Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Truyện "Cá Rô không vâng lời mẹ" - Trần Thị Hường

1. Kiến thức

 - Trẻ hiểu nội dung đoạn truyện, tên các nhân vật trong đoạn truyện: Mẹ đi kiếm mồi, dặn hai chị em cá rô ở nhà không được đi chơi xa, nhưng cá rô em không vâng lời mẹ, trốn đi chơi.

 - Trẻ biết nghĩ ra ( sáng tạo) nội dung tiếp theo của đoạn truyện dựa trên dữ liệu là hình ảnh và các từ mà cô cung cấp cho trẻ.

2. Kỹ năng

 - Trẻ biết tương tác cùng cô, tham gia vào việc xây dựng một câu chuyện hoàn chỉnh

- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện.

- Trẻ có kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm.

3. Thái độ

- Trẻ biết nghe lời bố mẹ và người lớn.

- Trẻ hào hứng tích cực tham gia vào hoạt động

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Truyện "Cá Rô không vâng lời mẹ" - Trần Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON THƯỢNG CÁT
 GIÁO ÁN
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Đề tài: Truyện “Cá Rô không vâng lời mẹ”
 ( Kể chuyện sáng tạo)
	 Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi)
	 Số trẻ: 20 – 22 trẻ
	 Thời gian: 30 – 35 phút
Giáo viên: Trần Thị Hường – Nguyễn Thu Hiền
 Năm học: 2018 - 2019
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
	- Trẻ hiểu nội dung đoạn truyện, tên các nhân vật trong đoạn truyện: Mẹ đi kiếm mồi, dặn hai chị em cá rô ở nhà không được đi chơi xa, nhưng cá rô em không vâng lời mẹ, trốn đi chơi.
	- Trẻ biết nghĩ ra ( sáng tạo) nội dung tiếp theo của đoạn truyện dựa trên dữ liệu là hình ảnh và các từ mà cô cung cấp cho trẻ.
2. Kỹ năng 	
	- Trẻ biết tương tác cùng cô, tham gia vào việc xây dựng một câu chuyện hoàn chỉnh
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện.
- Trẻ có kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm.
3. Thái độ
- Trẻ biết nghe lời bố mẹ và người lớn.
- Trẻ hào hứng tích cực tham gia vào hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm 
- Địa điểm: Trong lớp học.
- Đội hình: Trẻ ngồi đội hình vòng cung
2. Cách kể chuyện
- Người kể chuyện: nhẹ nhàng, êm ái, trong sáng, tình cảm
3. Đồ dùng
 * Đồ dùng của cô
- Rối dẹt
- Khung nền câu chuyện
 - Nhạc không lời khi cô kể chuyện
 * Đồ dùng của trẻ
- Đất nặn
- 5 – 6 trẻ một khung tranh truyện đã in hình minh họa và hoạt động nhóm trẻ sẽ sử dụng vào phần thảo luận nhóm.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động
của trẻ
1. Ổn định tổ chức
 - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài: “If you are happy”
 - Cô và trẻ thi kể nhanh về các con vật sống ở dưới nước
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động 1: Cô kể tác phẩm
- Cô cũng có một câu truyện kể về một gia đình bạn cá vô cũng thú vị đấy các con hãy nghe cô kể nhé.
- Lần 1: Cô kể sử dụng rối dẹt “Trên một dòng sông nọ có rất nhiều con vật, và cảnh vât sinh sống và trên dòng sông đó có ba mẹ con bạn cá Rô. Vào một buổi sáng, trước khi đi kiếm mồi cá rô mẹ đã dặn hai con, các con ở nhà không được đi chơi xa. Nhưng khi mẹ vừa ra khỏi nhà thì chỉ có cá rô chị nghe lời mẹ chơi quanh quẩn ở nhà, còn cá rô em, đã trốn đi chơi một mình...
Hoạt động 2: Đàm thoại theo hệ thống câu hỏi 
- Câu chuyện được diễn ra ở đâu? 
- Trước khi đi kiếm mồi mẹ cá rô đã dặn các con như thế nào?
- Tại sao mẹ lại dặn các con như vậy?
- Khi mẹ vừa ra khỏi nhà thì 2 chị em cá rô có nghe lời mẹ không nhỉ?
- Chuyện gì xảy ra khi cá rô em chốn ra ngoài đi chơi?
- Không biết cá rô con sẽ đi đến những chỗ nào chơi, gặp những chuyện gì?
Cô giới thiệu với trẻ: Cô có những hình ảnh: Dòng sông, cá rô mẹ, cá rô chị, cá rô em, ông mặt tời, bướm, cua, tôm, rùa, rong rêu...
( Cô Hường kể đến hình ảnh nào trên sa bàn cô Hiền sẽ gắn từ dưới hình ảnh đó trên sa bàn)
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Bằng những hình ảnh này các con hãy về nhóm và nghĩ ra một câu chuyện sáng tạo của nhóm mình.
- Cô đã chuẩn bị các khung tranh truyện khác nhau và đất nặn. Mỗi nhóm lựa chọn một khung tranh cho nhóm mình
- Cô cho trẻ về nhóm lấy đồ dùng và thảo luận
- Trong thời gian trẻ thảo luận cô sẽ đến từng nhóm đưa ra câu hỏi gợi mở để hỗ trợ trẻ về bố cục câu chuyện, cách kể đoạn chuyện có sự logic, kích thích sự sáng tạo
- Trẻ thảo luận xong cô mời lần lượt đại diện từng nhóm lên kể lại toàn bộ câu chuyện hoàn chỉnh của nhóm mình.
- Sau mỗi lần kể của từng nhóm căn cứ vào nội dung câu chuyện của nhóm giáo viên sẽ giáo dục trẻ phù hợp với tình huống mà trẻ đưa ra
3. Kết thúc
- Vừa rồi là câu chuyện sáng tạo của các con, cô Hường và cô Hiền cũng nghĩ ra một câu chuyện sáng tạo khác đấy, các con cùng nghe cô Hường và cô Hiền kể nhé
- Cô kể lần 2: Kể toàn bộ câu chuyện bằng rối dẹt
 * Giáo dục 
- Khi chúng mình không nghe lời bố mẹ tự ý trốn đi chơi thì điều gì có thể xảy ra?
- Để đảm bảo an toàn cho chính mình các con nên làm điều gì?
=> Để không gặp nguy hiểm cho bản thân các con phải tuyệt đối nghe lời bố mẹ và người lớn, và luôn thật thà, dũng cảm biết giúp đỡ những người xung quanh mình.
- Cả lớp hát và vận động
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe cô kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ về nhóm thảo luận
Và nặn hình ảnh minh họa cho câu chuyện của nhóm mình
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể lại tình huống của nhóm mình
- Trẻ nghe cô kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • docTruyen Ca ro khong vang loi me_12836440.doc
Giáo Án Liên Quan