Giáo án lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện: Gà tơ đi học

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

ĐỀ TÀI: TRUYỆN: GÀ TƠ ĐI HỌC

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Trẻ hiểu được nội dung truyện.

 Kỹ năng :

- Trẻ bắt trước được giọng điệu, cử chỉ của 1 số nhân vật trong chuyện.

 Giáo dục

 - Trẻ vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo,yêu trường lớp, thích đến lớp học.

II. Chuẩn bị:

Đồ dùng của cô:

- Sa bàn

- Hình ảnh câu chuyện.

- Máy tính, máy chiếu.

- Nhạc bài “ Vui đến trường ”

 

doc130 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện: Gà tơ đi học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng 1 năm 2017
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: TRUYỆN: GÀ TƠ ĐI HỌC
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Trẻ hiểu được nội dung truyện.
 Kỹ năng :
- Trẻ bắt trước được giọng điệu, cử chỉ của 1 số nhân vật trong chuyện.
 Giáo dục
 - Trẻ vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo,yêu trường lớp, thích đến lớp học.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
- Sa bàn 
- Hình ảnh câu chuyện.
- Máy tính, máy chiếu.
- Nhạc bài “ Vui đến trường ”
Địa điểm: lớp học
Đội hình : chữ u
III.Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1 : Gây hứng thú, giới thiệu bài
- Cô và trẻ chơi trò chơi với những chú gà con
+ Trò chơi ( Mười chú gà con)
+ Cô và các con vừa chơi trò chơi về con vật gì?
+ Các chú gà có đi học như chúng mình không?
- Các chú gà cũng đi học như chúng mình đấy.Có câu chuyện kể về 1 chú gà đi học nhưng không biết bạn ấy có thích đi học, có vâng lời mẹ và cô giáo không. Các con nghe cô kể chuyện “Gà tơ đi học” - tác giả : Cẩm Linh nhé!
*HĐ2 : Kể chuyện
- Cô kể lần 1 : Kể diễn cảm
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ? 
+ Truyện Gà tơ đi học của tác giả nào ? 
+ Trong chuyện có những nhân vật nào ?
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện Gà tơ đi học đấy, chuyện kể về bạn gà tơ vì không chịu nghe lời mẹ đến lớp, đến trường mà lại ham chơi nên bạn không biết đọc chữ .Nhưng cô giáo đã động viên bạn ấy đi học nên cuối cùng bạn Gà tơ cũng chăm chỉ đến lớp và biết đọc, biết viết .
- Lần 2 : Kể trên máy chiếu
- Đàm thoại về nội dung câu chuyện.
+ Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì ? 
+ Trong chuyện có những nhân vật nào ? 
+ Buổi sáng ai gọi gà tơ dậy đi học ? 
+ Gà tơ có dậy để đi học không ? 
+ Khi mẹ đi làm gà tơ đi đâu ? 
+ Ai mang giấy thông báo cắm trại đến cho bạn gà tơ ? 
+ Gà tơ có biết đọc không ? 
+ Vì sao gà tơ không biết đọc?
+ Khi các bạn đi cắm trại gà tơ làm gì ?
+ Cô giáo động viên gà tơ thế nào ?
+ Chúng mình có thích đi học không?
+ Khi đến lớp chúng mình phải làm gì?
- Cô và trẻ cùng làm những chú gà gáy thật to đến nhà rủ gà tơ đi học nào.
- Lần 3: kể trên sa bàn
+ Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì ? 
+ Giáo dục trẻ yêu trường, lớp.Chăm chỉ đi học, vâng lời cha mẹ và cô giáo....
*HĐ3: Kết thúc 
- Cho trẻ hát bài : Cháu đi mẫu giáo 
- Trẻ chơi trò chơi
- con gà
- dạ có
- Gà tơ đi học 
- Tác giả Cẩm Linh
- Mẹ gà, gà tơ, vịt xám, chó bông, mèo tam thể, cô giáo.
- Gà tơ đi học 
 - Mẹ gà, gà tơ...
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Gà tơ đi chơi
- Vịt xám
- Trẻ trả lời
- Gà không đi học.
- Gà tơ bị lạc đường. 
- Con chịu khó đi học..
- Trẻ trả lời
- Ngoan, lễ phép...
- Gà tơ đi học 
- Trẻ thực hiện.
Nhận xét:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng 1 năm 2017
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: THƠ: CON CÁ VÀNG 
I. Mục đích yêu cầu:
 1. kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ phát âm được từ khó.
 2. Kỹ năng
- Trẻ biết làm động tác bơi theo cô
 3. Thái độ
- Trẻ tham gia tiết học hứng thú
- Trẻ nghiêm túc khi tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị
Đồ dùng của cô:
- Video con cá vàng
- Hình con cá vàng
Địa điểm: lớp học
Đội hình : chữ u
III.Tiến trình lên lớp:
Hoạt động cua cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:
- Ổn định lớp 
- Cô cho trẻ xem video con cá vàng đang bơi và đàm thoại:
+ Đây là con gì?
+ Con cá có màu gì?
+ Con cá sống ở đâu?
+Cá vàng đang làm gì?
- Cô cho trẻ xem tranh con cá vàng, chỉ vào từng bộ phận bên ngoài của con cá và dạy trẻ gọi tên từng bộ phận (đầu, mình, vây, đuôi, mắt,miệng).
* Hoạt động 2 :
Hôm nay cô có một bài thơ nói về con cá đó là bài thơ “con cá vàng”
- Cô mời trẻ lặp lại bài thơ 2 lần.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe thơ lần 1 + diễn cảm
Con cá vàng
 bơi nhẹ nhàng
 trong bể nước 
đố ai bơi được 
như con cá vàng 
+ Giảng nội dung bài thơ: bài thơ nói về con cá vàng đang bơi trong bể nước. 
- Cô đọc lần 2 kết hợp với xem tranh.
+ Cô giải thích từ khó: bơi nhẹ nhàng là bơi chậm.
- Cô dạy trẻ phát âm từ: con cá vàng, bơi nhẹ nhàng.
- Cô dạy trẻ đọc từng câu kết hợp diễn cảm.
- Cô dạy trẻ đọc lần 2 kết hợp đàm thoại:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì ? 
+ Bài thơ nói về con gì ? 
+ Con cá vàng đang làm gì? Cá vàng bơi như thế nào?
- Cô dạy trẻ đọc lần 3 
-Giáo dục: cá có rất nhiều chất dinh dưỡng vì vậy các con phả ăn nhiều thịt cá, ngoài ra cá còn dùng để làm đẹp trang trí.
- Cô mời nhóm đọc, nhóm đôi, cá nhân trẻ đọc.
* Hoạt động 3:
- Hôm nay cô thấy lớp chúng ta học rất ngoan cô sẽ thưởng cho lớp chúng ta một trò chơi đó “cá bơi”.
- Luật chơi: các con đi vòng tròn khi nghe hiệu cô nói cá bơi các con làm theo động tác bơi theo cô.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét.
- Giáo dục: các con về nhà nhớ đọc bài thơ cho cha mẹ nghe, và ăn nhiều cá nha các con
Con cá
Màu vàng
Dưới nước
Đang bơi
Trẻ trả lời theo cô
Trẻ nghe
Con cá vàng
Con cá vàng
Đang bơi, bơi nhẹ nhàng
Trẻ đọc
Trẻ chơi
Nhận xét: 
.
Thứ ngày tháng 1 năm 2017
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
I/- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Kiến thức:
	- Cháu biết gọi tên và đặc điểm của một số con vật nuôi trong gia đình.
 Kỹ năng:
	- Phát triển kỹ năng so sánh, phân biệt, phân nhóm các con vật nuôi theo đặc điểm, dấu hiệu riêng .
Giáo dục:
	- Giáo dục các cháu biết lợi ích và biết chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình .
II/- CHUẨN BỊ :
 + Đồ dùng của Cô : máy tính.	
 + Đồ dùng của Cháu : Mũ các con vật nuôi trong gia đình..
 + Địa điểm: lớp học
 + Đội hình : chữ u
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Hoạt động mở đầu: 
- Lớp hát : Bài “Con gà trống”
+ Trong bài hát nói về con gì vậy ?
+ Gà trống được nuôi ở đâu ?
+ Trong gia đình ngoài gà trống ra còn nuôi con vật gì khác nữa.
2/ Hoạt động trọng tâm: 
- Để biết trong gia đình còn nuôi con vật gì ? Các con cùng xem đoạn phim sau: 
+ Các con có nhận xét gì về đoạn phim vừa xem ? 
+ Những con vật đó được nuôi ở đâu ?
+ Những con vật nuôi trong gia đình có đặc điểm gì ?
- Để xem những con vật nuôi trong gia đình có đặc điểm gì cô và các con cùng tìm hiểu về chúng nhé !
+ Cô đố, cô đố: 
 “ Sáng sớm tinh mơ 
 Gáy ò ó oo 
 Gọi người thức dậy ” .
+ Gà trống có đặc điểm gì ?
+ Các con thử làm điệu bộ của gà trống xem .
+ Ngoài gà trống ra các con còn biết con gà gì nữa ?
+ Những con gà này được nuôi ở đâu ? 
+ Do ai chăm sóc ? Tại sao ta phải chăm sóc chúng ?
+ Chúng có ích lợi gì cho chúng ta ?
+ Thức ăn của gà là gì ?
+ Có con vật nào gần giống như con gà ? 
+ Con gà và con vịt giống nhau ở điểm nào ?
+ Khác nhau ở điểm nào ?
+ Vậy vịt và gà được nuôi ở đâu ?
+ Chúng được gọi chung là nhóm gì ?
+ Ngoài gà và vịt ra các con còn biết con vật nào thuộc nhóm gia cầm ?
- Chơi : “Vịt mẹ, vịt con.”
- Lắng nghe, lắng nghe .
 “ Con gì tai thính mắt tinh 
 Núp trong bóng tối ngồi rình chuột qua ”
+ Con mèo có những đặc điểm gì ?
+ Mèo thích ăn gì ?
+ Ai có thể làm điệu bộ con mèo đang rình mồi .
+ Đố các con biết tại sao khi mèo đi không nghe tiếng động .
- Trong gia đình còn nuôi những con vật nào có 4 chân đẻ ra con không ?
+ Con có nhận xét gì về con heo, con chó ?
+ Con heo thích ăn gì ? Chó thích ăn gì ?
+ Những con vật trên chúng có đặc điểm gì ? 
+ Chúng được gọi chung là nhóm gì ?
+ Ngoài ra còn con vật nào thuộc nhóm gia súc nữa ?
+ Như vậy con có nhận xét gì về các con vật thuộc nhóm gia cầm và nhóm gia súc? 
+ Giống nhau ở điểm nào ?
+ Khi nuôi các con vật này chúng ta cần chăm sóc chúng như thế nào để chúng khỏe mạnh và mau lớn ?
- Hát : “Gà trống, mèo con và cún con ” .
- Chơi trò chơi: “Làm theo yêu cầu của cô”
 + Cách chơi : Khi nghe hiệu lệnh của cô. Các con vật nào giống với yêu cầu của cô thì sẽ làm điệu bộ, tiếng kêu của con vật đó .
Chơi tiếp lần sau cô cho cháu chơi trên máy.
- Chơi : “ Tìm nơi ở và thức ăn cho con vật nuôi ”.
 + Cách chơi : Các con hãy quan sát kỹ trên màn hình đó là những thức ăn và nơi ở của con vật gì thì mình sẽ tìm chọn vật nuôi đúng theo yêu cầu (Chú ý bạn lên chơi chỉ được lích chọn một lần các con phải quan sát thật kỹ nhé ). .
3/ Hoạt động kết thúc: 
 Cho cháu hát “ Đàn vịt con”.
- Cháu hát
- Con gà.
- Trong gia đình.
- Các cháu kể.
- Cháu xem phim .
- Cháu trả lời .
- Trong gia đình.
- Cháu trả lời .
- Đố gì, đố gì .
- Con gà trống .
- Cháu trả lời.
- con vịt
- Cháu làm điệu bộ gà trống đập cánh gáy ò ó o  o cùng cô .
- Gà mái, gà con .
- Cháu trả lời .
- Cháu trả lời .
- Cháu trả lời .
- Thóc, gạo .
- Con vịt .
- Cháu quan sát và trả lời.
- Có 2 cánh, 2 chân, có mỏ, đẻ trứng, nuôi trong gia đình .
- Gà mỏ nhỏ, nhọn, chân không có màng da, không bơi được dưới nước . Vịt mỏ to, dẹt, chân có màng da, bơi được dưới nước .
- Trong gia đình .
- Nhóm gia cầm .
- Cháu kể .
- Cháu chơi.
- Nghe gì, nghe gì ?
- Cháu đoán.
- Cháu trả lời .
- Ăn cá . 
- Cháu thực hiện .
- Chân mèo có đệm da .
- Cháu kể .
- Cháu nhận xét.
- Cháu trả lời.
 - Cháu trả lời.
- Nhóm gia súc .
- Cháu kể.
- Gia cầm là các con vật có 2 cánh, 2 chân, có mỏ, đẻ trứng . - Gia súc là các con vật có 4 chân, đẻ con .
- Gia cầm và gia súc đều là các 
con vật nuôi trong gia đình .
- Cháu trả lời .
- Cháu cùng hát .
Nhận xét:
Thứ ngày tháng 1 năm 2017
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
Mục đích yêu cầu:
 Kiến thức:
 	-Trẻ gọi đúng tên và phân biệt được một số con vật sống dưới nước 
	- Trẻ biết được nuôi các con vật sống dưới nước rất có ích 
 Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng tri giác phát triển tư duy khả năng chú ý ghi nhớ 
	- Rèn khả năng phát âm làm giàu vốn từ cho trẻ 
 Giáo dục:
	- Trẻ biết yêu quý bảo vệ chăm sóc các con vật 
Chuẩn bị :
 Đồ dùng của cô
 - Cô và trẻ sưu tầm về một số bài thơ, bài hát về các con vật sống dưới nước
 - Tranh ảnh vẽ về các con vật sống dưới nước
 - Tranh lô tô về các con vật sống dưới nước
 - 2 mô hình hồ nước
 - Một số con vật sống dưới nước bằng nhựa có gắn chữ số
 - Vòng thể dục
 Địa điểm: lớp học
 Đội hình : chữ u
III.Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của cô
Hoạt động củatrẻ
Hoạt động 1: Bé vui ca hát
 - Hát và vận động bài hát “Tôm, cá, cua thi tài”
 “Loaloaloa
 Nghe đây, nghe đây”
Hôm nay, Thủy Vương sẽ mở hội thi tài xem ai sẽ là người bơi giỏi nhất. Tất cả các loài vật sống dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, trai đều có thể tham gia hội thi.
 Bây giờ, xin mời lần lượt các thí sinh vào dự thi!
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
 *Các khán giả muốn biết thí sinh thứ nhất là ai thì phải giải được câu đố sau:
“Con gì có vẩy có vây
Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ”
 - Cho trẻ quan sát mô tả những đặc điểm rõ nét của con cá:
 + Con cá có 3 phần đầu, mình, đuôi, đầu có 2 mắt, có mang, miệng.
 + Thân cá có vây, vẩy và cuối cùng là đuôi cá.
 + Cá bơi bằng đuôi, thở bằng mang, lái bằng vây.
 + Cho trẻ làm động tác cá bơi
 * Xin mời thí sinh thứ hai: 
 “ Thân gần đầu 
 Râu gần mắt 
 Lưng còng co quắp 
 Mà bơi rất tài ”
 Đố các cháu biết đó là con gì?”
 - Cô treo tranh con tôm lên bảng 
 - Con tôm có những bộ phận gì? 
(Con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, râu gần mắt, lưng thì cong tôm bơi thụt lùi nhưng bơi rất là giỏi)
 *Cho trẻ so sánh con cá với con tôm
 *Xin mời thí sinh thứ ba:
 “ Con gì tám cẳng 2 càng 
 Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ”
 Đố là con gì 
 - Cô treo tranh con cua lên bảng cho trẻ quan sát 
 - Con cua có những bộ phận gì 
(Con cua có 8 cẳng 2 càng có mai rất cứng cua nấu ăn rất là ngon và rất là bổ) 
 - Cô cho trẻ đếm càng cua và cẳng cua 
*Tương tự như vậy cô cho trẻ tìm hiểu về ốc, trai, bạch tuộc và đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời
* Cô khái quát: Tất cả những con vật này sống dưới nước nên gọi là động vật sống dưới nước, động vật này đều có ích cho con người là nguồn thức ăn có chứa nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể con người các cháu phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng để cho chúng lớn cho các cháu ăn hàng ngày nhé 
Hoạt động 3: Trò chơi
 * Trò chơi “Phân loại thí sinh”
 - Mỗi trẻ có tranh lô tô về một số con vật sống dưới nước.
 - Cô tổ chức thi xem ai chọn nhanh, đúng theo yêu cầu của cô.
 + Hãy chọn những con vật bơi thụt lùi
 + Hãy chọn những con vật có vây.
 + Hãy chọn những con vật bò ngang.
 - Nhận xét, tuyên dương
*Trò chơi “Lấy số báo danh”
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi tương tự trò chơi “Con gì biến mất”. Con vật nào biến mất đầu tiên sẽ có số báo danh là 1, con biến mất thứ hai có số báo danh là 2,
 - Nhận xét, tuyên dương
*Trò chơi “Ai nhanh hơn”
 Sau khi đã phân loại các thí sinh và cho các thí sinh lấy số báo danh, bây giờ Thủy Vương sẽ tiến hành việc thả các thí sinh vào trong hồ nước để bắt đầu cuộc thi. Nhưng một mình Thủy Vương thì không thể thả hết các con vật này vào hồ nước được nên rất muốn nhờ các bạn nhỏ lớp Lá 14 thả giúp.
 Vậy bây giờ các con có muốn giúp Thủy vương thả các thí sinh vào trong hồ nước không?
 - Cách thả: cô chia lớp ra làm hai đội. Trên mình các thí sinh đã được gắn số báo danh là các chữ số từ 1 đến 8. Khi nghe hiệu lệnh của Thủy Vương yêu cầu thả thí sinh số báo danh nào thì lần lượt hai bạn ở hai đội sẽ bật qua 3 cái vòng chạy lên tìm con vật có gắn chữ số đó giơ lên, đọc chữ số. Ai tìm đúng, đọc số đúng thì mới được thả con vật xuống hồ nước. Hết giờ chơi, đội nào thả được nhiều con vật xuống hồ nước hơn thì đội đó thắng. Đội thua phải nhảy lò cò một vòng
 - Trẻ chơi, cô bao quát, động viên trẻ
 - Nhận xét, tuyên dương 
Hoạt động 4: Kết thúc
 - Cho trẻ hát, đọc thơ những bài hát, thơ có nội dung về một số con vật sống dưới nước và ra chơi
- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đoán: con cá
- Trẻ quan sát, đàm thoại cùng cô
- Trẻ đoán: con tôm
- Trẻ quan sát, đàm thoại cùng cô
- Trẻ so sánh
- Trẻ đoán: con cua
- Trẻ quan sát, đàm thoại cùng cô
- Trẻ đếm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ chọn tranh theo yêu cầu của cô
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
Thứ ngày tháng năm 2016
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm của các con vật sống trong rừng
 Kỹ năng:
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau
- Biết phân biệt được các con vật thuộc nhóm hiền – dữ
Giáo dục: 
 - Trẻ biết yêu quý các con vật
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô:
 - Tranh ảnh một số con vật sống trong rừng
 - Lô tô các con vật sống trong rừng
Địa điểm: lớp học
Đội hình : chữ u
III.Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý của trẻ
-Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”
-Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
-Nai và Voi là những con vật sống ở đâu?
-Ngoài ra còn có các con vật nào sống trong rừng nữa?
-Các con vật đó có gì đặc biệt? Thức ăn của chúng là gì? Bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu về các con vật sống trong rừng nhé!
* HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng
“Lông vằn lông vện mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi
Thỏ nai gặp phải hỡi ơi
Muôn thú khiếp sợ tên ngôi chúa rừng”
Đố là con gì?
-Các con xem cô có tranh gì đây?
 +Con thấy con hổ có những bộ phận gì?
 +Ở đầu con hổ có gì?
 + Mình hổ có gì?
 +Lông hổ thế nào? 
 +Con hổ thích ăn gì?
 +Hổ đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 Con hổ khi đói nó sẽ đi săn mồi, những con thú yếu hơn sẽ bị nó ăn thịt, nó đẻ ra con và nuôi con bằng sữa. Khi đi xem sở thú các con nhớ đừng chọc phá nó rất nguy hiểm, hổ được xếp vào nhóm “thú dữ”
-Nhìn xem cô có tranh gì đây?
 +Sư tử có những bộ phận nào?
 +Đầu sư tử có gì? 
 +Sư tử đi bằng mấy chân?
 +Sư tử thích ăn gì?
 +Nó đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 Sư tử chuyên săn bắt những con thú yếu hơn nó để ăn, nó đẻ ra con và nuôi con bằng sữa, sư tử được xếp vào nhóm thú dữ. Khi đi xem sở thú các con nhớ cẩn thận đừng đến chọc phá nó nhe!
-Ngoài hổ, sư tử còn có các con vật nào được xếp vào nhóm thú dữ nữa?
-Ngoài ra còn có linh cẩu, chó sói, cáo cũng được xếp vào nhóm “thú dữ”
Voi vỏi vòi voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau chót
-Con gì vậy các con?
 +Voi có những bộ phận nào?
 +Đầu voi có gì?
 +Nó đi bằng mấy chân?
 +Cái vòi để làm gì?
 +Thức ăn của voi là gì?
 +Voi đẻ ra gì? Nuôi con thế nào?
 Voi rất có ích cho các người dân ở miền núi kéo gỗ, chở người và chở hàng hóa nữa. Vì vậy, voi được xếp vào nhóm “thú hiền”
“Con gì trông giống như người
Bốn chân cầm nắm như mười ngón tay”
Đố các con là con gì?
-Các con xem cô có tranh gì đây?
 +Con khỉ có những bộ phận nào?
 +Khỉ ăn gì để sống?
 +Khỉ đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 +Cô đố các con khỉ là con vật dữ hay hiền? vì sao?
 Con khỉ ăn trái cây, đẻ con nuôi con bằng sữa mẹ gần gũi với con người nên được xếp vào nhóm “thú hiền”
-Cô có tranh con gì đây?
 +Ngựa có những bộ phận nào?
 +Ngựa ăn gì để sống? 
 +Ngựa đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 +Vậy ngựa là thú hiền hay dữ? vì sao?
 Ngựa giúp con người: kéo xe chở người, chở hàng và xiếc rất đẹp, các con có thể gần gũi với chúng
-Ngoài ra còn có các con vật nào thuộc nhóm “thú hiền” nữa?
 ** So sánh:
*Sư tử - khỉ
-Giống: đều là động vật sống trong rừng, đẻ con nuôi con bằng sữa.
-Khác: +Sư tử ăn thịt sống, là loại thú dữ
 +Khỉ ăn trái cây, là loại thú hiền
* HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Con gì biến mất” 
-Để thư giãn sau giờ học mệt mỏi, cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Con gì biến mất”. Bạn nào còn nhớ cách chơi nhắc lại cho và các bạn cùng nghe nào!
-Cô bổ sung cách chơi cho trẻ: Cô có các con vật, cho trẻ nhắm mắt cô cất 1 con vật, trẻ mở mắt và đoán xem con vật nào biến mất.
-Trẻ chơi vài lần cô nhận xét trẻ.
*Giáo dục: Cô vừa cho các con tìm hiểu về các con vật sống trong rừng, chúng phải tự kiếm ăn để sống nên rất cần chúng ta bảo vệ. Vì thế khi đi chơi sở thú các con đừng ném đá chọc phá chúng nhe!
-Trẻ hát và vận động cùng cô
-Trẻ trả lời
-Con hổ
 +Đầu, mình, đuôi
 +Miệng, 2 mắt, 2 tai, 2 mũi
 +Lông
 +Vằn
 +Thịt sống
 +Trẻ trả lời..
-Sư tử
 +Đầu, mình, đuôi 
 +Mắt, mũi,
 +4 chân
 +Thịt sống
 +Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời
-Con voi
 +Đầu, mình, đuôi
 +Trẻ trả lời.
 +Lá cây, cỏ
 +Trẻ trả lời
-Con khỉ
 +Đầu, mình, chân
 +Trái cây
 +Trẻ trả lời.
 +Hiền,..
-Con ngựa
 +Đầu, mình, chân
 +Cỏ
 +Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ chơi 
Thứ ngày tháng 1 năm 2017
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ĐỀ TÀI : GẤP CON BƯỚM
I.Mục đích yêu cầu :
Kiến thức:
	- Trẻ biết tạo hình con bướm từ các nguyên vật liệu khác nhau: bao ni lông, giấy các loại, lá cây, ...
Kỹ năng:
	- Dạy trẻ các kỷ năng xếp nhún, buộc, xoắn dây, biết phối hợp màu sắc và kỹ năng dán để trang trí con bướm bé thích.
Thái độ:
	- Biết yêu thích sản phẩm của mình tạo ra và biết đưa ra ý kiến nhận xét sản phẩm của bạn, của mình. Biết cảm nhận được cái đẹp và tự hào về sản phẩm của mình làm ra.
 II.Chuẩn bị : 
 Đồ dùng của cô:
- Một số con bướm mẫu từ các nguyên vật liệu khác nhau.
- Các nguyên vật bằng các loại giấy, bao ni lông, lá cây đủ cho mỗi trẻ.
- Keo dán.
- Một số vật liệu trang trí.
- Mô hình giàn cây.
 Đồ dùng của trẻ: 
- các vật liệu tạo hình khác nhau: giấy màu,lá cây, hồ dán, dây..
 Địa điểm: lớp học
 Đội hình : chữ u
 III.Tiến trình lên lớp:
Ho¹t ®éng cña c«
Ho¹t ®éng cña trÎ
1. Hoạt động 1: 
	- Cô cho trẻ hát bài hát gọi bướm và hướng trẻ đến mô hình giàn cây cô có treo sẵn các mẫu con bướm cô làm từ các nguyên vật liệu khác nhau.
	- Trò chuyện với trẻ về hình dáng và các nguyên vật liệu làm ra các con bướm.
2. Hoạt động 2:
	- Các con bướm này được làm ra từ nguyên liệu gi?
	- Hình dáng con bướm này trông như thế nào?
	- Các con có muốn làm được các con bướm gi

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_chu_de_dong_vat_2017.doc
Giáo Án Liên Quan