Giáo án lớp chồi - Đề tài: “Tìm hiểu khám phá về nước” - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết nước rất cần thiết cho đời sống con người.

- Hiểu nước có thể hòa tan và không hòa tan một số chất.

- Biết các đặc điểm của nước: không màu, không mùi, không vị và có các dạng khác nhau như: dạng lỏng, rắn, hơi.

2. Kĩ năng:

- Trẻ nhận biết, kể, trò chuyện, thảo luận về nước không cầm nắm được nhưng đong, đếm được.

- Trẻ phân biệt được nước ở các dạng khác nhau: lỏng, hơi, rắn.

- Phát triển óc quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định, khả năng tư duy, phán đoán, suy luận.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác, làm việc theo nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ có hành vi tích cực trong việc bảo vệ giữ gìn các nguồn nước và có thái độ không đồng tình với nhừng hành vi chưa đúng gây ô nhiễm môi trường nước.

- Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 7542 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Đề tài: “Tìm hiểu khám phá về nước” - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
Đề tài: “Tìm hiểu khám phá về nước”
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Đối tượng : trẻ 4- 5 tuổi.
Thời gian: 25 30 phút.
Người soạn: Ngô Thị Tân
Đơn vị : Trường Mầm Non Quảng Cư.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết nước rất cần thiết cho đời sống con người.
- Hiểu nước có thể hòa tan và không hòa tan một số chất.
- Biết các đặc điểm của nước: không màu, không mùi, không vị và có các dạng khác nhau như: dạng lỏng, rắn, hơi.
2. Kĩ năng:
- Trẻ nhận biết, kể, trò chuyện, thảo luận về nước không cầm nắm được nhưng đong, đếm được.
- Trẻ phân biệt được nước ở các dạng khác nhau: lỏng, hơi, rắn.
- Phát triển óc quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định, khả năng tư duy, phán đoán, suy luận.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác, làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có hành vi tích cực trong việc bảo vệ giữ gìn các nguồn nước và có thái độ không đồng tình với nhừng hành vi chưa đúng gây ô nhiễm môi trường nước.
- Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
II. Chuẩn bị.
Giáo án điện tử có hình ảnh về một số nguồn nước.
1 cốc thủy tinh,3 tô thủy tinh, nước sôi để nguội, nước đá, thìa, 1 bình đun sôi siêu tốc.
Tranh về các hành vi đúng sai, 3 khuôn mặt buồn, 3 khuôn nặt tươi, 3 cái bảng, 3 rổ nhựa
* Nội dung tích hợp:
 - Phát triển vận động: Bật liên tục qua 3 vòng.
 - LQVH: Bài thơ “ Nước” tác giả Vương Trọng.
III.Tiến trình hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé vui khám phá khoa học” của lớp Hoa Sữa.
- Để mở đầu cho chương trình là bài hát “ Trời nắng, trời mưa” do các bạn lớp Hoa Sữa thể hiện.
- Trong bài hát nói về nước gì?
- Nước mưa cũng là một nguồn nước. Ngoài ra các con còn biết những nguồn nước nào nữa?
- Cho trẻ quan sát một số nguồn nước trên máy.
- Đây là nguồn nước gì?(Nước sông, nước biển, nước máy, nước hồ, nước ao, nước mưa.)
- Để các nguồn nước không bị ô nhiễm các con cần phải làm gì?
+ Giáo dục trẻ không nghịch nước bẩn, không tắm ở ao, hồ, không xả rác xuống ao, hồ, biển.
- Để biết nước có những điều gì thú vị, cô mời các con hôm nay cùng cô tìm hiểu và khám phá về nước.
* Hoạt động 2.Khám phá về đặc điểm, các dạng của nước.
- Cho trẻ quan sát cốc nước của cô để trên bàn
- Cô tạo tình huống: Khi cho 1 cái thìa vào chúng ta có nhìn thấy cái thìa không? Vì sao lại thấy? Như vậy nước có màu không?
- Cho trẻ ngửi: Con ngửi nước có mùi gì không?
- Cho trẻ uống: nước có vị gì không?
+ Cô tóm tắt lại đặc điểm của nước: Nước không màu, không mùi , không vị
- Có một loại nước có vị nặn cô đố các con đó là loại nước nào và ở đâu?
- Cho cả lớp đứng lên đọc bài thơ “ Nước”
Đựng trong chậu thì mềm
Rửa bàn tay sạch quá
Vào tủ lạnh hóa đá
Rắn như đá ngoài đường
Sùng sục trên bếp đun
Nào tránh xa kẻo bỏng
Bay hơi là nhẹ lắm
Lên cao làm mây trôi.
Đi xa muốn về chơi 
Thành hạt mưa rơi xuống
Tưới mát vườn, mát ruộng
Mơn mởn mầm cây lên
Đựng trong chậu thì mềm
- Đựng trong chậu thì như thế nào?
- Nước dùng để làm gì?
+ Cô khái quát và giáo dục trẻ: Nước giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, nước làm cho cây cối tươi tốt. Các con phải nhớ uống nước đun sôi để nguội, không uống nước lã.
 Cho trẻ cùng đứng dậy chơi trò chơi “ Mưa to, mưa nhỏ”
- Ngoài nước ở dạng lỏng, còn có nước ở dạng nào nữa?
- Vì sao nước lại đông thành đá?
- Nước đá như thế nào? Cầm viêm đá lên con thấy thế nào?
- Nước đá dùng để làm gì?
+ Giáo dục: Nước đá dùng để giải khát khi trời mùa hè nóng bức và để giữ cho thức ăn luôn tươi ngon. Nước đá dùng để giải khát nhưng vào mùa lạnh con không nên uống nước đá hoặc vào mùa hè mà uống nhiều nước đá thì sẽ bị viêm họng, nhai đá còn làm hại đến men răng.
- Cho trể chơi trò chơi: “ Pha nước chanh”.
- Khi lên bếp đun sôi nước trở thành gì?
- Cho trẻ quan sát bình nước đun sôi.
- Nước sôi dùng để làm gì?
+ Cô rút ra kết luận, giải thích thêm.ở nhiệt độ bình thường thì nước ở dang lỏng, ở nhiệt độ cao thì nước bốc hơi, khi nhiệt độ xuống thấp thì nước ở dạng rắn. Khi nước sôi hoặc đang còn nóng con không nên chơi ở gần rất dễ bị bỏng.
* Hoạt động 3:Khám phá về sự hòa tan của nước.
- Cho trẻ hát bài “ Hạt mưa và em bé” về ngồi thành 3 nhóm khám phá về sự hòa tan của nước.
Nhóm 1 : Hòa đường vào nước.
Nhóm 2: Hòa dầu ăn vào nước.
Nhóm 3: Hòa sỏi vào nước.
- Các nhóm đại diện lên trình bày và giải thích kết quả của nhóm mình.
- Sau khi làm thí nghiệm ở nhóm mình con thấy kết quả như thế nào? Vì sao lại như thế?
- Cô khái quát lại: nước có thể hòa tan một số chất như: đường, muối, bột ngọt. vì những chất này tan trong nước. Còn một số chất như dầu ăn, đá, sỏi. sắt không hòa tan được vì những chất này không tan trong nước.
* Hoạt động 4: Luyện tập.
- Trò chơi: “ Chọn hành vi đúng sai”
- Cách chơi: Cô có các hình ảnh về các hành vi nên làm để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước và các hành vi không nên làm sẽ gây nguy hại, ô nhiễm nguồn nước. Trẻ bật liên tiếp qua 3 vòng lên chọn hành vi đúng gắn vào khuôn mặt vui, hành vi không nên làm gắn vào khuôn mặt buồn.
- Luật chơi: Trẻ nào bật dẫm vào vòng, gắn sai hình ảnh sẽ không được tính.
- Tổ chức cho trẻ thực hiện trò chơi.
+ Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ hát bài cho tôi đi làm mưa với và đi ra ngoài.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát vận động cùng cô.
- Nước mưa
- Trẻ trả lời
- Giữ gìn, bảo vệ nguồn nước. 
- Chú ý nghe
- Quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Nhìn thấy thìa vì nước trong suôt.
- Nước không có mùi
- Nước không vị
- Chú ý nghe
- Nước biển
Cả lớp đọc bài thơ nước
- Trẻ trả lời
Chú ý nghe
- Thực hiện trò chơi.
- Dạng rắn.
- Để trong tủ lạnh
- Lạnh tê tay
- Trẻ trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Thực hiện trò chơi.
- Thành hơi
- pha trà, làm chin thức ăn.
- Chú ý nghe
- Trẻ đi về chỗ ngồi theo 3 nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm lên giải thích kêt quả.
- Chú ý nghe
- Nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Trẻ thực hiện trò chơi.
- Trẻ hát và đi ra ngoài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_kham_pha_khoa_hoc.doc
Giáo Án Liên Quan