Giáo án Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới thực vật - Năm học 2019-2020

* Thể dục nhịp điệu: (Thứ 2,4, 6) bài “ Em yêu cây xanh”, “ Vườn cây của ba”.

* Tập thứ 3, 5: Thể dục động tác

- Hô hấp: Hít vào thở ra.

- Tay:

+ Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên.

+ Co và duỗi hai tay, bắt chéo hai tay trước ngực.

- Lưng, bụng, lườn:

+ Cúi về phía trước.

+ Quay sang trái, sang phải.

+ Nghiêng người sang trái, sang phải.

- Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang; Ngồi xổm, đứng lên; Bật tại chỗ.

+ Co duỗi chân

 

docx52 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới thực vật - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 7: THẾ GIỚI THỰC VẬT 
( Thực hiện 2 tuần:Từ ngày 11/05 đến 22/05/2020)
I. MỤC TIÊU - NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG.
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Phát 
triển
thể
chất
- MT 2: Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn.
MT6: Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp.
- Trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay, Bật sâu 10 - 15cm Bật
* Trẻ có kỹ năng khéo léo trong các trò chơi vận động. 
MT 8: Trẻ biết phối hợp cử động được bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động:
- Trẻ biết vẽ được hình tròn theo mẫu.
- Trẻ biết cắt thẳng được một đoạn 10cm.
- Trẻ biết xếp chồng 8 - 10 khối không đổ.
- Trẻ biết tự cài, cởi cúc.
* Thể dục nhịp điệu: (Thứ 2,4, 6) bài “ Em yêu cây xanh”, “ Vườn cây của ba”. 
* Tập thứ 3, 5: Thể dục động tác 
- Hô hấp: Hít vào thở ra.
- Tay: 
+ Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên.
+ Co và duỗi hai tay, bắt chéo hai tay trước ngực.
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước.
+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang; Ngồi xổm, đứng lên; Bật tại chỗ.
+ Co duỗi chân 
- Dạy trẻ biết phối hợp tay mắt trong vận động ném, bật : 
+ Ném trúng đích bằng 1 tay
+ Bật sâu 10- 15cm
- TC : Thỏ tìm chuồng, Tha đỉa ba ba
- Gập đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.
- Đan tết, xé dán giấy, sử dụng kéo, bút, tô vẽ nguệch ngoạc
- Cắt đường thẳng
- Xếp chồng các hình khối khác nhau
- Cài, cởi cúc
* Thể dục sáng
- Cho trẻ thực hiện bài thể dục nhịp điệu “ Em yêu cây xanh” “ Vườn cây của ba”. (Thứ 2, 4, 6)
- Thực hiện bài thể dục động tác (Thứ 3, 5)
- Cho trẻ thực hiện các động tác, chân, tay, bụng, lườn.
* Hoạt động học
+ Ném trúng đích bằng 1 tay
+ Bật sâu 10- 15cm
- T/C: Thỏ tìm chuồng, Tha đỉa ba ba 
* Hoạt động chơi
- Chơi ngoài trời: Vẽ tự do trên sân, vẽ theo ý thích, vẽ bông hoa
- Chơi hoạt động các góc: Xây vườn hoa, xây vườn cây ăn quả, xây dựng vườn hoa của bé
- Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân: Cài cởi cúc áo, quần
- MT 11: Trẻ biết ăn để chóng lớn khỏe mạnh, và chấp nhận ăn nhiều các loại thức ăn khác nhau.
- MT 12: Trẻ thực hiện được 1 số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:
+ Trẻ biết rửa tay, lau mặt, súc miệng
+ Trẻ biết tháo tất, cởi quần, áo
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì )
- Làm quen với cách đánh răng, lau mặt.
- Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tháo tất, cởi quần, áo
* Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe:
* Hoạt động trò chuyện: trò chuyện với trẻ về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật như: Khi ăn phải ăn chín uống sôi không thì sẽ bị đi ỉa chảy, ăn xong các con phải đi đánh răng không bị sâu răng, các con phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể mình không suy dinh dưỡng...
* Hoạt động tự phục vụ
- Trò chuyện hướng dẫn cho trẻ thực hành cách rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh tay bẩn
- Biết rửa mặt đánh răng xúc miệng sau khi ngủ dậy...
- Biết tháo tất, cởi quần áo cất vào đúng nơi quy định.
Phát
triển nhận thức
- MT 19: Trẻ quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng.
- MT 21: Trẻ thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng.
- MT 24: Trẻ biết phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật.
- MT 25: Trẻ nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi.
- Dạy trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi như: chăm chú quan sát sự vật hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng như sự phát triển của cây 
+ Làm một số thí nghiệm đơn giản 
+ Xem sách tranh ảnh và trò chuyện
- Đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây, hoa, quả, rau quen thuộc 
- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống.
- Dạy trẻ nhận biết ích lợi của nước với đời sống con người, con vật cây cối.
* Hoạt động quan sát, trò chuyện
- Cho trẻ xem tranh ảnh về các hoạt động trong ngày, cảnh vật, cây cối, thời tiết....và trò chuyện với trẻ.
* Hoạt động ngoài trời: Quan sát sự phát triển của cây.
- Xem tranh ảnh về các loại quả.
Trò chuyện với trẻ về sự phát triển của cây và các loại quả.
* Hoạt động học:
+ Làm quen một số loại hoa, quả.
+ Làm quen một số loại rau.
* Hoạt động quan sát, trò chuyện
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ để trẻ biết được ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối, trẻ biết bảo vệ môi trường nước, biết sử dụng tiết kiệm
- MT 28: Trẻ biết đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5.
- MT 29: Trẻ so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. 
+ Đếm trong phạm vi 5.
+ So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
* Hoạt động học
+ Đếm trong phạm vi 5
+ So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
 Phát
triển ngôn 
ngữ
- MT 46: Trẻ sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép.
- MT 48: Trẻ nói đủ nghe, không nói lí nhí.
- MT 52: Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao ...
- MT 53: Trẻ biết kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.
- MT 55: Trẻ biết đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự dở sách xem tranh.
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.
- Phát âm các tiếng của tiếng việt.
- Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi.
- Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe. 
- Kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.
- Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: Đường cho người đi bộ).
+ Hoạt động quan sát, trò chuyện: Cô quan sát trẻ trong giờ chơi, giờ hoạt động học
+ Hoạt động thực hành: dán cho cô hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng.
* Hoạt động buổi chiều
 - Thông qua hoạt động buổi chiều cô rèn tiếng việt cho trẻ và cô trò chuyện với trẻ thường xuyên trong các hoạt động khác diễn ra hàng ngày...
* Hoạt động học
+ Thơ: Hoa kết trái
- Thông qua hoạt động khác trong ngày cô cho trẻ đọc ca dao, đồng dao, tục ngữ.
* Hoạt động học
+ Truyện: Nhổ củ cải.
* Hoạt động chiều
+ Rèn kỹ năng sống
- Xem tranh về một số ký hiệu thông thường ( Nhà vệ sinh, bệnh viện, trường học....) thực hành trên vở rèn kỹ năng sống.
Phát
triển
tình
cảm
và
kỹ
năng
xã
hội.
- MT 58: Trẻ nói được điều bé thích, không thích.
- MT 59: Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
- MT 60: Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi.. )
- MT 66: Trẻ thực hiện được 1 số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ.
- MT 67: Trẻ biết chào hỏi và nói lời cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở.
- Những điều bé thích, không thích..
- Chơi hòa thuận với bạn
- Trẻ cố gắng thực hiện công việc được giao ở lớp và gia đình ( chia giấy vẽ, để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ)
- Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi
- Không tranh giành đồ chơi
- Vâng lời bố mẹ.
- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn.
+ Nhận biết hành vi “ đúng” - “ sai”, “tốt”- “xấu”.
* Hoạt động quan sát, trò chuyện 
- Thông qua hoạt động trò chuyện với cô và các bạn trẻ nói được những điều bé thích, không thích.
* Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động theo ý thích
+ Hoạt động tự phục vụ như giúp đỡ cô như vào hoạt động tạo hình cô nhờ đi phát giấy vẽ, bút màu, sau khi chơi xong đồ chơi đi giúp cô sắp xếp, phân loại đồ chơi.
* Hoạt động trò chuyện với trẻ thông qua hoạt động
đón trả trẻ và hoạt động góc tại lớp. Như góc phân vai...Hướng dẫn cho trẻ biết cất dọn dồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong biết cất đúng nơi quy định, vâng lời cô giáo bố mẹ
* Hoạt động trò chuyện với trẻ khi người lớn cho quà phải biết xin và cảm ơn, khi đến lớp gặp cô giáo phải biết chào hỏi, biết nhận ra hành vi đúng, sai tốt xấu.
Phát
triển
thẩm
mỹ
- MT 70: Trẻ vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.
- MT 72: Trẻ hát tự nhiên, hát được giai điệu bài hát quen thuộc.
- MT 76: Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức tranh đơn giản.
- MT 80: Trẻ vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng) của các tác phẩm tạo hình.
- MT 81: Trẻ nhận xét các sản phẩm tạo hình
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.
- Sử dụng một số kĩ năng tô màu để tạo ra sản phẩm đơn giản.
 - Trẻ sử dụng kỹ năng xé dán đơn giản để thực hiện được sản phẩm.
- Nói các từ nói lên cảm xúc của mình: “Bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, hình dáng đẹp con thấy thích sản phẩm này....” 
- Nhận xét sản phẩm tạo hình.
+ Hoạt động quan sát: cho trẻ quan sát hình ảnh đẹp, bản nhạc hay, một số hiện tượng trong thiên nhiên trẻ bộc lộ cảm xúc của mình như vỗ tay, thích thú ồ lên, chú ý ngắm nhìn.
* Hoạt động học:
+ Dạy hát: Màu hoa
* Hoạt động học:
+ Tô mầu rau, củ, quả. (Đề tài)
* Hoạt động góc:
- Xé, dán lá cây
- Trẻ nói lên cảm xúc của mình về bức tranh như con thấy bức tranh này tô màu rất đẹp, con thích bài tô màu này
- Thông qua các giờ học tạo hình trẻ biết nêu ý kiến nhận xét của mình về những sản phẩn tạo hình của mình, của bạn.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ 7: THẾ GIỚI THỰC VẬT
(Thực hiện 2 tuần từ ngày 11/05 đến ngày 22/5/2020)
 Thứ
 Lĩnh vực
Tuần 1
Một số loại hoa, quả.
(Từ ngày 11/05 - 15/05/2020)
Tuần 2
Một số loại rau
 (Từ ngày 18/05 - 22/05/2020)
Hai
PTNN
Thơ: Hoa kết trái
Truyện: Nhổ củ cải.
 Ba
 PTNT
Đếm trong phạm vi 5
So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
 Tư
PTTC
Ném trúng đích bằng 1 tay
TC: Thỏ tìm chuồng 
Bật về phía trước.
TC: Thả đỉa ba ba
Năm
PTNT
Làm quen một số loại hoa, quả.
Làm quen về một số loại rau
Sáu
PTTM
Dạy hát: Mầu hoa
Nghe hát: Ra chơi vườn hoa 
Trò chơi: Tai ai tinh
Tô màu rau, củ, quả. (Đề tài)
Hoạt động
chơi
ở
các góc
Góc phân vai
Gia đình - Cửa hàng bán hoa, quả
Gia đình - Cửa hàng bán hoa
Góc xây dựng
Xây vườn hoa
Xây vườn rau sạch
Góc
học tập
Xem tranh ảnh về 1 số loại hoa, quả
Quan sát tranh 1 số loại rau
Góc thiên nhiên (KPKH)
Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh
 Chăm sóc vườn rau 
Góc tạo hình (Âm nhạc)
Xé, dán lá cây
Hát các bài hát về chủ đề thực vật
Chơi
ngoài
trời
* Hoạt động có mục đích
- Quan sát sự phát triển của cây hoa từ hạt
- Quan sát vườn hoa, cây cảnh.
- Cùng cô tưới hoa.
- Vẽ theo ý thích trên sân 
- Giải câu đố về các loại hoa, quả
* Trò chơi có luật
- TCVĐ: Hái quả 
- TCHT: Ai chọn hoa nhanh hơn
- TCDG: Trồng nụ, trồng hoa
 * Hoạt động có mục đích
- Quan sát vườn rau
- Quan sát một số loại rau 
- Giải câu đố về các loại quả
- Xem tranh ảnh về các loại quả.
- Nhặt lá rụng trên sân trường.
* Trò chơi có luật
TCVĐ: Chọn rau
TCHT: Chọn nhóm thực phẩm
TCDG: Thả đỉa ba ba
Chơi hoạt động theo ý thích
- Hướng dẫn trò chơi mới
- Rèn kỹ năng sống
- Dạy thơ, truyện trong chủ đề
- Hoạt động có mục đích
- Biểu diễn văn nghệ. (Nêu gương - Bé Ngoan)
- Hướng dẫn trò chơi mới
- Rèn kỹ năng sống
- Dạy thơ, truyện trong chủ đề
- Hoạt động có mục đích
- Biểu diễn văn nghệ. (Nêu gương - Bé Ngoan)
DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
KẾ HOẠCH TUẦN 1: MỘT SỐ LOẠI HOA, QUẢ
(Thực hiện từ ngày: 11/05 - 18/05/2020)
Ngày
Thứ hai
11/05/2020
Thứ ba
12/05/2020
Thứ tư
13/05/2020
Thứ năm
14/05/2020
Thứ sáu
15/05/2020
Hoạt động 
Đón trẻ, chơi, trò chuyện
1. Đón trẻ.
- Cô đón trẻ cho trẻ rửa tay bằng nước sát khuẩn và đo nhiệt độ cho trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cách chăm sóc các cháu trong thời gian dịch bệnh covit 19 và thời tiết nắng nóng khi các cháu đi học. 
- Cho trẻ chơi lắp ghép, xếp hình.
2. Chơi:
- Nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định, vào góc chọn góc chơi và cùng chơi với các bạn.
3. Trò chuyện
- Cô trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày.
- Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp như có bức tranh lớn về các loại thực vật như: Cây xanh, các loại hoa, các loại quả, các loại rau....
- Trò chuyện với trẻ về các loại hoa, quả: Hoa hồng, hoa cúc hoa đồng tiền. Các loại hoa kết thành quả như hoa: Mướp, hoa cà, hoa mận... Lợi ích của các loại hoa, quả đó và cách chăm sóc bảo vệ các loại hoa, quả.
Thể dục sáng
* Thứ 2, 4, 6 thể dục nhịp điệu theo nhịp bài hát: “Màu hoa”; “ Nhảy vũ điệu rửa tay ”, “ Em yêu cây xanh”
* Thực hiện thứ 3, 5: Thể dục động tác 
- ĐT Tay: Hai tay đưa sang ngang, lên cao.
- ĐT chân: Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước.
- ĐT Bụng: Hai tay chống hông nghiêng người sang hai bên.
- ĐT Bật: Bật tách và khép chân tại chỗ
* Trò chơi: Gieo hạt; Cây cao cỏ thấp; Trồng nụ trồng hoa...
Hoạt động học
PTNN
Thơ: Hoa kết trái
PTNT
Đếm trong phạm vi 5
PTTC
Ném trúng đích bằng một tay
TC: Thỏ tìm chuồng
PTNT
Làm quen một số loại hoa, quả
PTTM
Dạy hát: Màu hoa
Nghe hát: Ra chơi vườn hoa 
TC: Tai ai tinh
Chơi, hoạt động
ở góc
- Góc phân vai: "Gia đình, cửa hàng bán hoa, quả".
- Góc xây dựng: "Xây vườn hoa". 
- Góc học tập: “Xem tranh ảnh về 1 số loại hoa, quả”
- Góc thiên nhiên: “ Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.”
- Góc tạo hình: “Xé dán lá cây” 
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận chủ đề chơi. Giáo dục trẻ có hành vi đúng đắn trong giao tiếp. Biết liên kết các nhóm chơi, biết thể hiện vai chơi của mình. 
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng vườn hoa. Biết kể tên một số loại hoa mà trẻ xem trong tranh.
 - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, độc lập và biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
- Biết cách chăm sóc vườn hoa, cây cảnh. Biết cách xé giấy để tạo thành chiếc lá cây với những hình dáng khác nhau.
II. Chuẩn bị. 
- Bộ đồ chơi gia đình: Nồi, bát, đĩa, bếp gas, búp bê, vải vụn
- Một số lọa hoa, giống hoa, các lọa phân bón cho hoa, dụng cụ chăm sóc hoa...
- Vật liệu xây dựng: Gạch, một số loại hình, khối lắp ráp, các lọa cây, hoa...
- Một số tranh ảnh về các loại hoa
- Một số dụng cụ chăm sóc vườn hoa.
- Giấy màu, keo, giấy a4. 
III. Cách tiến hành.
1. Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cho trẻ hát bài: “ Màu hoa” 
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề. Đàm thoại với trẻ về các loại hoa, cách chăm sóc và bảo vệ hoa...
 - Cô giới thiệu các góc chơi, nội dung chơi ở góc, hỏi ý định của trẻ thích chơi ở góc nào? Ý định chơi như thế nào? Mời trẻ về các góc chơi.
2. Quá trình chơi.
- Góc phân vai: " Gia đình; Cửa hàng bán hoa".
+ Nhóm chơi gia đình: Trẻ đóng vai bố mẹ chăm sóc cho con (Búp bê) nấu cơm cho con ăn, tắm cho conSau đó đưa con đi thăm quan vườn hoa. Cô tạo ra tình huống giúp trẻ chơi như: Hỏi trẻ: Các con biết có những loại hoa nào? Họ trồng hoa để làm gì? ...Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi thể hiện đúng vai chơi và công việc của từng vai chơi.
+ Nhóm chơi cửa hàng bán hoa: Người bán hoa thì dọn dẹp cửa hàng, bày bán các lọa hoa, mời khách đến mua hoa. Người đến mua thì chọn hoa, trả giá rồi mua hoa mang về. Cô chú ý hướng dấn trẻ.
* Góc xây dựng: "Xây vườn hoa ". 
- Trẻ về lấy đồ chơi cho nhóm mình để hoạt động:
+ Bạn nhóm trưởng phân công công việc cho các bạn trong nhóm: “Nhóm xây vườn hoa”
+ Trẻ chơi cô bao quát, động viên, nhắc nhở và gợi ý trẻ cách chơi: Hôm nay các bác định xây dựng những gì? Các bác định xây vườn hoa như thế nào? Xây vườn hoa cần xây dựng những gì? Ngoài ra các bác phải trồng thêm cây xanh để lấy bóng mát nhé. Các bác nhớ xây dựng vườn hoa cho thật đẹp và xây nhanh cho kịp ngày khánh thành nhé!. 
+ Khi có khách tới tham quan bác kỹ sư trưởng giới thiệu về công trình xây dựng của nhóm mình. Cô kết hợp giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ và giữ gìn sản phẩm nhóm mình tạo ra.
* Góc học tập: " Xem tranh ảnh về một số loại hoa, quả". 
- Cô giới thiệu cho trẻ biết một số loại hoa trong tranh.
- Đàm thoại, trò chuyện với trẻ về nội dung các bức tranh:
+ Trong tranh vẽ loại hoa gì, quả gì?...
+ Các lọa hoa có màu gì, có đặc điểm gì?...
- Cô cho trẻ tập dở tranh ảnh và quan sát tranh.
- Trẻ thực hiện, cô bao quát chung, gợi ý khuyến khích để trẻ chơi hứng thú hơn.
* Góc thiên nhiên: “ Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.”
- Cô hướng dẫn trẻ vào góc quan sát và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
- Cô hỏi, giới thiệu, cách chăm sóc hoa và cây cảnh như nào? 
- Khi chơi cô hỏi trẻ phải làm thế nào để cho hia và cây cảnh được tươi tốt?
- Cô động viên giúp đỡ trẻ.
* Góc tạo hình:“Xé, dán lá cây”
- Cho trẻ lấy giấy màu, keo về bàn.
+ Các con xé lọa hoa cánh dài hay cánh tròn? Các con định xé như thế nào? Xé xong chúng mình phết keo và dán vào giấy nhé.
- Trong lúc trẻ thực hiện cô có thể đến quan sát động viên khen ngợi trẻ.
3. Nhận xét.
- Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các nhóm chơi.
- Cô đến các góc chơi nhận xét quá trình chơi của trẻ, tuyên dương những trẻ chơi tốt, có sáng tạo, nhắc nhở trẻ chơi chưa tốt. Kết hợp giáo dục trẻ kết hợp giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý các loại hoa, chăm sóc các loại cây hoa, không được bứt hoa bẻ cành nơi công cộng. 
Chơi ngoài trời
* Hoạt động có mục đích
- Quan sát sự phát triển của cây hoa từ hạt. 
* TCVĐ: 
“ Hái quả”.
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội có số lượng trẻ bằng nhau xếp thành một hàng dọc. Phía trước mỗi đội là chướng ngại vật, rồi đến vườn cây có treo rất nhiều quả. Nhiệm vụ của trẻ là lần lượt từng bạn một trong đội vượt qua chướng ngại vật rồi lến hái quả mang về rổ của mình.
- Luật chơi: Trong thời gian 3 phút đội nào hái được nhiều quả hơn thì đội đó giành chiến thắng.
+ Chơi theo ý thích
* Hoạt động có mục đích
- Quan sát vườn hoa cây cảnh.
* TCHT:
 “Ai chọn hoa nhanh hơn”.
- Luật chơi: Tổ nào chọn được nhiều hoa đúng chính xác thì giành chiến thắng.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ. Nhiệm vụ của từng tổ là khi có hiệu lệnh bắt đầu thì các thành viên trong tổ lần lượt đi trong đường hẹp đến rổ trên bàn chọn cho mình một loại hoa theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Cô nói chọn hoa đào thì trẻ lấy hoa đào rồi cầm về tổ của mình.
+ Chơi theo ý thích : chơi với vòng, với bóng
* Hoạt động có mục đích
- Cùng cô tưới hoa.
* TCDG: “Trồng nụ trồng hoa”. 
- Cách chơi: Bốn trẻ chơi với nhau, 2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy. Hai trẻ ngồi đối diện nhau, duỗi 2 chân, một bàn chân của cháu B chồng lên 1 ngón chân của cháu A (Bàn chân dựng đứng). 2 trẻ nhảy qua rồi lại nhảy về, sau đó cháu A lại chồng 1 nắm tay lên ngón chân cháu B làm nụ, 2 trẻ lại nhảy qua nhảy về . Rồi cháu B lại dựng tiếp một bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa. Hai trẻ nhảy nếu chạm vào nụ hoa thì mất lượt đi phải ngồi thay cho trẻ ngồi. Nếu nhảy không chạm vào nụ, thì được trẻ ngồi cõng chạy một vòng. Sau đó chơi tiếp tục, đổi vai cho nhau. 
+ Chơi theo ý thích: Chơi với vòng, phấn
* Hoạt động có mục đích
- Vẽ theo ý thích trên sân.
* TCVĐ: “Hái quả”.
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội có số lượng trẻ bằng nhau xếp thành một hàng dọc. Phía trước mỗi đội là chướng ngại vật, rồi đến vườn cây có treo rất nhiều quả. Nhiệm vụ của trẻ là lần lượt từng bạn một trong đội vượt qua chướng ngại vật rồi lến hái quả mang về rổ của mình.
- Luật chơi: Trong thời gian 3 phút đội nào hái được nhiều quả hơn thì đội đó giành chiến thắng.
+ Chơi theo ý thích
* Hoạt động có mục đích
- Giải câu đố về các loại 

File đính kèm:

  • docxGIAO AN CHU DE THE GIOI THUC VAT 3 TUOI_12834867.docx
Giáo Án Liên Quan