Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Đồ dùng trường tiểu học

I. Mục đích:

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của một số đồ dùng tiểu học

- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng

- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý có niềm vui, thích vào lớp một.

II. Chuẩn bị:

Hình ảnh, video về trường tiểu học

III. Tổ chức hoạt động:

* Trò chuyện

 - Cho trẻ hát bài “ tạm biệt búp bê”

 - Các con năm nay đang học lớp gì?

- Vậy là sang năm các con sẽ vào lớp một rồi, lúc đó các con sẽ được vào trường tiểu học, làm quen với nhiều bạn mới. Các con sẽ được học nhiều thầy cô.

- Ngoài ra khi vào tiểu học các con cũng phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, vậy bạn nào biết những đồ dùng cần thiết khi vào lớp một nào?

- Vậy những đồ dùng này có hình dạng, màu sắc, chất liệu như thế nào?

- Các con có biế công dụng của các đồ dùng này không?

- Để giải đáp những thắc mắc này cô và các con cùng tìm hiểu về ngày mai nhé.

 

docx29 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 3186 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Đồ dùng trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG NỘI DUNG
Chủ đề: ĐỒ DÙNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Đặc điểm
Tên gọi
ĐỒ DÙNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Công dụng
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG TIỂU HỌC
MẠNG NỘI DUNG
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Tên gọi
- Trò chuyện 
- Quan sát
Đặc điểm
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
Công dụng
- Trò chuyện 
- Xem tranh ảnh
- Thực hành
MỞ CHỦ ĐỀ : ĐỒ DÙNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Mục đích:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của một số đồ dùng tiểu học
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý có niềm vui, thích vào lớp một.
II. Chuẩn bị: 
Hình ảnh, video về trường tiểu học
III. Tổ chức hoạt động: 
* Trò chuyện
 - Cho trẻ hát bài “ tạm biệt búp bê”
 - Các con năm nay đang học lớp gì?
- Vậy là sang năm các con sẽ vào lớp một rồi, lúc đó các con sẽ được vào trường tiểu học, làm quen với nhiều bạn mới. Các con sẽ được học nhiều thầy cô.
- Ngoài ra khi vào tiểu học các con cũng phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, vậy bạn nào biết những đồ dùng cần thiết khi vào lớp một nào?
- Vậy những đồ dùng này có hình dạng, màu sắc, chất liệu như thế nào?
- Các con có biế công dụng của các đồ dùng này không?
- Để giải đáp những thắc mắc này cô và các con cùng tìm hiểu về ngày mai nhé.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 35
(Từ ngày 13/05/2019 đến ngày 17/05/2019
Nội dung
Thứ 2
13/05/2019
Thứ 3
14/05/2019
Thứ 4
15/05/2019
Thứ 5
16/05/2019
Thứ 6
17/05/2019
Chủ đề
Đồ Dùng Của Lớp Một
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi nhắc trẻ bỏ đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ. 
- Họp mặt đầu tuần: P/s vệ sinh răng miệng
TDBS
 - Hô hấp 2, tay 2, chân 2, bụng 4, bật 4
Hoạt động có chủ đích
Nặn:
Nặn 1 số đồ dùng lớp 1
Khám Phá: Bút chì và giấy.
Toán:
Ôn khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
Thơ: 
Em yêu nhà em
Hát: 
Tạm biệt búp bê
HĐNT
- Quan sát một số đồ dùng lớp một, trò chuyện một số đồ dùng của lớp lớp 1.
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, thi ai chạy nhanh.
- Chơi với cát, nước, vật liệu thiên nhiên, vẽ một số đồ dùng của lớp một trên sân trường.
Hoạt động góc
1/Góc xây dựng: Trường tiểu học.
2/Góc phân vai: Bán hàng, 
3/Góc nghệ thuật: Ôn lại các bài hát, vẽ đồ dùng học tập lớp 1
4/Góc học tập: Ôn số lượng trong phạm vi 10, số từ 1 - 10
5/Góc thư viện: Xem sách, đọc thơ, kể chuyện về trường tiểu học.
6/Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên.
Vệ sinh ăn trưa
- Tạo cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn
- Giới thiệu các món ăn, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
Hoạt động chiều
THTVBLQVCC
Tô màu chữ x, in rổng, tô chữ x in mờ trên đường kẽ ngang
HĐPKistmat
Lớp Lá 2
* Hoạt động góc
HTVBLQVT
Đồ vật có dạng hình khối
Trang 41
THTVBLQVCC
Tô màu chữ v, in rổng, tô chữ v in mờ trên đường kẽ ngang
Nêu gương bé ngoan cuối tuần
Đóng chủ đề
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân. 
- Nhận xét cắm cờ cuối buổi. 
-Cho trẻ ra về
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Thứ 2 ngày 13 tháng 5 năm 2019
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
TRÒ CHUYỆN VỀ ĐỒ DÙNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
	-Trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng học tập của học sinh lớp 1 và biết cách sử dụng 
	-Trẻ biết cách sử dụng, giữ gìn, biết cách lấy và biết sắp xếp đồ dùng học tập
	- Rèn kỹ năng nhận biết, phân biệt, so sánh
	- Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
	- Rèn kỹ năng nói mạch lạc đủ câu cho trẻ
	-Trẻ đạt yêu cầu: 85-90%
	- Trẻ yêu thích, và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
	- Tạo hứng thú cho trẻ vào lớp 1
	II.Chuẩn bị:
	- Bộ đồ dùng học tập của học sinh lớp 1: Cặp sách,sách giáo khoa,vở,bút chì,bút mực,tẩy,bảng,phấn,rẻ lau,kéo,giấy thủ công,hồ dán
	- 1 bức tranh vẽ một số hình ảnh về hành động ,sai (về cách giữ gìn sử dụng đồ dùng học tập)
	- 1 tranh vẽ hình ảnh đồ dùng học sinh lớp 1 có kèm một số hình ảnh đồ dùng, đồ chơi mẫu giáo
	- 1 tranh vẽ hình ảnh đồ dùng học sinh lớp 1 để trẻ chơi nối cặp đồ dùng.
	- 2 hộp đựng các đồ dùng học tập cho trẻ chơi trò chơi (hiểu ý đồng đội)
	- Màn chiếu ,máy vy tính,que chỉ,đàn
	III.Tổ chức hoạt động
1 .Ổn định tổ chức gây hứng thú vào bài:
- Cho cả lớp hát bài : Tạm biệt búp bê 
- Hỏi trẻ các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói lên điều gì?
*Cô chốt lại: Các con cũng đang học lớp mẫu giáo 5 tuổi chỉ còn 2 tuần nữa thôi là các tạm biệt trường mầm non để chuẩn bị bước vào lớp 1 trường tiểu học,các con có thích không?
- Bây giờ cô cháu mình cùng hướng lên màn hình để xem một số hình ảnh về trường tiểu học nhé.(Cô bật màn chiếu lên cho trẻ xem về một số hoạt động của trường tiểu học.)
2. Bài mới:
 - Các con vừa xem một số hình ảnh trường trường tiểu học, các con thấy có những gì?(Cho 2-3 trẻ kể)
=>Cô chốt lại: Giờ học hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về một số đồ dùng học tập của lớp 1 nhé.
 - Bác Hiệu trưởng trường tiểu học biết tin các con chuẩn bị vào lớp 1 nên bác đã tặng cho các con một hộp quà .
 - Các con có muốn biết xem trong hộp quà có gì không?
- Cô và trò cùng quan sát các đồ dùng tiểu học
=>Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dung: Các con ạ đây là những đồ dùng học tập của học sinh lớp 1 mà các con chuẩn bị được học vì vậy khi sử dụng các con phải giữ gìn đồ dùng ,không được vẽ bẩn ra cặp, sách vở, khi học xong các con phải sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng không để quăn sách, vở.
- Bây giờ chúng mình xem cô xếp đồ dùng vào cặp nhé.(Cô vừa xếp vừa hướng dẫn cho trẻ xem)
* Tiêu chuẩn bé ngoan:
- Bé chăm: đi học đều đúng giờ, nghỉ học phải xin phép
- Bé sạch: quần áo chân tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, vệ sinh cá nhân trước khi đến lớp.
- Bé ngoan: lễ phép với người lớn, đoàn kết với bạn bè.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 2 – TAY 2 – CHÂN 2 – BỤNG 4 - BẬT 4
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân
- Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.
II.Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ.
- Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động.
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “đồng hồ báo thức”theo các kiểu đi.
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
2.Trọng động.
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc.
*Động tác hô hấp 2: “Thổi bóng bay”
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
Thực hiện: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần). Cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng đỏ (xanh) to.
*Động tác tay – vai 2: Tay đưa ra phía trước, lên cao (có thể tập với cờ nơ).
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
Nếu tập với cờ (nơ) thì mỗi tay cầm 1 cờ (nơ).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía trước (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
*Động tác chân 2: Ngồi khuỵu gối (tay đưa cao, ra trước).
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
Nhịp 1: Tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau), kiễng chân.
Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối (lưng thẳng, không kiễng chân) tay đưa ra phía trước, bàn tay sấp.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục như trên.
*Động tác bụng – lườn 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với gậy).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, tay để sau lưng đan các ngón tay vào nhau (lòng bàn tay hướng lên trên).
Nhịp 2: Gập người ra phía trước, ưỡn lưng (thân người vuông góc với chân) tay đưa cao về phía sau, chân thẳng.
Nhịp 3: Như nhịp 2 nhưng cúi sâu hơn.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, đổi chân.
*Động tác bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau.
Nhịp 2: Bật đổi ngược lại: chân trái ra sau, chân phải ra trước. Bật theo nhịp 1 – 2 hoặc vỗ tay.
- Trò chơi : gieo hạt
3. Hồi tĩnh
 - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.
GIỜ HỌC TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: NẶN 1 SỐ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP LỚP MỘT
I. Mục đích và yêu cầu.
- Trẻ biết gọi đúng tên các đồ dùng
- Biết dùng kỹ năng đã học để nặn được một số đồ dùng học tập lớp một, biết đặt tên cho sản phẩm của mình vừa nặn .
- Rèn kỹ năng sự khéo léo của đôi bàn tay, như trẻ biết chia đất, biết sử dụng kĩ năng: xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, làm lõm ...để nặn một số đồ dùng 
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Giáo dục trẻ biết giữa gìn các loại đồ dùng học tập và biết yêu quá các sản phẩm mình tạo ra
- Có ý thức tốt trong giờ học 
II.Chuẩn bị:
- Máy tính, loa.
- Một số vật mẫu của cô.
- Bảng con, đất nặn, bàn ghế, chiếu trải đủ cho trẻ ngồi . 
III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định:
- Cho trẻ cùng đọc bài đồng dao :Đi cầu đi quán và cùng đi thăm quan .
- Các con nhìn xem cửa hàng bán đồ dùng học tập có bán những gì đây nào?cô chỉ vào từng đồ dùng và gợi ý hỏi trẻ 
*Cô cho trẻ hát bài hát : Nhà của tôi và đi về chỗ ngồi
- Các con vừa đi đâu về ?
- Cửa hàng có bán những loại đồ dùng gì?
- Đó là những loại đồ dùng ở đâu ?
- Ngoài những loại đồ dùng đó các con còn biết thêm các loại đồ dùng gì nữa ?
 - Để đồ dùng luôn luôn bền đẹp các con biết phải làm gì ? 
*Giáo dục trẻ biết giữ gìn các loại đồ dùng cẩn thận kẻo rơi hỏng .
2.Nội dung:
*Cho trẻ xem tranh mẫu : 
- Hôm nay trước khi ra về bạn búp bê đã tặng cho cô cháu mình một món quà đấy các con có muốn cùng xem không ?
- Mời đại diện lên mở quà và cùng nhận xét cùng cô 
- Trong hộp quà có gì đây? Cô lần lượt đưa từng loại đồ dùng ra và cho cả lớp cùng gọi tên và cùng xem 
*Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn các loại đồ dùng trong gia đình cẩn thận
-Thế nếu nặn thì con sẽ nặn gì nào ? và cách nặn như thế nào ?
*Cô hướng dẫn một số kỹ năng nặn
*Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ về bàn và thực hiện
- Cô bao quát và gợi ý hướng dẫn trẻ thêm đặc biệt là những trẻ nặn còn lúng túng
- khuyến khích trẻ nặn có sáng tạo và đặt tên cho sp của mình 
- khi nặn cô mở nhạc nhẹ cho trẻ nặn
*Trưng bày sản phẩm:
-Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày và cùng nhận xét 
- Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích ?
- Cô nhận xét chung 
*Giáo dục trẻ biết giữa gìn các loại đồ dùng trong gia đình cẫn thận kẻo vỡ, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp ,đặc biệt nhớ tắt các thiết bị điện không dùng tới..
3.Kết thúc: hát bài nhà của tôi và đi ra chơi 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát một số đồ dùng lớp một, trò chuyện một số đồ dùng của lớp lớp 1.
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, thi ai chạy nhanh.
- Chơi với cát, nước, vật liệu thiên nhiên, vẽ một số đồ dùng của lớp một trên sân trường.
I.Mục đích yêu cầu:
- Phát triển ngôn ngữ và phản xạ nhanh nhẹn. 
- Cháu vui vẻ trò chuyện, biết cách tham gia vào các hoạt động vui chơi, hiểu luật chơi và chơi đúng luật.
- Rèn luyện thính giác và khả năng định hướng âm thanh cho trẻ. 
- Giáo dục cháu đoàn kết hứng thú khi tham gia các hoạt động vui chơi.
II.Chuẩn bị: 
- Sân chơi bằng phẳng sạch sẽ 
- Tranh ảnh củ cà rốt, đồ dùng cho các trò chơi.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định trò chuyện:
- Cháu hát bài “ tạm biệt búp bê” 
- Cho cháu vừa đi vừa hát thành vòng tròn
 2.Nội dung: 
Quan sát và trò chuyện tmột số đồ dùng lớp một
- Cô cho trẻ qua sát tranh và cùng trò chuyện về một số đồ dùng cùng cô
TCDG: mèo đuổi chuột.
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. 
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
- Chơi với cát, nước, vật liệu thiên nhiên, vẽ một số đồ dùng của lớp một trên sân trường.
Cho trẻ chơi trên sân trường, vẽ đồ dùng lớp một trên sân.
3.Kết thúc:
- Cháu đọc bài thơ " hoa cúc vàng " .
- Cô nhận xét giờ chơi, tuyên dương trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG CỦA LỚP MỘT
Góc xây dựng: Trường tiểu học.
Góc phân vai: Bán hàng, 
Góc nghệ thuật: Ôn lại các bài hát, vẽ đồ dùng học tập lớp 1
Góc học tập: Ôn số lượng trong phạm vi 10, số từ 1 - 10
Góc thư viện: Xem sách, đọc thơ, kể chuyện về trường tiểu học.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên.
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi bán hàng
- Biết cách xây dựng Trường tiểu học.
- hát các bài hát, vẽ các đồ dùng học tập lớp 1.
- Ôn, đếm từ 1 -10
- Xem sách, đọc thơ, kể chuyện về trường tiểu học.
- Biết cách tưới nước, lau lá, chăm sóc góc thiên nhiên
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Một số đồ chơi, đồ dùng, để dùng cho góc xây dựng để xây dựng Trường tiểu học.
- màu vẽ, giấy, bút chì, sách tranh, thẻ số.
- Đồ dùng chăm sóc góc thiên nhiên
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định tổ chức: 
Cho trẻ hát bài “tạm biệt búp bê”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuẩn bị như tranh ảnh, đồ chơi, cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “đồ dùng của lớp một”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình.
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẫn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gợi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi bán hàng.
- Biết phân công công việc để xây dựng trường tiểu học
- Biết cách sắp xếp các số từ 1 - 10
- Xem tranh ảnh, đọc thơ, kể chuyện, biết chăm sóc góc thiên nhiên.
 Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ.
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài đồng dao “bà còng đi chợ trời mưa”
CHUẨN BỊ KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
- Các con đã được tới thăm trường tiểu học chưa?
- Năm sau các con sẽ vào lớp 1 rồi, phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng và dụng cụ để học đấy. Bạn nào kể các đồ dùng mà con biết nào?
- Các đồ dùng này được làm bằng chất liệu gì, màu sắc như thế nào?
Để hiểu thêm về trường tiểu học, chúng ta sẽ cùng chuẩn bị và khám phá vào ngày mai nhé.
Thứ 3 ngày 14 tháng 5 năm 2019
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát, trò chuyện
GIỜ HỌC MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH: ĐỒ DÙNG CỦA LỚP MỘT
I.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số đồ dùng của lớp một
- Phát triển khả năng quan sát và tư duy của trẻ.
- Trẻ chơi được trò chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ hào hứng, mong ước được lên lớp 1 trường tiểu học, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi,
II. Chuẩn bị:
- Các loại đồ dùng tiểu học
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định :
1 .Ổn định tổ chức gây hứng thú vào bài:
- Cho cả lớp hát bài : Tạm biệt búp bê 
- Hỏi trẻ các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói lên điều gì?
*Cô chốt lại:Các con cũng đang học lớp mẫu giáo 5 tuổi chỉ còn 2 tuần nữa thôi là các tạm biệt trường mầm non để chuẩn bị bước vào lớp 1 trường tiểu học,các con có thích không?
2. Bài mới:
a. Khai thác hiểu biết của trẻ:
 - Các con vừa xem một số hình ảnh trường tiểu học Nguyễn Huệ, các con thấy có những gì?(Cho 2-3 trẻ kể)
=>Cô chốt lại: Giờ học hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về một số đồ dùng học tập của lớp 1 nhé.
 - Bác Hiệu trưởng trường tiểu học biết tin các con chuẩn bị vào lớp 1 nên bác đã tặng cho các con một hộp quà .
 - Các con có muốn biết xem trong hộp quà có gì không?
 b. Quan sát nhận xét đồ dùng học tập:
 - Trước khi cho trẻ về nhóm quan sát cô giao nhiệm vụ cho trẻ, bây giờ các con hãy quan sát và thảo luận trong nhóm về tên, đặc điểm,công dụng của đồ dùng học tập.( Cho trẻ quan sát thảo luận 2-3 phút) sau đó cô mời đại diện từng nhóm lên giới thiệu về đồ dùng của nhóm mình.
* Nhóm 1: Quan sát nhận xét bút chì
 Cô mời đại diện nhóm 1 lên giới thiệu về đồ dùng của nhóm mình
 - Nhóm con quan sát đồ dùng gì?
 - Con có nhận xét gì về chiếc bút chì ?
 - bút chì dùng để làm gì?
Nếu trẻ trả lời chưa đầy đủ thì cô cho trẻ trong nhóm, nhóm khác bổ xung.
=>Cô chốt lại tên gọi, đặc điểm, công dụng
* Nhóm 2: Quan sát nhận xét giấy
 - Nhóm con còn quan sát đồ dùng gì?
 - giấy dùng để làm gì?
 - Khi viết lên giấy thì cần cái gì để viết?
 - giấy có hình gì?màu sắc ntn?
 => Cô chốt lại đầy đủ tên, công dụng, chất liệu, màu sắc, hình dáng của giấy
Mở rộng xem thêm một số đồ dùng (Kéo, giấy thủ công, hồ dán ,tẩy, cặp, bảng con)
=>Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dung: Các con ạ đây là những đồ dùng học tập của học sinh lớp 1 mà các con chuẩn bị được học vì vậy khi sử dụng các con phải giữ gìn đồ dùng, không được vẽ bẩn ra cặp, sách vở, khi học xong các con phải sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng không để quăn sách, vở.
- Bây giờ chúng mình xem cô xếp đồ dùng vào cặp nhé.(Cô vừa xếp vừa hướng dẫn cho trẻ xem)
*Cô cho 3 trẻ lên thực hành xếp đồ dùng vào cặp 
- Cô nhận xét về cách xếp đồ dùng vào trong cặp của các bạn 
- Cô chốt lại và động viên khen trẻ
c. Trò chơi luyện tập
cho trẻ vẽ đồ dùng học tập lên giấy.
3.Kết thúc :Cô nhận xét tiết học, khen động viên trẻ.
Thứ 4 ngày 8 tháng 5 năm 2019
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LÀM QUEN VỚI TOÁN: ÔN KHỐI TRỤ, KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nắm được đặc điểm mặt bao từng khối
- Trẻ nhận biết được sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm mặt bao các khối
- Trẻ nhận biết , phân biệt được các khối theo đặc điểm mặt bao từng khối
- Trẻ phân loại các khối theo đặc điểm mặt bao
- Trẻ tạo ra các đồ vật từ các khối
- Trẻ tạo ra được các khối bằng hoạt động dán khối, nặn khối
- Trẻ chọn các khối bằng xúc giác
- Trẻ hứng thú học, chú ý tập trung trong giờ học, hăng hái phát biểu
- Trẻ đoàn kết, có tính kỷ luật trong khi chơi
- Trẻ biết cùng thu dọn đồ dùng sau giờ học
II. Chuẩn bị: 
- Địa điểm tổ chức: Trong lớp
- Trẻ ngồi hình chữ U, thay đổi đội hình theo nhóm khi chơi trò chơi
- Tạo môi trường học tập theo chủ đề nghề nghiệp
- Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật như: Hộp sữa, lon nước, lon bia, hộp rượu, viên bi, quả bóng, hộp bánh keo, đồng hồ dạng vuông
- Hai hộp bọc giấu kín bên tring có các khối nhỏ(trụ, vuông, chữ nhật) phía trên có một lỗ đủ để trẻ cho 2 tay vào sờ lấy khối
 - Rổ đồ có, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật 
 - Đất nặn các màu, bảng con 
 - Giấy mầu, hồ dán, khăn lau tay
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ôn định 
- Cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”
+ Trong bài hát cô chú công nhân làm nghề gì
+ Con ước mơ lớn lên làm nghề gì
+ Cho trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi trên nền nhạc: “ bác đưa thư vui tính”
2. Nội dung:
* Ôn nhận biết khối theo đặc điểm
- Cô nêu đặc điểm khối, trẻ chọn khối và nói tên gọi: 
- Hãy chọn cho cô khối có tất cả các mặt đều bằng nhau? (khối vuông)
- Vì sao con biết ?
- Cô giơ khối cầu, trẻ nêu đặc điểm khối (Tương tự với các khối khác)
* Dạy trẻ tạo nhóm theo dấu hiệu
Trò chơi: Thi xem ai nhanh
+ Lần1: Mỗi trẻ lấy 1 khối theo ý thích. Cả lớp vừa đi vừa hát, cô gọi tên khối nào, các bạn có khối đó nhanh chóng chạy vào vong tròn bên trong và gơ cao khối đó

File đính kèm:

  • docxTUAN 35 ĐO DUNG TIEU HỌC.docx