Giáo án dạy trẻ vận động theo nhạc lớp chồi - Vỗ tay theo nhịp bài hát: Hòa bình cho bé - Nghe hát: Ánh trăng hòa bình - Trò chơi: Hãy lắng nghe

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách hát kết hợp vỗ tay, nhún theo nhịp của bài hát “Hòa bình cho bé”.

- Cảm nhận được giai điệu vui tươi, nhộn nhịp của bài hát “cờ hòa bình”,giai điệu mềm mại, trong sáng của bài “ánh trăng hòa bìnhHiểu cách chơi trò chơi.

2. Kĩ năng:

- Trẻ hát kết hợp với vỗ tay, nhún nhịp bài hát “Hòa bình cho bé”. Sử dụng các nhạc cụ khác nhau (xắc xô, phách ) để gõ nhịp.

- Chăm chú nghe hát, bước đầu hưởng ứng cảm xúc cùng cô giáo khi nghe cô giáo hát.

- Biết hát và gõ nhịp theo tiết tấu đàn: Nhạc nhanh thì hát và vỗ nhanh, nhạc chậm thì hát và vỗ nhịp chậm.

3. Thái độ:

- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.

- Đoàn kết hợp tác với các bạn trong khi tham gia các hoạt động.

- Yêu mến quê hương đất nước

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy trẻ vận động theo nhạc lớp chồi - Vỗ tay theo nhịp bài hát: Hòa bình cho bé - Nghe hát: Ánh trăng hòa bình - Trò chơi: Hãy lắng nghe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY TRẺ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
Đề tài: 
Vỗ tay theo nhịp bài hát: “Hòa bình cho bé” Nhạc và lời: Huy Trân
NDKH: Nghe hát “Ánh trăng hòa bình” Nhạc Hồ Bắc – Lời Mộng Lân
Trò chơi: Hãy lắng nghe
Đối tượng dạy: Trẻ mẫu giáo nhỡ (4 -5 tuổi)
Số lượng trẻ: 30 trẻ
Thời gian dạy: 25 – 30 phút.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Kiến thức:
Trẻ biết cách hát kết hợp vỗ tay, nhún theo nhịp của bài hát “Hòa bình cho bé”. 
Cảm nhận được giai điệu vui tươi, nhộn nhịp của bài hát “cờ hòa bình”,giai điệu mềm mại, trong sáng của bài “ánh trăng hòa bìnhHiểu cách chơi trò chơi.
Kĩ năng:
Trẻ hát kết hợp với vỗ tay, nhún nhịp bài hát “Hòa bình cho bé”. Sử dụng các nhạc cụ khác nhau (xắc xô, phách ) để gõ nhịp.
Chăm chú nghe hát, bước đầu hưởng ứng cảm xúc cùng cô giáo khi nghe cô giáo hát.
Biết hát và gõ nhịp theo tiết tấu đàn: Nhạc nhanh thì hát và vỗ nhanh, nhạc chậm thì hát và vỗ nhịp chậm.
Thái độ:
Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
Đoàn kết hợp tác với các bạn trong khi tham gia các hoạt động.
Yêu mến quê hương đất nước
CHUẨN BỊ
Địa điểm tổ chức:
 Trong lớp hoặc phòng giáo dục âm nhạc (tùy theo điều kiện của trường).
Đội hình:
Đội hình chữ U: khi vỗ tay theo nhịp bài “hòa bình cho bé”
Đội hình tự do, hoặc ngồi xung quanh cô khi nghe hát.
Đội hình tự do khi chơi trò chơi.
Môi trường học tập
Nếu ở trong lớp: Tạo môi trường học tập theo chủ đề Quê hương đất nước.
Nếu ở phòng GDAN thì treo 1 số tranh ảnh về Hà Nội (Lăng bác, tháp rùa, trường học, trẻ em đang ca múa nắm tay nhau)
Chuẩn bị của cô:
Cô tập hát vỗ tay, nhún nhịp chính xác bài “Hòa bình cho bé”; hát và múa minh họa bài “Ánh trăng hòa bình”.
Đàn oocgan ghi nhạc bài Hòa bình cho bé”, máy tính có màn hình rộng hoặc máy chiếu; clip nhạc có hình ảnh minh họa bài “Ánh trăng hòa bình” hoặc nhạc có lời mà không có hình ảnh minh họa
Đồ dùng của trẻ:
Xắc xô, phách tre, các dụng cụ để gõ nhịp tự tạo của lớp tổng số 30 cái trở lên (ít nhất đủ cho mỗi trẻ 1 cái)
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Cấu trúc và thời gian
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động của GV
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú 
(2 – 3 phút)
Cho trẻ chơi trò chơi “dung dăng dung dẻ”.
Kết thúc câu cuối cô bật nhạc không lời cho trẻ nghe bài “Hòa bình cho bé” và ra hiệu cho trẻ ngồi lắng nghe. Sau đó hỏi trẻ
Các con nghe thấy giai điệu của bài hát gì?
Cô kết luận: Đó là bài hát “Hòa bình cho bé” sáng tác của nhạc sĩ Huy Trân
Bây giờ cô mời các con cùng hát bài hát này nhé.
Trẻ cầm tay nhau chơi dung dăng dung dẻ: “Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi.thì thà thì thụp ngồi thụp xuống đây”
Trẻ ngồi giữ nguyên tư thế ngồi nghe nhạc
Trẻ trả lời: Bài hát “Hòa bình cho bé”
2. Nội dung (20 - 25 phút)
*Vỗ tay theo nhịp “Cá vàng bơi”
 (10 – 12 phút) 
Cô bật nhạc cho trẻ hát còn cô giáo thì vỗ tay theo nhịp.
Các con có biết trong lúc các con hát thì cô đã làm gì đó không?
Vỗ tay theo bài hát như vậy gọi là vỗ tay theo nhịp đấy các con ạ. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con cách vỗ tay theo nhịp bài hát “Hòa bình cho bé”
Cách vỗ như sau: Bắt đầu vỗ ở tiếng “Cờ” và các tiếng vỗ tiếp theo ở các tiếng hát nhấn mạnh hơn trong từng câu hát. Cô vừa hát vừa làm mẫu như sau:
Cờ hòa bình bay phấp phới giữa trời xanh biếc xanh
 V V V V
Kìa đàn bồ câu trắng trắng mắt tròn xoe hiền hòa
 V V V V
Hòa bình là tia nắng ấm, thắm hồng môi bé xinh
 V V V V
Nhịp nhàng cùng cất tiếng hát, tay vòng tay bé ngoan
 V V V V
Cho trẻ vừa hát và vỗ tay theo nhịp dưới nhiều hình thức: 
Cả lớp 2 lần
Luân phiên giữa các tổ (mỗi tổ thực hiện 2 lần)
Theo nhóm: Các bạn nam, các bạn nữ, các bạn tóc ngắn, tóc dài .
Trong quá trình trẻ thực hiện những trẻ yếu làm chưa đúng cô đến bên cạnh ban đầu cầm tay vỗ cùng , sau đó để trẻ tự làm theo cô.
Giáo dục trẻ: Cứ đến những ngày tết, ngày lễ kỉ niệm là chúng ta lại treo cờ, Những lá cờ tung bay trên bầu trời thể hiện cuộc sống ấm no hạnh phúc của các con đấy. Và điều đó thể hiện đất nước ta đang trong thời kì hòa bình, Trẻ em được học hành vui chơi ca hát. Có một bài hát nữa cũng nói về cuộc sống hòa bình vui tươi của các con đấy mà cô muốn giới thiệu cùng các con.
Trẻ hát theo nhạc đã ghi âm sẵn trong đàn
Tẻ có thể vừa hát vừa vỗ tay theo cô.
Vỗ tay (vỗ tay theo nhịp)
Trẻ xem cô làm mẫu và có thể bắt chước theo
Lần 1 vỗ tay, lần 2 dùng nhạc cụ
Luân phiên tổ này hát, tổ kia dùng nhạc cụ gõ nhịp
Trẻ hát và gõ nhịp theo nhip bằng nhạc cụ mà trẻ thích hoặc có thể nhún chân, kí chân.
Nghe hát: Quê hương
(5 – 7 phút)
Bây giờ cô mời các con nghe bài hát “Ánh trăng hòa bình: nhạc Hồ Bắc – Lời Mộng Lân
Lần 1: Cho trẻ nghe hát và xem clip minh họa trên máy tính.
Các con vừa nghe bài hát gì?
Nhạc và lời của ai?
Cô giới thiệu nội dung và giai điệu của bài hát:
Bóng trăn tròn lướt qua rặng tre, chiếu sáng khắp nơi để cho các em nhỏ phá cỗ, rước đèn và vui chơi múa hát. Bài hát có giai điệu thật mềm mại và trong sáng . Cô sẽ hát lại cho các con nghe lần nữa nhé
Lần 2: Cô hát và múa minh họa theo lời bài hát và giai điệu của bài hát (có nhạc đệm)
Ngồi xúm xít quanh cô nghe hát.và xem clip qua màn hình vi tính.
Trẻ trả lời
Hưởng ứng minh họa các động tác theo cô giáo.
Trò chơi: Hãy lắng nghe
(5 – 6 phút)
Cách chơi: Cô mở nhạc ghi âm sẵn trong đàn oocgan bài “yêu Hà Nội” để trẻ hát và dùng nhạc cụ vỗ theo nhịp, hoặc nhún, kí chân theo nhịp. 
Luật chơi: Nhạc chậm vỗ chậm, nhạc nhanh vỗ nhanh.
Lần 1 trẻ hát và nhún hoặc kí chân theo nhịp. Lần 2 dùng nhạc cụ hát gõ theo nhịp. Lần 3 trẻ lắc nhịp bằng các bộ phận trên cơ thể theo ý thích như: Tay, chân, mông, đầu  
3.Kết thúc 
(1 – 2 phút)
Giờ học âm nhạc của lớp mình hôm nay đến đây là kết thúc.
Bạn nào nhắc lại hôm nay cô đã dạy các con làm gì.
Khen ngợi động viên trẻ và hướng dẫn trẻ chuyển sang hoạt động tiếp theo (tô màu hoạc vẽ tranh tháp rùa, lăng Bác Hồ ở hoạt động góc)
Trẻ nhắc lại các hoạt động: 
Vỗ tay theo nhịpbài hát Yêu Hà Nội 

File đính kèm:

  • docxDay_van_dong_vo_tay_theo_nhac.docx