Giáo án Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Họ hàng của gia đình - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- Cháu biết đi bằng mép ngoài bàn chân- đi khuỵu gối đúng tư thế động tác.

- Cháu thực hiện tự tin, khéo léo.

- Cháu hứng thú vận động, biết yêu quý quý họ hàng của mình.

II. CHUẨN BỊ:

Đồ dùng của cô: Vòng thể dục, nhạc về chủ đề “Gia đình”

Đồ dùng của cháu: Vòng thể dục

Lồng ghép tích hợp các chuyên đề: Tiết kiệm năng lượng hiệu quả, ATGT, MT

Lồng ghép các hoạt động khác: Âm nhạc: “Đường em đi, cả nhả đều yêu”, văn học: Thơ “Thương ông”

 

doc10 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Họ hàng của gia đình - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Họ hàng của gia đình.
 Lĩnh vực phát triển thể chất
Hoạt động thể dục: VĐCB: Đi bằng mép ngoài bàn chân- đi khuỵu gối
TC: Ai nhanh nhất.
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết đi bằng mép ngoài bàn chân- đi khuỵu gối đúng tư thế động tác.
- Cháu thực hiện tự tin, khéo léo.
- Cháu hứng thú vận động, biết yêu quý quý họ hàng của mình. 
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Vòng thể dục, nhạc về chủ đề “Gia đình”
Đồ dùng của cháu: Vòng thể dục
Lồng ghép tích hợp các chuyên đề: Tiết kiệm năng lượng hiệu quả, ATGT, MT
Lồng ghép các hoạt động khác: Âm nhạc: “Đường em đi, cả nhả đều yêu”, văn học: Thơ “Thương ông”
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề:
Cô cho cháu hát bài hát “Cả nhà đều yêu”, cô cùng cháu trò chuyện về người thân họ hàng bên nội, bên ngoại của các cháu, cô giáo dục cháu ngoan ngoãn, lễ phép và thương yêu những người thân họ hàng của mình.
* Khởi động:
Cô cho các cháu hát bài “Đường em đi” kết hợp với các kiểu đi khác nhau: đi nhanh, chậm, nhanh, mũi chân, gót chân, cạnh chân, đi chậm dần
Cho các cháu xếp thành 3 hàng ngang dãn cách đều nhau.
Hoạt động 2: Trọng động:
*Bài tập phát triển chung:
Cháu tập theo nhịp bải hát “Cả nhà đều yêu”
+ Tay - vai: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân) (2l x 8n).
+ Bụng- Lườn: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái (2l x 8n). 
+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau (4l x 8n).
Cô cho cháu đọc bải thơ “Cháu yêu bà” đồn thành hai hàng dọc.
* Vận động cơ bản:
Cô giới thiệu: “Đi bằng mép ngoài bàn chân – đi khuỵu gối”.
Cô làm mẫu lần 1 trọn vẹn.
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp với lời giải thích. Cô đứng chân rộng bằng vai khi có hiệu lệnh đi cô nghiêng mép ngoài bàn chân sát xuống đất và cô bước đi lên phái trước gối hơi khuỵu, các con chú ý khi đi các con phải giữ thăng bằng thân để không bị ngã.
Cô cho cháu thực hiện. Cô quan sát giúp đỡ cháu khi khó khăn.
Cô cho cháu thi đua, kết hợp trồng hoa vào vườn trong nhà, cô giáo dục cháu giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch. Cô quan sát và kiểm tra kết quả thi đua đồng thời tuyên dương đội thắng cuộc.
*Trò chơi vân động: “Ai nhanh nhất”
Cô giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cháu chơi.
Cô cho cháu chơi vài lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh: 
Cô cho các cháu đi hít thở đều 1 vài vòng quanh sân tập.
Nhận xét - tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày
________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Họ hàng của gia đình.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động làm quen với toán: Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6. 
- Cháu biết xếp, đếm và so sánh, nhận biết sự khác nhau vè số lượng của hai nhóm 
- Cháu hứng thú trong giờ học, biết yêu quý người thân họ hàng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô: 
- 6 cô em ba, 6 chú em ba (1 chú mặc áo khác màu)
- 6 dì em mẹ, 6 cậu em mẹ (1 cậu mặc áo khác màu) 
- 6 bác anh ba, 6 bác chị mẹ (1 bác mặc áo khác màu)
- Thẻ số 6 Mô hình “Gia đình bạn Lan”.
* Đồ dùng của cháu : 
- 6 bác anh ba, 6 bác chị mẹ (1 bác mặc áo khác màu) 2 thẻ số 6.
- Tranh họ hàng có số 4, 5, 6.
- 3 nhóm họ hàng có số lượng 4, 5, 6. cái. Và chữ số 4, 5, 6.
Lồng ghép chuyên đề: ATGT, TKNLHQ, BVMT.
Lồng ghép các hoạt động khác: Âm nhạc: “Cả nhà đều yêu”. MTXQ: Trò chuyện về họ hàng của bạn Lan.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện tham quan.
*Ôn số lượng 5:
- Cô cho cháu hát bài “Cả nhà đều yêu” cô cùng cháu trò chuyện về nội dung bài hát. Cô giáo dục cháu biết thương yêu kính trọng người thân họ hàng.
- Cô cho cháu đi tham quan mô hình, cô nhắc nhở cháu đi bên phải đường không gây ồn ào, biết chào hỏi người lớn, cô đàm thoại mô hình, cô giáo dục cháu giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, sử dụng điện nước tiết kiệm. 
- Cô cho cháu đếm số người thân họ hàng của bạn Lan, có số lượng 5.
Hoạt động 2: Nhận thức
*Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6. 
- Cô cho cháu chơi trò chơi “ Trời tối trời sáng”
- Các con nhìn xem cô xếp thành hàng ngang, được bao nhiêu người thân họ hàng bên nội.
+ Có 1 chú đến sau
+ Có 5 chú thêm 1 chú là có mấy chú em ba
+ Cô cho cả lớp đếm.
+ Mỗi chú cô xếp 1 cô 5 cô
+ Cô cho cháu đếm số lượng 5.
+ Vậy số chú em ba và số cô em ba như thế nào so với nhau?
+ Nhóm nào ít hơn? Ít hơn bao nhiêu?
+ Tại sao nhóm cô em ba ít hơn? Muốn số chú bằng số cô ta phải làm gì?
+ Một chú chưa có cô, cô sẽ tặng chú 1 cô em ba.
+ Cô cho trẻ đếm lại số cô 5 thêm 1 cô là 6 cô
+ Số chú và cô như thế nào so với nhau? 
+ Bằng nhau và bằng mấy
- Cô cho cả lớp đếm, tổ đếm, cá nhân đếm.
- Cô giới thiệu số 6, cô đọc mẫu 
- Số 6 biểu thị cho nhóm đối tượng có số lượng là là 6
+ 6 chú tương ứng với số mấy? 
+ 6 cô cô chọn số mấy đặt vào? 
+ 2 số cô vừa đặt có giống nhau không? Đều là số mấy?
- Chú và cô đều đi làm, cô phải cất số mấy đi?
- Đây là các cậu em mẹ, cùng đến và đứng lần lượt thành hàng ngang, có mấy cậu em mẹ
+ 1 cậu em mẹ đến sau, đứng tiếp theo
+ 5 cậu thêm 1 cậu là mấy cái cậu? 
+ Các cậu em mẹ lại có các dì em mẹ đến chơi.
+ Các dì đứng dưới 1 cậu là 1 dì
+ Có 5 dì 
+ Số cậu và số dì như thế nào so với nhau
+ Số nào ít hơn ? ít hơn mấy?
+ Muốn số dì và cậu bằng nhau cô thêm vào mấy dì? 
+ Số cậu là mấy chọn số mấy đặt vào nhóm cậu
+ Số dì là mấy chọn số mấy đặt vào.
+ Vậy 2 nhóm cậu và dì đã bằng nhau chưa? Và đếu có số lượng mấy? 
*Luyện tập
Cô yêu cầu cháu xếp 6 bác anh của ba và 5 bác chị của mẹ. Cô cho cháu so sánh, thêm vào cho bằng số lượng 6. Tìm chữ số 6 xếp ra. Cô quan sát gợi hỏi cháu.
- Cô quan sát cháu xếp và hỏi cháu xếp số lượng mấy, tìm chữ số gì?
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
- Cô cho cháu nối có số lượng người thân họ hàng 4, 5, 6 vào chữ số 4, 5, 6.
Cô cho cháu chơi trò chơi về đúng họ hàng của mình.
Cô nói cách chơi: Cô cho cháu vừa đi vừa hát khi kết thúc bài hát cháu phải tìm chạy về nhóm người thân họ hàng có số lượng tương ứng với chữ số cháu cầm trên tay.
Luật chơi: Cháu tìm đúng nhóm người thân họ hàng và nói được số lượng trong nhóm, tương ứng với chữ số mấy mà cháu cầm trên tay.
Cô cho cháu chơi 1, 2 lần.
- Cô cho cháu chơi trò chơi tạo nhóm số lượng.
- Cô nói cách chơi và hướng dẫn cháu chơi
- Cháu chơi 2- 3 lần
Nhận xét – tuyên dương
Đánh giá cuối ngày
________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Họ hàng của gia đình.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động làm quen văn học: Thơ “Thương ông”
Tác giả: Tú Mỡ
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết và hiểu nội dung bài thơ, biết đặt tên bài thơ.
- Cháu biết đọc diễn cảm và trả lời đúng các câu hỏi của cô.
- Cháu biết kính trọng ông, bà, biết quan tâm giúp đỡ ông bà, ba mẹ khi bị bệnh. 
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Tranh vẽ minh họa thơ, bảng, phấn, tranh minh các khổ thơ, que chỉ.
Lồng ghép tích hợp các chuyên đề: ATGT, TKNL, TTHCM, GDMT.
Lồng ghép các hoạt động khác: Âm nhạc: Hát “Cháu yêu bà”, môi trường xung quanh: Trò chuyện về người thân họ hàng.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát, tổ chức đi thăm quan.
Cô cho cháu hát bài “Cháu yêu bà”
Các con vừa hát bài hát gì?
Các con có yêu ông bà của mình không?
Yêu ông bà các con phải làm gì?
Cô hỏi ông bà nội sinh ra ai trong gia đình? Ông bà ngoại sinh ra ai?
Cô nói ông bà nội sinh ra ba, anh của ba thì gọi là bác, em của ba thì gọi là cô, chú. Ông bà ngoại sinh ra mẹ, bác là anh của mẹ, em của mẹ gọi là cậu, dì.
Có một bạn nhỏ rất thương yêu ông của mình. Bạn đã giúp ông rất nhiều khi ông gặp khó khăn. Các con có muốn biết bạn đã giúp ông như thế nào không? Muốn biết các con hãy lắng nghe cô đọc thơ nhé.
Hoạt động 2: Nhận thức.
*Cô đọc thơ.
Cô đọc lần 1 trọn vẹn bài thơ.
Cô tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của cháu đối với ông, bạn nhỏ rất ngoan và thương ông. Khi ông bị đau chân không bước lên thềm nhà được thì bạn đã lại gần và nói ông vịn vào vai bạn để ông bước lên thềm nhà.
Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa, trích dẫn làm rõ ý.
Khổ thơ đầu: 
“Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng, khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân khó quá”.
Nội dung khổ thơ miêu tả ông bị đau chân lên đi lại rất khó khăn.
Khổ thơ tiếp: 
“Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu:
“Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên !””
Nội dung khổ thơ nói bạn Việt đang chơi mà thấy ông đau thì lại gần để ông vịn vào vai giúp ông bước lên thềm.
Khổ thơ tiếp: 
“Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quen cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
“Hoan hô thằng bé !
 Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông””
Khi Việt giúp ông bước lên thềm, ông rất vui và xoa đầu, khen Việt thương ông..
Cô cho cháu đặt tên bài thơ.
Cô viết tên bài thơ cháu đặt lên bảng.
Cô giới thiệu tên tác giả và viết lên bảng cho cháu đọc lại.
Cô đọc thơ lần 3: Diễn cảm
* Cháu đọc thơ.
Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 lần
Cô cho từng tổ đọc thơ.
Cô cho nhóm đọc thơ.
Cô cho tổ đọc nối đuôi nhau.
Cô cho cá nhân cháu đọc.
Cô chú ý sửa sai.
* Câu hỏi đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? 
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Trong bài thơ, ông bị làm sao? Ông bị đau chân như thế nào?
 - Vì đau chân nên ông đi lại rất khó khăn. Câu thơ nào nói lên điều đó?
 - Thấy vậy, Việt đã làm gì? Bạn đã nói gì với ông?
 - Khi đã bước được lên thềm trong lòng ông cảm thấy thế nào?
 - Ông đã làm gì? Và ông đã nói gì với Việt?
 - Các con đã học được điều gì qua bài thơ này?
 Cô giáo dục cháu biết yêu thương gần gũi người thân trong gia đình, giúp đỡ người thân trong gia đình những công việc nhỏ khi gặp khó khăn thế mới xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Hoạt động 3: Trò chơi
Cô cho cháu chơi trò chơi “Đọc thơ theo tranh”.
Cô hướng dẫn cách chơi cho cháu. 
Cô cháu mùa theo nhạc bài hát “ông cháu” của tác giả Phong Nhã
Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ “Thương ông”
Nhận xét – tuyên dương
Đánh giá cuối ngày
________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Họ hàng của gia đình.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động Tạo hình: Vẽ người thân họ hàng của bé
(Đề tài)
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết vẽ người thân trong gia đình mình như: Bố, mẹ, anh, chị em, ông, bà...
- Cháu biết vẽ các nét cong, thẳng, cách bố cục tranh, cách tô màu phù hợp. Biết tư thế ngồi thẳng, cầm bút đúng cách.
- Cháu biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm tranh vẽ của mình từ đó thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng người thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: 3 bức tranh mẫu của cô về người thân họ hàng, giá treo tranh.. Nhạc không lời bài “niềm vui gia đình” và một số bài hát về gia đình.
- Đồ dùng cho cháu: Giấy A4 cho cháu vẽ, bút sáp mầu.
- Lồng ghép hoạt các chuyên GDTTHCM.
- Lồng ghép hoạt động khác Âm nhạc bài: Cả nhà đều yêu, niềm vui gia đình; MTXQ: Trò chuyện về họ hàng.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát trò chuyện.
- Cô cho cháu hát bài hát “Cả nhà đều yêu”
- Cô trò chuyện với trẻ về họ hàng trong gia đình mình.
- Sau đó cô cháu kể về họ hàng nội, ngoại của cháu.
- Cô giáo dục cháu phải biết thương yêu, kính trọng người thân họ hàng thì mới là cháu ngoan của Bác Hồ
Hoạt động 2: Nhận Thức
- Cô cho cháu quan sát tranh
Tranh 1: Tranh vẽ ông
- Cô treo tranh và giới thiệu bức tranh.
- Cô có tranh vẽ gì đây?
- Ông có đặc điểm gì?
- Màu tóc?
- Có mấy mắt, mũi, miệng?
- Bạn nào còn có những nhận xét khác nữa?
- Cô khái quát lại: Bức tranh vẽ ông có mặt, mái tóc ngắn màu trắng, có hai mắt đeo kính, có mũi và có miệng.
Tranh 2: Tranh vẽ bà
- Cô treo tranh và giới thiệu bức tranh.
- Cô có tranh vẽ gì đây?
- Bà có đặc điểm gì?
- Màu tóc? Tóc bà ngắn hay dài?
- Có mấy mắt, mũi, miệng?
- Bạn nào còn có những nhận xét khác nữa?
- Cô khái quát lại theo tranh vẽ
Tranh 3: Tranh vẽ bố, mẹ, em bé
- Cô treo tranh.
- Cho cháu đàm thoại lần lượt về các bức tranh.
- Sau đó cô khái quát lại.
Cô hỏi cháu về ý tưởng vẽ tranh
- Các con định vẽ ai trong gia đình?
- Con sẽ vẽ như thế nào?
- Người thân con định vẽ có đặc điểm gì?
- Vẽ xong con tô màu ra sao?
- Cô cho 5- 6 trẻ cùng nêu ý tưởng.
- Sau mỗi cháu nêu ý tưởng cô chốt lại.
Hoạt động 3: Cháu thực hiện
- Cô cho cháu vào bàn.
- Cô tiến hành cho cháu vẽ
- Cô bao quát, giúp đỡ cháu vẽ theo ý tưởng cháu đã nêu.
- Cô động viên, khuyến khích và khen ngợi cháu
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Cháu thực hiện xong cô cho cháu mang tranh lên để trưng bày.
- Cô mời 3- 4 cháu lên nhận xét tranh vẽ của bạn.
- Con thích tranh nào nhất? Vì sao?
- Bạn vẽ ai trong gia đình?
- Sau đó cô nhận xét chung bài của cháu.
- Động viên, khen ngợi cháu.
Nhận xét – tuyên dương
Đánh giá cuối ngày
________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Họ hàng của gia đình.
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
Hoạt động làm quen MTXQ: Trò chuyện về mối quan hệ
 họ hàng gia đình bé
( Họ bên nội và bên ngoại )
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết được mối quan hệ gia đình, biết cách xưng hô với mọi người trong gia đình họ hàng và chào hỏi mọi nguời phù hợp.
 - Cháu biết giao tiếp phù hợp, phát âm rõ ràng dùng từ chính xác, biết yêu quý tôn trọng quan tâm những người thân trong gia đình, biết vâng lời người lớn giúp đỡ ông bà cha mẹ. 
- Cháu chú ý trong giờ học.
 II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng cùa cô: Tranh vẽ gia đình, cô, chú, bác gia đình bên nội , ngoại..
 - Đồ dùng của cháu: Mỗi cháu một bộ lô tô về gia đình, cô, chú, bác, bên nội, bên ngoại 
Lồng ghép chuyên đề: TTHCM.
Lồng ghép tích hợp hoạt động khác: Âm nhạc: “ Cả nhả đều yêu”
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát đàm thoại về nội dung bài hát .
Cô cho cháu hát bài “Cả nhà đều yêu ”. Cô cùng cháu trò chuyện về nội dung của bài hát. 
Cô hỏi cháu trong bài hát nói đến ai?
Cô nói: Ông bà, cậu, dì, chú là họ hàng của chúng ta, các con phải kính trọng, lễ phép với người thân họ hàng của gia đình, vậy mới xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
Cô cùng các cháu trò chuyện về họ hàng của chúng ta nhé.
Hoạt động 2: Nhận thức
*Họ hàng bên nội:
- Cô giới thiệu về họ hàng bên nội của cô.
- Cô có ông bà nội là người sinh ra Ba của cô, cô có bác là anh của Ba cô, cô còn có cô, chú là em của Ba cô
- Cô mời cháu đem tranh lên giới thiệu về gia đình của mình, cho cháu giới thiệu tranh về gia đình, họ hàng và những người thân bên nội 
 - Cho trẻ quan sát gia đình bạn Hùng Gia đình bạn Hùng đang làm gì?
Đây là gia đình bên ngoại hay bên ngoại của cháu? (Gia đình bên nội)
- Ông nội bà nội đã sinh ra ai? 
- Những ai là người thân của gia đình bên ngoại nhà cháu? Anh chị của bố được gọi là gì? (Bác) 
 - Em trai em gái của bố thì gọi là gì? (Cô, chú) .. Con của các bác thì gọi bằng gì? Bằng anh chị, con của cô chú thì các con gọi lá gì? 
Cháu nói xong thì cô khái quát lại: Họ hàng bên nội gồm có: Ông bà nội, bác, cô, chú
Ông bà nội là người sinh ra ba của chúng ta.
Bác là anh hoặc chị của ba .
Chú và cô là em của ba..
*Họ hàng bên ngoại:
Cô giới thiệu về họ hàng bên ngoại của cô.
Cô có ông bà ngoại là người sinh ra mẹ của cô, cô có bác là anh của mẹ cô, cô có cậu, dì là em của mẹ cô.
Cô hỏi cháu về họ hàng bên ngoại gồm những ai?
- Hà con giới thiệu về GĐ, cảnh gia đình. Các bạn thấy gia đình tôi có những ai? Ông tôi đang làm gì? Ông của con là ông ngoại 
- Ông, bà ngoại sinh ra ai? Hãy kể về bên ngoại? Anh, Chị của mẹ gọi là gì? (Bác)
- Em trai, em gái của ba gọi là gì? (Cậu, dì)
Cháu nói xong thì cô khái quát lại: Họ hàng bên ngoại gồm có ông bà ngoại, bác, dì, cậu
Ông bà ngoại là người sinh ra mẹ.
Bác là anh hoặc chị của mẹ.
Dì và cậu là em của mẹ.
* So sánh :
Cô cho cháu so sánh cách xưng hô giữa bên nội và bên ngoại có gì khác nhau.
Giống nhau: Đều gọi là ông bà, anh, chị của ba, của mẹ đếu gọi là bác.
Khác nhau: Em của ba gọi là cô, chú còn em của mẹ thì gọi là cậu, dì.
Sau đó cô khái quát lại cũng là em nhưng em của ba thì gọi là cô và chú còn em của mẹ thì gọi là cậu và dì.
Cô giáo dục cháu thương yêu, kính trọng người thân họ hàng của mình và phải lễ phép biết chào hỏi người thân họ hàng.
Hoạt động 3: Trò chơi 
Cô cho các cháu chơi trò chơi “xếp tranh theo thứ tự cách xưng hô người thân họ hàng của gia đình”. 
Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, một đôi xếp tranh họ hàng bên nội, một đội xếp tranh họ hàng bên ngoại, hai đội thi đua đôi nào xếp và nói đúng cách xưng hô thì đội đó thắng cuộc.
Luật chơi: Cháu phải xếp đúng theo thứ tự xưng hô và biết cách xưng hô với người thân họ hàng mà cháu xếp.
Cô cho cháu một vài bài.
Cho cháu đọc thơ "Tình cảm gia đình”.
Nhận xét - tuyên dương
Đánh giá cuối ngày

File đính kèm:

  • docgiao an chu de gia dinh tuan 3 lop la_12682932.doc
Giáo Án Liên Quan