng”
III/ Tiến trình tiết dạy
HĐ1: trò chuyện cùng trẻ
Cô cho trẻ hát bài: “Hát bé tập chảy răng”
Con vừa hát bài hát nói đến điều gì?
Bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì?
Bạn nhỏ đánh răng thế nào?
Còn con thì sao?Con chải răng khi nào?
Vì sao ta phải đánh răng?
=> C.c biết không răng là bộ phận cần thiết của cơ thể chúng ta, nếu răng chắc khỏe thì cơ thể chúng ta cũng sẽ khỏe mạnh vì răng là bộ phận giúp ta nhai thức ăn cung cấp cho cơ thể.Chính vì thế hôm nay cô cháu mình cùng nhau học cách chăm sóc răng miệng nhé!
HĐ 2: Trò chuyện về “Cách chăm sóc răng miệng”
C.c nhìn xem nhìn xem trên tay cô có gì đây? Đúng rồi tranh bé đánh răng.
Cậu bé trong bức tranh này đang làm gì?
Bé đánh răng bằng tay nào vậy c.c? Đúng rồi cậu bé đánh răng bằng tay phải.
Bạn nào biết bé đánh răng vào lúc nào ? 
Cậu bé chải răng sau các buổi ăn vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ đó các con.
 Vậy còn c.c thì sao các con đánh răng khi nào ?
Các con có biết đánh răng để làm gì không? Đúng rồi! Đánh răng để cho chúng ta không bị sâu răng
Vậy việc đánh răng giúp gì cho chúng ta? Việc đánh răng giúp cho chúng ta có hàm răng chắc khỏe.
 C.c nhìn xem cô có tranh gì nữa đây: Cô cho trẻ xem tranh:bé có răng chắc khỏe,bé bị sâu răng.
Các con giỏi lắm bức tranh bé có hàm răng chắc khỏe thì nhìn bạn như thế nào? Còn bé bé bị sâu răng thì nhìn bạn ra sao ( bé có hàm răng khỏe thì nhìn gương mặt bạn xinh đẹp, luôn vui vẻ khỏe mạnh. Còn bé có hàm răng sún thì nhìn gương mặt đau đớn nhăn nhó rất là xấu nè?
Vây các con thích có hàm răng đẹp chắc khỏe hay hàm răng sâu xấu xí?
Để có răng khỏe thì con làm sao? 
*Giáo dục: Để có hàm răng chắc khỏe C.c phải đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn sáng nhé!, c.c không nên ăn nhiều bánh kẹo và dùng răng cắn các vật cứng để không bị sâu răng c.c phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn đầy đủ các loại thực phẩm tốt như: Thịt, trứng, sữa,cá, ốc, các chất dinh dưỡng và tập thể dục sáng để cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Các con rất giỏi nên hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “Chọn nhanh chọn đúng”
HĐ3: Trò chơi “Nối nhanh nối đúng”
Cách chơi: Trên đây cô có 2 bức tranh vẽ về hình ảnh bé có hàm răng đẹp thể hiện sự vui vẻ, bé bị sâu răng mặt mày đau đớn nhăn nhó bên dưới bức tranh có hình bàn chải đánh răng, kẹo, bánh, các loại hoa quả, thịt, trứng, sữa . Nhiệm vụ của các con là nối nhanh và nối đúng tranh bé ở trên với các hình ảnh bên dưới đội nào nối nhanh nhất và chính xác nhất đội đó sẽ là đội chiến thắng.
Cho trẻ chơi 2-3 lần
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
Thứ 3
13/9/2016
LĨNH VỰC: GDPT THẨM MỸ
Đề tài: DẠY HÁT RỬA MẶT NHƯ MÈO
Nghe hát: NĂM NGÓN TAY NGOAN
TCÂN: AI ĐOÁN GIỎI
I/ Mục đích - Yêu cầu:
Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc và hát tốt bài hát và chơi được trò chơi“ Tai ai tinh”. 
Rèn kỹ năng hát đúng nhạc.
Giáo dục trẻ yêu thích ca hát.
II/ Chuẩn bị:
Nhạc bài hát “Rửa mặt như mèo”, “Năm ngón tay ngoan”
III/ Tiến trình tiết dạy:
HĐ 1: Trò chuyện cùng trẻ
 Các con chơi với cô trò chơi nha:" Ú..à".
 Cô đố các con: Cô có bức tranh gì đây?
 À! Đúng rồi. Con mèo đang làm gì đây các con.
 HĐ 2: Dạy hát: “Rửa mặt như mèo”
Cô biết có một bài hát cũng nói về con mèo rất hay. Đó là bài hát “Rửa mặt như mèo” do cô Hàn Ngọc Bích sáng tác bây giờ cô sẽ dạy cho lớp mình hát. Cô sẽ hát cho các con nghe trước nha !
Cô hát mẫu lần1
Cô vừa hát bài gì vậy các con?
Bạn mèo rửa mặt không có sạch nè, bởi vậy mẹ bạn mèo không có thương bạn mèo, bạn mèo ngồi khóc đó. Các con đừng có bắt chước bạn mèo nhé! Phải rửa mặt bằng khăn sạch hàng ngày thì mới không bị đau mắt, và mẹ sẽ thương.
Để cho bài hát được hay hơn thì cô sẽ hát với nhạc
Cô hát lần 2 + Nhạc
Cô vừa hát bài gì? Bài hát nói về gì? 
Bạn mèo rửa mặt có sạch không?
Nên bạn mèo bị làm sao?
Các con đừng bắt chước bạn mèo như vậy là không ngoan nhé!
Bây giờ c/c hát bh này vui tươi cùng cô nha!
Cô hát to, chậm, rỏ lời, c/c hát theo cô cả bài
Mời tổ, nhóm, cá nhân hát 
Cho trẻ hát theo nhiều hình thức tổ, nhóm, cá nhân
Khi trẻ hát cô sửa sai cho trẻ.
Lớp hát lại lần cuối
Cô thấy c.c hát rất hay để thưởng cho các con cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi nhỏ nhé!
Cho trẻ chơi với các ngón tay
Vừa rồi lớp mình chơi với gì nè? 
Đúng rồi cô cho các con chơi với các ngón tay, nhắc đến ngón tay cô chợt nhớ đến bài hát “Năm ngón tay ngoan”. Lời và nhạc của Trần Văn Thụ các con lắng nghe nhé! 
v HĐ 3: Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”
Cô hát lần 1 + Nhạc
Các con thấy cô hát có hay không? Để cho bài hát được hay hơn nữa thì cô sẽ vận động minh họa theo bài hát các con ở dưới ngồi nghe và lắc lư theo nhạc nhé!
Lần 2 cô hát + vận động minh họa (trẻ ngồi lắc lư theo bài hát)
Bài hát nói về năm ngón tay thật dễ thương, ngón tay nào cũng có nhiệm vụ phải không các con? 
Các con phải biết yêu quý đôi bàn tay và luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ. Bây giờ các con nghe cô hát lại một lần nữa nhé
Cô mở nhạc không lời bài hát: “ Năm ngón tay ngoan”
Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi đó là “ ai đoán giỏi”
Cách chơi như sau: một bạn lên đội mũ chóp kín và cô sẽ mời 1 bạn ở dưới đứng lên hát và nhiệm vụ của bạn đội mũ là phải đoán xem ai mới hát. Nếu đoán đúng sẽ nhận được 1 phần quà xinh xắn nhé
Cho trẻ chơi 2-3 lần .
v Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
Thứ 4
28/9/2016
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: BÒ CHUI QUA CỔNG.
I/ Mục đích - Yêu cầu:
 Trẻ biết bò bằng bàn tay và cẳng chân chui qua cổng đúng tư thế. Khi bò mắt nhìn thẳng, trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng bò không chạm cổng.
Rèn trẻ kỹ năng: Phát triển cơ tay và cơ chân, sự nhanh nhẹn và khéo léo của trẻ
Giáo dục: Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể, tính kiên trì vượt khó khi thực hiện nhiệm vụ.
II/ Chuẩn bị :
Hai băng cỏ để trẻ chơi trò chơi
 Quần áo gọn gàng 
Sân tập sạch sẽ, thoáng mát.
Bài hát: “Đi tàu lửa”, các bài hát chủ đề bản thân.
Trò chơi : “Ném bóng vào rổ”
III/ Tiến trình tiết dạy:
HĐ 1: Khởi động
Chúng mình cùng đi công viên chơi nhé!
Xin chào các bạn, các bạn vừa đi đâu về đấy ạ!Các bạn vừa đi chơi công viên về có vui không ạ!. Các bạn ơi chương trình “người hùng tí hon” đang diễn ra tại nhà văn hóa thiếu nhi đó, các bạn có muốn tham gia không nào!.Xin mời các bạn cùng chuẩn bị lên tàu đến với chương trình “Người hùng tí hon”
Xin cho hỏi có bạn nào bị đau tay không?có ai bị đau chân không?Có ai say tàu xe không?Chúng mình cùng lên tàu ngồi ngay ngắn để đến tham dự hội thi nhé!
Cô cùng trẻ đi theo đội hình vòng tròn làm đoàn tàu theo nhạc bài “Đi tàu lửa (Làm các động tác đi kiểng chân, hạ gót, chạy nhanh, chậm)
HĐ 2: Trọng động
A. Bài tập phát triển chung:
Xin chào các bạn đến với chương trình”Người hùng tí hon”.Tham dự chương trình ngày hôm nay có sự góp mặt của 2 đội chơi, đội “Tinh nghịch” và đội “ sắc màu cầu vồng”. Đến với hội thi các bạn sẽ trải qua 3 phần thi ” Đồng diễn” ”Vượt qua thử thách” “về đích”.Mời các bác đến với phần thi thứ nhất,phần thi “đồng diễn”các bạn đã sẵn sàng chưa ạ!
Cô cho trẻ tập các động tác phát triển chung theo nhạc “ Mắt tròn xoe”( 3 hàng ngang) (Tập với vòng)
Động tác tay-vai : Hai tay đưa ra trước lên cao (4lx4n)
 Động tác lườn: Đứng nghiêng người sang hai bên (4lx4n)
Động tác chân : Ngồi khuỵu gối (8lx2n)
Động tác bật nhảy : Bật tại chỗ (4lx2n)
B. Vận động cơ bản: “Bò chui qua cổng”
Xin chúc mừng cả hai đội đã hoàn thành phần thi “Đồng diễn”.
Tiếp theo xin mời 2 đội đến với phần thi”Vượt qua thử thách”.Biết các bạn thi tài hôm nay các bạn khán giả đã thách đố các thành viên trong 2 đội bò chui qua cổng thật nhanh đội nào hết lượt chơi trước sẽ là đội thắng cuộc,cả 2 đội sẵn sàng vượt qua thử thách chưa ạ!
Xin mời cả 2 đội cùng quan sát
Muốn thực hiện được phần thi thì các bạn phải bò thật giỏi muốn vậy các con hãy nhìn lên chú ý thật kĩ ,cô sẽ mời một bạn lên hướng dẫn nhé!
Lần hai cho trẻ làm mẫu cô kết hợp phân tích động tác
TTCB: Các con quỳ sát sàn hai lòng bàn tay đặt trên mặt đất mũi bàn tay hướng về phía trước mắt nhìn thẳng.
Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh thì các con bò thẳng về phía trước mắt nhìn thẳng. Khi bò phối hợp chân nọ tay kia đến gần cổng cúi đầu xuống thấp chui qua cổng mà không chạm cổng.
 KT: Khi qua cổng các con đứng lên đi về cuối hàng.
Xin hỏi cả 2 đội đã nghe rõ và sẵn sàng vượt qua thử thách chưa ạ!
Ai xung phong lên vượt qua thử thách đầu tiên.(Cô mời trẻ khá lên thực hiện 1-2 trẻ)
Bây giờ các thành viên trong 2 đội sẽ lần lượt thực hiện vận động” Bò chui qua cổng” 
Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân luyện tập
Cô chú ý theo dõi, sửa sa.
Hai đội thấy thử thách có khó thực hiện không nào?
Xin cảm ơn cả 2 đội đã tham gia vận động” Bò chui qua cổng” .
Nhận xét kết quả 2 đội chơi.
Kết thúc phần thi thứ 2 , xin hỏi lại ở phần thi này các con thực hiện vận động gì? ( cho trẻ nhắc lại tên vận động). 
* Trò chơi vận động:"Ném bóng vào rổ"
Cách chơi: Cuối cùng xin mời cả hai đội đến với phần thi “Về đích”. Ở phần thi này các con sẽ thi ném bóng vào rổ, đội nào ném được nhiều bóng vào rổ thì đội đó giành chiến thắng,bây giờ các con lắng nghe hướng dẫn nhé: Đứng thẳng chân rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa từ phía dứơi lên cao ném mạnh vào rổ, tất cả đã nghe rõ chưa nhỉ?
Thời gian chơi sẽ là một bản nhạc, tất cả mọi người cùng cố gắng nhé!. Bắt đầu
Nhận xét kết quả hai đội chơi
Đến hội thi ngày hôm nay các bạn thấy có vui không? Đội chiến thắng ngày hôm nay sẽ nhận được giải thưởng “Mội bông hoa”Chúc cho các bạn có một ngày thật vui vẻ
Trao giải cho đội chiến thắng
Cho trẻ chơi 2-3 lần
 Cô động viên trẻ chơi 
HĐ 3: Hồi tĩnh : 
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
Trẻ tập và đứng thành vòng tròn.
IV/ Kết thúc.
Củng cố nhận xét tuyên dương
Thứ 5
29/9/2016
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: LÀM NƠ TẶNG BẠN
I/ Mục đích – yêu cầu:
Trẻ biết dùng ngón tay trỏ và tay cái bóp phần giữa hai cạnh dài của mảnh giấy lại với nhau làm thành chiếc nơ.
Trẻ phếch hồ khéo vào mặt trái hình, không làm bết dính. 
Giáo dục trẻ kiên nhẫn khi làm , giữ gìn sản sản phẩm của mình
II/ Chuẩn bị:
Tranh mẫu của cô
Hình ảnh p.p.
Dĩa đựng hồ, khăn lau
Bài hát “ bé khỏe bé ngoan ”
III/ Tiến trình tiết dạy: 
Hoạt động 1: Bé thích đồ chơi gì?
Àh các con ơi! Hôm nay c/c có biết, lớp mình có 2 bạn có trùng ngày sinh nhật trong tháng này không?
Đó là sinh nhật của bạn Thu Thảo và bạn Mi. Vậy bây giờ lớp mình có muốn đến nhà bạn để dự sinh nhật không? Nếu muốn dự sinh nhật bạn thì các con phải chuẩn bị quà! 
Vậy theo các con các con sẽ tặng gì cho bạn? (Trẻ trả lời)
Cô thấy hai bạn có tóc dài, hai bạn rất thích kẹp tóc.
Vậy bây giờ cô cháu mình cùng làm những chiếc nơ thật xinh đẹp để tặng cho bạn nhé!.
Cho trẻ nhắc lại đề tài.
Hoạt động 2: “ Dán chiếc nơ”
A/ Quan sát - Phân tích mẫu: 
Các con ơi nhìn xem nhìn xem các con xem trên tay cô có cái gì đây (chiếc nơ)
 Chiếc nơ này có những màu gì?
Vậy chiếc nơ được đặt ở đâu?
C/c có muốn có 1 chiếc nơ thật xinh như thế này ko? Vậy c/c cùng xem cô làm và dán nha . 
b/ Cô làm mẫu:
Để có những chiếc nơ thật xinh cô sẽ dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp chính giữa tờ giấy màu.
Các con sẽ dùng hồ phếch vào mặt trái của hình và nhớ phếch ít hồ. Sau đó các con sẽ dán chiếc nơ lên tóc bạn gái 
HĐ 3: Bàn tay khéo léo
Bây giờ cô sẽ tặng mỗi bạn một bức tranh để chúng mình cùng nhau dán những chiếc nơ thật đẹp!
Cô cho trẻ dán, cô theo dõi, nhắc cách dán, bố cục tranh cho cân đối.
Nhắc nhở trẻ giữ tập vở ngay ngắn, không làm nhăn
Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
Đối với các trẻ yếu cô cần đến tận nơi hướng dẫn trẻ
Trong quá trình trẻ tô màu cô đi xung quanh lớp, nhắc nhở trẻ , động viên, khuyến khích trẻ.
Cô mở nhạc các bài hát theo chủ đề. 
Báo sắp hết giờ
Trẻ nhanh tay
Báo hết giờ
Cho trẻ trưng bày sản phẩm
Cho trẻ quan sát và nhận xét
Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương.
Thứ 6
30/9/2016
LĨNH VỰC: GDPT NGÔN NGỮ
Đề tài: TRUYỆN CẬU BÉ MŨI DÀI
I/ Mục đích - Yêu cầu:
Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện, biết sự cần thiết và tác dụng của các giác quan. 
Phát triển ngôn ngữ cho thẻ thông qua việc làm quen với từ mới rèn trẻ trả lời đủ câu rõ ràng.
Giáo dục trẻ biết quý trọng và giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
II./ Chuẩn bị:
Mô hình truyện “Cậu bé mũi dài”
Powerpoint truyện : “Cậu bé mũi dài”
III/ Tiến trình hoạt động:
HĐ 1: Nào ta cùng hát
Lớp cùng hát bài + vận động minh họa “cái mũi” 
Các con vừa hát bài hát nói về cái gì?
Cái mũi có tác dụng gì?
Cái mũi là bộ phận quan trọng không thể thiếu của cơ thể chúng ta. Nhờ có mũi mà chúng ta thở được và ngửi được. Vậy mà có bạn lại muốn vứt nó đi các con biết bạn đó là ai không? 
Đúng rồi là cậu bé trong câu truyện cậu bé mũi dài
HĐ 2:Cô kể chuyện “Cậu bé mũi dài”:
* Cô kể lần 1: Diễn cảm bằng lời+ mô hình + nội dung
Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Nội dung: Câu truyện kể về 1 cậu bé có cái mũi rất dài. Vì vướng quá không trèo hái táo được nên cậu muốn vứt đi tất cả mắt, mũi, tai. Khi được các bạn giải thích cậu đã hiểu ra và luôn cần gũi, vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể của mình.
Để biết rõ hơn các nhân vật trong chuyện chúng mình hãy lắng nghe cô giáo kể lại một lần nữa nhé!
* Cô kể lần 2: Kể kết hợp trên power point
Bạn nào giỏi cho cô Tuyến biết cậu bé trong câu chuyện có tên là gì?
Trong câu truyện có những nhân vật nào?
* Giải thích từ khó:
Rực rỡ: Tức là có màu sắc tươi sáng nổi bật hẳn lên và làm cho ai cũng phải chú ý.
Gió thổi vi vu: gió thổi nhè nhẹ qua cành lá
Sai trĩu quả: Nhiều quả đến mức cong cả cành cây.
* Đàm thoại:
Một buổi sáng cậu bé ra vườn và nhìn thấy những gì?
Cậu bé đã làm gì khi nhìn thấy cây táo?
Thế cậu có trèo được lên cây táo không? Vì sao?
Bực quá cậu bé mũi dài đã nói như thế nào?
Ai ở gần đó đã nghe thấy điều ước của Bé Mũi Dài?
Ong đã nói gì với bạn Mũi Dài?
Sau đó lại có ai đến khuyên Mũi Dài?
Chim Họa Mi đã khuyên Mũi Dài như thế nào?
Còn những cô Hoa đã nói gì với Mũi Dài?
Khi nghe các bạn khuyên thì bé mũi dài nhận ra điều gì?
Vậy muốn cho các bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ chúng mình phải làm gì?
* Giáo dục: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng tai để nghe, mắt để nhìn mũi để thở và ngửi...Vậy nên các con phải biết giữ gìn vê

File đính kèm:

  • docChu_de_ban_than.doc