Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Mùa hè - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của mùa hè (Trời nắng nóng, mọi người mặc quần áo mỏng, mát mẻ)

- Trẻ biết được công việc và hoạt động của người lớn.

- Trẻ biết đứng cách cô khoảng 1,5m, cô tung bóng cho trẻ bằng hai tay , trẻ biết đón bắt lấy bóng bằng hai tay, có thể sử dụng cả cánh tay để giữ lấy bóng rồi tung lại cho cô.

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc bài thơ.

 - Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế và vẽ hình tròn, các nét xiên làm ắnh nắng theo mẫu của cô.

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung và hát đúng giai điệu, kết hợp vận động đúng nhịp bài hát. Trẻ lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng cùng cô.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Mùa hè - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÙA HÈ
Thực hiện 1 tuần từ ngày 30/4 đến ngày 04/5/2018
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của mùa hè (Trời nắng nóng, mọi người mặc quần áo mỏng, mát mẻ)
- Trẻ biết được công việc và hoạt động của người lớn.
- Trẻ biết đứng cách cô khoảng 1,5m, cô tung bóng cho trẻ bằng hai tay , trẻ biết đón bắt lấy bóng bằng hai tay, có thể sử dụng cả cánh tay để giữ lấy bóng rồi tung lại cho cô.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc bài thơ.
	- Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế và vẽ hình tròn, các nét xiên làm ắnh nắng theo mẫu của cô.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung và hát đúng giai điệu, kết hợp vận động đúng nhịp bài hát. Trẻ lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng cùng cô.
	II. Chuẩn bị:
- Bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi xây dựng, lắp ghép.
- Bộ đồ dùng âm nhạc: Như phách, sắc xô, trống lắc. Mũ chóp kín 
	- Trang trí lớp theo chủ đề.
- Hình ảnh về cảnh vật, về con người trong mùa hè.
- Trang phục của mùa hè: Quần áo, mũ, dép...
- Một số mũ đồ chơi, quầy hàng bán trang phục mùa hè.
- Sưu tầm một số tranh ảnh, truyện thơ, bài hát câu đố về chủ đề
	- Sách truyện, bút sáp , hồ dán đất nặn 
- Vở bé làm quen với toán, vở chữ cái, vở tạo hình
- Tranh minh hoạ bài thơ: Ông mặt trời
	III. Kế hoạch tuần:
Ngày 
 H§ 
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- Cô thăm hỏi phụ huynh tình hình sức khoẻ của trẻ.
- Nhắc trẻ chào hỏi khi đến lớp, cất đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định.
- Tuyên truyền với phụ huynh một số biện pháp để phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa.
- Nhắc nhở phụ huynh đưa bé đi học đúng giờ.
- Trao đồi với phụ huynh tình hình học tập của bé trong tuần.
- Cô thăm hỏi các cháu vừa hết bệnh vào lớp.
- Động viên các cháu đi học đều. 
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm. Trò chuyện về mùa hè.
THỂ DỤC SÁNG
*Thể dục sáng: Thực hiện các động tác kết hợp theo lời bài hát: “Mùa hè đến”
 1. Yêu cầu:
- Trẻ thực hiện đúng đều các động tác theo yêu cầu của cô có ý thức khi tập.
- Rèn khả năng tập chung chú ý quan sát, khả năng vận động, phát triển thể lực cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có tính kiên trì và ý thức kỉ luật, yêu thể thao.
2. Chuẩn bị: 
Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
3. Tiến hành: 
* Hoạt động 1: Khởi động: 
Cô cho trẻ đi các kiểu kết hợp với bài “Mùa hè đến”
* Hoạt động 2: Trọng động: Tập kết hợp theo lời bài hát: “Mùa hè đến”
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: 2 tay giang ngang gập vai. 
- Bụng: 2 tay giơ cao cúi gập người.
- Chân: Chân trước, chân sau khụy gối
- Bật: Bật tách khép chân.
- Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ tập cùng cô.
- Giáo dục trẻ.
* Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi: Trời mưa ( cho trẻ chơi 2- 3 lần)
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập 2-3 vòng
HOẠT ĐỘNG HỌC
Nghỉ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Nghỉ ngày Quốc tế lao động
LVPTNT:
KPXH: Mùa hè của bé 
NDTH: 
Âm nhạc 
LVPTTC: Thể dục:
 Bắt và tung bóng với cô bằng hai tay.
NDTH: 
Âm nhạc, MTXQ 
LVPTTM
Tạo hình
Vẽ ông mặt trời NDTH: Âm nhạc, MTXQ
HOẠT 
ĐỘNG
 GÓC
1. Góc phân vai: Cửa hàng bán cây xanh, hoa, dụng cụ đựng nước, nước giải khát
* Yêu cầu:
- Trẻ biết nhận vai chơi biết đóng vai người bán, người mua. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết đi mua bán.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi như: Trò chuyện, đàm thoại, hội ý, cách thể hiện vai chính xác, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong các nhóm chơi.
* Chuẩn bị: Cây xanh, hoa, dụng cụ đựng nước, nước giải khát
* Cách chơi: 
- Người bán hàng: Niềm nở với khách, giao hàng cho khách, khi nhận tiền biết cảm ơn.
- Khách đi mua hàng cần xếp hàng theo thứ tự người đến trước thì mua trước, người đến sau thì mua sau không chen lấn, xô đẩy, khi nhận hàng cần cầm bằng 2 tay, phải trả tiền.
2. Góc xây dựng: Xây bãi biển
* Yêu cầu
- Trẻ biết dùng các hình khối, hành rào, cây xanh để xây bãi biển
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng đồ chơi 1 cách sáng tạo
- Trẻ biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng
* Chuẩn bị
- Hình khối, gạch, cây xanh, ghế ngồi...
* Cách chơi:
- Lấy các khối vuông, khối chữ nhật đặt sát cạnh nhau tạo thành tường và hàng rào.
- Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào.
- Dùng các cây xanh để trồng trong khu vực bờ biển.
- Dùng các hình hoa để ghép các hình với nhau tạo thành ghế ngồi... 
3. Góc nghệ thuật: Xé dán, vẽ, tô màu một số bức tranh về mùa hè, hát các bài hát về mùa hè.
* Yêu cầu
- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ, xé dán tạo nên 1 bức tranh về các hiện tượng tự nhiên về mùa hè.
- Rèn cho trẻ kĩ năng nặn, hát và cảm thụ âm nhạc
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình qua bức tranh và bài hát...
* Chuẩn bị
- Giấy màu, giấy vụn, giấy trắng, màu sáp, keo dán...
- Băng đĩa có bài hát về chủ đề
* Cách chơi
- Lần lượt từng hoặc từng nhóm lên thể hiện bài hát....
- Làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc để tạo thành sản phẩm yêu thích...
4. Góc thư viện: Xem tranh ảnh về mùa hè.
* Yêu cầu: 
- Biết cùng nhau thảo luận trò chuyện khi xem tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết diễn ra vào mùa hè.
- Rèn cho trẻ kĩ năng mở sách, đọc sách, và giữ gìn sách vở...
- Giáo dục trẻ biết ngồi ngay ngắn khi đọc và xem sách, giữ gìn sách vở.
* Chuẩn bị: Các loại sách, tranh ảnh chụp về các hiện tượng thời tiết, mây mưa, cầu vồng hạn hán 
* Cách chơi
- Ngồi đúng tư thế, giở sách từng trang.
- Quan sát bức tranh và nhận xét về bức tranh.
- Tô màu bức tranh theo yêu cầu.
5. Góc tự nhiên: Chơi với nước và cát, lau lá cây, gieo hạt và quan sát sự phát triển của hạt.
* Yêu cầu
- Giúp trẻ thấy được sự kỳ diệu của nước, của các hiện tượng tự nhiên.
- Rèn cho trẻ kĩ năng và thói quen chăm sóc bảo vệ môi trường như: Chăm sóc cây, bảo vệ và tiết kiệm nước...
- Giáo dục trẻ thường xuyên chăm sóc, bảo vệ cây, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp...
* Chuẩn bị: Hạt ngô, đậu, 2 chậu đựng nước và cát, 2 bát đất, cát để trẻ gieo hạt 
* Cách chơi: 
- In hình ông mặt trời, mây, mưa.. trên cát. 
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá rụng.
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Dùng khăn lau lá cây.
- Quan sát sự phát triển của hạt.
- Khuyến khích tạo cho trẻ niềm tin, sự hứng thú, óc sáng tạo.
6. Góc vận động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ, vô lăng
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đối diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoàn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo, vô lăng.
* Cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
Nghỉ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Nghỉ ngày Quốc tế lao động
*Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
*TCVĐ: Rồng rắn lên mây
*Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá, phấn
* Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm: Cái gì tan trong nước.
* Trò chơi vận động: Chèo thuyền.
* Chơi tự do: Chơi đá bóng vào gôn
* Hoạt động có chủ đích: 
- Quan sát hiện tượng thời tiết trong ngày:
- Trò chơi vận động: "Lộn cầu vồng"
- Chơi tự do: Chơi với cát, nước, lá cây... 
VỆ SINH, ĂN, NGỦ
- Cho trẻ vệ sinh rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn .
- Tổ chức cho trẻ ăn trưa.
- Tổ chức cho trẻ ngủ trưa.
- Sau khi cho trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ sinh, vận động nhẹ nhàng , cho trẻ uống sữa, ăn chiều.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
Nghỉ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Nghỉ ngày Quốc tế lao động
1. Vở LQVCC chữ “x, v”
2. Cho trẻ chơi tự do theo góc chơi.
3. Cho trẻ đọc các bài thơ, hát các bài hát về chủ đề
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh trả trẻ	
1. HTVLTTGĐHCM: Tập hát: Bé tập nói
2. Vở LQVT: Sắp xếp theo quy tắc
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh trả trẻ
1. Vui chung cuối chủ điểm.
2. Nêu gương bé ngoan.
3. Vệ sinh trả trẻ: 
TRẢ TRẺ
- Trước khi cho trẻ ra về: Giáo viên có thể trò chuyện cùng với trẻ.
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân, sau đó cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi hoặc cho trẻ cùng nhau xem truyện tranh, đọc thơ...
- Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Nên dành thời gian trao đổi với cha mẹ một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình.
- Chú ý kiểm tra điện nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 30 tháng 4 năm 2018
Nghỉ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Thứ 3 ngày 01 tháng 5 năm 2018
Nghỉ ngày Quốc tế lao động
Thứ 4 ngày 02 tháng 5 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực phát triển nhận thức - Khám phá xã hội
Đề tài: “Mùa hè của bé ”
NDTH: Âm nhạc
* Kiến thức.
- Trẻ hiểu và biết được một số đặc điểm riêng biệt của mùa hè khác với các mùa còn lại trong năm như: Loài hoa đặc trưng của mùa hè là hoa phượng nở, thời tiết thì nắng nóng thi thoảng có những cơn mưa rào rất to và nhanh.
- Trang phục của mùa hè là những bộ váy và những bộ quần áo cộc và các hoạt động của con người vào mùa hè. 
- Phát triển tư duy cho trẻ, nhận biết đăc điểm của mùa hè và trẻ cảm nhận được sự biến đổi về thời gian như mùa hè ngày dài hơn các mùa khác trong năm.
* Kỹ năng.
-   Trẻ chú ý quan sát và nhận xét.
-   Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ biết trả lời câu hỏi của cô đầy đủ và chính sác.
* Thái độ.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, vệ sinh thân thể, biết chọn trang phục phù hợp trong mùa hè.
Giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời nắng thì phải đội mũ hoặc che ô. Không được chơi ngoài nắng mà phải vào trong bóng dâm chơi.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: 
- Màn hình, máy tính, 
- “ Mùa hè đến”, “ Khúc ca mùa hè”
- Câu đố về mùa hè.
* Đồ dùng của trẻ:
- Tranh trò chơi.
II. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú.
- Cô đọc câu đố về mùa hè:
Mùa gì nóng bức
Trời nắng chang chang
Đi học đi làm
Phải đội nón mũ?
- Câu đố cô vừa đố chúng mình nói về mùa gì?
- Ai biết gì về mùa hè kể cho cô và các bạn nghe nào?
- Vậy các con có biết mùa hè có những đặc trưng gì không? Để hiểu thêm về mùa hè, hôm nay cô và các con cùng khám phá về mùa hè nhé.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Trò chuyện tìm hiểu về mùa hè.
- Cho cacs nhóm xem cảnh mùa hè.
(Tranh hoa phượng, tranh con ve sầu, tranh em bé đi biển tắm, tranh trời mưa to,...)
- Các con thấy được những hình ảnh nào?
- Mùa hè chúng mình thấy thời tiết như thế nào?
- Trong những bức tranh cô cho chúng mình xem có 1 loại hoa rất đẹp và đặc trưng của mùa hè, ai nói cho cô biết đó là loài hoa gì?
- Lắng nghe, lắng nghe.
( Cho trẻ nghe tiếng ve sầu kêu)
- Chúng mình có phát hiện ra, tiếng con vật gì kêu không?
- Chúng cùng đứng dậy chơi trò chơi "trời nắng trời mưa" cùng cô nào!
- Cho trẻ chơi trò chơi "Trời mưa" và chuyển đội hình.
- Cho trẻ xem phim về mưa rào trong mùa hè và trò chuyện ( mưa kèm sấm chớp)
- Mưa mùa hè thường xuất hiện những gì?
- Mưa đó người ta gọi là mưa gì các con biết không?
- Vì sao gọi là mưa rào?
- Vào mùa hè thì cây cối thế nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh cây cối vào hè: Xanh tốt, sum suê, nhiều hoa quả.
- Vì mùa hè rất nắng nóng vậy các con phải mặc nhưng trang phục thế nào khi mùa hè?
Cho trẻ xem hình ảnh một số lọai quần áo của mùa hè.
- Quần áo mùa hè có gì đặc biệt?
- Vì sao phải chọn những trang phục này?
- Chúng mình cùng đứng dậy và hát thật to bài hát "Mùa hè đến"
- Vào mùa hè các con được làm gì?
- Các con đã được bố mẹ cho đi du lịch ở đâu?
- Thời tiết mùa hè thường có những loại bệnh dịch nào?
- Chúng mình cần phải ăn uống và vệ sinh cá nhân như thế nào để không bị dịch bệnh?
- Mùa hè là mùa xảy ra rất nhiều dịch bệnh như tiêu chảy, cảm cúm Để phòng tránh bệnh, các con cần phải nhớ điều gì?
* Mở rông: Một năm bắt đầu bằng mùa xuân và kết thúc bằng mùa đông, sau mùa xuân là mùa hè. Thời tiết mùa hè oi bức, nóng nực, trời nắng chói chang, mọi người phải đội mũ nón khi ra ngòai. Mùa hè thường xuất hiện những cơn mưa rào, mọi người phải mặc quần áo mỏng ( áo ngắn tay), đi tắm biển hoặc hay tắm cho mát.
* Hoạt động 2: Trò chơi
- Trên đây cô có chuẩn bị cho 3 nhóm rất nhiều tranh vẽ đặc trưng về mùa hè và một số tranh các mùa khác nữa, các nhóm hãy tìm tranh nói về đặc trưng của mùa hè và dán lên bảng đội nào dán được nhiều tranh về hoạt động của mùa hè đội đó chiến thắng..
- Trẻ chơi theo nhóm.
- Cô và lớp cùng nhận xét
3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài "Khúc ca mùa hè"
Trẻ lắng nghe cô đọc câu đố.
Mùa hè.
1 vài trẻ đứng dậy kể.
Trẻ lắng nghe cô giới thiệu.
Trẻ hướng lên màn hình và quan sát các bức ảnh cô chuẩn bị.
Trẻ kể.
Nắng và nóng.
Hoa phượng.
Trẻ lắng nghe tiếng ve sầu kêu
Con ve sầu.
Trẻ đứng dậy chơi Trời nắng trời mưa cùng cô.
Trẻ xem những đoạn video cô chuẩn bị.
Cơn mưa to và có sấm chớp.
Mưa rào.
Vì mưa rất to và thường có sấm chớp.
Xanh tốt.
Trẻ xem tranh ảnh về 1 số loại cây.
Mặc váy hoặc quần áo cộc.
Trẻ xem 1 số tranh ảnh về trang phục mùa hè.
Mỏng và cộc.
Thời tiết rất nóng.
Trẻ đứng dậy và hát to.
Được đi chơi cùng bố mẹ.
Trẻ kể: Đi biển, về quê,...
Trẻ kể: Ốm, tiêu chảy, cảm cúm...
Trẻ kể
Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
Trẻ lắng nghe.
Trẻ chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô.
Trẻ lắng nghe cô nhận xét
Trẻ hát và đi ra ngoài.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
*TCVĐ: Rồng rắn lên mây
*Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá, phấn
	1. Yêu cầu:
- Trẻ biết được những vật nào thả vào trong nước sẽ chìm, vật nào sẽ nổi.
 Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết chơi trò chơi vận động và các trò chơi tự chọn.
- Phát triển tố chất nhanh, mạnh, khoé léo qua TCVĐ, khả năng quan sát, phán đoán của trẻ.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi.
	2. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân bằng phẳng thoải mái, rộng rãi, an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
- Đồ dùng: mũ cáo và thỏ, vòng, phấn.
- Châu nước,sỏi, đá, lá cây, lông chim.
3. Tiến hành
*Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
- Vừa rồi cô và các con được chơi những trò chơi gì? Ngay sau đây cô sẽ thưởng cho chúng mình được khám phá các hoạt động ngoài trời.
- Trước khi đi cô hỏi lớp mình có bạn nào bị đau ở đâu không?
- Khi ra ngoài sân các con phải như thế nào? (nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát)
Cô đàm thoại trò chuyện cùng trẻ
+ Quan sát:
- Cô đàm thoại trò chuyện cùng trẻ
- Cho trẻ làm thí nghiệm vật chìm, vật nổi.
- Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn. 
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kì lạ, hôm nay cô cháu mình
 cùng khám phá điều kì lạ đó nhé. 
- Cô có rất nhiều các đồ vật các con thử đoán xem khi cô thả chúng vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?
- Sau đó cô cho trẻ thả các đồ vật vào nước, cả lớp cùng nhận xét.
- Cô bổ sung và chốt lại. Vật chìm hay nổi không phụ thuộc vào kích thước to hay nhỏ, dài hay ngắn mà phụ thuộc vào trọng lượng, chất liệu của nó đấy.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình của mình, biết làm những công việc đơn giản phù hợp với độ tuổi để giúp đỡ ông bà, bố mẹ
 	* Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây.
- Cách chơi: 1 bạn đóng vai chú cáo đang ngủ say trong rừng, các bạn còn lại đóng vai làm những chú thỏ đang đi kiếm ăn trong rừng vừa đọc bài thơ. Bỗng nhiên cáo tỉnh dây và muốn ăn thịt những chú thỏ, những chú thỏ phải nhanh chân chạy thật nhanh về hang.
- Luật chơi: Nếu chú thỏ nào chạy chậm bị cáo bắt thì phải đóng vai Cáo.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Chú ý bao quát trẻ.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn, cát sỏi 
- Cô gợi ý trẻ dùng lá khô để gấp mèo, gấp trâu, gấp kèn.
- Cô gần gũi trẻ gợi mở tạo cho trẻ sự hứng thú và gây sáng tạo
- Nhận xét: Tuyên dương trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vở LQVCC chữ “x, v”
a. Yêu cầu. 
	- Trẻ đọc bài thơ và tô màu kèn sắc xô phôn và vun xới theo yêu cầu.
	- Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ to, rõ ràng, tô màu không chờm ra ngoài.
- Giáo dục trẻ chú ý học bài và nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của cô.
	b. Chuẩn bị: 
	- Vở bé NBVLQVCC, sáp màu.
c. Tiến hành:
- Cô và trẻ đọc thơ 
- Cô trò chuyện với trẻ về bức tranh
- Giáo dục trẻ cầm bút và tô màu không bị chờm ra ngoài
- Trẻ thực hiện. Cô chú ý bao quát và hướng dẫn trẻ thực hiện
- Hết giờ cô nhận xét tuyên dương trẻ và cho trẻ cất đồ dùng
2. Cho trẻ chơi tự do theo góc chơi.
- Cô cho trẻ chơi và chú ý sử lý tình huống sảy ra.
	- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi	
3. Cho trẻ đọc các bài thơ, hát các bài hát về chủ đề
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề
- Cô giới thiệu cho trẻ một số bài thơ bài hát về chủ đề
- Cô dạy trẻ đọc thơ, hát các bài hát về chủ đề.
- Cô chú ý rèn ngôn ngữ và rèn cho trẻ nghe hát đúng giai điệu bài hát
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh trả trẻ	
ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khoẻ:
- Trạng thái cảm xúc, hành vi của trẻ:
...........................................................................................................................................................................................................................................................	- Kiến thức - kĩ năng:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 03 tháng 5 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 	Lĩnh vực phát triển thể chất – Thể dục
 Bắt và tung bóng với cô bằng hai tay
Trò chơi: Lăn bóng
 Nội dung tích hợp: Âm nhạc, KPKH
1. Yêu cầu : 
* Kiến thức: Trẻ biết đứng cách cô khoảng 1,5m, cô tung bóng cho trẻ bằng hai tay , trẻ biết đón bắt lấy bóng bằng hai tay, có thể sử dụng cả cánh tay để giữ lấy bóng rồi tung lại cho cô.
 * Kĩ năng: Rèn kỹ năng bắt và tung bóng với cô bằng hai tay.
 * Thái độ: Giáo dục trẻ mạnh dạn và có ý thức tổ chức trong giờ học.
2. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Một số mũ đồ chơi mũ, áo ô của trang phục mùa hè, quầy hàng bán trang phục mùa hè.
- Sắc xô của cô
- Nhạc bài hát: “Mùa hè đến, Bé yêu biển lắm, Khúc ca bốn mùa
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái
- Bóng của trẻ
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú.
- Trò chuyện vói trẻ về chủ điểm và giáo dục trẻ mặc trang phục phù hợp và đội mũ khi đi đường
- Thưởng cho trẻ một chuyến đi tắm biển.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Khởi động: Đi tắm biển
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi kiễng chân theo bài hát Bé yêu biển lắm”. Đàm thoại về biển
* Hoạt động 2: Trọng động: 
+ BTPTC: Cho trẻ tập kết hợp bài “ Mùa hè đến”-
- Tay: 2 tay đưa sang ngang lên cao 
- Bụng: Cúi gập người phía trước.
- Chân: Đứng, khuỵu gối
- Bật: Bật tách –chụm chân tại chỗ
- Mỗi động tác tập 4 lần x 4 nhịp
- Sau đó cô cho trẻ về đứng 2 hàng ngang đối diện nhau.
+ VĐCB: Bắt và tung bóng với c

File đính kèm:

  • docNHÁNH MÙA HÈ.doc
Giáo Án Liên Quan