Giáo án Lớp 13-18 tháng - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

 1) Kiến thức:

 - Biết tên gọi của mình, nhận ra hình ảnh của mình trong gương.

 - Biết tên gọi một vài bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay, chân

 - Biết chỉ và gọi tên một số đồ dùng: áo, quần, khăn, cặp

 2) Kỹ năng:

 - Tập cho trẻ một số thói quen vệ sinh: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, gọi cô khi bị ướt.

 - Có khả năng nhắc lại một vài từ: chơi, mắt, chân

 - Đọc vuốt đuôi theo cô các từ cuối trong những bài thơ quen thuộc.

 - Thực hiện các động tác phát triển cơ bắp: ngồi, nằm tập với gậy.

 - Phát triển cơ bắp trong các vận động: bò qua vật cản, ngồi lăn bóng.

 - Tập cử động của bàn tay, ngón tay: xoay bàn tay, gõ, đập, cầm, bóp đồ vật

 3) Thái độ:

 - Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt của lứa tuổi.

 - Biết chú ý nghe cô kể chuyện, đọc thơ, hát.

 - Biết biểu lộ cảm xúc: cười, hớn hở, huơ tay chân, vỗ tay reo cười thích thú với đồ chơi, khi giao tiếp với người lớn, khi nghe hát, nghe âm thanh.

 

doc51 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 13-18 tháng - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 9
NHÓM 13 - 18 THÁNG
Thời gian thực hiện 4 tuần từ ngày 05/09/2016– 30/09/2016
I. MỤC TIÊU:
	1) Kiến thức:
	- Biết tên gọi của mình, nhận ra hình ảnh của mình trong gương.
	- Biết tên gọi một vài bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay, chân
	- Biết chỉ và gọi tên một số đồ dùng: áo, quần, khăn, cặp
	2) Kỹ năng:
	- Tập cho trẻ một số thói quen vệ sinh: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, gọi cô khi bị ướt.
	- Có khả năng nhắc lại một vài từ: chơi, mắt, chân
	- Đọc vuốt đuôi theo cô các từ cuối trong những bài thơ quen thuộc.
	- Thực hiện các động tác phát triển cơ bắp: ngồi, nằm tập với gậy.
	- Phát triển cơ bắp trong các vận động: bò qua vật cản, ngồi lăn bóng.
	- Tập cử động của bàn tay, ngón tay: xoay bàn tay, gõ, đập, cầm, bóp đồ vật
	3) Thái độ:
	- Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt của lứa tuổi.
	- Biết chú ý nghe cô kể chuyện, đọc thơ, hát.
	- Biết biểu lộ cảm xúc: cười, hớn hở, huơ tay chân, vỗ tay reo cười thích thú với đồ chơi, khi giao tiếp với người lớn, khi nghe hát, nghe âm thanh.
II. NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
CHƠI TẬP MỌI LÚC MỌI NƠI
PHÁT
TRIỂN
 THỂ
CHẤT
- Tập cho trẻ ăn cháo và ăn hết suất.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi ăn uống.
- Ngồi, nằm tập với gậy.
- Tập bò qua vật cản.
- Ngồi lăn bóng.
- TCVĐ: Chơi đuổi theo bóng; Đến thăm bạn búp bê; Chơi gõ trống
- Chơi với các ngón tay: cầm, bóp, gõ
- Tập cho trẻ ăn hết suất.
- Tập cho trẻ đi và rèn khả năng giữ thăng bằng khi tham gia vận động.
- Luyện cử động bàn tay và các bgón tay qua các bài tập với đồ chơi: cầm, bóp, gõ đồ chơi
- Chơi nhận biết các bộ phận cơ thể, chơi với búp bê.
- Nói vuốt đuôi theo cô một số bài thơ đơn giản.
- Đọc đồng dao cho trẻ nghe: Chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ
- Nghe các làn điệu dân ca êm dịu.
- Xem tranh và trò chuyện với trẻ về cơ thể của trẻ.
- Chơi với búp bê.
- HĐVĐV: Xếp chồng 2 – 3 khối, xâu hạt.
-TCDG: Chi chi chành chành.
PHÁT
TRIỂN
NHẬN
THỨC
- Nhận biết một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay, chân
- Nhận biết tên gọi một số đồ dùng cá nhân.
- Chơi với đồ chơi luyện các giác quan: Lật – mở trang sách, xâu hạt, lồng hộp, búp bê, bóng, xe ô tô
PHÁT
TRIỂN
NGÔN
NGỮ
- Trò chuyện với trẻ về tên gọi các bộ phận trên cơ thể.
- Nghe đồng dao: Chi chi chành, chành, dung dăng dung dẻ.
- Thơ: Đi dép, miệng xinh.
- Xem tranh vẽ các đồ dùng. Vẽ về bé, các bộ phận trên cơ thể.
- Xem tranh truyện đơn giản.
- Thể hiện nhu cầu, mong muốn của trẻ.
PHÁT
TRIỂN
TÌNH
CẢM – 
KĨ NĂNG
XÃ
HỘI VÀ THẨM MỸ
- Cho trẻ tự nhận biết mình trong gương.
Tập cho trẻ chào cô, chào người lớn.
- Xem tranh ảnh và trò chuyện về trẻ và bạn.
Nghe các âm thanh khác nhau.
- Nghe các bài hát ngắn: Tênh tênh tênh, nụ cười xinh
* Chuẩn bị học liệu:
	- Trang trí bảng chủ điểm bé và các bạn.
	- Treo tranh theo nội dung bài thơ, truyện..
	- Sưu tầm các bài hát theo chủ đề, chuẩn bị máy nghe nhạc, trống lắc
	- Làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sáng tạo thu hút trẻ.
	- Làm album tranh ảnh về chủ điểm bé và các bạn.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
TUẦN 1 – 3
KIẾN THỨC: 
Trẻ biết cầm gậy và tập thể dục theo cô bài tập với gậy.
Trẻ biết đi theo hướng thẳng, bò qua vật cản, trườn về phía trước dưới sự hướng dẫn của cô.
Trẻ biết lắng nghe cô hát, cảm nhận được bài hát và hát theo cô từ cuối, nghe được âm thanh to nhỏ, làm theo cô động tác minh hoạ.
Trẻ biết lắng nghe cô đọc thơ, làm theo cô động tác minh hoạ, phát âm được từ cuối.
Trẻ biết chơi đồ chơi, gọi tên đồ chơi, xếp chồng các khối gỗ lên nhau.
Trẻ nhận biết và chỉ được các bộ phận cơ thể, chức năng của các bộ phận cơ thể.
KỸ NĂNG: 
Trẻ tập được các động tác theo cô.
Trẻ biết khi đi không cuối đầu, mắt nhìn thẳng, đi theo hướng thẳng. Khi bò kết hợp chân nọ tay kia bò qua vật cản, trườn nằm sấp áp sát người xuống sàn nhà, trườn về phía trước.
Trẻ làm theo cô động tác minh hoạ khi nghe cô hát.
Trẻ biết cầm nắm đồ chơi và biết chơi với đồ chơi. Xếp chồng các khối gỗ lên nhau.
Tre biết dùng tay chỉ và gọi được bộ phận cơ thể.
THÁI ĐỘ: 
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, đọc thơ.
Trẻ biết chơi với bạn, không dành đồ của bạn.
Trẻ biết giữ gìn mặt mũi tay chân sạch sẽ.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
- Cô đón trẻ niềm nở và ân cần.
- Cô trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể của trẻ. 
THỂ DỤC SÁNG
NGỒI TẬP VỚI GẬY
+ Động tác 1: Ngồi đưa gậy lên cao
TTCB: Trẻ ngồi 2 chân duỗi thẳng, 2 tay cầm gậy cùng cô.
Tập 2 -3 lần.
+ Động tác 2: Ngồi lên nằm xuống
TTCB: Trẻ nắm tay cầm gậy cùng cô.
Tập 2 -3 lần.
+ Động tác 3: Nằm tập với gậy
TTCB: Trẻ nằm thẳng, cô cầm gậy ngang tầm chân của trẻ.
- Tập 3 - 4 lần.
TUẦN 1
Thứ Hai
PTNT
Thứ Ba
PTTC
Thứ Tư
PTTCKNXHTM
Thứ Năm
PTNT
Thứ Sáu
PTNN
Nhận biết Tay – chân – mũi – miệng.
- Chơi đuổi theo bóng
- Nghe hát Tênh tênh tênh
Nhận biết được mắt, tay, chân, mũi miệng
Nghe đọc thơ : Đi dép
TUẦN 3
ÔN
Nhận biết Tay – chân – mũi – miệng.
- Chơi đuổi theo bóng
- Nghe hát Tênh tênh tênh
Nhận biết được mắt, tay, chân, mũi miệng
Nghe đọc thơ : Đi dép
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GÓC TRỌNG TÂM: HĐVĐV
CHƠI VỚI CÁC NGÓN TAY
1. Yêu cầu:
 - Trẻ tích cực tham gia chơi cùng cô.
- Trẻ biết xốc các ngón tay và cử động cổ tay.
- Trẻ biết giữ gìn tay chân sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
- Sàn nhà sạch sẽ.
- Cô cháu gọn gàng.
3. Hướng dẫn:
- Cô cho trẻ ngồi trên chiếu, cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Tay đẹp”, vừa đọc cô vừa cho trẻ chơi với các ngón tay, trẻ nào chơi chưa được cô cầm tay hướng dẫn trẻ chơi.
GÓC NGHỆ THUẬT: 
NGHE HÁT : EM BÚP BÊ
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết lắc lư theo nhịp bài hát
2. Chuẩn bị:
- Cô và cháu gọn gàng.
- Búp bê, máy nghe nhạc.
3. Hướng dẫn: 
- Cô cho trẻ ngồi đối diện, cô đưa búp bê và giới thiệu bài hát cho trẻ biết. Cô hát cho cháu nghe và khuyến khích trẻ lắc lư theo bài hát.
GÓC VẬN ĐỘNG: 
CHI CHI CHÀNH CHÀNH
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết làm các thao tác khi đọc bài đồng dao.
- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh theo cô, phát triển ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ biết chơi ngoan với bạn, không xô đẩy nhau.
2. Chuẩn bị:
 - Phòng lớp sạch sẽ thoáng mát, cô và cháu gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
	Cô ngồi giữa trẻ, xòe một bàn tay, trẻ dùng ngón trỏ của mình cho vào lòng bàn tay cô, vừa chơi vừa nhịp tay lên xuống theo nhịp bài đồng dao, đến chữ “ập” cô nắm tay lại, trẻ nào bị cô nắm được ngón tay thì cho trẻ đó ngồi giữa và làm xòe bàn tay cho các bạn khác chơi. Trò chơi tiếp tục.
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ
ĂN PHỤ
-Chuẩn bị thau, nước, khăn cho trẻ làm vệ sinh trước khi ăn.
-Chuẩn bị bàn, ghế, ly, nước, chén, muỗng, đeo yếm trước khi ăn.
-Mỗi trẻ mỗi nệm, gối. Cô theo dõi cháu ngủ.
-Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn: Nhận biết: tay, chân, mũi, miệng.
-TC: Chi chi chành chành.
-Chơi tự do.
-Ôn: Chơi đuổi theo bóng.
-TC: Chơi với các ngón tay.
-Chơi tự do.
Ôn: Nghe hát “Tênh, tênh, tênh”.
-TC: Nu na nu nống.
-Chơi tự do.
Ôn: Nhận biết: tay, chân, mũi, miệng.
-TC: Dung dăng dung dẻ.
-Chơi tự do.
Ôn: Đọc thơ cho trẻ nghe.
-TC: Chơi với đồ chơi.
-Chơi tự do.
TRẢ TRẺ
-Vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gon gàng trước khi ra về.
-Dạy trẻ chào cô, chào bạn trước khi ra về.
-Động viên trẻ ngày mai đi học không khóc nhè.
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp và ở nhà.
 Ban Giám Hiệu duyệt	Giáo viên
 Trần Thị Bảo
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY TUẦN 1
Thứ hai, ngày 05 tháng 09 năm 2016
TÊN HOẠT ĐỘNG
Nội dung – Hình thức hoạt động
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
- Cô niềm nở vui vẻ đón trẻ vào lớp.
- Biết phối hợp với cô tập cho trẻ có thói quen tốt, lau mặt, rửa tay, rửa chân.
- Điểm danh lớp.
THỂ DỤC SÁNG : Ngồi tập với gậy
HOẠT
ĐỘNG
CÓ
CHỦ
ĐỊNH
NHẬN BIẾT TAY – CHÂN – MŨI – MIỆNG
1. Mục đích yêu cầu: 
 - Trẻ nhận biết được tay – chân – mũi – miệng theo sự hướng dẫn của cô.
 - Luyện cho trẻ phát âm các bộ phận trên cơ thể.
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: 
- Sàn nhà sạch
- Búp bê
* Tích hợp: Âm nhạc: Em búp bê
3. Tiến trình tổ chức: 
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1. Ổn định: 
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Em búp bê”.
- Cô đưa búp bê ra cho trẻ xem, trò chuyện với trẻ về cơ thể của búp bê.
+ Hôm nay cô sẽ cho các con nhận biết nha!
2. Nội dung: 
2.1Hoạt động 1:
- Cô làm mẫu cho trẻ xem.
- Đây là mắt, mũi, miệng, tay, chân. Cô vừa chỉ và nói cho trẻ nghe.
2.2 Hoạt động 2:
- Cho từng trẻ lên nhận biết và chỉ theo yêu cầu của cô.
- Nếu trẻ nào chưa nhận biết được cô cầm tay trẻ chỉ và cho trẻ nói theo cô.
- Động viên trẻ vui vẻ luyện tập.
- Cô nhắc lại cho trẻ nghe lần nữa.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh thân thể, không bỏ tay vào miệng.
2.3 Hoạt động 3: 
- Trẻ chơi xong, cô đưa lắc nhịp cho trẻ nghe âm thanh to, nhỏ.
3. Kết thúc: 
Cho trẻ ngồi chơi tự do trong lớp.
- Trẻ vỗ tay theo cô
- Trẻ chú ý.
- Trẻ lắng nghe và trò chuyện cùng cô.
Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi cùng cô
HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC TRỌNG TÂM: GÓC HĐVĐV: Chơi với các ngón tay
GÓC NGHỆ THUẬT: Nghe hát: Em búp bê
GÓC VẬN ĐỘNG: Chi chi chành chành
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ TRƯA
ĂN PHỤ
- Chuẩn bị thau, nước, khăn cho trẻ làm vệ sinh trước khi ăn.
- Chuẩn bị bàn, ghế, ly, nước, chén, muỗng, đeo yếm trước khi ăn.
- Mỗi trẻ mỗi nệm, gối. Cô theo dõi cháu ngủ.
- Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn: Nhận biết: tay, chân, mũi, miệng.
-TC: Chi chi chành chành.
-Chơi tự do.
TRẢ TRẺ
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ, chải tóc gọn gàng trước khi ra về.
-Biết chào cô, chào bạn trước khi ra về.
-Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ ở lớp và ở nhà.
* Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
- Nội dung chưa dạy được và lí do: 
- Những thay đổi cần thiết:
- Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giáo dục riêng:
Thứ ba, ngày 06 tháng 09 năm 2016
TÊN HOẠT ĐỘNG
Nội dung – Hình thức hoạt động
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
- Cô đón trẻ niềm nở và ân cần, hát cho trẻ nghe các bài hát trong chương trình
- Trò chuyện với trẻ về các bộ phận của cơ thể.
- Điểm danh lớp.
THỂ DỤC SÁNG : Ngồi tập với gậy
HOẠT
ĐỘNG
CÓ
CHỦ
ĐỊNH
CHƠI ĐUỔI THEO BÓNG
1. Mục đích yêu cầu: 
 - Trẻ biết đuổi theo bóng theo sự hướng dẫn của cô.
 - Luyện cho trẻ sự mạnh dạn khi đuổi theo bóng.
 - Trẻ chú ý, vui vẻ luyện tập.
2. Chuẩn bị: 
 Tổ chức trong lớp học.
 Sàn nhà sạch sẽ.
 Bóng..
3. Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1.Ổn định:
Chơi trò chơi “Ú oà”
 + Các con nhìn xem cô có rất nhiều quả bóng đẹp, các con cùng chơi đuổi theo bóng với cô nha!
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ ngồi trước mặt, cô nói “Cô lăn bóng về phía trước, bạn nào đuổi theo bóng cô sẽ cho chơi nè!
+ Trang ơi! Trang đuổi bóng theo cô nha!
2.2: Hoạt động 2:
Khi trẻ đuổi được bóng cô lại nhích bóng xa hơn để trẻ tiếp tục chơi.
- Cô cho từng trẻ chơi, nếu trẻ nào chưa chơi được cô động viên, khuyến khích trẻ.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Nhắc lại tên bài.
- Giáo dục trẻ khi chơi không giành của bạn.
2.3 Hoạt động 3:
- Cho trẻ chơi nu na nu nống.
3. Kết thúc:
Khi trẻ chơi xong cô cho trẻ chơi lăn bóng tự do.
Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC TRỌNG TÂM: GÓC HĐVĐV: Chơi với các ngón tay
GÓC NGHỆ THUẬT: Nghe hát: Em búp bê
GÓC VẬN ĐỘNG: Chi chi chành chành
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ TRƯA
ĂN PHỤ
- Chuẩn bị thau, nước, khăn cho trẻ làm vệ sinh trước khi ăn.
- Chuẩn bị bàn, ghế, ly, nước, chén, muỗng, đeo yếm trước khi ăn.
- Mỗi trẻ mỗi nệm, gối. Cô theo dõi cháu ngủ.
- Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn: Chơi đuổi theo bóng.
- TC: Chơi với các ngón tay.
- Chơi tự do.
TRẢ TRẺ
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, chải tóc gọn gàng trước khi ra về.
- Biết chào cô, chào bạn trước khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ ở lớp và ở nhà.
* Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
- Nội dung chưa dạy được và lí do: 
- Những thay đổi cần thiết:
- Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giáo dục riêng:
Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2016
TÊN HOẠT ĐỘNG
Nội dung – Hình thức hoạt động
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
- Cô niềm nở vui vẻ đón trẻ vào lớp.
- Cho trẻ chơi và trò chuyện với các bạn.
- Điểm danh lớp.
THỂ DỤC SÁNG : Ngồi tập với gậy
HOẠT
ĐỘNG
CÓ
CHỦ
ĐỊNH
Nghe hát : TÊNH TÊNH TÊNH
1. Mục đích yêu cầu: 
Trẻ lắng nghe cô hát, biết vỗ tay hoặc lắc lư người theo cô.
Luyện cho trẻ sự chú ý khi nghe cô hát, làm được các động tác minh họa.
Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo, biết chơi chung với bạn.
2. Chuẩn bị: 
 - Máy nghe nhạc.
 - Tranh bé và các bạn.
 - Lắc nhịp.
3. Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Ổn định: 
- Cho trẻ chơi “Ú òa”
+ Cô đâu rồi?
Cho trẻ chơi vài lần.
2. Nội dung: 
2.1: Hoạt động 1.
- Hôm nay búp bê đến thăm lớp mình, các con chào búp bê đi. Bạn búp bê rất là xinh mà búp bê chưa biết đi, lớp mình cũng có nhiều bạn chưa biết đi.
- Vậy cô sẽ hát bài “Tênh tênh tênh” để tập cho các con và bạn búp bê đi nhé.
2.2. Hoạt động 2
- Cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần.
- Mở máy cho trẻ nghe nhạc, khuyến khích trẻ lắc lư theo nhạc.
- Khuyến khích trẻ vỗ tay theo cô.
- Cô hát lại cho trẻ nghe 1 lần nữa.
2.3 Hoạt động 3
- Cho trẻ chơi “tênh tênh tênh”
3. Kết thúc: 
Cho trẻ chơi tự do.
- Trẻ chơi với cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ lắng nghe cô hát
Trẻ lắc lư theo nhạc
- Trẻ nghe cô hát 
Trẻ chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC TRỌNG TÂM: GÓC HĐVĐV: Chơi với các ngón tay
GÓC NGHỆ THUẬT: Nghe hát: Em búp bê
GÓC VẬN ĐỘNG: Chi chi chành chành
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ TRƯA
ĂN PHỤ
- Chuẩn bị thau, nước, khăn cho trẻ làm vệ sinh trước khi ăn.
- Chuẩn bị bàn, ghế, ly, nước, chén, muỗng, đeo yếm trước khi ăn.
- Mỗi trẻ mỗi nệm, gối. Cô theo dõi cháu ngủ.
- Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn: Nghe hát “Tênh, tênh, tênh”.
-TC: Nu na nu nống.
-Chơi tự do
TRẢ TRẺ
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ, chải tóc gọn gàng trước khi ra về.
-Biết chào cô, chào bạn trước khi ra về.
-Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ ở lớp và ở nhà.
* Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
- Nội dung chưa dạy được và lí do: 
- Những thay đổi cần thiết:
- Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giáo dục riêng:
Thứ năm, ngày 08 tháng 09 năm 2016
TÊN HOẠT ĐỘNG
Nội dung – Hình thức hoạt động
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
- Cô niềm nở vui vẻ đón trẻ vào lớp.
- Cho trẻ xem tranh các bộ phận trên cơ thể bé và trò chuyện.
- Điểm danh lớp.
THỂ DỤC SÁNG : Ngồi tập với gậy
HOẠT
ĐỘNG
CÓ
CHỦ
ĐỊNH
NHẬN BIẾT MẮT - TAY – CHÂN – MŨI – MIỆNG
1. Mục đích yêu cầu: 
 - Trẻ nhận biết được mắt – tay – chân – mũi – miệng theo sự hướng dẫn của cô.
 - Luyện cho trẻ phát âm các bộ phận trên cơ thể.
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: 
- Máy nghe nhạc.
- Búp bê.
* Tích hợp: 
3. Tiến trình tổ chức: 
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1. Ổn định:
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Em búp bê”.
- Cô đưa búp bê ra cho trẻ xem, trò chuyệ với trẻ về cơ thể của búp bê.
- Hôm nay cô sẽ cho các con nhận biết nha!
2. Nội dung:
2.1: Hoạt động 1:
- Cô làm mẫu cho trẻ xem.
+ Đây là mắt, mũi, miệng, tay, chân. Cô nói cho trẻ nghe và gọi từng trẻ lên nhận biết và chỉ theo yêu cầu của cô.
2.2. Hoạt động 2:
- Nếu trẻ nào chưa nhận biết được cô cầm tay trẻ chỉ và cho trẻ nói theo cô.
- Động viên trẻ vui vẻ luyện tập.
- Cô nhắc lại cho trẻ nghe lần nữa.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh thân thể, không bỏ tay vào miệng.
2.3. Hoạt động 3:
- Trẻ chơi xong, cô đưa lắc nhịp cho trẻ nghe âm thannh to, nhỏ.
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ chơi Tay đẹp
- Trẻ vỗ tay theo cô
- Trẻ chú ý.
- Trẻ lắng nghe và trò chuyện cùng cô.
Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi cùng cô
HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC TRỌNG TÂM: GÓC HĐVĐV: Chơi với các ngón tay
GÓC NGHỆ THUẬT: Nghe hát: Em búp bê
GÓC VẬN ĐỘNG: Chi chi chành chành
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ TRƯA
ĂN PHỤ
- Chuẩn bị thau, nước, khăn cho trẻ làm vệ sinh trước khi ăn.
- Chuẩn bị bàn, ghế, ly, nước, chén, muỗng, đeo yếm trước khi ăn.
- Mỗi trẻ mỗi nệm, gối. Cô theo dõi cháu ngủ.
- Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn: Nhận biết: tay, chân, mũi, miệng.
-TC: Dung dăng dung dẻ.
-Chơi tự do.
TRẢ TRẺ
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ, chải tóc gọn gàng trước khi ra về.
-Biết chào cô, chào bạn trước khi ra về.
-Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ ở lớp và ở nhà.
* Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
- Nội dung chưa dạy được và lí do: 
- Những thay đổi cần thiết:
- Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giáo dục riêng:
Thứ sáu, ngày 09 tháng 09 năm 2016
TÊN HOẠT ĐỘNG
Nội dung – Hình thức hoạt động
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
- Cô niềm nở vui vẻ đón trẻ vào lớp.
- Trò chuyện với trẻ về các bộ phận của cơ thể.
- Điểm danh lớp.
THỂ DỤC SÁNG : Ngồi tập với gậy
HOẠT
ĐỘNG
CÓ
CHỦ
ĐỊNH
Nghe đọc thơ : ĐI DÉP
1. Mục đích yêu cầu: 
Trẻ lắng nghe cô đọc thơ, cảm nhận được bài thơ. 
 Luyện cho trẻ đọc được từ cuối: dép, êm, là.
 Giáo dục trẻ khi đi ra ngoài biết mang dép để giữ chân sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: 
 - Tranh theo nội dung thơ
 - Đôi dép
 - Máy nghe nhạc.
 * Tích hợp: Trò chuyện về các bộ phận cơ thể bé.
3. Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1. Ổn định:
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Đôi dép xinh”.
- Cô trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể.
+ Mắt đâu, miệng đâu? (Cô gởi ý và cho trẻ chỉ từng bộ phận.
2. Nội dung:
2.1: Hoạt động 1:
- Muốn giữ chân sạch sẽ thì các con phải nhớ mang dép khi đi ra ngoài nhé!
Cô có đôi dép rất dễ thương, chân được mang dép như thế nào các con cùng nghe cô đọc bài thơ “Đi dép” nha.
- Cô đọc cho trẻ nghe vài lần. Cô vừa đọc vừa làm động tác minh họa.
- Cô tập cho trẻ phát âm theo cô vài từ cuối như : Dép, là, lắm, nhà.
- Cô mời tốp lên nghe cô đọc thơ, động viên trẻ phát âm theo cô.
- Cô đọc lại bài thơ.
2.3 Hoạt động 3: 
 Cho trẻ chơi “ Đôi dép của ai”. Cô cho mỗi trẻ một đôi dép và vừa đi vừa nghe cô đọc thơ.
3. Kết thúc: 
Cho trẻ đứng lên múa bài “Đôi dép xinh” theo cô.
- Trẻ lắng nghe cô hát.
- Trẻ chú ý quan sát và nghe làm theo cô.
Trẻ chú ý.
Trẻ phát âm theo.
Tốp trẻ thực hiện.
Trẻ nghe cô đọc thơ.
Trẻ vận động với cô.
HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC TRỌNG TÂM: GÓC HĐVĐV: Chơi với các ngón tay
GÓC NGHỆ THUẬT: Nghe hát: Em búp bê
GÓC VẬN ĐỘNG: Chi chi chành chành
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ TRƯA
ĂN PHỤ
- Chuẩn bị thau, nước, khăn cho trẻ làm vệ sinh trước khi ăn.
- Chuẩn bị bàn, ghế, ly, nước, chén, muỗng, đeo yếm trước khi ăn.
- Mỗi trẻ mỗi nệm, gối. Cô theo dõi cháu ngủ.
- Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn: Đọc thơ cho trẻ nghe.
- TC: Chơi với đồ chơi.
- Chơi tự do.
TRẢ TRẺ
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ, chải tóc gọn gàng trước khi ra về.
-Biết chào cô, chào bạn trước khi ra về.
-Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ ở lớp và ở nhà.
* Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
- Nội dung chưa dạy được và lí do: 
- Những thay đổi cần thiết:
- Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giáo dục riêng:
KẾ HOẠCH TUẦN 2 + 4
KIẾN THỨC:
Trẻ biết đi thẳng, đi vững để đến thăm bạn búp bê.
Trẻ nhận biết được 1 số đồ dùng cá nhân như: quần, áo, nón, dép.
Trẻ phát âm được khi nghe cô đọc thơ.
Trẻ biết lắc lư người khi nghe hát.
KỸ NĂNG:
Luyện cho trẻ thực hiện được các động tác theo cô.
Luyện cho trẻ nhận biết và chỉ đúng đồ dùng cá nhân theo sự hướng dẫn của cô.
Luyện cho trẻ vuốt đuôi theo cô các từ trong bài thơ.
Luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh, gọi cô khi ẩm ướt.
THÁI ĐỘ:
Trẻ biết chú ý, thích thú khi nghe cô đọc thơ, nghe hát.
Trẻ thích nghi với sinh hoạt lứa tuổi trong nhóm.
Trẻ vui vẻ tham gia các bài tập vận động.
Biết vâng lời cô, không vứt rác ra sân, không cho vật lạ như hạt, hột vào tro

File đính kèm:

  • docLop 13 18 thang_12670131.doc
Giáo Án Liên Quan