Giáo án hoạt động góc - Chủ đề: Tết và mùa xuân

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ được cung cấp thêm kiến thức về ngày tết cổ tryền của dân tộc ta, đó là ngày để tất cả mọi người quây quần, xum họp sau cả năm lao động và làm việc vất vả.

- Trẻ biết lựa chọn góc chơi cho mình, thực hiện đúng nội quy góc chơi.

- Trẻ biết cách thảo luận, bàn bạc, phân công công việc.

- Trẻ biết nội dung các góc chơi:

 + Xây dựng công viên mùa xuân.

 + Bán bánh chưng, giò, các loại hoa, quả, bánh kẹo phục vụ cho ngày tết.

 + Vẽ tranh hoa đào, hoa mai, làm thiếp, lì xì chúc mừng năm mới.

 + Làm món nem rán.

 + Tìm hiểu tranh truyện sách báo về ngày tết cổ truyền.

 + Khám bệnh cho mọi người

 + Hát và vận động các bài hát về mùa xuân.

 + Chơi các trò chơi toán học.

 

docx4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 15519 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động góc - Chủ đề: Tết và mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề: Tết và mùa xuân.
Đối tượng: Lớp mẫu giáo lớn A2
Số lượng: 30 trẻ
Thời gian: 30- 35 phút
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ được cung cấp thêm kiến thức về ngày tết cổ tryền của dân tộc ta, đó là ngày để tất cả mọi người quây quần, xum họp sau cả năm lao động và làm việc vất vả.
- Trẻ biết lựa chọn góc chơi cho mình, thực hiện đúng nội quy góc chơi..
- Trẻ biết cách thảo luận, bàn bạc, phân công công việc.
- Trẻ biết nội dung các góc chơi: 
 + Xây dựng công viên mùa xuân.
 + Bán bánh chưng, giò, các loại hoa, quả, bánh kẹo phục vụ cho ngày tết.
 + Vẽ tranh hoa đào, hoa mai, làm thiếp, lì xì chúc mừng năm mới.
 + Làm món nem rán....
 + Tìm hiểu tranh truyện sách báo về ngày tết cổ truyền.
 + Khám bệnh cho mọi người
 + Hát và vận động các bài hát về mùa xuân.
 + Chơi các trò chơi toán học.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết nhận góc chơi bằng việc dán ký hiệu cá nhân vào nội quy góc.
- Trẻ có kỹ năng chơi ở góc mà mình chọn.
- Trẻ biết phân vai chơi cho nhau và thể hiện vai chơi của mình, chơi đúng cách.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động theo nhóm. 
- Biết giao lưu bằng các hành động để liên kết các nhóm chơi.
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi xong.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.
- Trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn.
II. NỘI DUNG CHƠI
Góc
Dự kiến ND chơi
Chuẩn bị đồ dùng
1. Xây dựng
- Xây công viên mùa xuân 
- Gạch, hoa, cây xanh, cây hoa đào hoa mai , đồ chơi lắp ghép cho trẻ xếp hàng rào,nhà, đu quay, cầu trượt...
2. Tạo hình
( Trọng tâm)
- Vẽ tranh hoa đào hoa mai bằng mầu nước.
- Giấy A4, màu nước, ống hút, tăm bông.
- Màu sáp, màu nước, kéo, băng dính 2 mặt, hồ dán, giấy bìa màu đỏ...
3. Bán hàng
- Cửa hàng tạp hóa
- Bán một số đồ ăn, bánh kẹo...
- Bán các loại rau củ quả..
- Làm kẹo, gói hoa...
- Các mặt hàng như: 
- Một số đồ ăn, bánh kẹo...
- Một số các loại rau củ quả
- Một số đồ dùng cho trẻ gói kẹo, hoa, giấy bọc quà cho trẻ gói hoa...
4. Nấu ăn 
- Nhặt rau, làm các món ăn cho mâm cỗ tất niên..
- Rau muống, giấy bóng làm lá gói...
5. Văn học
- Tìm hiểu về ngày tết cổ truyền qua tranh ảnh, sách báo.
- Chơi cùng rối.
- Sách truyện
- Rối tay bàng vải, rối túi, ...
6. Học tập
- Làm các bài tập tại góc
- Bài tập cô sưu tầm cho trẻ tại góc.
7. Âm nhạc
- Hát và vận động các bài hát về mùa xuân, về ngày tết cổ truyền.
- Trống, đàn, mõ, phách tre,...
8. Bác sỹ
- Khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Trang phục bác sỹ
- Dụng cụ khám
- Thuốc
III. TIẾN HÀNH
Hoạt dộng của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
 Cô và trẻ cùng hát bài “ Bé chúc xuân” và đàm thoại về nội dung bài hát.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ chơi
* Thỏa thuận chung:
-Cô mở hộp quà cho trẻ khám phá bên trong có gì. Từ những nguyên vật liệu này các con sẽ làm gì?
- Bạn nào chơi ở góc xây dựng? Hôm qua cô thấy các bạn xây đã đẹp rồi đấy, hnay các con xây thêm ghế đá cho mọi người đi dạo ngồi nghỉ chân nhé
- Bạn nào chơi ở góc bán hàng nào? Hôm nay các con sẽ bán những mặt hàng gì? Ngoài ra các con còn làm gì nữa không?
- Ai thích chơi ở góc nấu ăn: Hôm nay các bác định nấu món gì đấy?
- Tí các bạn khác sẽ sang thưởng thức các món ăn mà các bạn nấu ăn làm nhé.
- Còn rất nhiều góc chơi khác mà hàng ngày các con đã được chơi, bạn nào muốn chơi ở góc nào chúng mình sẽ về góc đó chơi nhé.
Giáo dục trẻ::
- Trong khi chơi, các con cần lưu ý điều gì?
- Khi chơi xong, các con phải làm gì?
Giáo dục trẻ trong khi chơi biết đoàn kết, nhường nhịn nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau, biết mở sách, mở truyện nhẹ nhàng, khi chơi xong cất đồ chơi đúng nơi qui định.
* Quá trình chơi
- Khi trẻ về nhóm chơi cô bao quát và gợi ý tưởng chơi cho trẻ (nếu cần).
- Khuyến khích cho trẻ liên kết các nhóm chơi.
* Sau khi trẻ chơi:
- Cô nhận xét động viên trẻ trong từng góc chơi và cho trẻ cất dần đồ dùng đồ chơi trong nhóm chơi của mình và về tập trung tại góc tạo hình.
Các bạn góc tạo hình hôm nay đã làm được gì?
- Ai có nhận xét gì về các sản phẩm mà các bạn trong góc tạo hình đã làm ra?
- Mời trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của mình và của bạn.
-Con sẽ đặt tên cho bức tranh của mình là gì?
- Cô nhận xét chung, khen ngợi động viên trẻ.
3. Kết thúc: 
Cô và trẻ hát bài “Bé chúc Tết”.
Trẻ đàm thoại cùng cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể cho cô cùng các bạn nghe.
- Không tranh giành đồ chơi của nhau, nói vừa đủ nghe.
- Cất dọn đồ chơi gọn gàng
- Trẻ nhận nhóm, phân vai chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét.
- 1 trẻ lên giới thiệu.
- Trẻ hát và vận động.

File đính kèm:

  • docxgiao an goc_12587361.docx
Giáo Án Liên Quan