Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Một số con vật nuôi trong gia đình - Trần Thị Hồng Thủy

1. Kiến thức:

- Nhận biết tên gọi, màu sắc, một số bộ phận một số động vật nuôi trong gia đình, về đặc điểm cấu tạo ,tiếng kêu, thức ăn, môi trường sống, sinh sản, lợi ích

- Biết mối liên hệ giữa cấu tạo của vật nuôi với điều kiện môi trường sống.

2. Kỹ năng:

- Biết quan sát, so sánh giữa các đối tượng.

- Phát triển khả năng ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ cách thức biểu lộ tình cảm với các con vật nuôi gần gũi.

- Giáo dục ý thức tự giác bảo vệ, chăm sóc động vật nuôi.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Một số con vật nuôi trong gia đình - Trần Thị Hồng Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC & MẦM NON 
-----š›&š›-----
GIÁO ÁN
 PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI
 MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
 Đề Tài: Một số con vật nuôi trong gia đình
 Người soạn: Trần Thị Hồng Thủy
 MSSV: 4059030038
 Lớp: GDMN - K40
 Chủ đề:Thế giới thực vật
 Đối tượng: Trẻ 3 – 4 tuổi
 Thời gian: 25 – 30 phút
 Giảng viên bộ môn: Cô Nguyễn Thị Tường Loan
 Quy nhơn, ngày ,tháng 04 ,năm 2020.
I. Mục đích – yêu cầu
Kiến thức:
Nhận biết tên gọi, màu sắc, một số bộ phận một số động vật nuôi trong gia đình, về đặc điểm cấu tạo ,tiếng kêu, thức ăn, môi trường sống, sinh sản, lợi ích
Biết mối liên hệ giữa cấu tạo của vật nuôi với điều kiện môi trường sống.
Kỹ năng:
Biết quan sát, so sánh giữa các đối tượng.
Phát triển khả năng ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc.
Thái độ:
Giáo dục trẻ cách thức biểu lộ tình cảm với các con vật nuôi gần gũi.
Giáo dục ý thức tự giác bảo vệ, chăm sóc động vật nuôi.
II. Chuẩn bị:
Những hình ảnh về các con vật nuôi trong gia đình: gà trống, mèo, cún con
Lôtô về các con vật, các bảng gắn để chơi trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú cho trẻ.
Cô cùng trẻ hát “Gà trống, mèo con và cún con”
Cô hỏi trẻ:
Các con vừa hát bài hát tên gì?
Trong bài hát nói về những con vật gì vậy các con ? 
Những con vật này thường sống ở đâu?
Gia đình các con nuôi những con vật gì ?
Hôm nay cô có rất là nhiều câu đố về các con vật nuôi trong gia đình để tặng cho lớp của chúng ta các con có thích không nào?
 Hoạt động 2:Quan sát về tranh ảnh về các con vật
Quan sát con gà trống
Đố bé!
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức dậy
Là con gì? ( Con gà trống )
Cô cho trẻ xem hình ảnh con gà trống và giới thiệu các bộ phận cho trẻ xem.
Gồm các bộ phận sau:
Đầu gà
Mào gà
Mỏ gà
Mình gà
Cánh gà
Chân gà
Đuôi gà
 Cô hỏi trẻ:
Gà có mấy chân vậy con?
Thức ăn của gà là gì?
Gà trống kêu như thế nào?
Nuôi gà để làm gì? 
Gà sống ở trên cạn hay dưới nước vậy các con?
Gà đẻ ra quả trứng hay là đẻ con vậy cả lớp?
Ngoài gà trống còn có con gà gì nữa vậy nhỉ? (Con gà mái, gà con)
Cô kết luận: Gà trống là động vật, có 2 chân, có cánh,đẻ trứng và nó sống trên bờ.
Ngoài gà ra thì còn có con gì có mỏ, có cánh, có 2 chân, đẻ trứng nữa? ( Chim Bồ câu, Con ngỗng, con vịt..)
 Cô nhấn mạnh: Gà trống là động vật, có 2 chân,có mỏ và đẻ trứng. Nhóm động vật này gọi là “Gia cầm”
Quan sát con mèo
Cô đố, cô đố !
Đố bé:
Đôi mắt long lanh
Màu xanh trong vắt
Chân có móng vuốt
Vồ chuột rất tài?
 Là con gì? ( Con mèo )
Cô cho trẻ xem hình ảnh con mèo và giới thiệu các bộ phận con mèo cho trẻ xem.
Gồm các bộ phận sau:
Đầu mèo
Mắt mèo
Miệng mèo
Tai mèo
Mình mèo
Đuôi mèo
Chân mèo
Cô hỏi:
Tiếng kêu của mèo như thế nào các con? ( Meo meo )
Bạn nào hãy đếm giúp cô xem mèo có mấy chân vậy nào?
Sở thích của mèo là gì nào? ( nằm sưởi ấm, đuổi bắt chuột )
Các con có biết mèo để ra con hay là ra trứng nhỉ ? ( Đẻ con )
Cô kết luận:
=> Mèo là động vật có 4 chân, có vú nên mèo đẻ con.
Ngoài ra mèo rất thích chơi vờn, đùa và rất tinh nghịch nữa đấy, nhất là những chú mèo con...
Quan sát con chó
Thường nằm đầu hè
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì ? (Con chó )
Cô cho trẻ quan sát con chó và giới thiệu các bộ phận con chó cho trẻ xem.
Gồm các bộ phận sau:
Đầu chó
Mắt chó
Mõm chó
Tai chó
Mình chó
Đuôi chó
Chân chó
Cô hỏi:
Chó có tiếng sủa như thế nào các con?
Các con hãy quan sát xem con chó có mấy cái chân nào?
Nuôi chó để làm gì vậy cả lớp? 
Cô kết luận: Chó là động vật có 4 chân, có vú nên nó đẻ con.
Chó và mèo là động vật có 4 chân, có vú nên nó đẻ con.Nhóm động vật này gọi là “Gia súc” 
Ngoài ra còn có con vật nuôi nào có 4 chân, có vú và đẻ con vậy các con
Trẻ trả lời: Con lợn, con bò, con trâu
Cô nhấn mạnh: Gà trống là động vật có mỏ, 2 chân, có cánh và đẻ trứng.
Nhóm động vật này gọi là “Gia cầm”
Cô nhấn mạnh: Mèo và chó là động vật có 4 chân, có vú, đẻ con.
Nhóm động vật này gọi là “Gia súc”
Hoạt động 3: Củng cố
Trò chơi 1: Ai bắt chước nhanh hơn?
Cách chơi: Cô đưa ra các hình ảnh thì trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật đó.
Luật chơi: Bạn nào bắt chước giống hơn thì sẽ được cô thưởng, bạn nào làm sai thì sẽ bị nhảy lò cò
 Cô quan sát và sửa sai, tuyên dương trẻ.
Trò chơi 2: Ai thông minh hơn?
Cách chơi:
Cô chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội 5 bạn lên chơi tìm các con vật thuộc nhóm gia cầm và nhóm gia súc. Trong thời gian 1 bài hát các thành viên trong đội lần lượt lên tìm các con vật theo yêu cầu và gắn vào bảng của đội mình. 
Luật chơi: 
+ Đội nào tìm được nhiều con vật đúng theo yêu cầu sẽ là đội chiến thắng và được nhận một món quà. 
+ Đội tìm được ít các con vật hơn thua cuộc sẽ phải nhảy lò cò một vòng.
4. Hoạt động 4: Kết thúc
 Cô cùng trẻ hát bài “Một con vịt”và ra chơi nhẹ nhàng.

File đính kèm:

  • docxGiao an cho tre lam quen voi moi truong xung quang voi chu de The gioi dong vat tre 3 4 tuoi_1282106.docx
Giáo Án Liên Quan