Giáo án Làm quen với toán thêm, bớt. chia nhóm đồ vật có 8 đối lượng thành 2 phần - Chủ đề: Thế giới động vật

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức

- Trẻ biết cách chia 8 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau.

- Ôn luyện nhóm có 8 đối tượng, thêm bớt trong phạm vi 8.

2. Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm trong phạm vi 8.

- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, có ý thức học tập tốt.

- Có ý thức đoàn kết với bạn bè, yêu quý các con vật nuôi.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Làm quen với toán thêm, bớt. chia nhóm đồ vật có 8 đối lượng thành 2 phần - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN
THÊM, BỚT. CHIA NHÓM ĐỒ VẬT CÓ 8 ĐỐI LƯỢNG THÀNH 2 PHẦN
Chủ đề: Thế giới động vật
Lứa tuổi: 5 - 6 tuổi
Người soạn:Trần Thị Mai Loan
I. Mục đích yêu cầu.
Kiến thức
- Trẻ biết cách chia 8 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau.
- Ôn luyện nhóm có 8 đối tượng, thêm bớt trong phạm vi 8.
Kỹ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm trong phạm vi 8.
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, có ý thức học tập tốt.
- Có ý thức đoàn kết với bạn bè, yêu quý các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
* Đồ dùng của cô:
- 2 ngôi nhà, 8 thỏ. Thẻ số từ 1 đến 8 (trên giáo án powerpoint), 4 bức tranh các môi trường sống có gắn các con vật, máy tính, máy chiếu.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 8 thỏ, 2 ngôi nhà, 2 chiếc giường, thẻ số từ 1- 8.
- Cà rốt.
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú.
- Giới thiệu các thầy cô đến dự.
- Hôm nay cô thấy các bạn lớp mình trên đầu có gì mà bạn nào cũng xinh nhỉ?
- Chú Thỏ là động vật sống ở đâu?
- Chúng mình rất giỏi và cô có 1 trò chơi rất nhỏ để thử xem các chú thỏ 5TB có thông minh không nhé?
- Đố biết – đố biết.
Củ gì đo đỏ,
Con thỏ thích ăn.
(Là củ gì?)
* Hoạt động 2: Luyện tập, nhận biết nhóm có 6 đối tượng - Thêm bớt trong phạm vi 8.
- Các chú thỏ lớp 5TB hãy nghe yêu cầu của cô “mỗi chú thỏ hãy đi thât nhanh ra cánh đồng nhổ cho cô 8 củ cà rốt”.
- Cô kiểm tra xem có bạn nào lấy đúng theo yêu cầu của cô không?
- Chúng mình cùng đếm số cà rốt của bạn nào?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ chia 6 đối tượng thành 2 phần:
- Các con biết không? Hôm qua có 8 anh em nhà bạn Thỏ đến nhà cô và kể cho cô nghe câu chuyện là: Anh em chúng tôi có 2 ngôi nhà bằng gỗ còn anh em nhà Cáo có một ngôi nhà bằng băng, mùa xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, anh em nhà Cáo xin sang nhà tôi ngủ nhờ rồi đuổi anh em tôi ra khỏi nhà”. Thế các con có muốn giúp bạn Thỏ lại được sống trong ngôi nhà của mình không?
- Bây giờ cô và các con cùng giúp các chú Thỏ về ngôi nhà của mình nào.
- Chúng mình hãy đếm xem có bao nhiêu chú Thỏ?
- Bây giờ cô và các con cùng chia về 2 ngôi nhà sao cho ngôi nhà nào cũng có các chú Thỏ và mỗi lần chia số lượng các chú thỏ không giống nhau.
- Lần 1: Cô chia 8 chú thỏ thành 2 nhóm đối tượng :1- 7.
+ Các con quan sát ngôi nhà màu xanh có mấy chú thỏ?
+ Các con quan sát ngôi nhà màu vàng có mấy chú thỏ?
+ Cô đặt thẻ tương ứng ở 2 ngôi nhà, cho trẻ đọc thẻ sô tương ứng.
- Lần 2: Cô chia 8 chú thỏ thành 2 nhóm đối tượng: 2 – 6.
+ Các con quan sát ngôi nhà màu xanh có mấy chú thỏ?
+ Các con quan sát ngôi nhà màu vàng có mấy chú thỏ?
+ Cô đặt thẻ tương ứng ở 2 ngôi nhà, cho trẻ đọc thẻ số tương ứng.
- Lần 3: Cô chia 8 chú thỏ thành 2 nhóm đối tượng 3 – 5.
+ Các con quan sát ngôi nhà màu xanh có mấy chú thỏ?
+ Các con quan sát ngôi nhà màu vàng có mấy chú thỏ?
+ Cô đặt thẻ tương ứng ở 2 ngôi nhà, cho trẻ đọc thẻ số tương ứng.
- Lần 4: Cô chia 8 chú thỏ thành 2 nhóm đối tượng 4 – 4.
+ Các con quan sát ngôi nhà màu xanh có mấy chú thỏ?
+ Các con quan sát ngôi nhà màu vàng có mấy chú thỏ?
+ Cô đặt thẻ tương ứng ở 2 ngôi nhà, cho trẻ đọc thẻ số tương ứng.
- Ngoài những cách chia trên các con còn có cách chia nào không?
- Vậy có mấy cách chia?
- Cô khái quát lại: Muốn chia 1 nhóm có 8 đối tượng thành 2 phần thì có 4 cách chia. Mỗi cách chia cho chúng ta một kết quả khác nhau và cách chia nào cũng đúng.
+ Cách 1: Một phần có 1 một phần có 7
+ Cách 2: Một phần có 2 một phần có 6
+ Cách 3: Một phần có 3 một phần có 5.
+ Cách 4: 2 phần đều bằng nhau và bằng 4.
* Trẻ chia tự do.
- Các chú thỏ ai cũng có nhà rồi các chú thỏ cảm ơn lớp mình và muốn rủ lớp mình đi chơi đấy, chúng mình cùng đi nào.
- Cho trẻ hát và vận động theo bài “trời nắng trời mưa”.
- Các con ơi! Các chú thỏ hôm nay chơi nhiều rồi đấy, bây giờ các chú thỏ rất buồn ngủ, nhưng mà nhà của 6 chú thỏ chỉ có 2 chiếc giường thôi, chúng mình hãy giúp các chú thỏ lên 2 chiếc giường nào!
- Cô theo dõi sau đó kiểm tra kết quả và hỏi trẻ cách chia.
- Chia theo yêu cầu.
+ Cô có 3 ô số: mỗi 1 ô số chứa 1 cách chia khác nhau. Sau khi mở xuất hiện cách chia nào thì các bạn phải chia theo yêu cầu của cô.
* Hoạt động 4: Luyện tập.
Trò chơi 1:.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 chiếc hộp có chứa 8 hạt ngô.
- Cô nói: “chúng nình hãy giấu các hạt ngô vào tay phải sao cho tay trái có 1 hạt, tay phải có mấy? Cho trẻ gộp hết vào tay phải và đếm lại.
- Tương tự cô cho trẻ chia sao cho:
+ Tay trái có 2 hạt..
+ Tay phải có 6 hạt.
+ Hai tay nhiều bằng nhau cùng bằng 3 hạt.
Trò chơi 2: Nối đúng các con vật về môi trường sống sao cho cả 2 bên có tổng bằng 8.
- Cách chơi: Cô chia làm 4 đội mỗi đội 5 - 6 trẻ. - Trên bảng có 4 bức tranh, mỗi bức tranh có 2 môi trường sống, xung quanh có rất nhiều các con vật. Cô yêu cầu trẻ phải nối để tạo ra được các con vật có cùng môi trường sống gộp lại với nhau là 8.
- Cô kiểm tra kết quả 4 đội, nhận xét động viên trẻ.
* Hoạt động 5: Kết thúc.
- Cô và trẻ cùng hát bài “ trời nắng trời mưa”.
- Chào các cô..
- Mũ thỏ.
- Trong rừng, ở nhà.
- Biết gì – biết gì?.
- Củ cà rốt.
- Đi ra cánh đồng nhổ cà rốt.
- Cô kiểm tra.
- Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời.
- Cầm rổ đi về chỗ ngồi.
- Trẻ đếm.
 - Trẻ chia cùng cô.
- Trẻ chia cùng cô.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ đặt thẻ.
 .
- Trẻ chia cùng cô.
 - Trẻ trả lời. 
- Trẻ trả lời.
 - Trẻ đặt thẻ.
- Trẻ chia cùng cô.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ đặt thẻ .
- Trẻ chia cùng cô.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ đặt thẻ .
- 4 cách.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát và vận động.
-Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
 - Nghe cô phổ biến cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Nghe cô phổ biến cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Chú ý nghe cô giải thích cách chơi.
- Trẻ thực hiện chơi.
 - Hát và vận động.
 Gia Lai, ngày..... tháng .....năm 2016
 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
 (Nhận xét, kí tên)
 ............................................................................
 ............................................................................ Trần Thị Mai Loan
 .............................................................................
GIÁO ÁN: LÀM QUEN VĂN HỌC
Truyện: Mèo con và quyển sách
Đối tượng: 5-6 tuổi
Người soạn: Trần Thị Mai Loan 
 I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện
 - Trẻ hiểu nội dung của câu chuyện cô kể
 - Trẻ biết các hành động đúng khi xem sách
2. Kỹ năng 
 - Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định
 - Kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng
 - Chơi đúng tốt trò chơi và chơi đúng luật
3. Thái độ
 - Trẻ biết giữ gìn sách cẩn thận
 - Trẻ biết sửa lỗi khi làm sai
II. Chuẩn bị:
 - Hình ảnh trên máy tính nội dung truyện
 - Vi deo truyện mèo con và quyển sách
 - Các hình ảnh cho trẻ làm sách về truyện
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Các bé ơi. Xúm xít xúm xít. Lại đây với cô nào.
- Cô con mình cùng chơi một trò chơi thật vui nhé.
Chơi vuốt ve và đọc:
 Vuốt vuốt ve ve
 Giữ sách giữ sách
 Nhẹ nhàng nhẹ nhàng
 Chớ có vội vàng
 Rách sách bạn ơi
 Các bạn và tôi
 Cùng nhau gìn giữ.
- Vừa rồi các con chơi rất là vui. Thế các con thấy khi chúng mình có sách thì phải làm gì? (mở sách đúng cách, nhẹ nhàng cẩn thận, không làm nhàu nát, không làm rách).
- Cô còn biết một câu chuyện về bạn mèo với quyển sách. Để biết xem bạn mèo có biết giữ sách không chúng mình cùng nghe cô kể câu chuyện: “Mèo con và quyển sách nhé”
(Hoặc có thể vào bài bằng cách cho trẻ xem cuốn sách. Cô hỏi trẻ khi có sách phải sử dụng như thế nào?....)
2. Nội dung chính
* Cô kể chuyện cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe bằng lời
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
Để hiểu rõ hơn nội dung câu chuyện chúng mình cùng nghe cô kể lại câu chuyệ nhé.
+ Lần 2: Cô kể kết hợp sử dụng hình ảnh máy tính
*Cô giảng nội dung câu chuyện: Các bé ạ, câu chuyện kể về bạn mèo con với quyển sách. Lúc đầu bạn chưa biết cách giữ sách đâu nhưng nhờ có bác gà trống , giấc mơ, mèo con đã biết sửa lỗi sai của mình và giữ gìn sách đấy các con ạ.
*Đàm thoại: Vừa rồi được nghe cô Thắng kể chuyện bây giờ cô muốn thử tài trí nhớ của các bé xem là bạn nào nhớ nhanh nhất và trả lời nhanh nhất các câu hỏi của cô.
- Trong câu chuyện mèo con và quyển sách có nhận vật nào?
- Trong câu chuyện mèo con có gì?
- Chú đã làm gì với quyển sách của mình? 
- Thấy chú xé sách ai đã hỏi chú?
- Mèo con xé sách để làm gì?
- Bác gà trống đã nhắc mèo con thế nào?
- Hôm đó, khi ngủ mèo con mơ thấy gì?
- Khi tỉnh dậy mèo con đã làm gì?
- Thái độ của bác gà trống như thế nàò khi mèo con đưa sách cho bác xem?
- Bác gà trống đã bảo mèo con điều gì?
- Từ đó mèo con thế nào
- Qua câu chuyện các con thấy lúc đầu bạn mèo đã ngoan chưa?
- Nhưng được bác gà trống nhắc,từ giấc mơ mèo con đã biết sửa lỗi sai của mình đấy. Chúng mình khi mắc lỗi mà biết sửa lỗi thì mới ngoan đấy các con ạ.
- Qua việc thử tài trí nhớ cô thấy bạn nào cũng giỏi cô khen các con. Cô sẽ thưởng cho chúng mình một bất ngờ đấy. Chúng mình cùng trốn cô. Cô đâu.
- Mời các bé đón xem bộ phim: “Mèo con và quyển sách”
+ Lần 3: Cho trẻ xem vi deo truyện: Mèo con và quyển sách
*Trò chơi: Ghép tranh
- Nhắn tin nhắn tin
- Cô sẽ thưởng cho các bé một trò chơi rất thú vị đó là trò chơi ghép tranh
- Để chơi trò chơi này cô mời các bé cùng đứng về hai đội. Nhiệm vụ của các bé là sẽ đi theo đường hẹp nên ghép các miếng ghép có chữ số tương ứng với các số ở trên bảng để tạo được bức tranh. Trò chơi diễn ra trong một bản nhac. Các bé đã rõ chưa nào.
- Chúng mình đã sẵn sàng chưa? Đếm thật to nhé: 1.2.3 bắt đầu
- Cô cho trẻ chơi, khi chơi xong cho trẻ nhận xét hai đội xếp có đúng không. Cô hỏi trẻ bức tranh có nội dung câu chuyện gì?
3. Kết thúc
- Cô giáo dục trẻ: Sách mang đến cho chúng ta rất nhiều điều bổ ích. Các bé nhớ giữ gìn sách cẩn thận nhé và khi làm sai điều gì thì biết sửa sai mới giỏi đấy.
- Giờ học kết thúc cô cho trẻ chuyển sang hoạt động tiếp theo.
( Chú ý: Cho trẻ chơi làm sách trẻ dán các hình ảnh đã vẽ từ hôm trước dán theo thứ tự nội dung truyện làm thành quyển sách)
- Trẻ xúm xít lại bên cô
Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý nghe cô kể
- Trẻ chú ý nghe cô kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý xem
- Trẻ chơi trò chơi
 Gia Lai, ngày..... tháng .....năm 2016
 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
 (Nhận xét, kí tên)
 ............................................................................
 ............................................................................ Trần Thị Mai Loan
 .............................................................................
GIÁO ÁN: PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH
Đề tài:Hoạt động với đồ vật:Nặn quả cà chua (Theo mẫu)
Đối tượng :24-36 tháng tuổi
Người soạn: Trần Thị Mai Loan
1.Mục đích-yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tạo ra sản phẩm và gọi đúng tên sản phẩm
-Trẻ biết chọn đúng màu để nặn quả cà chua.
b.Kĩ năng:
-Trẻ được trải nghiệm kỹ năng chọn đúng màu.
- Trẻ biết chia đất , biết lăn tròn đất để tạo thành quả.
c.Thái độ:
-Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn sản phẩm của mình...
- Biết rung động trước cái đẹp.
2.Chuẩn bị:
-Mẫu của cô
-Đất nặn,Bảng ...
-Đầu đĩa,loa đài...
-Khăn ướt
Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Các con ơi, lại đây vơi cô nào !
- Hôm nay cô có một bài hát rất hay nói về rất nhiều loại quả muốn hát tặng các bé đấy. Chúng mình cùng biểu diễn cùng cô nhé!
- Cô và các bé đã vừa biểu diễn bài hát gì nhỉ?
- Các bé rất là giỏi đấy. Cô cỏn có một món quà tặng các bé đấy.
Chúng mình cùng trốn cô nào.
2. Dạy nội dung chính:
- Quan sát mẫu:
+ Cô có gì đây các bé?( Cô có quả cà chua đấy)
+ Chúng mình thấy quả cà chua có màu gì nào?
+ Quả cà chua này có dạng hình gì vậy ?
- À! Đúng rồi đấy các bé ạ. Quả cà chua có dạng hình tròn, khi xanh quả có màu xanh và khi chín quả có màu đỏ và ở phía trên quả có cái cuỗng màu xanh đấy.
- Các bé thấy quả của cô có đẹp không?
- Vậy các bé có muốn nặn quả cà chua đẹp giống cô không?
- Hướng dẫn trẻ: Để nặn được quả cà chua các bé chú ý xem cô làm mẫu nhé!
+ Lần 1: Không phân tích.
+ Lần 2: Cô nặn có phân tích.
- Để nặn quả cà chua chưa chín cô lấy đất màu gì đây? Đầu tiên cô đặt đất xuống bảng, một tay cô giữ lấy bảng tay còn lại cô lăn tròn đất bằng cách xoay tròn tay. Để làm cuỗng quả cô sẽ lấy một ít đất màu xanh và lăn dọc rồi cô gắn vào quả.
- Thế là cô đã nặn được quả gì nào?
- Quả cà chua này có màu gì?
- Khi quả cà chua chín thì có màu gì vậy?
Khi quả cà chua chín có màu đỏ vậy cô sẽ lấy đất màu đỏ đặt nên bảng và xoay tròn vậy là cô đã làm được quả cà chua chín rồi đấy. Nhưng để đẹp hơn cô sẽ nặn thêm một cái cuỗng nữa nhé!
- Vậy là cô đã làm được quả cà chua chín có màu gì đây?
- Cô thấy các bé đã rất muốn nặn những quả cà chua rồi đấy. Bây giờ cô mời các bé về chỗ của mình và nặn nhũng quả thật là đẹp nhé!
*Trẻ thực hiện:
( Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chưa làmđược)
Cô mở nhạc và quan sát trẻ nặn,hướng dẫn trẻ chưa làm được.
*Trưng bày sản phẩm:
- Cô thấy các bé đã nặn được quả cà chua rất là đẹp đấy.
+ Con nặn được quả gì đây?
+ Quả cà chua xanh có màu gì nhỉ?
+ Còn quả cà chua chín có màu gì vậy?
+Con nặn quả cà chua bằng cách nào?
3. Kết thúc:
- Cô thấy các bé đều nặn rất là đẹp đấy.
-Bây giờ chúng mình cùng đi theo đường hẹp mang quả nên bày vào mâm quả nhé.
Trẻ chú ý
Trẻ hát cùng cô
Trẻ chú ý
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý
Trẻ trả lời
 Trẻ chú ý
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
 Trẻ chú ý nghe cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ cùng chơi với cô
 Gia Lai, ngày..... tháng .....năm 2016
 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
 (Nhận xét, kí tên)
 ............................................................................
 ............................................................................ Trần Thị Mai Loan
 .............................................................................
GIÁO ÁN: ÂM NHẠC
Chủ điểm : Thế giới động vật
Đề tài: Hát và vận động bài: ”Hai chú cún con
Nghe hát: "Cún con và mèo mi”
Đối tượng: 5-6 tuổi
Người dạy: Trần Thị Mai Loan
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 . Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên nhạc sỹ
- Trẻ thuộc lời bài hát và hiểu nội dung bài hát
Kỹ năng
- Phát triển kĩ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ
- Trẻ hát đúng giai điệu và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định
Thái độ
- Hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ biết cùng nhau chơi và biết giữ gìn sức khoẻ.
II/ CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của cô
- Giáo án và thuộc giáo án
- Máy vi tính và hình ảnh có nội dung bài.
- Nhạc bài hát “ Hai chú cún con, cún con và mèo mi, Ai cũng yêu chú mèo, Gà trống mèo con và cún con; con gà trống”
- Đàn, một số dụng cụ âm nhạc do cô tự làm như: trống, đàn ghi ta, micro
 2. Chuẩn bị của trẻ
- Mũ múa, xắc xô, phách
- Trang phục đẹp, phù hợp
- Tâm thế vui vẻ, thoải mái
3. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Phần 1: Gây hứng thú (1- 2 phút )
- Chào mừng các bé đến với chương trình “Đồ Rê Mí” với chủ đề “ Những con vật bé yêu”.
- Đến với chương trình hôm nay rất vinh dự được chào đón các cô trong ban cố vấn- các cô đến từ Phòng GD ĐT huyện Thuận Thành
- Và 3 đội chơi vô cùng dễ thương và đáng yêu. Đó chính là:
 - Đội cún đốm
 - Đội mèo mi
 - Đội gà nhép
-Người đồng hành với các bé trong chương trình ngày hôm nay là cô giáo Cao Vui.
- Chương trình của chúng ta gồm 3 phần
 Phần 1: Đội chơi thông thái
 Phần 2: Nghe thấu đoán tài
 Phần3: Tài năng tỏa sáng
Phần 2: Bài mới(22-23 phút)
* Trò chơi âm nhạc(3-4 phút)
- Chương trình Đồ Rê Mí với các phần chơi vô cùng hấp dẫn và thú vị đang chờ đón cả 3 đội chơi ở phía trước, cả 3 đội chơi đã sẵn sàng chưa?
- Xin mời cả 3 đội chơi đến với phần chơi đầu tiên được mang tên “Đội chơi thông thái”.
Ở phần chơi này các đội sẽ giới thiệu về đội chơi của mình thông qua 1 bài hát sau đó sẽ đặt câu hỏi cho 2 đội còn lại. Đội nào đưa ra được tín hiệu trước sẽ giành được quyền trả lời, đội nào có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ giành chiến thắng.
- Các đội chơi đã hiểu rõ luật chơi chưa?
Xin mời đội Cún đốm
- Đội Cún đốm hát đặt câu hỏi: “ Đố các bạn biết tài năng của chúng tôi là gì?”
- Đội Mèo mi hát hỏi: “ Các bạn có biết vì sao chúng tôi được mọi người yêu mến?”
 - Đội Gà nhép hát hỏi: “ Mỗi buổi sáng chúng tôi gáy vang để làm gì?”.
- Các bạn Cún đốm, Mèo mi và Gà nhép đều có những tài năng riêng và những tài năng đó đều giúp ích cho con người. Vậy chúng ta phải làm gì với những con vật đáng yêu này?
- Giáo dục trẻ: Chúng mình phải biết yêu quý chăm sóc bảo vệ các con vật đáng yêu này nhé!
* Trẻ ca hát(13-14 phút)
- Ở phần chơi đầu tiên cả 3 đội chơi đã thể hiện được vốn kiến thức vô cùng phong phú của mình. Bây giờ xin mời cả 3 đội chơi đến với phần chơi thứ hai được mang tên: “ Nghe thấu đoán tài”
- Ở phần chơi này Ban tổ chức đã chuẩn bị cho 3 đội chơi giai điệu của một bài hát. Nhiệm vụ của cả ba đội chơi là hãy cùng lắng nghe giai điệu và đoán xem đó là bài hát gì. Thời gian giành cho mỗi đội suy nghĩ là 5 giây, sau 5 giây đội trưởng mỗi đội sẽ lắc xắc xô để giành quyền trả lời. Đội nào trả lời đúng và sớm nhất thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cả 3 đội đã hiểu rõ chưa nhỉ?
- Xin mời cả ba đội hãy cùng lắng nghe giai điệu của bài hát.
- Thời gian giành cho 3 đội suy nghĩ bắt đầu.
- Xin mời đội. trả lời.
- Bây giờ chúng mình cùng thể hiện thật hay bài hát này nào!
- Với câu trả lời vô cùng xuất xắc đội  đã giúp cả ba đội chơi cùng bước vào phần chơi tiếp theo được mang tên: “ Tài năng tỏa sáng”.
- Trước tiên xin mời cả 3 đội chơi cùng hát vang bài hát “ Hai chú cún con” nào.
- Bài hát vừa rồi nhắc đến ai?
- Các bạn ơi cún con chính là cái tên dễ thương mà con người chúng ta dùng để gọi những con chó con vì chúng rất gần gũi thân thiết với chúng ta đấy các con ạ.
- Giảng nội dung bài hát: Bài hát vẽ ra khung cảnh 2 chú cún con cùng nhau chơi đá bóng 2 chú cún luôn nhớ lời cô dặn phải cùng nhau chơi đoàn kết khi thấy trời sắp mưa là phải về nhà ngay để không bị ốm đấy.
- Bài hát này nhắn nhủ chúng mình điều gì nhỉ?
- Giáo dục trẻ: Khi chơi chúng mình phải chơi cùng nhau, chơi chung đồ chơi không tranh giành đồ chơi của nhau. Chúng mình nhớ là không được chơi ngoài nắng và khi sắp có mưa thi chúng mình phải đi vào ngay không rất dễ bị ốm đấy.
- Để bộc lộ tài năng âm nhạc một cách rõ nét nhất xin mời cả 3 đội chơi sẽ dến với trò chơi: “giọng hát to, giọng hát nhỏ”.
- Yêu cầu của trò chơi là khi cô bắt nhịp bằng 2 tay chúng mình sẽ hát to còn khi cô bắt nhịp bằng một tay thì cả 3 đội sẽ?
- Cả 3 đội đều có giọng hát rất tuyệt vời nhưng không biết khả năng ghi nhớ của cả 3 đội có tuyệt vời như chính giọng hát của mình hay không, xin mời cả 3 đội cùng đến với trò chơi tiếp theo được mang tên: “Hát nối tiếp” khi cô đánh tay về đội nào thì đội đó sẽ hát.
* Vận động theo nhạc
- Đến tham dự chương trình âm nhạc hôm nay cả 3 đội chơi còn mang theo rất nhiều các dụng cụ âm nhạc. Xin mời cả 3 đội chơi hãy cùng lấy nhạc cụ của mình lên và:
- Vừa hát vừa gõ theo nhịp.
- Vừa hát vừa gõ theo tiết tấu chậm.
- Bài hát này còn hay hơn nữa khi chúng mình vừa hát vừa múa nữa đấy.
- Và bây giờ phần chơi “ Tài năng tỏa sáng” chính thức được bắt đầu:
- Đội Cún đốm
- Đội Mèo mi
- Đội Gà nhép
-Đến với chương trình “ Đồ Rê Mí” của chúng ta ngày hôm nay còn có ban nhạc “ Tình bạn”.
- Xin mời các thành viên của cả 3 đội cùng đứng lên giao lưu với ban nhạc.
- Nhóm 4 bạn.
- Nhóm 3 bạn
- Song ca nam nữ
- Đơn ca
* Nghe hát(4-5 phút)
- Chương trình Đồ Rê Mí còn có một món quà là một bài hát rất hay giành tặng cho 3 đội chơi hôm nay.
- Xin mời cả 3 đội chơi hãy cùng lắng nghe bài hát “Cún con và mèo mi” nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên.
- Cô hát lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Các con thấy bài hát này như thế nào?
- Các con ạ, bài hát hát về 2 bạn cún con và mèo mi cùng tranh nhau xem ai chăm chỉ hơn còn ai lười biếng hơn nhưng mỗi bạn lại có một công việc riêng Cún con trông n

File đính kèm:

  • docgiao_an_thuc_tap.doc
Giáo Án Liên Quan