Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đỗ Thị Mai

+ Lấy đà và bật nhảy từ trên cao xuống.

+ Chạm đất nhẹ bằng 2 chân.

+ Giữ thăng bằng khi chạm đất

+ Đi nối bàn chân tiến lùi liên tiếp.

+ Khi bước lên ghế không mất thăng bằng, đi thăng bằng được trên ghế thể dục, khi đi mắt nhìn thẳng.

+ Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế

+ Tham gia hoạt động tích cực trong khoảng 30 phút

+ Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật,.

+ Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.

+ Tự rửa tay bằng xà phòng, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, rửa không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo, quần, rửa tay sạch, không có mùi xà phòng

 

doc24 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đỗ Thị Mai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN ( 3 Tuần)
Thực hiện từ ngày 07/10 – 25/10/2019
TT
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Lĩnh Vực: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT1
- Nhảy độ cao 40cm 
( CS2)
+ Lấy đà và bật nhảy từ trên cao xuống. 
+ Chạm đất nhẹ bằng 2 chân.
+ Giữ thăng bằng khi chạm đất
- Học:
+ VĐCB: Bật nhảy từ trên cao xuống 40cm 
MT2
- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)
 (CS 11)
+ Đi nối bàn chân tiến lùi liên tiếp. 
+ Khi bước lên ghế không mất thăng bằng, đi thăng bằng được trên ghế thể dục, khi đi mắt nhìn thẳng.
+ Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế
- Học 
+ VĐCB: Đi ngang bước dồn.
+ VĐCB: Đi nối bàn chân tiến lùi liên tiếp
MT3
Tham gia hoạt động liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong 30 phút.(CS14)
+ Tham gia hoạt động tích cực trong khoảng 30 phút
+ Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật,...
- Mọi lúc mọi nơi.
- Học
MT4
Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15)
+ Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.
+ Tự rửa tay bằng xà phòng, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, rửa không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo, quần, rửa tay sạch, không có mùi xà phòng
- Mọi lúc mọi nơi
- Vệ sinh ăn trưa - ngủ trưa.
MT5
Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS17)
+ Che miệng khi ho, hắt hơi có sự nhắc nhở của người lớn
+ Lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
- Mọi lúc mọi nơi.
- vệ sinh ăn trưa ngủ trưa.
MT6
Kể được tên của 1 số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày (CS 19)
+ Nhận biết  một số thực phẩm và món ăn quen thuộc.
+ Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
+ Kể được tên, lợi ích của một số thức ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở nhà
- Mọi lúc mọi nơi.
- vệ sinh ăn trưa ngủ trưa.
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM-XÃ HỘI
MT7
Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình (CS27)
+ Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.
+ Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình.
- Học
- Chơi ngoài trời
MT8
Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (CS29) 
+ Kể được những việc mà mình có thể làm được, không thể làm được và giải thích được lí do tại sao
- Học
- Chơi ngoài trời
MT9
Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẽ bên ngoài, sở thích, giới tính, khả năng) (CTGDMN)
+ Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
- Học
- Chơi ngoài trời
MT10
Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS34)
+ Bày tỏ để người khác hiểu được mong muốn của bản thân.
+ Phát biểu ý kiến hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, không sợ sệt, rụt rè, e ngại
- Học
- Chơi ngoài trời
MT11
Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp. (CS38)
+ Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
+ Thích thú khoe sản phẩm của mình với người khác và các bạn.
- chơi ngoài trời
- Chơi - Hoạt động ở các góc.
- Mọi lúc mọi nơi.
MT12
Thích chăm sóc cây cối.(cs39)
+ Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc một cách vui vẻ.
+ Tỏ thái độ buồn, tiếc nuối khi thấy cây, con vật bị héo, chết.
- chơi ngoài trời
- Chơi - Hoạt động ở các góc.
MT13
Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi(CS43)
+ Chủ động đến nói chuyện với bạn, cô giáo, người xung quanh
+ Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp với những người gần gũi
- chơi ngoài trời
- Chơi - Hoạt động ở các góc.
MT14
Có nhóm bạn chơi thường xuyên (CS46)
Thích và hay chơi theo nhóm bạn, có ít nhất hai bạn thân hay cùng chơi với nhau.
- chơi ngoài trời
- Chơi - Hoạt động ở các góc.
MT15
Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè (CS50)
+ Chơi hoà thuận với bạn, quan tâm, giúp đỡ bạn
+ Biết dùng nhiều cách để giải quyết mâu thuẫn: dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác hoặc chấp nhận sự thoả hiệp.
+ Không đánh bạn, không dành giật đồ chơi của bạn, không la hét hoặc nằm ăn vạ.
+ Chơi vui vẻ thân thiện với bạn
- chơi ngoài trời
- Chơi - Hoạt động ở các góc.
MT16
Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn 
(CS 54)
Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà.
Thể hiện sự ăn năn, áy náy, xấu hổ, lo lắng khi phạm lỗi và nói lời xin lỗi.
- Học.
- Trả trẻ
MT17
Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình. (CS59)
+ Gọi được tên và chấp nhận các sở thích giống và khác nhau giữa mình và các bạn khác: sở thích về món ăn, sở thích về các đồ chơi, trò chơi, quần áo, đầu tóc,
+ Cách dùng từ địa phương khác nhau để chỉ cùng một vật.
- chơi ngoài trời
Lĩnh Vực: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
MT18
Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động (CS62)
+ Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
+ Trẻ hiểu được trẻ thực hiện những chỉ dẫn của giáo viên: cất balô lên giá, cởi giầy và vào lớp chơi cùng các bạn khác
- chơi ngoài trời
MT19
Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao (CS64)
+ Trẻ nói được chủ đề và giá trị đạo đức của truyện, tính cách nhân vật trong truyện sau khi được nghe kể chuyện.
- Học.
- Chơi - HĐ theo ý thích.
MT20
Nói rõ ràng (CS65) 
+ Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, theo đồng dao ca dao đã nghe, biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên.
- chơi ngoài trời
MT21
Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (CS91)
+ Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số.
- Học.
- Chơi - Hoạt động ở các góc.
Lĩnh Vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT22
Xác định vị trí 
( trong, ngoài, trên dưới, trước, sau, phải, trái) (CS 108)
 + Nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải - tay trái của bản thân.
+ Xác định vị trí của đồ vật (phía trong, phía ngoài, phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới, phía phải, phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn.
- Học.
MT23
Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự ( CS109)
Nói được trong tuần những ngày nào đi học, ngày nào nghỉ ở nhà
- Mọi lúc mọi nơi.
MT24
Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. (CS113)
- Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) VD: ngắm nghía trước sau của một cái đồng hồ mới, quan sát kỹ lưỡng để tìm ra những bộ phận khác lạ hơn so với cái đã biết; chăm chú quan sát bác bảo vệ trồng một cây mới và đặt ra những câunhỏi để biết đó là cây gì, hoa sẽ có màu gì, có quả không và quả có ăn được không?
- Hay đặt câu hỏi: “tại sao?”
- Học
- chơi ngoài trời
Lĩnh Vực: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MT25
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6)
Cầm bút đúng cách, bằng ngón trỏ và ngón cái đỡ, bằng ngón giữa, tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ
- Chơi - HĐ ở các góc.
- Chơi - hoạt động theo ý thích
MT26
Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn (CS8)
+ Bôi hồ đều, dán hình vào bức tranh phẳng phiu, miết đều.
+ Các chi tiết không chồng lên nhau. Không bị nhăn
- Chơi - hoạt động theo ý thích
MT27
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
+ Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. 
+ Hát thuộc bài hát trẻ em.
+ Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.
- Chơi - HĐ ở các góc.
- Chơi - hoạt động theo ý thích
MT28
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101)
+ Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
+ Thể hiện nét mặt, vận động: vỗ tay, lắc lư... phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- Chơi - HĐ ở các góc.
- Chơi - hoạt động theo ý thích
MT29
Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản (CS102)
+ Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm.
+ Sử dụng, phối hợp nhiều loại vật liệu để làm ra 1 loại sản phẩm, có sự sáng tạo
- Chơi - HĐ ở các góc.
- Chơi - hoạt động theo ý thích
- Học
* Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động:
1. Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp:
- Trang trí lớp thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với chủ đề bản thân.
- Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng lắp ghép, cây xanh, gạch, búp bê, ngôi nhà, cổng chào.cho trẻ chơi.
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ, khoa học và đảm bảo an toàn cho trẻ.
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời:
- Chuẩn bị sân sạch sẽ, có bóng mát cho trẻ hoạt động.
- Dọn dẹp vườn thiên nhiên và các khu vực trong trường nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ đi tham quan.
2. Môi trường xã hội:
- Cô gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ tâm lí an toàn khi tới lớp từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu trường yêu lớp, thích đi học.
- Cô chủ nhiệm chú ý tới hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ khi giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo.
--------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
KẾ HOẠCH TUẦN 1
Chủ đề nhánh: TÔI LÀ AI 
Thời gian thực hiện từ ngày 07/ 10/ 2019 đến 11 / 10 /2019
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thời điểm
07/10
08/10
09/10
10/10
11/10
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Chơi với đồ chơi trong lớp.
- Trò chuyện với trẻ tên, tuổi, sở thích, ước mơ của trẻ.
- Điểm danh.
- Thể dục sáng.
Chơi ngoài trời
- Chơi một số trò chơi: chuyền bóng qua đầu, bật xa,..
- Chơi tự do: 
- chơi đồ chơi ngoài trời
+ Vẽ, viết trên sân, trên cát 
+ Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...)
Học
LV: PTTC
Bật nhảy từ trên cao xuống 40cm
LV: PTTM
Nặn bạn trai, bạn gái
LV:PTNN
Chữ cái A, Ă, Â
LV: PTNT
Bé là ai.
LV: PTTM
Hát, vận động: “Bé khoẻ bé ngoan” 
Chơi, hoạt động ở các góc.
* Góc xây dựng : xây khuôn viên nhà của bé, có hàng rào, có cây xanh: Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
* Góc phân vai: cửa hàng, gia đình, bác sĩ: Có nhóm bạn chơi thường xuyên.
* Góc học tập: 
+ Xem tranh ảnh về bản thân: Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè
+ Tập tô chữ cái a, ă, â: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. 
* Góc nghệ thuật: 
- Âm nhạc: Cho trẻ biểu diễn các bài hát về bản thân: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.
- Tạo hình: vẽ, tô màu bánh sinh nhật, tô màu, cắt dán trang phục bé trai, bé gái: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
* Góc thiên nhiên: Trồng cây, chăm sóc cây: Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp. Thích chăm sóc cây cối.
Vệ sinh ăn trưa - ngủ trưa.
- Vệ sinh: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Ăn bữa chính: Kể được tên của 1 số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày 
- Chuẩn bị ngủ,ngủ trưa: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
- Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn nhẹ sau khi ngủ dậy 
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi theo ý thích của trẻ.
- Tô màu theo chủ đề.
- Hát,vận động các bài hát theo chủ đề.
- Đọc thơ kể chuyện theo chủ đề.
- Chơi trò chơi với đồ vật.
- Chơi với khu phát triển vận động. 
- Liên hoan văn nghệ - bình xét bé ngoan - cắm cờ - phát bé ngoan (chiều thứ 6)
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi, nhận xét cuối ngày
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, chào cô và bố mẹ, ra về.
-------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 07 tháng 10 năm 2019
Đề tài: BẬT NHẢY TỪ TRÊN CAO XUỐNG 40 CM
I. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết bật nhảy từ độ cao 40 cm xuống đất, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân và có khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể 1 cách mạnh dạn và tự tin.
- Trẻ yêu thích môn học, hứng thú, nghiêm túc trong giờ học.
II. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1. Khởi động.
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi, chạy các kiểu. Sau đó cho trẻ xếp 2 hàng dọc, điểm số, chuyển đội hình 2 hàng dọc thành 4 hàng dọc.
Hoạt động 2:Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung: ( ĐH: 4 hàng dọc )
- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao ( 2l x 8n )
- Chân: Ngồi khuỵu gối ( 3l x 8n )
- Bụng: Cúi gập người về phía trước ( 2l x 8n )
- Bật: Bật tại chỗ ( 2l x 8n )
b. Vận động cơ bản. Bật nhảy từ trên cao xuống 40 cm
- Cô giới thiệu bài tập: Bật nhảy từ trên cao xuống 40cm
* Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Cô tập động tác 1 lần trọn vẹn.
+ Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác: 
- TTCB: Cô bước lên trên bục, người đứng thẳng, 2 tay thả xuôi dọc thân, khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị”. Cô đưa 2 tay ra phía trước, khi có hiệu lệnh. “Bật” cô lăng nhẹ 2 tay xuống dưới, ra sau, đầu gối hơi khuỵu nhún chân đạp mạnh lấy đà để bật nhảy xuống chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân, đồng thời 2 tay cô lăng ra trước để giữ thăng bằng, sau đó cô nhẹ nhàng đi về đứng ở cuối hàng. 
* Trẻ tập thử: 
- Cô cho 2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát.
* Trẻ thực hiện: 
 - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt 2 trẻ 1 lần cho đến hết.
- Cô bao quát, sửa sai. Động viên khuyến khích trẻ.
- Lần 2 : Cô cho trẻ ở 2 hàng chia thành 2 đội tập dưới hình thức thi đua và cho tăng thêm bục cho trẻ luyện tập.
* Củng cố: Cho 1 - 2 trẻ mạnh dạn lên tập lại 1 lần.
c. Trò chơi: Mèo và chim sẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi, luật chơi. 
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cô bao quát và động viên trẻ chơi
- Hỏi lại tên trò chơi.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 vòng rồi ra chơi.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
.................................................................................................................................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
***********************************************
Thứ 3 ngày 08 tháng 10 năm 2019
Đề tài: Nặn bạn trai, bạn gái. 
I. Mục đích yêu cầu
- Cháu biết cách nặn các bộ phận trên cơ thể và biết gắn nối các bộ phận đó thành hình cơ thể bé.
- Phát triển khả năng sáng tạo, quan sát, ghi nhớ.
- Trẻ tập trung, nghiêm túc, hứng thú trong giờ học.
II. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: họa sĩ tài ba
- Cho trẻ đi thăm nhà bạn búp bê.
- Cô làm mẫu cho cháu xem vừa làm vừa giải thích cách làm.
- Cô lấy dao chia đất. lấy 1 mẩu nhỏ đặt lên lòng bàn tay trái, tay phải của cô úp lên lòng bàn tay trái xoay tròn viên đất để được hình tròn làm đầu. cô sẻ sang 1 bên cô lấy tiếp đất lăn dài viên đất để làm tay cứ như thế cô lăn thành 4 viên dài để làm 2 tay và 2 chân. Chân phải to hơn tay. Tiếp đó cô lấy viên đất lớn hơn cũng lăn dài như lần này. Cô vỗ bẹt 2 đầu cho vuông mình cũng hơi vuông để làm thân người. cuối cùng cô làm thao tác gắn nối các bộ phận đó để tạo thành sản phẩm cơ thể bé. Cô dùng các nét đất nhô làm mắt mũi miệng để sản phẩm thêm xinh động hơn.
Hoạt động 2: thể hiện tài năng
- Cô phát đất nặn, bảng, khăn lau tay cho cháu 
- Cho cả lớp thực hiện. cháu nặn cô mở nhạc nhẹ. Đến từng cháu quan sát gợi ý và giúp đỡ thêm cho các cháu còn lúng túng 
- Gần hết giờ cô động viên khuyến khích cháu hoàn thành sản phẩm của mình 
Hoạt động 3: Gian hàng triển lãm
- Cho các cháu mang sản phẩm của mình đặt lên kệ.
- Mời 2-3 cháu lên chọn và nhận xét sản phẩm đẹp
- Cô nhận xét bổ sung ý còn thiếu, Động viên khuyến khích cháu làm tốt, chưa tốt cần cố gắng.
- Kết thúc cho cháu hát vận động theo bài hát “Mừng sinh nhật” thu dọn đồ dùng và vệ sinh tay chân sạch sẽ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
.................................................................................................................................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
***********************************************
Thứ 4 ngày 09 tháng 10 năm 2019
ĐỀ TÀI: LQCC: A, Ă, Â 
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ các a, ă, â, trẻ nhận biết được các chữ cái a, ă, â
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ.
II. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Làm quen chữ cái a, ă, â.
* Làm quen chữ a: 
- Cô cho trẻ xem bức tranh “bàn tay”
- Cô cho trẻ đọc từ “bàn tay” trẻ đếm chữ cái
- Cô cho trẻ lên tìm từ giống nhau (a)
- Cô giới thiệu chữ a
- Cô cho trẻ phát âm chữ a
- Cô phân tích chữ a in thường và chữ a viết thường, tuy có nét khác nhau nhưng cách phát âm giống nhau
* Làm quen chữ ă, â tương tự như chữ a.
* So sánh:
- Cô so sánh từng cặp chữa, ă - a, â - ă, â - a
- Cô đưa các thẻ chữ cho trẻ so sánh
- Cách phát âm các chữ cái a, ă, â.
Hoạt động 2: tập luyện.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi về đúng nhà.
- Cô phát cho mỗi trẻ một chữ cái a,ă, â
- Cô cho trẻ vừa đi vừa đọc thơ hoặc hát khi nghe hiệu lệnh của cô thì chạy về nhà có biểu thị chữ đó
- Trẻ chơi cô quan sát nhắc nhở sửa sai cho trẻ
- Cô đổi thẻ chữ cái của trẻ.
Hoạt động 3:Những chữ nào bé đã học
- Cô cho trẻ tìm chữ cái a,ă,â trong các từ trong bài thơ
- Cô cho trẻ tô màu chữ cái vừa học.
-->Kết thúc giờ học: trẻ hát bé quét nhà và đi ra ngoài.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
.................................................................................................................................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
***********************************************
Thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm 2019
ĐỀ TÀI: KPXH: BÉ LÀ AI 
I. Mục đích yêu cầu. 
+ Trẻ biết mình là ai? Thông qua một số đặc điểm của bản thân như: họ tên, tuổi - ngày sinh nhật, hình dạng bên ngoài - giới tính, sở thích, khả năng hoạt động. 
+ Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn ( dáng vẻ bên ngoài, sở thích, giới tính, khả năng)
II. Tổ chức hoạt động
* HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá về bản thân (thông qua trò chơi phỏng vấn người nổi tiếng)
- Cô cho 1 trẻ đứng giữa lớp (làm người nổi tiếng), cho các trẻ khác hỏi (người phỏng vấn):
+ Bạn là ai (tên gì)? 
+ Là trai hay gái? 
+ Bạn sinh ngày, tháng nào? 
+ Năm nay bạn bao nhiêu tuổi? 
+ Bạn thích gì nhất (chơi gì? Ăn gì? )? 
+ Bạn thân của bạn là ai? 
 * HOẠT ĐỘNG 2: So sánh, phân biệt một số đặc điểm giống và khác nhau của trẻ và của bạn 
- Trò chơi “Tìm bạn thân” : Cho trẻ tìm bạn thân theo ý thích. 
- Trò chơi “Ai nhanh hơn” (Cô nêu yêu cầu cho trẻ có cùng đặc điểm về cùng nhóm: Ví dụ: Bạn trai (gái) đứng bên phải (trái) cô. Bạn thấp đứng trước, cao đứng phía sau.
* HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Mừng sinh nhật”
- Cho trẻ về nhóm ngồi (theo tháng sinh của mình: trẻ sinh tháng 1 về tờ tranh số 1, sinh tháng 2 về tờ tranh số 2, ), kết hợp hát bài “Chúc mừng sinh nhật”.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ. 
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
.................................................................................................................................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
..............................................

File đính kèm:

  • docGiao an chu de ban than_12681790.doc
Giáo Án Liên Quan