Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Ước mơ của bé

1. Phát triển nhận thức:

Phát huy tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi về các nghề gần gũi với bé: nghề của ba, mẹ và một số nghề quen thuộc phục vụ cho cuộc sống và cho xã hội.

Phát triển khả năng quan sát, so sánh sự giống và khác nhau của một số đối tượng. Ghi nhớ có chủ định.

Phát triển tư duy trực quan sơ đồ, khả năng nhận ra quy luật sắp xếp của các đối tượng.

2. Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp:

Rèn cho trẻ ý thức, khả năng lắng nghe, hiểu và truyền đạt lại nội dung bằng nhiều cách khác nhau.

Rèn luyện và phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc: thể hiện tình cảm, cảm xúc trong khi diễn đạt.

Hình thành và rèn cho trẻ ý thức và nề nếp giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngà.

Khả năng nhận biết một số chữ cái và phân biệt một số chữ cái giống nhau.

 

doc2 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6411 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Ước mơ của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy
Chủ đề: Ước mơ của bé
Thời gian 4 tuần
I. Mục tiêu: 
1. Phát triển nhận thức: 
Phát huy tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi về các nghề gần gũi với bé: nghề của ba, mẹ và một số nghề quen thuộc phục vụ cho cuộc sống và cho xã hội.
Phát triển khả năng quan sát, so sánh sự giống và khác nhau của một số đối tượng. Ghi nhớ có chủ định.
Phát triển tư duy trực quan sơ đồ, khả năng nhận ra quy luật sắp xếp của các đối tượng.
2. Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp:
Rèn cho trẻ ý thức, khả năng lắng nghe, hiểu và truyền đạt lại nội dung bằng nhiều cách khác nhau.
Rèn luyện và phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc: thể hiện tình cảm, cảm xúc trong khi diễn đạt.
Hình thành và rèn cho trẻ ý thức và nề nếp giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngà.
Khả năng nhận biết một số chữ cái và phân biệt một số chữ cái giống nhau.
3. Phát triển thẩm mỹ:
Hình thành và phát triển khả năng cảm nậhn cái đẹp trong cuộc sống và trong một số công việc mà trẻ được làm quen.
Tôn trọng công việc và trân trọng các sản phẩm do lao động mà có.
Tích cực tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật.
4. Phát triển thể chất:
Hình thành một số thói quen tốt, hành vi văn minh trong ăn uống, phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Hiểu biết về lợi ích của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Rèn luyện khả năng thực hiện các vận động một các tự tin và khéo léo.
Biết phối hợp vận động cùng bạn.
5. Phát triển tình cảm – xã hội:
Hình thành tình cảm quý trọng đối với người lao động, đối với những người làm ngành nghề khác nhau, không phân biệt ngành nghề.
Biết trân trọng các sản phẩm lao động.
Quý trọng công việc lao động, biết giúp đỡ người khác.
Biết quan tâm, tìm hiểu một số nghề truyền thống của địa phương.
II. Nội Dung:
Ước mơ của bé
Ba mẹ bé làm gì!
Ai làm ra lúa gạo
Chú bộ đội
Lớn lên bé làm gì?
III. Mạng hoạt động: 
Tuần 2: Ba mẹ bé làm gì?
Kể chuyện: Bác sĩ chim
Số thứ tự khám bệnh (xếp thứ tự 3 chữ số bé đã học)
Tìm hiểu một số đồ dùng khám bệnh của bác sĩ.
Tô màu và cắt dán, trang trí tranh phòng mạch.
Thể dục: Bé nhanh, Bé khỏe
Âm nhạc: Hôm nay mẹ trực đêm
Tuần 1: Ai làm ra lúa gạo
Đọc thơ, làm sách: Hạt gạo làng ta.
Thu hoạch lúa gạo (chia nhóm số 6 theo 2 – 3 cách)
Bé đến thăm bác nông dân
Vẽ đồng lúa, bác nông dân, vẽ một số đồ dùng trang trí lớp theo đề tài.
Âm nhạc: Hạt gạo làm ta
Thể dục: Cùng bác nông dân thu hoạch lúa
Chữ b và chữ d
Ước mơ của bé
Tuần 4: Chú bộ đội
Đọc thơ và làm sách tranh: Chú bộ đội hành quân trong mưa.
Xếp hàng cùng chú bộ đội (xác định bên phải, bên trái, trước và sau)
Vẽ tranh chú bộ đội hành quân trong mưa, trang trí mũ chú bộ đội.
Âm nhạc: Cháu yêu chú bộ đội
Thể dục: Tập luyện cùng chú bộ đội.
Ôn chữ b và chữ d
Tuần 3: Lớn lên bé làm gì?
Kể chuyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày.
Thi xếp bánh khéo (xếp thứ tự hình dạng)
Tìm hiểu một số nghề gần gũi với bé.
Vẽ về nghề nghiệp mà bé thích.
Âm nhạc: Cháu yêu cô chú công nhân
Thể dục: Ai khéo, ai nhanh

File đính kèm:

  • docban than la.doc