Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Gia đình - Trường Mầm non Ánh Dương

I.Mục tiêu:

* Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu và cách sử dụng, bảo quản một số đồ dùng quen thuộc trong gia đình.

- Biết một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng quen thuộc

- Biết một số đặc điểm giống nhau, khác nhau của 2-3 đồ dùng theo 1-2 dấu hiệu

- Nói được điều bé thích, những việc gì bé có thể làm được ( HĐ góc)

* Kỹ năng

- Rèn kỹ phối hợp các giác quan để quan sát, ghi nhớ, nhìn.

- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh, phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các loại đồ dùng

- Nói được các từ chỉ đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng trong gia đình.

*Thái độ

- Không đến gần những đồ dùng có thể gây nguy hiểm.

- Biết những việc mình có thể làm để giữ gìn, bảo quản đồ dùng trong gia đình.

 

docx14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Gia đình - Trường Mầm non Ánh Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện 3 tuần
(Từ ngày 03/10-21/10/2016)
Các thành viên trong gia đình
Gia đình của bé
Một số đồ dùng trong gia đình.
Ngôi nhà thân yêu của bé
(Thực hiện: 1tuần, từ 17 / 10 đến 21 / 10/ 2016)
I.Mục tiêu:
* Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu và cách sử dụng, bảo quản một số đồ dùng quen thuộc trong gia đình. 
- Biết một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng quen thuộc
- Biết một số đặc điểm giống nhau, khác nhau của 2-3 đồ dùng theo 1-2 dấu hiệu
- Nói được điều bé thích, những việc gì bé có thể làm được ( HĐ góc)
* Kỹ năng
- Rèn kỹ phối hợp các giác quan để quan sát, ghi nhớ, nhìn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh, phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các loại đồ dùng
- Nói được các từ chỉ đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng trong gia đình.
*Thái độ
- Không đến gần những đồ dùng có thể gây nguy hiểm.
- Biết những việc mình có thể làm để giữ gìn, bảo quản đồ dùng trong gia đình.
Tên gọi, dặc điểm, công dụng của đồ dùng để ăn uống
- Trò chuyện đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng cá nhân và dùng chung gia đình.
- Xem tranh để nhận biết về đặc điểm của các loại đồ dùng cá nhân và dùng chung trong gia đình
- Tô màu một số loại đồ dùng gia đình.
- Xây dựng: Cửa hàng bán đồ dùng gia đình
- Chơi đồ dùng gì biến mất
II. MẠNG NỘI DUNG - MẠNG HOẠT ĐỘNG
Các đồ dùng để ăn uống
Cách sử dụng và bảo quản
- Trò chuyện về cách sử dụng và gìn giữ bảo quản một số đồ dùng để ăn uống.
- Trò chơi: Đồ dùng cất ở đâu
- Chơi phân vai: Bé giúp mẹ dọn nhà
- Cho trẻ sắp xếp đồ dùng gọn gàng
Chất liệu 
Trò chuyện về chất liệu của một số đồ dùng để ăn, uống
-Xem vật thật 1 một đồ vật có chất liệu khác nhau.
- Làm quạt bằng giấy.
Chất liệu 
Trò chuyện về chất liệu của một số đồ dùng gia đình,
-Xem vật thật 1 một đồ vật có chất liệu khác nhau.
- Làm quạt bằng giấy.
Chất liệu 
Trò chuyện về chất liệu của một số đồ dùng gia đình,
-Xem vật thật 1 một đồ vật có chất liệu khác nhau.
- Làm quạt bằng giấy.
Chất liệu 
Trò chuyện về chất liệu của một số đồ dùng gia đình,
-Xem vật thật 1 một đồ vật có chất liệu khác nhau.
- Làm quạt bằng giấy.
 A. MỞ CHỦ ĐỀ
I. Chuẩn bị
* Cô:
 - Một số đồ dùng gia đình bằng vật thật ( Bát, đĩa bằng sứ. Ca bằng nhựa, xoong nồi bằng nhôm
 - Giấy A0- bút dạ
*Trẻ:
II. Tổ chức thực hiện:
 1. Tạo hứng thú:
- Bạn nào kể cho cô và bạn biết gia đình mình có những đồ dùng gì nào?
- Những dùng đồ dùng đó ở nhà các con có nhiều không?
2. Kích thích khám phá:
- Cho trẻ quan sát đồ dùng đã chuẩn bị và trẻ nêu nhận xét ( Màu sắc, công dụng)
- Những đồ dùng nhà con như thế nào? 
- Những đồ dùng nào là đồ dùng cá nhân?
- Những đồ dùng nào là đồ dùng chung?
- Muốn đồ dùng trong gia đình, sử dụng được lâu chúng ta phải làm gì?
* Cho trẻ chơi: “ Đồ dùng cất ở đâu”
III.KẾ HOẠCH TUẦN
(Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 17-21/10/2016)
Ca sáng : Nguyễn Thị Minh Nguyên
Hoạt động
Thứ 2
17/10/2016
Thứ 3
18/10/2016
Thứ 4
19/10/2016
Thứ 5
20/10/2016
Thứ 6
21/10/2016
TCS
* Sự khác nhau giữa ngày và đêm.
Thể
dục sáng
- Thứ 2,3,4,5,6 tập bài tập phát triển chung, hô hấp, tay vai, bụng lườn, chân, bật.
- Khởi động: Làm đoàn tàu kết hợp các kiểu đi( đi kiểng chân, đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, đi thường)
- BTPTC: + Hô hấp: Thổi bóng bay
+ Động tác tay : Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực
+ Động tác bụng : Đứng nghiêng người sang 2 bên
+ Động tác chân: Đưa chân ra trước khụy gối.
+ Động tác bật: Bật tại chổ
Hoạt động ngoài trời
- Trò chơi: trời nắng trời mưa
- Trò chơi: nu na nu nống
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Chơi tự do
- Trò chơi:
Nu na nu nống
- Chơi chó sói xấu tính
- Chơi bóng tròn to
- Chơi tự do
- Chơi về đúng nhà
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
Hoạt động có chủ đích
HĐTH: Xé dán bông hoa trang trí cửa sổ
KPKH
Các đồ dùng trong gia đình
PTVĐ
Bò chui qua cổng(1,2m x 06m), Ném xa bằng 2 tay, Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh 
LQVT
Đếm đến 4, nhận biết, tạo nhóm có số lượng 4, nhận biết chữ số 4
GDÂN: Dạy hát “ Bé quét nhà”
Hoạt động góc
* Học tập: Xem tranh các đồ dùng và làm album các đồ dùng trong gia đình, làm quạt bằng giấy . (Tranh, bút chì, bút màu, hồ dán, kẹp, giấy..).
* Nghệ thuật: Tô màu, nặn các đồ dùng trong gia đình. ( Giấy A4, màu, kéo, hồ).
* Phân vai: Bán hàng, gia đình ( Đồ chơi, lô tô trang phục)
* Xây dựng : Cửa hàng bán đồ dùng gia đình ( Khối gỗ, tường rào...)
*Thứ 6 : Đóng chủ đề
Ca chiều : Nguyễn Thị Thu Hương
Hoạt động
Thứ 2
17/10/2016
Thứ 3
18/10/2016
Thứ 4
19/10/2016
Thứ 5
20/10/2016
Thứ 6
21/10/2016
Hoạt động ngoài trời
- Trò chơi: trời nắng trời mưa
- Trò chơi: nu na nu nống
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Chơi tự do
- Trò chơi:
Nu na nu nống
- Chơi chó sói xấu tính
- Chơi bóng tròn to
- Chơi tự do
- Chơi về đúng nhà
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
Hoạt động có chủ đích
HĐTH: Xé dán bông hoa trang trí cửa sổ 
KPKH
Các đồ dùng trong gia đình
PTVĐ
Bò chui qua cổng(1,2m x 06m), Ném xa bằng 2 tay, Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh 
LQVT
Đếm đến 4, nhận biết, tạo nhóm có số lượng 4, nhận biết chữ số 4
GDÂN: Dạy hát “ Bé quét nhà”
Hoạt động góc
* Học tập: Xem tranh các đồ dùng và làm album các đồ dùng trong gia đình . (Tranh, bút chì, bút màu, hồ dán, kẹp..).
* Nghệ thuật: Tô màu, nặn các đồ dùng trong gia đình. ( Giấy A4, màu, kéo, hồ).
* Phân vai: Bán hàng, gia đình ( Đồ chơi, lô tô trang phục)
* Xây dựng : Cửa hàng bán đồ dùng gia đình ( Khối gỗ, tường rào...)
* Mở chủ đề
Hoạt động chiều
- Ôn : Xé dán bông hoa trang trí cửa sổ
- Ôn: Các đồ dùng trong gia đình
- Làm quen: Đếm đến 4, nhận biết, tạo nhóm có số lượng 4, nhận biết chữ số 4 
- Ôn : Đếm đến 4, nhận biết, tạo nhóm có số lượng 4, nhận biết chữ số 4
- Ôn : Dạy hát “ Bé quét nhà”
III.KẾ HOẠCH TUẦN
(Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 17-21/10/2016)
Ca sáng : Nguyễn Thị Minh Nguyên
Ca chiều : Nguyễn Thị Thu Hương
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016
 ( Mẫu)
I/ Mục tiêu: 
- Kiến thức: Biết xe, dán bông hoa trang trí cửa sổ
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng xé, dán, cách bôi hồ
- Thái độ: Yêu quý bạn bè, biết tạo ra sản phẩm đẹp và tôn trọng sản phẩm. 
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: Tranh xé, dán mẫu của cô, giấy màu, hồ dán, bàn ghế, bảng.
- Trẻ: Vở tạo hình, giấy màu, hồ dán.
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện, hướng dẫn tạo hình:
- Cô và trẻ chơi hát bài “Nhà của tôi” 
- Cô giới thiệu bài
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh xé, dán mẫu của cô 
+  Cô có bức tranh xé dán gì đây?
+ Cửa số được trang trí như thế nào ?
+ Bông hoa hình gì, màu gì ?
- Cho trẻ nêu lên nhận xét?
- Cô gợi hỏi trẻ về cách xé, dán. 
- Cô hướng dẫn trẻ xé, dán bông hoa trang trí của sổ
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện 
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em” và đi về bàn ngồi.
- Cô gợi hỏi trẻ về tư thế ngồi, kỹ năng khi xé, dán.
- Trẻ thực hiện.
- Cô quan sát nhắc nhở, động viên trẻ.
Hoạt động 3* Trưng bày - Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ treo tất cả các bức tranh lên giá và cho trẻ lên tự nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Con thích bức tranh của bạn nào? Vì sao con thích?
- Cô nhận xét những bức tranh xé, dán đẹp, gợi ý cho bức tranh xé, dán chưa hoàn chỉnh.
Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2016
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: + Trẻ nhận biết, gọi tên được một số đồ dùng để ăn, để uống
+ Trẻ biết đặc điểm, công dụng, chất liệu và cách bảo quản một số đồ dùng.
- Kỹ năng: + Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc
+ Kỹ năng so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu.
- Thái độ : + Trẻ hứng thú và tích cực hoạt động.
+ Trẻ biết quý trọng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng
II. Chuẩn bị:
- Cô: + Máy tính và slide các đồ dùng để ăn, để uống. 
+ Đồ chơi mô phỏng các loại đồ dùng để ăn, để uống.
- Trẻ : 
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Khám phá các đồ đùng trong gia đình
- Cô và trẻ hát bài “Nhà của tôi” sau đó hỏi trẻ.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về gì.?
- Cô giới thiệu bài học.
* Đồ dùng để ăn:
- Cho trẻ quan sát lần lượt các hình ảnh về đồ dùng để ăn .
+ Đây là gì? 
+ Cái bát này có đặc điểm gì ?
+ Cái bát này làm bằng gì ? 
+ Bát dùng để làm gì ? 
+ Để ăn cơm, gắp thức ăn, người ta phải dùng đến gì nào ? 
+ Đôi đũa này làm bằng gì ? 
+ Đũa dùng để làm gì ? 
- Ngoài ra, còn rất nhiều đồ dùng để ăn khác nữa : đĩa, thìa, dĩa... 
-> Khái quát : bát, đĩa, thìa, đũa...là những đồ dùng trong gia đình dùng để ăn. Bát để đựng cơm, đựng canh. Đĩa để đựng rau, đựng thịt. Thìa để xúc cơm, đũa dùng để gắp thức ăn. Bát đĩa làm từ sứ, thủy tinh rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình cần cẩn thận, dùng xong nhớ để vào nơi quy định nhé.
* Đồ dùng để uống.
- Cho trẻ quan sát lần lượt hình ảnh về đồ dùng để uống
+ Chúng mình cùng quan sát xem cái ấm của cô có đặc điểm gì ? 
+ Ấm dùng để làm gì ? 
+ Cái ấm này có đặc điểm như thế nào ?
+ Cái ấm của cô làm bằng chất liệu gì ? 
+ Con biết gì về cái cốc ?
+ Cái cốc này có đặc điểm như thế nào? 
+ Cái ấm của cô làm bằng chất liệu gì ?
+ Cái cốc dùng để làm gì ? 
-> Khái quát: Cốc, ấm đều là những đồ dùng để uống. Ngoài ra, còn rất nhiều đồ dùng để uống khác nữa: bình nước...Với những đồ dùng để uống bằng sứ, bằng thủy tinh, các con cần chú ý cẩn thận khi sử dụng nhé.
* So sánh các đồ dùng
- Các đồ dùng này có điểm gì giống và khác nhau ?
- Cô khẳng định lại :
* Giống nhau : 
- Đều là đồ dùng trong gia đình
- Đều rất cần thiết trong đời sống con người.
* Khác nhau
- Khác nhau về tên gọi : Cái bát, cái cốc,...
- Khác nhau về công dụng : Bát để ăn, cốc để uống nước.
- Khác nhau về chất liệu : Cái bát làm bắng sứ, cái cốc làm bằng nhựa
* Mở rộng và giáo dục:
- Những đồ dùng phục vụ cho việc ăn, uống của mọi người được gọi là đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống đấy các con ạ.
- Ngoài ra, trong gia đình cũng còn rất nhiều đồ dùng khác nữa. Như ti vi, tủ lạnh, đồng hồ, lò vi sóng, máy giặt
- Để các đồ dùng trong gia đình được bền đẹp, các con nên chú ý khi sử dụng: giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi quy định nhé
* Hoạt động 2: Trò chơi: Chung sức
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi, nhiệm vụ của mỗi đội là lần lượt các thành viên chạy lên chọn những đồ dùng theo yêu cầu của cô. 
- Luật chơi: Đội nào chọn được đúng và nhiều nhất đội đó sẽ chiến thắng. Thời gian được tính bằng 1 bản nhạc.  
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, nhận xét tuyên dương.
Thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2016
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết bò chui qua cổng, ném xa bằng 2 tay và đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh đúng kỷ thuật.
- Kỹ năng: Rèn khả năng tập chung chú ý, quan sát. Phát triển tố chất, nhanh, khéo
- Thái độ: Trẻ biết mạnh dạn, tự tin khi thực hiện để hoàn thành bài tập của mình. 
II. Chuẩn bị: 
- Cô: Cổng (1,2m x 06 m) , 2 vạch kẻ , túi cát, rổ, trống lắc, máy tính, nhạc tập thể dục
- Trẻ: 
 III. Tiến trình hoạt động:
-------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 22 tháng 09 năm 2016
I.Mục tiêu 
- Kiến thức: Biết đếm đến 4, nhận biết các nhóm có 4 đối tượng và chữ số 4.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng tạo nhóm, xếp tương ứng 1:1, so sánh , đếm số lượng rõ ràng mạch lạc
- Thái độ: Hứng thú tham gia vào các hoạt động
II.Chuẩn bị
* Cô: Lô tô đồ vật, con vật. Thẻ chữ số. Máy tính. Bảng.
* Trẻ: Đồ dùng cho trẻ, lô tô, thẻ chữ số cho trẻ, rổ.
III.Tiến trình hoạt động
* Hoạt động 1 : Ôn nhận biết  số lượng  trong phạm vi 3:
- Cô gắn lên bảng 2 bông hoa hồng, và cho trẻ đếm.
- Cô gắn thêm 1 bông hoa hồng, hỏi trẻ có mấy bông hoa hồng?. Cho trẻ đếm và đặt chữ số tương ứng. 
Cô hỏi trẻ 2 thêm 1 là mấy? 
* Hoạt động 2: Đếm đến 4, tạo nhóm có 4 đối tượng, nhận biết chữ số 4.
- Cô gắn lên bảng 3 con mèo và cho trẻ đếm
- Cô gắn thêm 1 con mèo nữa, hỏi trẻ có bao nhiêu con mèo? Cho trẻ đếm, gắn chữ số tương ứng
- Cô gắn lên bảng 3 con chó ( dưới con mèo, xếp tương ứng I-I). Cho trẻ đếm, gắn chữ số tương ứng.
+ Cô cho trẻ đếm lại số lượng 2 nhóm, so sánh số lượng 2 nhóm.
+ Muốn số lượng 2 nhóm bằng nhau ta phải làm gì?
 - Cô gắn thêm 1 con chó, hỏi trẻ có bao nhiêu con chó? Cho trẻ đếm. Gắn chữ số tương ứng.
+ Cô cho trẻ đếm lại số lượng 2 nhóm so sánh. (Đều bằng 4). Cô hỏi trẻ 3 thêm 1 là mấy?
- Giới thiệu chữ số 4 và dùng để chỉ các nhóm có số lượng 4
- Cô đọc mẫu số 4 sau đó cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cho nhận xét cấu tạo chữ số 4 ( gồm 1 nét xiên, 1 nét nằm ngang và 1 nét sổ thẳng)
* Luyện đếm 
+ Cô mời 1 trẻ lên xếp nhóm hoa có số lượng 4, cho cả lớp đếm lại. Mời trẻ khác lên gắn chữ số tương ứng với số lượng.
+ Cô gắn chữ số 4. Mời 1 trẻ lên gắn số lượng hoa tương ứng với chữ số 4. Cho cả lớp đếm số lượng theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân
*Liên hệ thực tế: cô cho trẻ quan sát đồ dùng trong lớp có số lượng 4 và chữ số 4
Hoạt động 3: Luyện tập:
*Trò chơi: Xếp theo yêu cầu
- Xếp số lượng 4 và chữ số 4 theo yêu cầu của cô.
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ kịp thời
*Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh 
- Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 2 đội, mỗi đội có nhiệm vụ gắn số lượng bông hoa tương ứng với chữ số 4 mà cô đã gắn trên bảng
- Luật chơi: Đội nào gắn nhanh nhất đội đó sẽ chiến thắng.
Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2016
 * Trọng tậm: Dạy hát “Bé quét nhà” 
(Nhạc sĩ Phạm Tuyên) 
* Kết hợp : - Nghe hát : Trống cơm
 - TCÂN: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
I. Mục tiêu giáo dục:
- Kiến thức : Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ
- Kỹ năng : Hát đúng cao độ, trường độ của bài hát
- Thái độ : Vui sướng, thích thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc 
II. Chuẩn bị:
* Cô: Máy tính, nhạc không lời bài hát: Bé quét nhà, Trống cơm. Nhạc chơi trò chơi.Trống cơm. Bông hoa
* Trẻ: Rổ, xắc xô...
III. Tiến trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Dạy hát bài “Bé quét nhà”
- Cô đọc câu đố:
 “Cái gì được tết bằng rơm
Bé dùng quét bếp, quét sân, quét nhà?
Đố là cái gì?
- Cô giới thiệu bài hát “ Bé quét nhà” 
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
- Cô vừa hát bài gì? Của nhạc sĩ nào?
- Cô tóm tắt nội dung bài hát.
- Cô hát lần 2
* Dạy trẻ hát: + Cô bắt nhịp cho trẻ hát từng đoạn đến hết bài
+ Cô bắt nhịp cả lớp hát hết bài
+ Luyện tập cho trẻ hát theo tổ, theo nhóm bạn trai, bạn gái, song ca, cá nhân.
( Cô quan sát, sửa sai – tuyên dương)
* Hoạt động 2 : Trò chơi: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, cả 3 đội hướng lên màn hình xem phía sau mỗi cánh hoa kỳ diệu sẽ là một đoạn nhạc có sử dụng âm thanh một loại nhạc cụ. Các con hãy đoán xem đó là âm thanh của loại nhạc cụ nào. 
- Luật chơi: Đội nào lắc xắc xô trước là đội đó sẽ được quyền ưu tiên trả lời trước. Đội nào trả lời đúng sẽ được tặng 1 bông hoa. Đội chiến thắng là đội có nhiều bông hoa nhất.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi (Cô quan sát, bao quát trẻ)
* Hoạt động 3: Nghe hát
- Cô mở nhạc không lời bài hát “Trống cơm” cho trẻ nghe 
- Hỏi trẻ về giai điệu bài hát
- Cô giới thiệu bài hát “Trống cơm” dân ca Bắc Bộ
- Cô mở nhạc và vận động múa theo lời bài hát, trẻ hưởng ứng theo vận động múa của cô
ĐÓNG CHỦ ĐỀ:
Các đồ dùng trong gia đình
- Cho trẻ múa hát, đọc thơ, kể chuyện có nội dung trong chủ đề. Để trẻ củng cố lại những kiến thức trẻ đã được học trong chủ đề. 
- Cho trẻ tự giới thiệu với cô và các bạn sản phẩm trẻ làm được trong tuần.
- Cô gợi hỏi trẻ để trẻ nhắc lại những gì trẻ đã được khám phá đã học trong chủ đề.
- Cô xem xét đánh giá trẻ tích cực trong mọi hoạt động. Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Giáo viên giới thiệu với trẻ về nội dung chủ đề mới sẽ được khám phá trong tuần đến (Nghề nông). 

File đính kèm:

  • docxcac_do_dung_trong_gia_dinh_4.docx
Giáo Án Liên Quan