Giáo án lớp Lá - Khám phá khoa học: Mưa từ đâu tới - Tích hợp: Âm nhạc, trò chơi học tập bảo vệ môi trường

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Giúp trẻ biết được quá trình hình thành mưa.

- Được quan sát hiện tượng nước bốc hơi, ngưng tụ và rơi xuống giống như hiện tượng mưa qua thí nghiệm.

 - Trẻ biết được ích lợi và tác hại của mưa đối với đời sống con người, động thực vật

2. Kỹ năng:

- Phát triển khả năng suy luận, phán đoán, khả năng tập chung chú ý, ghi nhớ có chủ định

- Phát triển tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, biết cách giữ gìn sức khỏe khi trời mưa.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của cô:

- Giáo án papoi Quá trình hình thành mưa.

- Dụng cụ thí nghiệm: Bát, đĩa (thủy tinh), phích nước nóng, nước đá

- Trò chơi : “Trời nắng trời mưa”. Nhạc bài hát "cho tôi đi làm mưa với".

2. Chuẩn bị của trẻ:

- 2 bảng từ.

- Lô tô vòng tuần hoàn của mưa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5409 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Khám phá khoa học: Mưa từ đâu tới - Tích hợp: Âm nhạc, trò chơi học tập bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
MƯA TỪ ĐÂU TỚI
Tích hợp: Âm nhạc, trò chơi học tập
Bảo vệ môi trường
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Giúp trẻ biết được quá trình hình thành mưa.
- Được quan sát hiện tượng nước bốc hơi, ngưng tụ và rơi xuống giống như hiện tượng mưa qua thí nghiệm.
 - Trẻ biết được ích lợi và tác hại của mưa đối với đời sống con người, động thực vật 
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng suy luận, phán đoán, khả năng tập chung chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Phát triển tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, biết cách giữ gìn sức khỏe khi trời mưa.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô: 
- Giáo án papoi Quá trình hình thành mưa.
- Dụng cụ thí nghiệm: Bát, đĩa (thủy tinh), phích nước nóng, nước đá
- Trò chơi : “Trời nắng trời mưa”. Nhạc bài hát "cho tôi đi làm mưa với".
2. Chuẩn bị của trẻ:
- 2 bảng từ.
- Lô tô vòng tuần hoàn của mưa.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Cho trẻ chơi trò chơi " Trời nắng trời mưa" Trò chuyện cùng trẻ về các hiện tượng tự nhiên.
- Trong trò chơi nói đến những hiện tượng tự nhiên nào. (Gọi 1- 2 cháu kể)
- Các con đã bao giờ nhìn thấy trời mưa chưa?
Khi đó các con thấy trời mưa như thế nào?
- Mỗi khi nhìn ra trời mưa cô lại thắc mắc tại sao có hiện tượng mưa và mưa đến từ đâu đấy!
- Thế có bao giờ các con thắc mắc là mưa đến từ đâu và do đâu mà có hiện tượng mưa không?
Hôm nay cô Thủy và cô Bình sẽ cùng các con tìm hiểu xem mưa từ đâu đến nhé!
Trẻ về chỗ ngồi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình hình thành mưa.
Cho trẻ nghe câu chuyện: "Tâm sự của những hạt mưa".
Cô lần lượt cho trẻ xem hình ảnh silay và đàm thoại cùng trẻ.
* Tranh 1:
+ Các con đang xem những hình ảnh gì? 
+ Bầu trời ra sao?
+ Ông mặt trời như thế nào ?
Cô tóm lại: Đây là hình ảnh ông mặt trời đang chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt nước, biển ao, hồ, sông, suối. 
+ Khi ông mặt trời chiếu những tia nắng xuống mặt nước với sức nóng của các tia nắng theo các con thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Khi mặt nước ở ao, hồ sông suối nóng lên các con đoán xem tiếp theo xảy ra hiện tượng gì?
+ Các con đã nhìn thấy hiện tượng nước bốc hơi bao giờ chưa?
* Tranh 2:Nước bốc hơi
Mặt nước đang sảy ra hiện tượng gì đây các con?
Cô tóm lại: Ông mặt trời chiếu ánh nắng xuống mặt nước, nước ở ao, hồ, sông, suối sẽ nóng lên và khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng nước bốc hơi bay lên cao đấy!
+ Các con thử đoán xem khi nước bốc hơi bay lên cao thì có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo? 
- Bầu trời lúc này xuất hiện những gì?
* Để xem những phán đoán của các con có đúng không cô mời các con quan sát hình ảnh tiếp theo nhé!
* Tranh 3: Nước bốc hơi ngưng tụ thành những đám mây trắng.
+ Bầu trời lúc này xuât hiện những gì đây nhỉ?
+ Những đám mây có màu gì?
+ Vì sao lại có nhiều mây trắng?
Cô tóm lại: Khi nước ở ao, hồ, sông, suối bốc hơi lên, sẽ ngưng tụ lại ở trên bầu trời tạo thành những đám mây trắng và những đám mây trắng to dần lên từ từ chuyển dần sang màu đen.
- Tranh 4:
+ Bạn nào có nhận xét gì về những hình ảnh này?
+ Những đám mây có màu gì?
- Khi những đám mây trắng từ từ chuyển sang màu đen và khi chúng đen hẳn nặng trĩu. Lúc đó trong tự nhiên luồng không khí sẽ thay đổi từ nắng nóng sẽ chuyển sang lạnh, không khí tiếp tục lạnh dần, lạnh dần, các con có biết lúc đó sắp sảy ra hiện tượng gì không? 
- Tranh 5: Hình ảnh trời mưa
- Các con đang xem hình ảnh gì đây?
- Hình ảnh này mưa to hay mưa nhỏ ?
 + Khi trời mưa, trên bầu trời còn có hiện tượng gì kèm theo?
* Tranh 6: Khi trời mưa, trên bầu trời còn xuất hiện những tia chớp, và cả tiếng sấm nữa đấy! Các con đã nhìn thấy hiện tượng này chưa?
- Các con ạ đó là quá trình hình thành mưa đấy. và các con có biết có ở những đâu không?
Cô cho 2-3 trẻ phán đoán xem mưa diễn ra ở những nơi đâu.
* Củng cố:
- Cô lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ nói lên nội dung từng bức tranh.
- Cô tóm lại: Đây là quá trình tạo thành mưa hay còn gọi là vòng tuần hoàn của mưa đấy.
* Thí nghiệm
- Để chứng minh hiện tượng nước nóng bốc hơi bay lên và ngưng tụ lại, nước rơi xuống giống như hiện tượng mưa trong tự nhiên cô mời các con hãy cùng cô Bình làm một thí nghiệm nhé! 
Cô Bình: 
- Cô giới thiệu và làm thí nghiệm: Để biết rõ hơn mưa được tạo ra như thế nào, cô và các con cùng làm một thí nghiệm nhé!
- Cô cho trẻ quan sát một số dụng cụ thí nghiệm và gọi tên: Bát, đĩa (Thủy tinh)
+ Cô rót nước nóng trong phích vào bát thủy tinh, theo các con, sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
- Cô tiến hành rót nước, cho trẻ quan sát hơi nước bốc lên.
Các con đang nhìn thấy gì đây?
+ Nếu cô đặt chiếc đĩa này lên trên miệng bát thì các con xem có gì thay đổi nhé!
+ Nước bốc hơi lên làm đĩa mờ đi, giống như hiện tượng gì? 
+ Nước nóng bốc hơi lên làm cho đĩa bị mờ đi giống như nước ở ao, hồ, sông, suối bốc hơi lên thành những đám mây.
+ Cô sẽ tạo ra luồng không khí lạnh bằng cách đặt những viên đá lạnh lên trên đĩa sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Chúng mình cùng đợi trong giây lát nhé (1-2 phút) sau đó cô nhấc cái đĩa lên cho trẻ quan sát những giọt nước rơi xuống
 Các con đang nhìn thấy gì?
+ Những giọt nước rơi xuống giống như hiện tượng gì?
Cô tóm lại: Khi nước bốc hơi lên, gặp lạnh, nước sẽ ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước và rơi xuống, giống như những hạt mưa.
* Cô Thủy
Các con thấy có kì diệu không?
+ Mưa có lợi ích gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh ích lợi của nước mưa giúp con người sản xuất, cây cối xanh tốt, các con vật có nước uống, động vật sống dưới nước sinh sôi nảy nở.
- Nếu không có mưa hiện tượng gì sẽ sảy ra? cho trẻ xem hình ảnh lâu ngày không có mưa và nhận xét
+ Theo các con, nếu mưa nhiều quá sẽ như thế nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh một số tác hại của mưa nhiều quá ảnh hướng đến đời sống của con người và sản xuất
Ngày nay do tác động không tốt của con người vào môi trường sống đã làm cho khó hậu thay đổi dẫn đến hiện tượng mưa nắng thất thường ảnh hưởng tới đời sống sản xuất của còn người và động vật muôn loài đấy các con ạ. 
Theo các con chúng ta cần phải làm gì tác động đến môi trường để cho mưa thuận gió hòa nhỉ ?
Cô củng cố lại:
+ Khi đi dưới trời mưa các con phải làm thế nào?
* Giáo dục trẻ: Không chơi ngoài trời mưa, khi đi dưới trời mưa phải che ô, đội mũ nón, không tránh mưa dưới gốc cây.
* Trò chơi củng cố:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Xếp vòng tuần hoàn của mưa”
- Cô giới thiệu tên trò chơi: “Xếp vòng tuần hoàn của mưa”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội. Lần lượt từng trẻ trong đội lên xếp tranh tạo thành vòng tuần hoàn của mưa, mỗi trẻ chỉ được xếp 1 tranh. Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
+ Luật chơi: Đội nào xếp được nhiều vòng tuần hoàn và đúng đội đó thắng cuộc.
+ Quá trình chơi
- Cho trẻ chơi 1lần, cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Cô nhận xét kết quả, tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Hoạt động kết thúc
- Cho trẻ về góc vẽ mưa.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Nhìn thấy rồi ạ!
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Vâng ạ
- Trẻ lắng nghe
- Bầu trời trong xanh
- Ông mặt trời chiếu những tia nắng xuống ao, hồ, sông, suối.
- Nước sẽ nóng dần lên
- Nước sẽ bị nóng và bốc hơi lên
- Nước bốc hơi lên
- Trẻ lắng nghe
- Bầu trời xuất hiện những đám mây trắng.
- Bầu trời có nhiều mây
- Những đám mây có màu trắng 
- Vì hơi nước ngưng tụ lại
- Trẻ lắng nghe
- Bầu trời u ám có nhiều mây đen nặng trĩu 
- Khi trời sắp mưa những đám mây có màu đen.
- Trẻ quan sát
- Tranh vẽ bầu trời lúc sắp mưa
- Những đám mây có màu đen
- Trẻ lắng nghe
- Có những tia chớp và tiếng sấm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và trả lời theo nội dung tranh.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát va gọi tên dụng cụ thi nghiệm: Bát, đĩa, nước nóng.
- Nước sẽ bốc hơi lên
- Trẻ quan sát cô rót nước và quan sát hơi nước bốc lên.
- Nước nóng đang bốc hơi
- Chiếc đĩa sẽ bị mờ đi.
- Giống như những đám mây ngưng tụ trên bầu trời
- Trẻ lắng nghe
- Sẽ có những giọt nước rơi xuống.
- Giống như những giọt mưa rơi từ trên cao xuống.
- Trẻ lắng nghe
- Giúp cho cây cối tươi tốt, lấy nước sản xuất, con người cảm thấy dễ chịu, mát mẻ
- Trẻ quan sát và nhân xét.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Không chặt phá rừng, Trồng nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi.
- Phải đội mũ, nón, che ô
- Trẻ được chơi theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 2 lần với sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích của cô giáo.
- Trẻ cùng cô kiểm tra, đếm số vòng tuần hoàn của mỗi đội.
- Trẻ về góc vẽ mưa. 

File đính kèm:

  • docmua_tu_dau_toi.doc
Giáo Án Liên Quan