Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật

 1/ Phát triển thể chất:

-Phát triển các vận động cơ bản.

-Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan trong vận động.

-Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên.

 2/ Phát triển nhận thức:

-Biết tên gọi của cây và các bộ phận chính : rễ,thân,lá.

-Quan sát,so sánh và nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét của 2 loại cây.

-Biết lợi ích của cây và vì sao cây cần được sự chăm sóc,bảo vệ.

-Trẻ biết có nhiều loại rau,cách ăn rau khác nhau (nấu chín ,ăn sống.)

-Biết tên gọi ,đặc điểm rõ nét,lợi ích của một số loại rau,quả

-Trẻ biết có nhiều loại hoa - quả,cách chăm sóc và bảo vệ; biết cách ăn quả : rửa sạch,gọt vỏ,bỏ hạt

-Trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người

 

docx40 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
I Mục tiêu giáo dục:
 1/ Phát triển thể chất:
-Phát triển các vận động cơ bản.
-Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan trong vận động.
-Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên.
 2/ Phát triển nhận thức:
-Biết tên gọi của cây và các bộ phận chính : rễ,thân,lá.
-Quan sát,so sánh và nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét của 2 loại cây.
-Biết lợi ích của cây và vì sao cây cần được sự chăm sóc,bảo vệ.
-Trẻ biết có nhiều loại rau,cách ăn rau khác nhau (nấu chín ,ăn sống.)
-Biết tên gọi ,đặc điểm rõ nét,lợi ích của một số loại rau,quả
-Trẻ biết có nhiều loại hoa - quả,cách chăm sóc và bảo vệ; biết cách ăn quả : rửa sạch,gọt vỏ,bỏ hạt
-Trẻ biết lợi ích của cây xanh  đối với đời sống con người
 3/ Phát triển ngôn ngữ:
-Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi,màu sắc,hình dáng.
-Cung cấp và củng cố thêm vốn từ cho trẻ.
-Biết đặt câu hỏi,trả lời câu hỏi mạch lạc.
-Biết diễn đạt yêu cầu mong muốn của mình bằng lời
-Phát âm các tiếng có chứa các âm khó
 4/ Phát triển tình cảm – xã hội:
-Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn,bảo vệ môi trường sống.
-Có một số kĩ năng,thói quencần thiết để bảo vệ môi trường sống:chăm sóc bảo vệ cây xanh và cảnh quan thiên nhiên.
-Giữ gìn vệ sinh môi trường (không vứt rác bừa bãi).
-Một số quy định ở lớp, gia đình
 5/ Phát triển thẩm mỹ:
-Biết sử dụng những màu sắc,đường nétđể tạo ra những sản phẩm tạo hình trang trí quanh lớp.
-Biết yêu thiên nhiên,cảnh đẹp quanh mình.
-Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát
II Mạng nội dung:
Tuần 1: Rau củ quanh bé
+ Trẻ biết tên tên các loại rau , củ quanh bé
+ Lợi ích, cách sử dụng, cách bảo quản
+ Phân loại nhóm rau theo công dụng: cây ăn lá, cây ăn củ, ăn quả
+ Cách chăm sóc và bảo vệ
Tuần 2: Một số loại quả
+ Tên gọi các loại quả đặc trưng
+ Ích lợi ,cách bảo quản, cách sử dụng
+ Phân loại quả theo dấu hiệu đặc trưng: quả nhiều hạt, ít hạt, ngọt, chua
+ Cách chăm sóc và bảo vệ
Tuần 3: Một số loại hoa
+Trẻ biết gọi tên và mô tả một số đặc điểm nổi bậc của một số loại hoa gần gũi quen thuộc.
+Biết lợi ích của các loại hoa, yêu thích vẽ đẹp của các loại hoa
+Thích chăm sóc cây, hoa, không hái hoa,bứt lá, bẻ cành
+Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể
Rau củ quanh bé
Một số loại hoa
Thế giới thực vật
Một số loại quả
III Mạng hoạt động:
Vận động: Ném xa bằng một tay, chuyền bắt bóng bên phải bên trái, bật chụm tách chân.
Tạo hình: vẽ một số rau củ, vẽ vườn cây ăn quả
Khám phá khoa học: Phân nhóm rau, một số loại quả, một số loại hoa
Thơ: vè trái cây, hồ sen, hoa kết trái.
Âm nhạc: bầu và bí
Kể chuyện: cây táo thần, hoa cúc trắng
Toán :nhận biết nhóm có 4 đối tượng nhận biết chữ số 4
IV Kế hoạch hoạt động góc cả chủ đề:
-Góc phân vai: gia đình, phòng khám, cô giáo, cửa hàng bán hoa tươi
-Góc xây dựng:Xây dựng vườn hoa, công viên, vườn ăn trái
-Góc tạo hình:vẽ, tô màu một số loại hoa quả, xé dán cây xanh
-Góc học tập: xem sách báo về thế giới thực vật, làm album về thế giới thực vật
-Góc khoa học: thực hành gieo hạt, quan sát ghi lại quá trình phát triển của cây
Tuần 1: Rau củ quanh bé
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
 Thứ
Các hoạt 
động
 Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, trò chuyện
Trò chuyện với trẻ về chủ đề rau.
Nhắc nhở trẻ chào ông, bà, bố, mẹ
Thể dục sáng- điểm danh
* Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn.
* Thể dục sáng: thực hiện các vận động
Hoạt động có chủ đích
Ném xa bằng một tay
Vẽ một số rau củ
Bầu và bí
Hoa kết trái
Phân loại nhóm rau
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát:thời tiết
Gieo hạt
Quan sát:cây 
Cho thỏ ăn.
Ném bóng vào chậu.
Kéo cưa lừa xẻ.
Quan sát: chậu cây
Nu na nu nống.
Quan sát:bầu trời.
Kéo cưa lừa xẻ.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng :xây công viên cây xanh.
- Góc phân vai : bán hàng.
- Góc tạo hình : vẽ, nặn,xé dán quả.
- Góc nghệ thuật : Hát,biểu diễn các bài hát đã học trong chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
VỆ SINH- ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA-ĂN XẾ
- Không đùa giỡn khi đi vệ sinh
- Ăn hết xuất , không làm rơi vãi cơm
- Giờ ngủ không nói chuyện, ngủ đủ giấc
- Có thói quen uống nước , đi vệ sinh đúng giờ
Hoạt động chiều
Xem tranh một số loại rau 
Trò chuyện về một số thói quen ăn uống của trẻ
Làm quen bài thơ: Cây dây leo”
Trò chuyện về rau ăn lá
Kể chuyện dây khoai lang
Trò chuyện về các loại củ
Lợi ích của rau, củ 
Hát : “bầu và bí”
Nặn củ cà rốt
Trả trẻ
- Có thói quen lễ phép, khoanh tay chào cô , ba mẹ khi về
- Không đòi ăn hàng rong
- Biết lấy cặp , dép không cần sự giúp đỡ của cô
- Trật tự khi ra về
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
*Mục đích yêu cầu:
-Trẻ tập phối hợp nhịp nhàng các động tác
-Thực hiện đúng các kỹ năng vận động của bài tập phát triển chung
-Có thói quen tập thể dục buổi sang
 *Chuẩn bị:
 -Sân tập rộng rãi, thoáng mát cho trẻ
 *Tổ chức hoạt động:
 -Khởi động: theo hiệu lệnh của cô(trẻ đi thường -> đi mũi chân ->đi gót chân-> khom->chạy chậm
Trọng động: tập với dụng cụ
+Tay: 
N1:tay đưa ra trước sang ngang
N2:Tay đưa sang ngang
N3:tay đưa ra trước
N4:tư thế chuẩn bị
+Bụng: 
N1:hai tay đưa lên cao
N2: tay chạm mũi chân
N3:tay đưa lên cao
N4: về tư thế chuận bị
+Lườn:
N1:hai tay dang ngang
N2:Tay trái chống hông, tay phải đưa lên đầu
N3: hai tay dang ngang
N4: tư thế chuẩn bị
+Bật:
N1:hai chân nhảy dang rộng bằng vai tay giơ cao
N2:tư thế chuẩn bị
N3:hai chân nhảy dang rộng tai đưa ngang
N4: tư thế chuẩn bị
- Thứ 2(cờ),3 (nơ),4(vòng),5(gậy),6 (bóng)
*Hồi tĩnh
 Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng
KẾ HOẠCH HOẠCH ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày tháng năm
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ ở nhà
Xem tranh ảnh, trò chuyện về 1 số loại rau quanh bé
Điểm danh
Điểm danh trẻ qua sổ theo dõi
Cô biết lý do trẻ vắng
THỂ DỤC SÁNG
Thực hiện các vận động, bài tập thể dục sáng
HOẠT ĐỘNG HỌC
I Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết ném xa bằng một tay,biết dùng lực của tay để đẩy vật ra xa
Biết phối hợp nhịp nhàng giữa các vận động của cơ thể
Trẻ tích cực, tự giác tham gia các trò chơi
II Chuần bị:
Một vòng tròn vẽ sẵn
Túi cát
III Tiến hành:
Hoạt động 1
Khởi động:
Cho trẻ đi thường -> đi mũi chân->đi thường->đi gót chân-> đi thường->đi bằng mép chân->đi thường-> chạy chậm-> chạy nhanh-> chạy chậm-> đi thường.
Hoạt động 2
Trọng động:
 Động tác tay:tay đưa lên cao chân bước sang ngang,tay đưa ra phía trước 
Động tác lườn:tay đưa ra trước , chân bước sang trái,tay đưa sang trái 900 
Động tác chân:2 chân bậc ra tay đưa lên phía trước,về tư thế chuẩn bị 2 chân bậc ra hai bên tay đưa lên đầu
Vận động cơ bản:
Cô giới thiệu tên bài học “ Ném xa bằng một tay”
Cho trẻ nhắc lại tên bài học
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
Cô làm mẫu lần 2 giải thích:
+ tư thế chuẩn bị: cô đứng chân trước chân sau trước vạch, tay cầm túi cát cùng tay với chân sau
+ Thực hiện: đưa tay từ trước, xuống dưới, ra sau , lên cao và ném đi xa. Sau đó đến lượm túi cát và đi về cuối hàng
Cô cho 1-2 trẻ lên làm mẫu
Cô cho trẻ lên thực hiện, cô quan sát trẻ thực hiện và sữa sai cho trẻ
 Trò chơi vận động “ Thi ai ném giỏi”
Cô chia lớp thành 2 hàng dọc.
Khi cô nói ném thì người đầu tiên sẽ ném túi cát vào vòng tròn cô đã vẽ sẵn. 
Bạn nào ném trúng sẽ là người chiến thắng. Những bạn chiến thắng này sẽ đấu với nhau để chọn ra một người xuất sắc nhất
Cô cho trẻ chơi
Cô tuyên dưng nhận xét
 Hoạt động 3:Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
.Nội dung
Trò chơi : gieo hạt
Quan sát thời tiết
1.Mục đích yêu cầu:
Thỏa mãn nhu cầu vận động nhu cầu vui chơi của trẻ
Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo qua các trò chơi
2.Chuẩn bị
Sân rộng, thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ
3.Tiến hành:
 - Quan sát thời tiết
+ Đàm thoại về thời tiết
+ Cho trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ
+Cô khái quát lại cho trẻ
Trò chơi gieo hạt
 + Cô và trẻ cùng chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: xây công viên
Góc phân vai: bán hàng
VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA-ĂN XẾ
Cũng cố thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt
Đi vệ sinh đúng chổ, không nghịch nước
Ngủ đúng giờ, im lặng trong giờ ngủ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Xem tranh một số loại rau 
Trò chuyện về một số thói quen ăn uống của trẻ
TRẢ TRẺ
Nhắc trẻ cất dọn đồ dùng , đồ chơi, chào cô chào ba mẹ khi về
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1/ Tên những trẻ nghỉ học và lí do
2/ Hoạt động có chủ đích: Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ. 
-Tên những trẻ chưa tham gia , chưa đạt yêu cầu
3/ Hoạt động chơi:Sự hứng thú của trẻ tham gia vào các góc chơi: thoi dõi quá trình chơi, kết quả chơi của trẻ( kỹ năng chơi, nội dung chơi)
- Tên những trẻ chưa tham gia , chưa đạt yêu cầu
4/ Các hoạt động khác trong ngày:
-Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện
-Lý do chưa thực hiện
-Những thay đổi tiếp theo
5/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
-Sức khỏe( những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn , ngủ, vệ sinh,bệnh tật)
-Kỹ năng (vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo)
-Thái độ và biểu lộ cảm xúc , hành vi...
6/ Những điều cần lưu ý và thay đổi tiếp theo:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày tháng năm
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
Xem tranh và trò chuyện về rau ăn lá
Điểm danh
Điểm danh trẻ qua sổ theo dõi
Cô biết lý do trẻ vắng
THỂ DỤC SÁNG
Thực hiện các vận động, bài tập thể dục sáng
HOẠT ĐỘNG HỌC
I Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết nhiều loại rau củ, màu sắc, dáng vẻ khác nhau
-Củng cố kĩ năng vẽ
-Giáo dục tính thẩm mỉ, kiên nhẫn hoàn thành tác phẩm
II Chuẩn bị:
-Một số loại rau củ quả
-Tranh mẫu
-GiấyA4 ,bút màu 
III Tiến hành:
 Hoạt động 1:
-Cô đọc bài thơ “ Củ cà rốt”
-Bài thơ có quả gì?
-Cô giới thiệu thêm củ su hào
-Cô cho cà rốt, su hào trò chuyện với nhau( thế cô chủ của su hào như thế nào? Cô chủ của mình dễ thương lắm, ngày nào cô chủ cũng chăm tưới nước, mình được tắm mát mê li. Còn ông chủ của mình tham lam lắm. Chỉ vì quả bầu tiên mà ông chủ bẻ gãy cánh chim én nhỏ thật tội nghiệp. thôi bạn đừng buồn trời tối rồi chúng ta về thôi mai lại trò chuyện tiếp nhé
-Cuộc trò chuyện vừa rồi các con thấy thế nào?( tội nghiệp chim én, cà rốt và su hào thương bạn quá
-Cà rốt su hà giống các con vậy đó, biết yêu thương và quý mến nhau
 Hoạt động 2:
-Có một bạn vẽ về các bạn rau củ rất dễ thương cô cho các con xem nha
-Con đoán xem bạn vẽ gì đây?
-Vì sao con nghĩ quả bầu đang buồn?
-Còn tranh này bạn vẽ loại rau nào?
Theo con cây cải như thế nào?
-So sánh 2 bức tranh
+ Cách sắp xếp 2 bức tranh như thế nào?, những bức tranh này thậ t vui thật ngộ nghĩnh ai có thể đặt tên cho bức tranh?
-Đây là ai? Anh cà chua được vẽ như thế nào? 
-Bạn vẽ một số loại rau củ quả rất ngộ nghĩnh. Rau củ biết vui buồn biết cười, biết buồn
-Hôm nay lớp mình cùng vẽ một số loại rau củ quả sao cho thật độc đáo , ngộ nghĩnh
-Trò chuyện về ý tưởng của trẻ
+ con định vẽ reu củ gì?
+ con vẽ như thế nào?
+ con vẽ làm sao biết .. đang cười
-Bây giờ các con hãy cùng vẽ thật nhiều tranh ngộ nghĩnh mới lạ để mình cùng khoe với bố mẹ nha
 Hoạt động 3:
-Cô hướng dẫn trẻ vẽ những nét tròn, dài, kết nối để tạo thành các loại rau ,củ
-Gợi ý trẻ chọn màu sắc, bố cục bức tranh
-Cô quan sát giúp đỡ trẻ yếu
 4/ Hoạt động 4: nhận xét sản phẩm
-Cô khen cả lớp vẽ đẹp, ngộ nghĩnh
-Các con thấy tranh nào đẹp, đẹp chổ nào?
-Con thích bức tranh nào nhất vì sao?
-Cô nhận xét những tác phẩm sáng tạo, gợi ý cho bức tranh chưa hoàn chỉnh
-Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ , giữ gìn sản phẩm của mình
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung:
-Quan sát cây 
-Trò chơi :cho thỏ ăn
1.Mục đích yêu cầu:
-Thỏa mãn nhu cầu vận động nhu cầu vui chơi của trẻ
-Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo , biết nhường bạn trong quá trình chơi
2.Chuẩn bị:
-Sân rộng, thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng,đồ chơi , đảm bảo an toàn cho trẻ
3.Tiến hành:
-Quan sát cây
+ Cô cho trẻ quan sát cây
+ cô và trẻ trò chuyện về những gì quan sát
-Trò chơi: cho thỏ ăn
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
+ Hỏi trẻ, cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi
+ Cô nhắc lại cách chơi , luật chơi
+ Cho trẻ chơi , chú ý trẻ đùa giỡn, động viên khuyền khích trẻ nhút nhát
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: xây công viên xanh
- Góc nghệ thuật: vẽ củ cà rốt
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh
VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA-ĂN XẾ
-Có thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân
-Tập cho trẻ có thói quen ngăn nắp bàn ghế sau khi đứng lên
-Không nói chuyện trong giờ ngủ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Làm quen bài thơ: “ Cây dây leo”
-Trò chuyện về rau ăn lá
TRẢ TRẺ
-Mang giày dép thành thạo, không kéo lê
-Không ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo 
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1/ Tên những trẻ nghỉ học và lí do
2/ Hoạt động có chủ đích: Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ. 
-Tên những trẻ chưa tham gia , chưa đạt yêu cầu
3/ Hoạt động chơi:Sự hứng thú của trẻ tham gia vào các góc chơi: thoi dõi quá trình chơi, kết quả chơi của trẻ( kỹ năng chơi, nội dung chơi)
- Tên những trẻ chưa tham gia , chưa đạt yêu cầu
4/ Các hoạt động khác trong ngày:
-Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện
-Lý do chưa thực hiện
-Những thay đổi tiếp theo
5/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
-Sức khỏe( những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn , ngủ, vệ sinh,bệnh tật).
-Kỹ năng (vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo)
-Thái độ và biểu lộ cảm xúc , hành vi...
6/ Những điều cần lưu ý và thay đổi tiếp theo:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày tháng năm 
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
Chơi tự do với đồ chơi trong lớp
Điểm danh
Điểm danh trẻ qua sổ theo dõi
Cô biết lý do trẻ vắng
THỂ DỤC SÁNG
Thực hiện các vận động, bài tập thể dục sáng
HOẠT ĐỘNG HỌC
I Mục đích yêu cầu:
Trẻ hát đúng rõ lời, tên bài hát “Bầu và bí” hiểu nội dung bài hát
Cảm nhận được giai điệu , sắc thái bài hát “ Vườn cây của ba”
Thông qua trò chơi , phát triển tai nghe, khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ
Giáo dục trẻ biết yêu thương con người
II Chuẩn bị:
Nhạc “ bầu và bí”
Một số loại rau củ quả
III Tiến hành:
Hoạt động 1:
Cô và trẻ đọc ca dao 
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khac giống nhưng chung một giàn
Con hiểu câu ca dao dó như thế nào?
Cô giới thiệu bài hát “ bầu và bí” của nhạc sĩ Phạm Tuyên dựa trên bài đồng dao
 Hoạt động 2:
Cô hát lần 1
Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả
Cô tóm tắt nội dung bài hát : bài hát nói về tình cảm của bầu và bí rất gắn bó yêu thương nhau tuy rắng khác giống
Cô hát lần 2 với nhạc
Trò chuyện về nội dung bài hát
Cô dạy trẻ hát từng câu
Lớp hát → nhóm→ tổ→ cá nhân
Nghe hát “vườn cây của ba”
Có một bài hát rất dễ thương đó là bài “ Vườn cây của ba”
Cô hát lần 1
Hỏi trẻ tên tác giả
Cô tóm nội dung bài hát
Cô hát lần 2 với nhạc
Trò chuyện về nội dung bài hát 
→ Cô nhận xét tuyên dương
Hoạt động 3: Trò chơi “ Nhanh tay chọn quả”
Cô đặt trên bàn một số loại rau ăn lá , ăn củ
Cô dùng trống lắc làm hiệu lệnh cho trẻ
Cô lắc nhanh trẻ hát nhanh, đi nhanh
Cô lắc chậm trẻ hát chậm,đi chậm
Cô gõ một tiếng trẻ dừng lại và chọn loại rau theo yêu cầu của cô
+ Chọn loại rau ăn củ
+ Chọn loại rau ăn lá
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung:
Ném bóng vào chậu
Trò chơi dân gian: kéo cưa lừa xẻ
1.Mục đích yêu cầu:
Thỏa mãn nhu cầu vận động nhu cầu vui chơi của trẻ
Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo , biết nhường bạn trong quá trình chơi
2.Chuẩn bị:
Sân rộng, thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng,đồ chơi ,đảm bảo an toàn cho trẻ
3.Tiến hành:
Ném bóng vào chậu
+ Cô nói luật chơi, cách chơi 
+ Trẻ thực hiện
Trò chơi dân gian: kéo cưa lừa xẻ
+ Hỏi trẻ, cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi
+ Cô nhắc lại cách chơi , luật chơi
+ Cho trẻ chơi , chú ý trẻ đùa giỡn, động viên khuyền khích trẻ nhút nhát
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh
Góc âm nhạc: hát múa các bài hát về thực vật
VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA-ĂN XẾ
Tự cất đồ dùng cá nhân gọn gàng sau khi thay đồ
Có thói quen uống nước , đi vệ sinh đúng giờ
Củng cố nề nếp ngủ đúng giờ, im lặng trong giờ ngủ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Kể chuyện dây khoai lang
Trò chuyện về các loại củ
TRẢ TRẺ
Biết cuối đầu , khoanh tay chào cô , chào mẹ khi ra về
Không leo trèo lên ghế
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1/ Tên những trẻ nghỉ học và lí do
2/ Hoạt động có chủ đích: Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ. 
-Tên những trẻ chưa tham gia , chưa đạt yêu cầu
3/ Hoạt động chơi:Sự hứng thú của trẻ tham gia vào các góc chơi: thoi dõi quá trình chơi, kết quả chơi của trẻ( kỹ năng chơi, nội dung chơi)
- Tên những trẻ chưa tham gia , chưa đạt yêu cầu
4/ Các hoạt động khác trong ngày:
-Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện
-Lý do chưa thực hiện
-Những thay đổi tiếp theo
5/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
-Sức khỏe( những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn , ngủ, vệ sinh,bệnh tật).
-Kỹ năng (vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo)
-Thái độ và biểu lộ cảm xúc , hành vi...
6/ Những điều cần lưu ý và thay đổi tiếp theo:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày tháng năm
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
Rèn thói quen đi học chào ông bà cha mẹ, đến lớp chào cô giáo
Chơi tự do
Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn, ngủ của trẻ
Điểm danh
Điểm danh trẻ qua sổ theo dõi
Cô biết lý do trẻ vắng
THỂ DỤC SÁNG
Thực hiện các vận động, bài tập thể dục sáng
HOẠT ĐỘNG HỌC
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ “ hoa kết trái”, tên tác giả: Thu Hà.Trẻ cảm nhận âm điệu êm dịu của bài thơ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.
- Giáo dục trẻ biết trồng và chăm sóc cây.
II Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ.
III Tiến hành
Hoạt động 1:
- Cô và trẻ hát bài “ màu hoa”.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về những màu hoa nào?
- Con biết những loại hoa nào?
Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loại hoa kết thành quả. Đó là bài thơ “ hoa kết trái”, cô sẽ đọc cho cả lớp mình cùng nghe, tác giả Thu Hà
Hoạt động 2:
- Cô đọc mẫu lần 1 không tranh.
- Bài thơ cô vừa đọc tên gì?
- Bài thơ “ Hoa kết trái” của ai sáng tác?
- Các con có biết chỉ nghe tên bài thơ “ Hoa kết trái” nói lên điều gì không? ( Hoa kết trái là loại hoa kết thành quả, miền bắc gọi là quả miền nam gọi là trái nên cô Thu Hà đặt tên cho bài thơ là “ Hoa kết trái”)
Và để xem những loại hoa kết thành trái có màu sắc như thế nào?
Cô và các con hãy cùng đến thăm vườn hoa đó nhé!
- Cô đọc thơ lần 2 có tranh minh họa.
- Bài thơ nói về các loại hoa kết thành quả rất là hay và bây giờ cô cháu mình cùng học thuộc bài thơ này nhé!
- Trẻ đọc thơ theo cô.
- Trẻ tự đọc thơ 2- 3 lần.
- Tổ trẻ đọc thơ, nhóm trẻ đọc thơ, ca nhân trẻ đọc thơ.
-Cô sửa sai cho trẻ.
* Đàm thoại, đọc trích dẫn.
- Bài thơ cô vừa đọc tên gì?
- Bài thơ “ Hoa kết trái” của ai sáng tác?
- Trong bài thơ có những loại hoa gì?
- Hoa cà có màu gì? Hoa cà kết thành gì?
-Hoa gì có màu vàng? Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?
-Cô Thu Hà dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.
- Các con đã được ăn quả mướp chưa?
- Hoa Lựu đỏ chói chang được nhà thơ ví với cái gì? “ hoa lựu chói chang đỏ như đốm lửa”
- Hoa Lựu cũng phát triển thành quả.quả lựu ăn rất ngon mà không phải chế biến.
- Những loại hoa này nở thành từng chùm bông hoa nhỏ xíu trông rất đẹp. các loại hoa này cũng két thành quả.
- Thế còn hoa mận có màu gì?
Cô đọc lại câu thơ và cho trẻ đọc cùng cô 2 câu thơ trên.
- Chúng mình đã được ăn quả mận chưa? ăn mận các con thấy có vị gì?
- Trong bài thơ “ hoa kết trái” nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả. Mỗi loại hoa có màu sắc khác nhau. Hoa không những đẹp mà còn cho chúng ta những loại quả vừa ăn ngon lại giúp cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, vì vậy ở 4 câu thơ cuối cô Thu hà đã nhắc nhở các bạn nhỏ điều gì?
-Giáo dục trẻ biết trồng và chăm sóc cây.
 Hoạt động 3:
-Xếp tranh theo nội dung bài thơ
-Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: chậu cây
Trò chơi: nu na nu nống
* Yêu cầu
- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
- Phát triển khả năng quan sát,so sánh, phân tích.
- Trò chơi vận động trẻ chơi đúng luật.
- Chơi tự do,trẻ chơi thoải mái, cô chú ý 

File đính kèm:

  • docxthe gioi thuc vat_12844451.docx