Giáo án lớp chồi - Phương tiện giao thông đường bộ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ xem hình ảnh các PTGT đang lưu thông trên đường bộ

- Trò chuyện với trẻ và dẫn dắt vào bài

2. Phương pháp – hình thức tổ chức

* Khám phá về xe đạp

Cô đọc câu đố:

Xe gì hai bánh

Đạp chạy bon bon

Chuông kêu kính coong

Đứng yên thì đổ

(Xe đạp)

Hỏi trẻ đó là phương tiện gì?

- Cô cho trẻ xem hình ảnh về xe đạp và hỏi trẻ đó là phương tiện gì?

- Hỏi trẻ về đặc điểm, hình dáng của xe đạp như thế nào?

- Cô mời trẻ lên chỉ và nói tên từng bộ phận, chức năng của từng bộ phận

- Xe đạp dùng để làm gì?

 Cô khái quát: Xe đạp là PTGT đường bộ, xe có hai bánh, có đầu xe, thân xe, đuôi xe, có bàn đạp. Xe đạp chạy được là nhờ sức đạp của người điều khiển.

- Ngoài xe đạp đạp bằng chân các con có thấy xe đạp điện bao giờ chưa nhỉ?

- Cho trẻ xem hình ảnh xe đạp điện

 

docx13 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN II
Giáo viên: Nguyễn T.Hồng Thêm
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPKH
Xe đạp, xe máy
1.Kiến thức
- Trẻ biết gọi tên xe đạp, xe máy
- Trẻ biết một số đặc điểm , cấu tạo, hình dáng của xe đạp, xe máy
- Trẻ biết xe đạp, xe máy thuộc phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ biết thêm một số PTGT đường bộ khác như xích lô, ô tô...
- Trẻ biết tên và hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi “Tìm nhanh, đoán đúng”
2. Kỹ năng
- Trẻ nói được tên, đặc điểm nổi bật xe đạp và xe máy
- Trẻ phân biệt và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa xe đạp và xe máy: xe đạp dùng sức người để để đi, xe máy hoạt động bằng xăng nưng đều có tác dụng đẻ chở người và hàng hóa
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo và đúng luật
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học
- Trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông.
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án powerpoin, máy tính, tivi
- Hình ảnh về xe đạp, xe máy
- Lô tô xe đạp, xe máy
- Nhạc bài hát: “”
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một rổ tranh lô tô về PTGT xe đạp, xe máy, xích lô, ô tô
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ xem hình ảnh các PTGT đang lưu thông trên đường bộ
- Trò chuyện với trẻ và dẫn dắt vào bài
2. Phương pháp – hình thức tổ chức
* Khám phá về xe đạp
Cô đọc câu đố:
Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ
(Xe đạp)
Hỏi trẻ đó là phương tiện gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về xe đạp và hỏi trẻ đó là phương tiện gì?
- Hỏi trẻ về đặc điểm, hình dáng của xe đạp như thế nào?
- Cô mời trẻ lên chỉ và nói tên từng bộ phận, chức năng của từng bộ phận
- Xe đạp dùng để làm gì?
à Cô khái quát: Xe đạp là PTGT đường bộ, xe có hai bánh, có đầu xe, thân xe, đuôi xe, có bàn đạp. Xe đạp chạy được là nhờ sức đạp của người điều khiển.
- Ngoài xe đạp đạp bằng chân các con có thấy xe đạp điện bao giờ chưa nhỉ?
- Cho trẻ xem hình ảnh xe đạp điện
* Khám phá xe máy
Cô đọc câu đố
Xe gì hai bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu bình bịch
(Xe đạp)
- Cô hỏi trẻ là xe gì?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh xe máy
- Đây có đúng là xe máy không các con nhỉ?
- Con hãy cho cô biết xe máy có những bộ phận gì?
- Cô mời một bạn lên chỉ và nói tên từng bộ phận của xe máy?
- Bạn nào biết xe máy chạy bằng gì?
- Xe máy đi ở đâu? Nó là PTGT đường gì?
à Cô chốt lại: Xe máy là PTGT đường bộ, xe máy cũng có hai bánh, xe chạy được là nhờ có động cơ và xăng, xe giúp mọi người đi nhanh hơn xe đạp và đỡ mệt hơn vì không phải dùng sức người để đạp. Khi ngồi trên xe chúng mình nhớ phải đội mũ bảo hiểm cho an toàn
* So sánh giống và khác nhau giữ hai xe đạp và xe máy
- Giống nhau:
+ Cả hai xe đạp và xe máy đều là PTGT đường bộ
+ Đều có hai bánh
+ Dùng để chở người và chở hàng hóa
- Khác nhau:
+ Xe đạp dùng sức người để đạp thì xe mới chạy được
+ Xe máy có động cơ và sử dụng xăng để chạy
+ Xe đạp có tốc độ đi chậm hơn
+ Xe máy đi với tốc độ nhanh hơn
* Mở rộng
- Ngoài xe đạp và xe máy ra thì còn có rất nhiều các loại PTGT đường bộ khác nữa như là: Xích lô, ô tô, công nông, xe ben...(cho trẻ xem hình ảnh)
- Giáo dục trẻ: Các con ạ khi chúng mình tham gia giao thông hay ngồi sau xe của người lớn các con phải ngồi yên không quay đi quay lại tránh kẹt chận vào nan hoa, khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
* Trò chơi: Chơi lô tô “Ai nhanh hơn”
- Chuẩn bị mỗi trẻ một rổ lô tô các PTGT đường bộ
+ Cô nói đặc điểm PTGT trẻ nói tên PTGT và giơ lô tô
+ Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần
* Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”
- Cô chia lớp làm hai đội, nhiệm vụ của hai đội là tìm và gắn lên bảng các phương tiện giao thông đường bộ để lẫn với các phương tiện giao thông khác.
Thời gian chơi là 1 bản nhạc, bản nhạc kết thúc đội nào tìm và gắn được nhiều và đúng thì đội đó thắng.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương
- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Đi xe đạp”
Lưu ý
.
.
........
.
........
Chỉnh sửa năm
.
.
........
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
- NDTT: DH: “Bạn ơi có biết không”
- NDKH: NH: “Đi đường em nhớ”
- TCAN: nghe giai điệu đoán tên bài hát
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát “Bạn ơi có biết không” của tác giả Hoàng Văn Yến
- Trẻ hiểu nội dung bài hát nói về rát nhiều loại PTGT, mỗi PTGT có một nới hoạt động riêng nhung chúng đều có tác dụng để chở người và hàng hóa
2. Kỹ năng
- Trẻ hát to, rõ ràng.
- Trẻ hát với giọng vô tư, thoải mái, tự nhiên đúng giai điệu của bài hát
- Trẻ chơi tốt trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ 
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án bài dạy
- Nhạc bài hát “Bạn ơi có biết”
“Đi đường em nhớ”
- Máy tính,
2. Đồ dùng của trẻ
- Ghế cho trẻ ngồi
- Aó quần sạch sẽ
1. Ổn định tổ chức
- Cô trò chuyện với trẻ về các PTGT, hỏi trẻ về tiếng kêu và nơi hoạt động cũng như công dụng của các PTGT đó.
- Cô biết một sáng tác của bác Hoàng Văn Yến nói đến rất nhiều các PTGT đó là bài “Bạn ơi có biết” hôm nay cô sẽ dạy chúng mình hát nhé
2. Phương pháp – hình thức tổ chức
* Dạy trẻ hát “Bạn ơi có biết”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1:
+ Hỏi trẻ các con vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2: Có nhạc
- Cô giảng nội dung bài hát: Nói về rất nhiều các PTGT, ô tô và xe máy đi trên đường bộ, thuyền bè thì đi dưới nước, máy bay thì trên bầu trời và tất cả các PTGT đó đều đi đúng làn đường của mình và đều giúp cho việc chở hàng hóa...
- Cô hát lần 3: Cô hát cùng nhạc kết hợp minh họa động tác
* Cô dạy trẻ hát
- Cô cho cả lớp hát cùng cô lần 1
- Lần 2 cả lớp hát kết hợp nhạc
- Cô mời tổ, nhóm bạn nam, nữ, cá nhận trẻ lên hát 
- Khi trẻ hát cô chú ý chỉnh sửa sai cho trẻ
- Hát nâng cao 
- Nếu trẻ hát tốt cô cho trẻ hát và thể hiện động tác theo ý thích vừa hát vừa vận động nhún chân, lắc lư, vẫy tay theo ý mình. (trẻ đi theo vòng tròn)
- Cô động viện, khen ngợi trẻ
* Nghe hát “Đi đường em nhớ”
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Lần 2: cô cho trẻ nghe qua băng băng đĩa
* Trò chơi âm nhạc: “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi: Cô mở nhạc cho trẻ nghe giai điệu để trẻ đoán tên bài hát đó là gì.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
3.Kết thúc
- Cô củng cố bài học, nhận xét, tuyên dương trẻ
Lưu ý
.
.
.
.
.
 .....
.
Chỉnh sửa năm
.
.
........
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán
Đo dung tích bằng một đơn vị đo
1.Kiến thức
- Trẻ nhận biết được mục đích đo là để biểu diễn dung tích của một vật qua vật được chọn làm đơn vị đo
- Trẻ biết biểu diễn kết quả đo
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát quá trình cô làm mẫu kỹ năng đo lượng nước, kỹ năng đếm số lần đong đo.
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Rèn kỹ năng ngôn ngữ khi biểu diễn kết quả đo
1. Đồ dùng của cô
- 5 chai nhựa 300ml
- 2 chia to 800ml
- 5 cốc nhỏ
- 5 khăn
- 5 chậu nhỏ
- Nước sạch
2. Đồ dùng của trẻ
- 2 chai nước to
- 2 cốc
- hai chậu
1. Ổn định tổ chức
- Cho cả lớp đọc bài thơ “Nước” của Vương Trọng
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ:
+ Bài thơ nói đến cái gì vậy các con?
+ Nước đựng trong chậu thì thế nào nhỉ?
+ À, đúng rồi nước ở chậu ở dạng lỏng, mềm nữa hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phá tính chất này của nước nhé!
2. Phương pháp – hình thức tổ chức
* Ôn đếm đến 5
- Cô có đem cho lớp mình một món quà (Cô đặt 5 chai nước lên bàn)
- Hỏi trẻ cô có gì đấy?
- Trên bàn có tất cả bao nhiêu chai nước?
- Những chai nhựa này được dùng để làm gì?
- Cô còn có gì đây nữa?(cô đặt 5 chiếc cốc lên bàn)
- Các con dùng cốc để làm gì?
- Các con thử đoán xem chai nhựa này chứa được bao nhiêu cốc nước?
* Dạy trẻ đo dung tích của một vật bằng 1 đơn vị đo
 - Cô làm mẫu:
+ Bước 1: cô đổ đầy nước vào chai
+ Bước 2: tay trái cô cầm cốc, tay phải cô cầm chai nước. Cô đổ nước từ chai ra cốc sao cho vừa đầy cốc nước sau đó cô đổ nước ở cốc đó đi và đếm là “Một”
+ Bước 3: cô tiếp tục đổ nước từ chai ra cốc sao cho vừa đầy cốc nước, sau đó cô đổ nước ở cốc đi và đếm là “Hai”. Tiếp tục cô làm như vậy cho tới khi chai hết nước
+ Bước 4: cô biểu diễn kết quả đo: chai nhựa chứa được... cốc nước
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô sẽ chia lớp làm 4 nhóm, phân công nhóm trưởng lên lấy đồ dùng
- Cho các nhóm trẻ thực hiện. Cô đến từng nhóm hướng dẫn trẻ
- Gọi từng nhóm diễn đạt kết quả đo của nhóm mình
- Cô nhận xét cách đo của trẻ và kiểm tra kết quả đo.
* Luyện tập củng cố
Trò chơi “thi đong nước”
- Cô sẽ chia lớp làm 2 đội chơi xếp thành 2 hàng
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: Mỗi đội có nhiệm vụ đo nước trong chai to xem đội nào đo khéo, có kết quả nhanh và chính xác.(lần lượt từng trẻ lên thực hiện rót 1 cốc nước đổ vaò chậu, sau đó đứng sang bên cạnh)
- Cho trẻ biểu diễn kết quả
- Giáo dục trẻ: Biết sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước tranh gây ô nhiễm
* Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học
Lưu ý
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Chỉnh sửa năm
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Văn học
Thơ
“Đàn kiến nó đi”
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ “Đàn kiến nó đi” của tác giả “Định Hải”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về những chú kiến con đi không ra hàng ra lối, cắm cổ cắm đầu mà đi không để ý xung quanh, còn các bạn nhỏ thì đi theo hàng thẳng táp vào lớp
2. Kỹ năng
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, cảm nhận giai điệu vui tươi của bài thơ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học
- Trẻ có ý thức xếp trong lúc xếp hàng vào lớp cùng như khi tham gia giao thông 
1.Đồ dùng của cô
- Giáo án bài soạn
- Tranh thơ minh họa
- Que chỉ
- Nhạc bài hát “Đi đường em nhớ”
2. Đồ dùngcủa trẻ
- Áo quần sạch sẽ
- Trẻ ngồi ghế hình chữ U
1. Ổn định tổ chức
- Cô đọc câu đố cho trẻ
Con gì bé tí
Đi lại từng đàn
Kiếm được mồi ngon
Cùng tha về tổ?
(con kiến)
- Cho trẻ trả lời
- Nhà thơ Định Hải đã sáng tác 1 bài thơ nói về những chú kiến, để xem những chú kiến này đi lại ra sao các con chú ý nghe cô đọc bài thơ “Đàn kiến nó đi” nhé 
2. Phương pháp – hình thức tổ chức
* Đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc lần 1: diến cảm, minh họa động tác
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa
* Giảng nội dung: 
Bài thơ nói về một đàn kiến đi lại không ra hàng ra lối, cứ cắm cổ cắm đầu mà đi, vừa đi bên này lại sang bên kia đi. Còn các bạn nhỏ thì rất ngoan đi vào lớp theo hàng theo lối.
* Đàm thoại
-  Bài thơ nói về con vật gì?
- Các con biết gì về loài kiến?
- Đàn kiến nhỏ hay to nhỉ?
- Đàn kiến chạy thế nào các con nhỉ?
- Nhìn đàn kiến đi như vậy có đẹp không các con?
- Còn các bạn nhỏ có ngoan không
- Khi vào lớp các bạn ấy đi như thế nào?
* Trích dẫn
- Cô đọc 4 câu thơ đầu:
“Một đàn kiến nọ
Chạy ngược chạy xuôi
Chẳng ra hàng một
Chẳng thành hàng đôi”
- Đàn kiến nhỏ bé đi lại lung tung không ra hàng lối nào, lúc chúng đi bên này, lúc lại chạy sang bên kia
“ Đang chạy bên này
Lại sang bên nọ
Cắm đầu cắm cổ
Kìa trông xấu quá”
- Còn các bạn nhỏ khi vào lớp thì đi theo hai hàng rất ngay ngắn, đẹp mắt
“Chúng em vào lớp...
Rối tinh cả đàn”
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2 lần
- Cho tổ, nhóm trẻ đọc (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Gọi cá nhân trẻ lên đọc thơ
- Giao dục trẻ: Khi đi tham gia giao thông trên đường các con chú ý nhìn trước nhìn sau để đi cho đúng làn đường của mình. Khi xếp hàng vào lớp các con cũng đi theo hàng cho ngay ngắn thế mới là em bé ngoan. Các con có đồng ý với cô không?
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học, củng cố, tuyên dương trẻ
- Trẻ hát “Đi đường em nhớ”, chuyển hoạt động
Lưu ý
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Chỉnh sửa 
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình
Tô màu tranh chữa xe ô tô
(Mẫu)
1.Kiến thức
- Trẻ biết ô tô là PTGT đường bộ
- Trẻ biết cách tô màu tranh theo ý thích của mình
- Trẻ biết cầm bút màu bằng tay phải và di màu tranh không chờm ra ngoài
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng di màu đều, mịn, kín không hở giấy.
- Trẻ cầm bút bằng tay phải để tô màu, tay trái giữ giáy khi tô.
- Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học
- Trẻ yêu thích sản phẩm mình làm ra
1. Đồ dùng của cô
- Tranh mẫu cuẩ cô
- Nhạc bài hát “Em tập lái ô tô”
2. Đồ dùngcủa trẻ
- Bút màu
- Màu nước
- Vở vẽ
1.Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ hát, vân động theo nhạc bài “Em tập lái ô tô”
- Bài hát nói về PTGT gì?
- Hôm nay cô cũng các con sẽ tô màu tranh sửa chũa ô tô nhé
2 Phương pháp – hình thức tổ chức
* Cho trẻ quan sát vật mẫu – đàm thoại
- Các con nhìn lên đây xem cô có bức tranh gì đấy?
- À, là bức tranh vẽ chú thợ đang sửa chữa ô tô đúng không nào?
- Các con có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh?
- Cô sử dụng gam màu gì để tô cho bức tranh nhỉ?
- Cửa xe cô tô màu gì đây con?
- Còn bánh xe có màu gì?
- Chú thợ cô tô màu nào?
- Với các gam màu xanh, đỏ, vàng... cô đã tô được bức tranh thật là đẹp phải không nào?
* Cô làm mẫu
- Đây là bức tranh cô chưa tô màu, bây giờ cô sẽ dùng những màu cô thích để tô nhé!
+ Cô chọn màu đỏ để tô thân xe, màu xanh cô tô kính xe, màu đen cô để tô bánh xe, còn bác thợ cô tô màu vàng vào bộ quần áo của bác. Tay trái cô giữ giấy/ vở, cô cầm bút màu bằng 3 đầu ngón tay phải nhẹ nhàng cô di màu từ trái qua phải từng bộ phận của chiếc xa ô tô. Cứ như vậy cô tô hết các chi tiết của bức tranh.
- Bức tranh được cô tô màu trở nên đẹp hơn phải không các con? Thế chúng mình có muốn thực hiện cùng cô không?
* Trẻ thực hiện 
- Con sẽ vẽ tặng chú bộ đội món quà gì?
- Con sẽ vẽ cái gì trước? Con tô màu gì cho món quà?
* Trẻ thực hiện
- Cô đi quan sát, hướng dẫn và động viên trẻ còn yếu lúng túng
- Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhẹ bài “Bạn ơi có biết không”
- Hết giờ cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày trên giá
- Cho cả lớp cùng quan sát sản phẩm của các bạn
+ Hỏi một số trẻ thích bài nào nhất? Vì sao?
+ Mời tác giả bức tranh lên giới thiệu
- Cô nhận xét, phân tích những bài đẹp,động viên những bài còn chưa đẹp
3. Kết thúc
- Cô khen trẻ, động viên trẻ
Lưu ý
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Chỉnh sửa năm
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxPTGT_duong_bo.docx
Giáo Án Liên Quan