Giáo án Làm quen tác phẩm văn học - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân - Đề tài: Thơ "Hoa cúc vàng"

+Trẻ biết tên bài thơ “Hoa cúc vàng” do tác giả Nguyễn Văn Chương sáng tác.

+Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi hóm hỉnh trong bài thơ.

+ Trẻ hiểu được nội dung bài thơ nói về mùa xuân về muôn hoa đua nở.

+ Trẻ hiểu các cụm từ “Nắng đi đâu miết” “Còn cây chịu rét” “Nở bung thành hoa” trong bài thơ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5112 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm quen tác phẩm văn học - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân - Đề tài: Thơ "Hoa cúc vàng", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
 Môn: Làm quen tác phẩm văn học
Chủ đề: Thế giới thực vật
Chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân
Đề tài: Thơ “Hoa cúc vàng”
Đối tượng: 5-6 tuổi
Số lượng: 30-35 trẻ
Nguoi
I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1.Kiến thức:
+Trẻ biết tên bài thơ “Hoa cúc vàng” do tác giả Nguyễn Văn Chương sáng tác.
+Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi hóm hỉnh trong bài thơ.
+ Trẻ hiểu được nội dung bài thơ nói về mùa xuân về muôn hoa đua nở.
+ Trẻ hiểu các cụm từ “Nắng đi đâu miết” “Còn cây chịu rét” “Nở bung thành hoa” trong bài thơ.
2.Kỹ năng:
+Trẻ có khả năng ghi nhớ được bài thơ, đọc thọc thơ, rõ lời, thể hiaam điệu vi hóm hỉnh khi đọc bài thơ.
+ Trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
+ Trẻ có kỹ năng đọc theo nhóm.
3.Thái độ:
+ Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
+Yêu cái đẹp của thiên nhiên: mùa xuân và tết.
+Yêu hoa, có ý thức giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ hoa.
+Biết tác hại khi dẫm lên hoa và tự ý ngắt hoa.
II)CHUẨN BỊ:
Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ
Trong lớp học rộng rãi, thoáng mát
Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình chữ U
Xây dựng môi trường học tập
-Tranh ảnh, đồ dùng về chủ đề Thực vật Tết và mùa xuân, các loại hoa ở các góc chơi.
3. Đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ
- Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử powerpoint
- Sa Bàn minh họa bài thơ
- Cô thuộc thơ, luyện giọng đọc thơ diễn cảm.
- Một số hình ảnh minh họa bài thơ theo từng đoạn thơ
- Nền nhạc đọc thơ.
Đồ dùng của trẻ: Mũ hoa cúc, hoa mai, hoa đào cho 3 tổ.
Nội dung và tiến trình hoạt động học
Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt đông tương ứng
HĐ của gV
HĐ của trẻ
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới
HĐ 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
HĐ 2: Dạy trẻ đọc thơ
3. kết thúc
* Cô cùng trẻ hát “ Màu hoa”
-Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
-Các con à! Mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc trăm hoa đua nhau nở khoe sắc thắm trông thật thích phải không nào. Mùa xuân về không thể thiếu sắc vàng rực rở của hoa cúc đấy các con. Nói đến hoa cúc cô chợt nhớ bài thơ rất hay dành cho lứa tuổi của các con đấy đó là bài thơ “ Hoa cúc vàng” của tác giả Nguyễn Văn Chương.
* Cô đọc thơ cho trẻ nghe
+ Lần 1 cô đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ. 
- Bài thơ có tên là gì?
- Để biết bài thơ Hoa cúc vàng nói về điều gì cúng mình cùng lắng nghe cô đọc lần nữa nhé.
+ Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa bằng sa bàn tranh quay.
- Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô biết tên bài thơ là gì? Do ai sáng tác?
-Trong bài thơ tác giả tả mùa đông như thế nào?
-Những câu thơ nào nói lên cảnh của mùa đông?
-Các con thấy hoa cúc nở vào mùa nào?
-Vì sao hoa cúc thường nở vào mùa xuân?
-À khi mùa xuân đến, thời tiết ấm áp trời mưa phùn, nên cúc nở rất đẹp vào mùa xuân đấy.
- Những câu thơ nào tả hoa cúc nở vào mùa xuân?
-Tác giả cảm thấy nắng vàng của mùa đông ít ỏi được hoa cúc gom lại, tích thành màu vàng của hoa. Khi tiết trời ấm lên, cúc nở bung thành hoa báo hiệu sắp đến tết.
-Thấy màu vàng của hoa cúc tác giả cảm thấy niềm vui hạnh phúc đang đến với mọi nhà, điều đó được tác giả thể hiện ở câu thơ nào?
-Các con ạ hoa cúc rất đẹp mang đến vẻ đẹp cho chúng ta vì vậy chúng ta phải làm gì?
- Giải thích từ “nắng đi đâu miết “nghĩa là mùa đông không có nắng đấy’
-“Còn cây chịu rét” Vì mùa đông cây thường bị rụng lá.
-Và “nở bung thành hoa” là như thế nào? Có ai biết không?
Nghĩa là hoa đã nở hết. 
-Theo con để có nhiều hoa đẹp mình phải làm gì ?
+Giáo dục: Các con à ! Hoa mang đến cho chúng ta một nét đẹp tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, hoa góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta càng thêm đẹp hơn. Mùa xuân hoa đua nhau nở khoe sắc thắm tô điểm cho cuộc sống của chúng ta chính vì thế mà các con cần phải biết chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ các loài hoa góp phần làm đẹp cho đời các con nhớ chưa nào.
 + Cô đọc lần 3 bằng hình ảnh minh họa trên powerpoint
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô tổ chức cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa cúc vàng” 2 dến 3 lần
-Cô cho trẻ đọc thơ theo tổ
- Cô cho trẻ đọc nối tiếp theo nhóm bạn nam, nữ.
- Cô cho trẻ đọc thơ theo yêu cầu: cô đưa ra hình ảnh nào, trẻ đọc đọn thơ tương ứng với hình ảnh đó.
- Cho trẻ khá lên đọc thơ cá nhân…
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
- Trong quá trình trẻ đọc thơ, cô chú ý sửa sai khi trẻ đọc ngọng, đọc nhanh quá, đọc hét to không diễn cảm…
- Cho trẻ thay đổi tư thé khi đọc thơ: lên phía trước lớp đọc, đứng tại chỗ đọc..
- Cô thấy lớp mình đọc rất hay, cô sẽ ngâm thơ tặng các con (cô ngâm thơ trên nến nhạc)
* Củng cố, lồng ghép giáo dục, kết thúc giờ học.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem và nghe cô đọc thơ
- Trẻ đọc thơ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tho_Hoa_cuc_vang.doc
Giáo Án Liên Quan