Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng, chim - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ biết gọi tên, nêu lên những đặc điểm giống nhau và khác nhau qua một số đặc điểm nổi bật về cấu tạo, vận động, thức ăn, thói quen thích nghi với môi trường sống của một số côn trùng và chim.

 - Biết quan sát so sánh, nhận xét những đặc điểm nổi bật rõ nét giữa 2 loại côn trùng, chim.

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “Ong và Bướm” Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và sự đáng yêu của chú ong và bướm.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng, chim - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH : CÔN TRÙNG - CHIM
(Thực hiện 1tuần từ ngày 15/01/2018 đến ngày 19/01/2018)
	I. YÊU CẦU
	- Trẻ biết gọi tên, nêu lên những đặc điểm giống nhau và khác nhau qua một số đặc điểm nổi bật về cấu tạo, vận động, thức ăn, thói quen thích nghi với môi trường sống của một số côn trùng và chim.
	- Biết quan sát so sánh, nhận xét những đặc điểm nổi bật rõ nét giữa 2 loại côn trùng, chim.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “Ong và Bướm” Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và sự đáng yêu của chú ong và bướm.
- Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế và tô màu các con côn trùng 
- Trẻ nhận biết về mối quan hệ trong phạm vi 3, nhận biết số 3, tách thành hai nhóm trong phạm vi 3 
- Trẻ biết hát và kết hợp vận động theo nhịp nhịp nhàng bài hát con chuồn chuồn; Chú ý nghe cô hát, nhận ra giai điệu vui tươi sôi nổi của bài hát.
- Trẻ biết cách dùng 2 tay cầm túi cát đưa tay ra trước mặt, lên cao và ném xa về phía trước; - Thích tham gia một số trò chơi.
- Thuộc một số bài thơ, câu chuyện vè một số con côn trùng và chim
II. KỸ NĂNG: 
- Phát triển sự nhanh nhạy của các giác quan, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn khả năng ghi nhớ, đọc to, rõ ràng, thể hiện diễn cảm nhịp điệu của bài thơ
-Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút tư thế ngồi và cách tô màu các con côn trùng
- Rèn kĩ năng thêm bớt,ghi nhớ có chủ định, kĩ năng so sánh các đối tượng.
- Phát triển óc quan sát và ham hiểu biết.
- Phát triển khả năng biểu diễn âm nhạc, tai nghe âm nhạc cho trẻ.
- Qua bài tập phát triển tố chất nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.
- Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối màu sắc hài hoà qua vẽ, nặn, cắt xé, dán, xếp những con vật theo ý thích.
III. GIÁO DỤC:
- Biết ích lợi của một số con côn trùng và chim đối với đời sống con người 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những con côn trùng - chim có lợi và bảo vệ chúng tránh xa những con côn trùng có hại.
- Trẻ yêu thích vẻ đẹp của chú ong và bướm, thích đọc thơ. 	
 - Giáo dục trẻ chăm chỉ, giữ gìn sách vở
- Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ các con sôn trùng có ích như ong
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, nghe lời cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
- Lô tô các con côn trùng.
- Một số hình ảnh các con côn trùng khác trên màn hình.
- Các bài hát, Câu đố“Chị ong nâu và em bé, Con bướm xinh, Chị ong nâu nâu, thật là hay, con muỗi...”
- Tranh môi trường 1 số con côn trùng (ong, bướm, muỗi, chuồn chuồn).
- Một số hình ảnh cô tô cho trẻ quan sát qua băng hình.
- Sáp màu, giấy A4 đã in sẵn hình các con vật (Ong, bướm)
- Giá trưng bày sản phẩm.
- Tranh bài thơ ong và bướm
- Đĩa CD có hình ảnh và lời của bài thơ
- Phách tre, sắc xô, đĩa nhạc, mũ.
	- 15 – 20 túi cát, các con vật sống trong rừng bằng đồ chơi. 
	- Các cây xanh, cây hoa, đồ chơi ở các goc trong lớp.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Thứ
 HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN
TRẺ
- Cô giáo vệ sinh thông thoáng phòng học,vệ sinh đồ dùng đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
- Tuyên truyền với phụ huynh về dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời tuyên truyền với phụ huynh đưa trẻ đi học đúng giờ và tham gia giao thông an toàn.
- Đón trẻ vào lớp, ổn định lớp.
- Trò chuyện với trẻ về các con côn trùng và chim
- Trẻ biết được một số đặc điểm và lơị ích của các con côn trùng và chim
THỂ
DỤC
SÁNG
* Thực hiện các động tác kết hợp theo nhạc với bài hát: “Con chuồn chuồn”
1. Yêu cầu
- Trẻ biết tập các động tác, hít thở đều theo lời của bài hát: “Chị ong nâu và em bé”. Thực hiện chính xác các động tác và tập nghiêm túc.
- Rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ, có thói quen tập thể dục sáng.
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng theo nhạc bài hát.
- Giáo dục trẻ để có một cơ thể đẹp, cân đối khoẻ mạnh thì phải thường xuyên luyện tập thể dục.
2. Chuẩn bị: Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
- Băng nhạc. Bài hát: “Chị ong nâu và em bé”, “Con chuồn chuồn”
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Khởi động: Trẻ đi các kiểu chân kết hợp bài hát: “Chị ong nâu và em bé” về đội hình 2 hàng dọc và điểm số tách hàng thành 4 hàng ngang.
* Hoạt động 2: BTPTC: Tập theo bài hát: “Con chuồn chuồn”
- Hô hấp: Gà gáy.
- Tay: 2 tay dang ngang đưa lên cao.
- Lườn 5: Hai tay giơ cao cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
- Chân 3: Đứng giơ một chân vuông góc chân kia thẳng.
- Bật: Bật tách khép chân. (Mỗi động tác 2 lần 4 nhịp)
* Hoạt động 3: Trò chơi:
- Cho trẻ chơi trò chơi: Bắt chước tạo dáng các con vật 1-2 lần.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh: 
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2vòng
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
LVPTNT: 
KPKH
Khám phá vòng đời của con Bướm
NDTH: Âm nhạc, KPKH 
LVPTTC:
Thể dục: Ném xa bằng 2 tay
TCVĐ: Tìm hoa cho ong
NDTH: Âm nhạc, KPKH
LVPTTM:
Tạo hình: Dán con bướm
NDTH: Âm nhạc, KPKH
LVPTNN -Th¬: Ong vµ b­ím. NDTH: Âm nhạc, KPKH
 LVPTNT
Toán: - Tách một nhóm có 3 đối tượng thành hai nhóm nhỏ. NDTH: KPKH
HOẠT
 ĐỘNG
 GÓC
1. Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi chim bồ câu. 
* Yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng một số nguyên vật liệu để xây trang trại chăn nuôi, có tường bao, cây xanh, các khu chăn nuôi chim bồ câu.
- Rèn cho trẻ kỹ năng xây từ tổng thể đến các chi tiết phụ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật.
* Chuẩn bị:
- Bộ đồ xây dựng, cây xanh, cây hoa...
* Cách chơi:
- Trẻ thực hiện thao tác của từng vai chơi như: 
- Bác thợ chủ công trình: Biết bàn bạc với các bạn trong nhóm chơi để thực hiện vai chơi của mình; Biết xắp xếp xây dựng công trình gì trước, công trình gì sau, xây như thế nào.
- Bác thợ xây: Biết dùng các viên gạch để xây trang trại chăn nuôi chim bồ câu
- Người vận chuyển vật liệu xây dựng: Biết chuyển các viên gạch, cây xanh, cây hoa đến địa điểm xây dựng để người thợ xây thực hiện; ngoài ra còn mua chim bồ câu thả vào trang trại khi công trình xây dựng xong.
- Lấy các viên gạch đặt sát cạnh nhau tạo thành tường và hàng rào, trẻ biết xây các chi tiết từ tổng thể đến chi tiết.
- Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào của khu trang trại.
- Trồng các cây xanh, cây hoa xung quanh vườn tạo bóng mát và khuôn viên cho trang trại...
2. Góc vận động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đối diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoàn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo.
* Hướng dẫn cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cầm cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay.
3 Góc phân vai: Quầy bán thức ăn cho các con vật.
* Yêu cầu:
- Trẻ biết nhận vai chơi, biết cùng nhau chơi, biết tự thoả thuận để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai chơi và thực hiện đúng hành động của vai chơi mà mình lựa chọn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi như: Trò chuyện, đàm thoại, hội ý, cách thể hiện vai chính xác, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong các nhóm chơi.
* Chuẩn bị:
- Quầy hàng bầy bán các loại thức ăn cho chim...
- Đồ chơi trong góc và các nguyên vật liệu cho trẻ chơi...
* Cách chơi:
+ Người bán hàng: Niềm nở với khách, giới thiệu các mặt hàng cho khách, thu tiền và giao hàng cho khách .
- Khách đi mua hàng cần xếp hàng theo thứ tự người đến trước thì mua trước, người đến sau thì mua sau không chen lấn, xô đẩy, khi nhận hàng cần cầm bằng 2 tay.
4. Góc nghệ thuật: Tô màu, nặn, xé dán các con côn trùng và chim.
* Yêu cầu: 
- Biết sử dụng một số kỹ năng tô vẽ cắt dán các con vật như: Chim bồ câu, chào mào, ong, chuồn chuồn...
- Rèn cho trẻ kỹ năng cắt, xé dán, vẽ, nặn, tô màu 
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện tốt.
* Chuẩn bị:
- Một số dụng cụ để làm như: Giấy trắng, giấy màu, bút màu, đất nặn, các loại cây, mút xốp, keo, kéo, bảng
* Cách chơi: 
- Trẻ về góc chơi lấy bút màu, giấy vẽ, tranh, hình ảnh các con côn trùng và chim đất nặn 
- Bạn nặn biết làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc để tạo thành các con vật theo ý thích...
- Trẻ vẽ biết cách cầm bút sáp màu để vẽ, tô những bức tranh có các hình ảnh con bướm, con ong, con chim 
- Bạn cắt dán dùng kéo cắt xốp, giấy, dùng keo, băng dính dán các con côn trùng và chim... 
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
5. Góc thư viện: Xem sách, xem truyện về các con côn trùng và chim
* Yêu cầu: 
- Các cháu xem tranh ảnh ở góc và nhận ra một số con vật như: Chim bồ câu, chào mào, ong, chuồn chuồn...
- Biết dở sách quan sát nhận xét các hình ảnh về các con côn trùng và chim...
- Giáo dục trẻ ý thức, chăm sóc bảo vệ các con côn trùng và chim...
* Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh các con côn trùng và chim...
* Cách chơi: 
- Trẻ về góc chơi lấy sách. Tranh ảnh các con côn trùng và chim...
- Biết cách dở sách từ trái sang phải, nhận xét và gọi tên các các con côn trùng và chim và nêu lên đặc điểm của chúng...
 - Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
6. Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên.
* Yêu câu:
- Trẻ biết chăm sóc cây ở góc thiên nhiên như: Nhổ cỏ, bắt sâu, lau lá cây. Biết dùng cát để tạo ra hình ảnh con vật.
- Rèn cho trẻ óc sáng tạo, sự nhanh nhẹn, khéo léo của đôi bàn tay, 
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, biết múc nước tưới cho cây.
* Chuẩn bị: Cát, nước, chăm sóc cây.
* Cách chơi: 
- Trẻ dùng cát ướt để đằp hình con vật, 
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá rụng.
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Dùng khăn lau lá cây.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết trong ngày
* TCVĐ: Mèo và chim sẻ
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá.
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát con chim bồ câu
TCVĐ: “Chim bay, cò bay” 
Chơi tự do: vẽ phấn trên sân, chơi với cát, nước...
.
* Hoạt động có mục đích: Quan sát con kiến.
* Trò chơi vận động: Kiến tha mồi.
* Chơi tự do: Vẽ phấn trên sân, in hình con côn trùng.
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát Cây vú sữa
* Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ
* Chơi tự do: Chơi với lá cây, sỏi...
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát Nhà bóng
* TCVĐ: Ném bóng trong nhà bóng 
*Chơi tự do: Lá cây, phấn, ĐCNT
ĂN 
– 
NGỦ
- Cô cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Cô tổ chức cho trẻ ngủ.
- Khi trẻ dậy cô cho trẻ vận động tại chỗ nhẹ nhàng.
- Cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ, cho trẻ đi vệ sinh..
HOẠT 
ĐỘNG 
CHIỀU
1. Cô cho trẻ đọc các bài thơ về chủ đề: Ong và bướm.
2. Hướng dẫn trẻ vệ sinh môi trường
3. Nêu gương cuối ngày
4. vệ sinh - trả trẻ
1. Dạy trẻ làm vở Bé khám phá khoa học: Trang 6:
2. Cho trẻ chơi trò chơi: Kéo co.
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh, trả trẻ
 1. Đọc đồng dao, ca dao về loại chim.
2. Cho trẻ chơi theo góc
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh, trả trẻ
1. Dạy trẻ đọc thơ: Tặng các cháu nhi đồng
2. Giải câu đố về các loại côn trùng chim.
3. Quan sát trò chuyện về một số loại chim.
4. Nêu gương cuối ngày	
5. Vệ sinh, trả trẻ
1. Biểu diễn văn nghệ: 
2. Nêu gương cuối tuần:
3. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi.
4. Vệ sinh trả trẻ
TRẢ 
TRẺ
- Trước khi cho trẻ ra về: Giáo viên có thể trò chuyện cùng với trẻ; khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày; tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, có những ấn tượng tốt với lớp, với giáo viên, với bạn để hôm sau trẻ lại thích đến trường.
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Sau đó cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi hoặc cho trẻ cùng nhau xem truyện tranh, đọc thơ...
- Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Nên dành thời gian trao đổi với cha mẹ một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình.
- Chú ý kiểm tra điện nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 15 tháng 01 năm 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Lĩnh vực phát triển nhận thức - KPKH
Đề tài: Khám phá Vòng đời của Bướm
NDTH: Âm Nhạc, KPKH
1. Yêu cầu:
* Kiến thức :
	- Trẻ biết đặc điểm của bướm, bướm là con côn trùng.
 - Biết được vong đời của bướm trải qua 4 giai đoạn bướm đẻ ra trứng,
 trứng nở thành sâu, sâu biến thành nhộng nằm trong kén, nhộng nở thành bướm.
 - Trẻ biết tên gọi của một số loài bướm .
	- Trẻ lợi ích, tác hại của sâu bướm.
* Kỹ năng: 
 - Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý, so sánh, suy luận .
 - Rèn và phát triển ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng cho trẻ trong việc sử dụng từ ngữ biểu đạt sự hiểu biết của mình khi trả lời câu hỏi .
 - Khả năng hợp tác khi chơi theo nhóm.
 	 * Thái độ:
 - Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động khám phá.
 - Biết bảo vệ côn trùng có ích phòng tránh côn trùng gây hại.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, bài hát gọi bướm, ba con bướm, kìa con bướm vàng
- Hình ảnh một số loại bướm, video vong đời của bướm.
- Tranh vẽ vòng đời của bướm số thứ tự từ 1 đến 4.
- 2 vòng , 2 bảng từ
* Đồ dùng của cháu:
 - Mỗi trẻ 1 rổ có những miếng ghép của con bướm, 1 bảng con.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức : 
 Chào mừng các cô và các bé đến tham dự với lớp học vui "Cùng khám phá " ngày hôm nay.
 Đến tham dự với lớp chúng mình cô xin trân trọng giới thiệu có các cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường về dự với lớp mình đề nghị các con nhiệt liệt chào mừng .
 Và thành phần không thể thiếu đó là các bé đến từ lớp mẫu giáo 4 tuổi thôn cao đình.
 Trước khi cùng nhau khám phá chúng mình cùng chơi trò chơi" Ong bay và bướm bay" nhé.
 + Cô và các con vừa chơi trò chơi gì?
 + Con ong và con bướm là loại động vật gì?
 - Bướm và ong là con côn trùng. Thế giới loài vật thật phong phú chúng biết bò biết bay sự phát triển của chúng ra sao hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu và khám phá điều kì diệu đó nhé.
 2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vòng đời của bướm: 
- Bây giờ các con hướng lên màn hình xem đây là hình ảnh con gì?
+ Bạn nào cho cô biết con bướm có đặc điểm gì?
 + Các con đã nhìn thấy con bướm ở đâu?
 + Bướm là con côn trùng có ích hay có hại? 
 + Vì sao?
- Vậy có bạn nào biết bướm sinh ra như thế nào không?
- Để biết bướm sinh ra như thế nào cô mời các con cùng hướng lên màn hình.
Cô cho trẻ xem đoạn video vòng đời của bướm
- Các con vừa được xem đoạn video vòng đời của bướm: Cô hỏi một vài trẻ
 + Các con đã nhìn thấy gì trong đoạn video đã xem?
- Trốn cô
 Cô tặng cho mỗi nhóm một bức tranh về giai đoạn phát triển của con bướm các nhóm hãy thảo luận và đưa ra nhận xét.
 Cô mời đại diện từng tổ mang tranh lên nhận xét về bức tranh. 
 Vậy để trở thành chú bướm xinh đẹp phải trải qua mấy giai đoạn?
Cô cho trẻ nhắc lại 
Cô nhấn mạnh lại các giai đoạn phát triển của con bướm.
 Các con ạ những con sâu tuy có hại nhưng khi trở thành con bướm thì chúng lại mang lại nhiều lợi ích bay từ bông hoa này sang bông hoa khác thụ phấn cho hoa,tuy nhiên phấn bướm có thể gây ngứa chúng ta không nên bắt bướm.
* Mở rộng : các con đã nhìn thấy các con bướm có màu sắc khác nhau như thế nào có nhiều loại không?
 Có rất nhiều các loại bướm có màu sắc khác nhau nhưng tất cả đều có chung một vòng đời phát triển
* Luyện tập: 
 Trò chơi 1:"Ghép hình con bướm"
Trong thời gian 1 bài hát mỗi bạn hãy lấy miếng ghép trong rổ của mình để ghép thành hình con bướm.
Cô đi kiểm tra
Trò chơi 2:"Ai nhanh hơn"
 Cho trẻ đọc thơ "Ong và bướm” xếp thành 2 hàng
Cách chơi: chia trẻ thành 2 đội cùng trong khoảng thời gian 1 bài hát "Gọi bướm” từng thành viên của 2 đội bật qua vòng lên lấy 1 hình ảnh vòng đời của bướm gắn theo đúng thứ tự 
Luật chơi: đội nào gắn nhanh đúng đội đó giành chiến thắng.
Hai đội đã sẵn sàng chưa?
Cô cho trẻ chơi
Cô kiểm tra 
- Giáo dục trẻ: Các con ạ xung quanh chúng ta có rất nhiều điều bí ẩn thú vị hành động bảo vệ côn trùng có ích chính là bảo vệ môi trường. 
3. Kết thúc 
- Cho trẻ hát: Con bướm vàng" 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay
-Trẻ vỗ tay
-Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý xem
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thảo luận
- Trẻ lên nói về bức tranh tổ mình
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhắc lại 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc thơ lên xếp hàng
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ kiểm tra cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết trong ngày
* TCVĐ: Mèo và chim sẻ
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá.
1. Yêu cầu
- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng thự nhiên diễn ra trong ngày như:
 Nắng, gió, mưabiết chơi trò chơi chèo thuyền, biết tạo ra một số sản phẩm từ lá cây, cát đá. 
- Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Biết cách giữ gìn sức khoẻ khi thời thiết thay đổi.
2.Chuẩn bị: 
- Địa điểm quan sát thời tiết;
- Lá cây, cát, sỏi...
- Trang phục gọn gàng
3. Tiến hành:
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết trong ngày
- Hôm nay cô thấy lớp mình bạn nào cũng rất là ngoan và hôm nay cô cháu mình cùng đi dạo nhé.
- Trước khi đi cô hỏi lớp mình có bạn nào bị đau ở đâu không?
- Khi ra ngoài các con phải như thế nào?(nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát). 
- Cô cho trẻ hát bài “Đi chơi” và đến điểm quan sát.
Cô hỏi trẻ: 
- Các con hãy quan sát và nhận xét bầu trời hôm nay như thế nào?
- Có ánh nắng không? Vì sao con biết?
- Bầu trờ hôm nay có những đám mây màu gì?
- Có gió thổi nhẹ không? Vì sao con biết?
- Bầu trời hôm nay đang là mùa gì? 
- Các con cảm thấy cơ thể thế nào?
- Mùa Đông đến chúng mình sắp đón tết gì?
- Tết cổ truyền chúng mình được làm gì?
- Cô khái quát lại những ý kiến của trẻ 
- Giáo dục: Mặc quần áo phù hợp với thời tiết, biết tự bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi. Khi ra ngoài trời nắng hải đội mũ và mặc áo dài tay.
* Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi luật chơi (trẻ chơi 4-5 lần)
- Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ chơi
* Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá.
+ Cô giới thiệu các đồ dùng đồ chơi.
+ Trẻ chọn trò chơi.
+ Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ.
(Cô chú ý quan sát trẻ chơi để kịp thời xử lí những tình huống xảy ra)
- Nhận xét buổi chơi cho các cháu vào lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Cô cho trẻ đọc các bài thơ về chủ đề: Ong và bướm.
+ Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc thoe rõ ràng mạch lạc không ngộng không lắp
+ Chuẩn bị: Tranh minh họa thơ.
+ Tiến hành: 
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề
- Cô đọc cho trẻ nghe và cho trẻ đọc thơ
- Cô trẻ đọc và chú ý động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
2. Hướng dẫn trẻ vệ sinh môi trường
	* Mục đích yêu cầu
	- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung như: Không vứt rác bừa bãi ở xung quanh lớp học và ngoài sân trường, thường xuyên cùng cô và các bạn nhặt lá cây rụng, nhặt rác... 
	- Rèn cho trẻ giữ gìn vệ sinh chung, biết giữ gìn môi trường lớp học và cộng đồng sạch đẹp.
	* Chuẩn bị
	- Sọt rác, chổi, gầu hót rác...
	* Các bước tiến hành.
	- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Cô kể cho trẻ nghe một câu chuyện về ý thức giữ gìn trong và ngoài lớp học một nơi công cộng sạch sẽ trong lành có thùng rác và mọi người vứt rác vào thùng rác. Một nơi công cộng không có thùng rác, mọi người vứt rác bừa bãi, ruồi muỗi nhiều ô nhiễm môi trường.
	- Cô trò chuyện với trẻ về câu chuyện cô vừa kể cho trẻ nghe 
 - Cô và các con được nghe câu chuyện nói về điều gì?
 - Trong câu chuyện đó có một môi trường trong lành thì chúng ta làm như thế nào? Thường xuyên chúng mình phải làm gì? Nếu vứt rác bừa bãi thì điều gì sẽ sảy ra?
	- Ngay bây giờ cô cùng các con đi nhặt rác xung quanh lớp và sân trường nhé.
	- Chúng mình đã sẵn sàng chưa?
	- Cô chú ý động viên kh

File đính kèm:

  • docNHANH CON TRUNG - CHIM 15.doc
Giáo Án Liên Quan