Giáo án lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thực vật – tết - Nhánh 1: Cây xanh và môi trường sống

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH

TRÒ CHƠI: BẮT BƯỚM

 I. Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức:

 - 3,4T trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô ( nhanh, chậm)

 - Thông qua hoạt động nhằm phát triển thẻ lực và cơ chân, cơ tay cho trẻ

 + Trẻ biết thể hiện bài hát “ Em yêu cây xanh”.

 + Củng cố kiến thức MTXQ trò chuyện với trẻ về cây xanh và lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống con người.

 2. Kỹ năng:

 - 3,4T trẻ có kỹ năng đi thay đổi tốc độ nhanh, chậm theo hiệu lệnh.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức trong học tập, hứng thú tham gia vào hoạt động

 - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh và biết chăm sóc bảo vệ cây xanh giữ gìn MT xanh - sạch - đẹp.

 II. Chuẩn bị:

 - Sân tập bằng phẳng

 -Trang phục gọn gàng

 III.Tổ chức các hoạt động

 

doc82 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thực vật – tết - Nhánh 1: Cây xanh và môi trường sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ NGÀY 28 – 31/12/2015 
ÔN VÀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I.
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT – TẾT
Thực hiện 4 tuần từ ngày 4/1- 29/1/1016
NHÁNH 1: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Thực hiện 1 tuần từ ngày 4/1- 8/1/ 2016.
Ngày soạn: 2/1/2016
Ngày dạy: Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2016.
 Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
TRÒ CHƠI: BẮT BƯỚM
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức: 
	- 3,4T trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô ( nhanh, chậm)
	- Thông qua hoạt động nhằm phát triển thẻ lực và cơ chân, cơ tay cho trẻ
	+ Trẻ biết thể hiện bài hát “ Em yêu cây xanh”.
	+ Củng cố kiến thức MTXQ trò chuyện với trẻ về cây xanh và lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống con người.
	2. Kỹ năng: 
	- 3,4T trẻ có kỹ năng đi thay đổi tốc độ nhanh, chậm theo hiệu lệnh.
	3. Thái độ: 
	- Có ý thức trong học tập, hứng thú tham gia vào hoạt động
	- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh và biết chăm sóc bảo vệ cây xanh giữ gìn MT xanh - sạch - đẹp. 
	II. Chuẩn bị:
	- Sân tập bằng phẳng
	-Trang phục gọn gàng 
	III.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Gọi trẻ lại gần hát “ Em yêu cây xanh''
- Bài hát nói về điều gì?
- Hãy kể tên các lọai cây xanh mà con biết?
- Trồng cây xanh để làm gì?
- Muốn cho cây tươi tốt thì chúng ta phải làm gì?
=> Cây xanh cho chúng ta bóng mát và bầu không khí trong lành, phục vụ nhu cầu cuộc sống của chúng ta. Vì vậy hàng ngày chúng mình phải chăm sóc và bảo vệ cây. Hôm nay cô sẽ cho các con đi thăm công viên cây xanh các con sẽ được làm quen với thế giới thực vật thật phong phú và đa dạng. Cô mời các con cùng đi nào.
2. Hoạt động 2: Khởi động:
- Cho trẻ đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường
- Chuyển đội hình 3 hàng dọc
3. Hoạt động 3: Trọng động
* Bài tập phát triển chung: 
- Để tham gia chuyến tham quan công viên cây xanh thì chúng mình cần phải có một sức khoẻ tốt. Muốn có sức khoẻ tốt thì chúng mình phải thường xuyên luyện tập thể dục. 
- Tay: Đánh chéo 2 tay trước sau
- Chân: Ngồi khuỵu ngối 
- Bụng: Đứng cúi người về phía trước 
- Bật: Bật tách và khép chân 
* Vận động cơ bản: 
- Muốn đến được công viên thật nhanh chúng mình phải chạy, nhưng đường đến công viên có đoạn bằng phẳng có đoạn rất gồ ghề nên các con chú ý chạy theo hiệu lệnh của cô nhé
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích
- Lần 3: Cho 2 trẻ khá lên tập.
Trẻ thực hiện:
- Lần lượt từng trẻ thực hiện 3- 4 lần. 
- Cô chú ý sửa sai bao quát động viên khuyến khích trẻ 
- Từng tổ thi đua nhau
- Cô nhận xét trẻ
*. Chơi trò chơi: Bắt bướm
Cô giới thiệu trò chơi, nhắc lại cách chơi và tổ chức cho cả lớp chơi 2- 3 lần
- Bao quát trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi.
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng và ra chơi
 - Cả lớp hát 1 lần
- Nói về cây xanh ( 3- 4 t)
- Trẻ kể tên ( 3- 4t)
- Trẻ nói tác dụng của cây( 4t)
- Chăm sóc bảo vệ cây...( 4 t)
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Tập 2 lần 4 nhịp
- Tập 4 lần 4 nhịp
- Tập 4 lần 4 nhịp
- Tập 2 lần 4 nhịp
-Trẻ quan sát cô làm mẫu
-Trẻ thi đua nhau thực hiện
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: THIÊN NHIÊN
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: KÉO CƯA LỪA XẺ
CHƠI TỰ DO: HỘT HẠT, LÁ CÂY, PHẤN
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức: 
	- 3T trẻ nói được một số đặc điểm về tiết trời hôm nay như: Không khí, mây, mưa, gió
	- 4T trẻ được quan sát, biết nhận xét đặc điểm của bầu trời: Mây, nóng, lạnh, sương... biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên
	- 3,4T trẻ hứng thú chơi trò chơi ( kéo cưa lừa xẻ)
	- Thông qua trò chơi nhằm phát triển thể lực cho trẻ
	2. Kỹ năng: 
	- 3T trẻ có kỹ năng nói được một số đặc điểm của cây
	- 4T trẻ có kỹ năng, nhận xét, quan sát và ghi nhớ có chủ đích
	3. Thái độ:
	- 3,4T trẻ có hứng thú tham gia vào hoạt động, trẻ có ý thức hoạt động 
	-Trẻ biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, có ý thức chơi đoàn kết 
	II . Chuẩn bị
	- Sân sạch sẽ, rộng rãi, bằng phẳng
	- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
	- Chiếu, Sỏi, phấn, hột hạt, lá cây, bóng vòng....
	III . Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát” trời nắng, trời mưa”
- Cho trẻ làm các chú thỏ đi ra sân trường.
2. Hoạt động 2: Quan sát thiên nhiên.
- Kiểm tra số lượng, trang phục của trẻ
- Cô cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường
- Các con vừa được đi đâu? 
- Các con thấy thiên nhiên hôm nay thế nào?
- Các con quan sát xem hôm nay bầu trời như thế nào?
- Ai có ý kiến khác?
=> Cô củng cố lại 
 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi 
- Tổ chơi trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cô bao quát dộng viên, khuyến khích trẻ 
- Nhận xét sau khi chơi
4. Hoạt động 4: Chơi với hột hạt, lá cây, phấn, sỏi, bóng, vòng.
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi ở các nhóm rồi đấy.( Cô giới thiệu các nhóm chơi)
- Vậy bây giờ cô mời bạn nào thích chơi ở nhóm chơi nào thì về nhóm chơi ấy nhé!
-Trẻ vào nhóm chơi cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét từng nhóm chơi
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ chỉnh trang quần áo
- Đi dạo ( 3- 4 t)
- Trẻ quang cảnh đẹp ( 4 t)
- Có nhiều sương, lạnh..( 4 t)
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nhắc cùng cô
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi đoàn kết
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Nhóm 1: Góc xây dựng: Xây công viên
 - Nhóm 2: Góc PV: Cửa hàng
 - Nhóm 3: Góc TH: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn về một số loại cây
 - Nhóm 4: Góc HT: Xem tranh ảnh, làm sách về một số loại cây
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hướng dẫn trò chơi mới: Cây nào lá ấy 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn: 3/1/2016
Ngày dạy: Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2016.
 Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ: CÂY DÂY LEO
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức:
	- 3T trẻ nhớ tên bài thơ, biết đọc thơ cùng cô
	- 4T trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc thuộc bài thơ
	- Trẻ hát bài: Em yêu cây xanh
	- Trẻ trò chuyện về một số loại cây
	2. Kỹ năng: 
	- 3T có kỹ năng nhớ tên bài thơ, có kỹ năng đọc thơ
	- 4T trẻ có kỹ năng độc thơ doiến cảm, trar lời câu hỏi mạch lạc
	- Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ
	3.Thái độ: 
	- Trẻ có ý thức trong học tập, có hứng thú trong khi đọc thơ
	- Giáo dục trẻ biết trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh, không nhắt lá bẻ cành
	II.Chuẩn bị:
	- Tranh thơ: Cây dây leo
	- Xắc xô, que chỉ
	- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái
	- Đồ dùng để xới đất, bình tưới cây
	III.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ đứng xung quanh cô và hát bài “Em yêu cây xanh”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cây xanh có những loại gì?
- Những loại cây nào cho quả?
- Những loại cây nào cho bóng mát?
- Những loại cây nào làm cảnh leo lên cửa sổ?
- Cây xanh có ích lợi gì?
- Muốn có nhiều cây xanh phải làm gì?
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây xanh, cây cho quả ngọt, cây cho bóng mát, cây làm cảnh leo lên cửa sổ rất đẹp, với vẻ đẹp của cây dây leo nhà thơ Xuân Tửu đã sáng tác bài thơ “Cây dây leo” mà hôm nay cô sẽ dậy các con.
2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm
- Cô đọc diễn cảm lần 
- Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
 Đọc diễn cảm lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa
3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Cây dây leo có hình dáng như thế nào?
- Cây dây leo được trồng ở đâu?
- Cây bò lên đâu?
- Các con biết những loại cây dây leo nào?
=> Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây dây leo có hình dáng bé tý teo và được mọi người trồng ở trong nhà cho leo lên cửa sổ.
 Trích “Cây dây leo...
 ...Ngoài cửa sổ
- Cây bò ra ngoài cửa sổ để làm gì?
- Cây sống được là nhờ có gì?
- Nếu cây không được chăm sóc thì điều gì sẽ xảy ra?
=> Muốn cây xanh tốt thì cây phải được trồng ở ngoài trời để tắm nắng gió, gội mưa rào thì cây mới xanh tốt cho những bông hoa đẹp
 Trích “Và nghển cổ...
 ...Hoa mới đẹp
- Muốn cho cây xanh tốt các con phải làm gì?
- Để cây luôn xanh tốt các con phải trồng chăm sóc và bảo vệ cây, tưới nước nhổ cỏ bón phân cho cây thì cây mới xanh tốt cho những bông hoa đẹp
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cho cả lớp đọc 1 - 2 lần
- Cho tổ đọc luôn phiên nhau
- Cho trẻ đọc nối nhau
- Cho nhóm, cá nhân đọc
- Trẻ đọc cô bao quát động viên khuyến khích sửa sai cho trẻ
- Nhận xét sau mỗi lần trẻ đọc thơ
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng
- Trẻ hát 1 lần
- Bài em yêu cây xanh ( 3t)
- Cây ăn quả, bóng mát.. ( 4 t)
- Cây mít, nhãn, đu đủ..( 4t)
- Cây bàng, phượng...( 4 t)
- Cây vạn liên thanh...
- Làm cho không khí trong lành ạ ( 4 t)
- Phải trồng cây ( 3 t)
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu tên bài thơ
- Trẻ chú ý nghe cô đọc 
- Bài thơ “Cây dây leo” ( 3 t)
- Do nhà thơ Xuân Tửu ( 4 t)
- Bé tý teo ( 3 t)
- Được trồng ở trong nhà ( 4 t)
- Bò lên cửa sổ ( 4 t)
- Trẻ kể ( 4 t)
- Trẻ chú ý nghe cô giảng giải trích dẫn
- Để tắm nắng gió, gội mưa rào ( 4 t)
- Nhờ đất, nước, ánh sáng, không khí ( 3- 4 t)
 Cây sẽ bị khô héo và bị chết
- Trẻ chú ý nghe cô giảng giải trích dẫn
- Tưới nước, bón phân ( 3- 4t)
- Trẻ chơi 1 lần
- Cả lớp đọc
- Tổ đọc
- Nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Trẻ đếm số bạn đọc thơ
- Trẻ nghe cô nhận xét
- Trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: CÂY HOA BÓNG NƯỚC
TRÒ CHƠI: NHẢY TIẾP SỨC
CHƠI TỰ DO: SỎI, HỘT HẠT, BÓNG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức: 
- 3T trẻ biết gọi tên cây hoa, nói một số đặc điểm của hoa ( Bóng nước ) thân, cành, lá, cánh hoa, nhụy, màu sắc
 - 4T trẻ biết nhận xét một số đặc điểm của hoa bóng nước, có cành, nhụy,.... biết chăm sóc và bảo vệ không ngắt hoa chơi 
- 3, 4T trẻ biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết
2. Kỹ năng: 
- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên một số đặc điểm của cây hoa bóng nước rõ ràng, mạch lạc, nói đầy đủ các câu
- 4T trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, có kỹ năng chơi theo nhóm bạn, chơi đoàn kết
3. Thái độ: 
- Trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa, biết gữi gìn môi trường sạch sẽ
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của cô.
- Cây bóng nước, 4 lá cờ, 2 ống cắm cờ
- Sân bằng phẳng, sạch sẽ
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
- Sỏi, hột hạt, bóng, vòng.....
 III. Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Kiểm tra sức khoẻ và trang phục của trẻ.
- Cho trẻ hát bài ( Màu hoa ) đi ra bồn hoa
2. Hoạt động 2: Quan sát cây hoa bóng nước
- Ở bồn hoa lớp mình có trồng những loại hoa gì?
- Hôm nay cô cùng các con cùng quan sát cây hoa bóng nước nhé 
- Ai có nhận xét gì về hoa bóng nước này?
- Hoa bóng nước có đặc điểm gì?
- Cánh hoa bóng nước như thế nào?
- Hoa bóng nước có màu gì?
- Lá hoa bóng nước như thế nào?
- Trồng hoa bóng nước để làm gì?
- Muốn cho hoa đẹp các con phải làm gì?
=> Cô củng cố ...Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ hoa 
3. Hoạt động 3: TCVĐ: Nhảytiếp sức 
- Cô giới thiêu trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4lần
- Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
- Nhận xét sau khi trẻ chơi
3. Chơi với: Sỏi, hột hạt, bóng, vòng
- Cô giới thiệu đồ chơi, các nhóm chơi cho trẻ vào các nhóm chơi 
- Trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đoàn kết.
Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi cho trẻ vệ sinh, vào lớp.
- Sửa sang quần áo
- Trẻ hát ( 3- 4 t)
- Trẻ trả lời ( 4T)
- Có thân, lá, cánh, nhụy ( 4 t)
- Trẻ nhận xét (4T)
- Màu hồng ( 3 t)
- Lá nhỏ có răng cưa (4T)
- Để làm cảnh (4T)
- Chăm sóc, tưới nước.. ( 3- 4 t)
- Trẻ nói cách chơi, luật chơi 
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi đoàn kết
- Vệ sinh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Nhóm 1: Góc xây dựng: Xây công viên
 - Nhóm 2: Góc PV: Cửa hàng
 - Nhóm 3: Góc TH: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn về một số loại cây
 - Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động tự chọn: Ôn bài cũ buổi sáng 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn: 4/1/2016
Ngày dạy: Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2016.
 Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
NDTTDVĐ: EM YÊU CÂY XANH
NDKHNH: LÝ CÂY XANH
TCAN: AI NHANH NHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC
 	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức:
	- 3T trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và biết hát cùng cô, biết vỗ tay theo nhip bài hát
	- 4T trẻ hiểu nội dung bài hát và hát thuộc lời bài hát, biết kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm
 	- 4T Trẻ hát và hưởng ứng cùng cô qua bài “Lý cây xanh”.
 	- 3,4T: Trẻ hứng thú chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
 	 2. Kỹ năng:
 	- 3T trẻ có kỹ năng vỗ tay theo nhịp bài hát
 	- 4T trẻ có kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát ( Em yêu cây xanh) 
 	 - 3,4T có kỹ năng phát triển tai nghe nhạc cho trẻ.
 	 3.Thái độ:
 	 - Trẻ có ý thức trong hoạt động, hứng thú tham gia vào hoạt động
 	- Giáo dục trẻ yêu cây xanh, thích chăm sóc bảo vệ cây, giữ gìn môi trường 	 xanh, sạch, đẹp.
 	II.Chuẩn bị
 	- Xắc xô
 	 - Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái
 	 - Vòng thể dục. xắc xô, phách tre.
 	 III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
Loa, loa, loa loa
Hôm nay ngày tết trồng cây
Mời các bạn nhỏ về đây vui cùng.
- Các bạn mang những loại cây gì về trồng?
+ Cây xanh có ích lợi gì đối với con người và động vật?
+ Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì nhỉ?
=> Các con ạ, cây xanh có rất nhièu ích lợi đối với con người và động vật. Cây làm cho không khí trong lành, cây cho hoa thơm, quả ngọt, cây cho gỗ làm nhà, cây trồng để làm cảnh tô đẹp môi trường, và là môi trường sống của các loại động vật. Vì vậy các con phải biết chăm sóc, bảo vệ cây giữ gìn cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp nhé. Trong ngày tết trồng cây các nhạc sĩ đã cảm nhận được niềm vui của các bạn nhỏ đối với cây xanh được thể hiện qua bài hát: Em yêu cây xanh” nhạc và lời của Hoàng văn Yến nhé.	
2. Hoạt động 2: Dạy hát bài “ Em yêu cây xanh” Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến
- Để hát được bài hát này các con nhẹ nhàng về chỗ lắng nghe cô hát trước nhé.
- Cô hát mẫu 1- 2lần kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm
+ Cả lớp hát cùng cô 2 lần
+ Các tổ hát luân phiên nhau hát
+ Các bạn trai, bạn gái hát.. 
+ Nhóm bạn hát ( Đếm số bạn hát)
+ Cá nhân hát
- Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ hát
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Muốn có nhiều cây xanh phải làmgì?
- Cho trẻ chơi gieo hạt 1 lần.
3. Hoạt động 3 : Nghe hát “ Lý cây xanh” Dân ca nam bộ
- Trong ngày tết trồng cây các bạn nhỏ ở khắp mọi vùng, miền đều vui mừng phấn khởi tham gia lễ hội. Nào cô và các con cùng đến với 1 làn điệu dân ca Nam Bộ qua bài hát “lý cây xanh”.
- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm qua bài hát.
- Lần 2: Cô hát múa minh hoạ nội dung 
- Lần 3: Cho trẻ nghe băng, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
4. Hoạt động 4 : Trò chơi: Ai nhanh nhất:
- Trong ngày tết trồng cây còn có các trò chơi, nào cô và các con cùng đến với trò chơi ai nhanh nhất với cách chơi như sau: 
- Cách chơi: Trên sàn lớp cô có các vòng tròn, cô cho một số bạn lên chơi, vừa đi vừa lắng nghe cô hát, khi cô hát nhỏ, chậm, thì các con đi ở ngoài vòng tròn, cô hát to và nhanh thì các con nhảy nhanh vào vòng, mỗi bạn một vòng.
 - Luật chơi: Ai chậm chân không nhảy được vào vòng phải nhảy lò cò 
+ Mỗi vòng chỉ được 1 bạn.
 - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, chơi đúng luật. ( Trước khi cho trẻ chơi cho trẻ đếm số vòng)
( Cô nâng dần độ khó của trò chơi)
- Nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi.
5. Hoạt động 5 : Kết thúc
- Chúng mình vừa trồng được rất nhiều các loại cây, cô cháu mình cùng ra chăm sóc cây xanh nào.
- Trẻ xúm xít xung quanh cô
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Gieo hạt, trồng cây
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu bài hát
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Cả lớp hát 2 lần
- Trẻ hát luân phiên theo tổ
- Bạn trai, bạn gái hát
- Nhóm trẻ hát
- Cá nhân hát
- Bài “Em yêu cây xanh” ( 3 t)
- Trồng, chăm sóc cây...
- Trẻ chơi 1 lần
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ lắng nghe cô đánh đàn 
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Đếm số vòng
- Trẻ hát đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: CÂY NHÃN
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: BỎ GIẺ
CHƠI TỰ DO: VỚI BÓNG , VÒNG, GẬY
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức
	- 3T: Trẻ biết gọi tên từng bộ phận của cây nhãn (thân, cành, lá) biết ích lợi của cây 
	- 4T: Trẻ biết nhận xét một số đặc điểm của cây nhãn như: Thân to, cành nhỏ..và biết ích lợi, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây nhãn
	- 3, 4T: Trẻ biết chơi trò chơi Bỏ giẻ chơi theo các nhóm chơi
	2. Kỹ năng:
	- 3,4T: Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích, kỹ năng chơi theo nhóm bạn, kỹ năng gữi gìn đồ dùng, đồ chơi
	 3.Thái độ: 
	- 3, 4T: Trẻ có ý thức tốt trong hoạt động, trẻ hứng thú tham gia hoạt động, trẻ biết trồng, chăm sóc và bảo môi trường
	II. Chuẩn bị:
	- Cây nhãn, địa điểm quan sát rộng rãi, sạch sẽ... 
	- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
	- Chiếu, hột hạt, phấn, sỏi, bóng, vòng...
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú 
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề đang học
- Kiểm tra sức khoẻ, trang phục, số trẻ
- Cho trẻ đi ra vườn trường quan sát cây nhãn
2. Hoạt động 2: Quan sát cây nhãn.
- Đố lớp mình đây là cây gì ?
- Cây nhãn có đặc điểm gì ?
- Thân cây như thế nào?
- Cành cây như thế nào?
- Lá có đặc điểm gì?
- Lá có màu gì?
- Trồng cây nhãn để làm gì ?
=> Cô chốt lại ý kiến của trẻ ..Để có môi trường xanh sạch đẹp chúng mình cần trồng cây xanh, chăm sóc bảo vệ cây.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Bỏ giẻ
- Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi 
- Tổ chức cho trẻ chơi: 3 - 4 lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét trẻ chơi
4. Hoạt động 4: Chơi tự do
 - Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi ở các nhóm rồi đấy.( Cô giới thiệu các nhóm chơi)
- Vậy bây giờ cô mời bạn nào thích chơi ở nhóm chơi nào thì về nhóm chơi ấy nhé!
- Trẻ chơi cô bao quát, khuyến khích động viên trẻ
- Nhận xét từng nhóm chơi 
 - Cho trẻ vệ sinh cá nhân ra chơi
- Trẻ chính sửa quần áo
- Cây nhãn ( 3- 4 t)
- Có, thân, cành, lá ( 4 t)
- Thân to, sần.. ( 4 t)
- Cành nhỏ, nhiều cành ( 4t)
- Lá nhỏ dày ( 4 t)
- Màu xanh ( 3 t)
- Làm bóng mát.. ( 3- 4 t)
- Trẻ nói cách chơi, luật chơi cùng cô 
- Thi đua chơi
- Trẻ lắng nghe
- Chơi đoàn kết
- Trẻ rửa tay rồi vào lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Nhóm 1: Góc TH: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn về một số loại cây
 - Nhóm 2: Góc PV: Cửa hàng
 - Nhóm 3: Góc TH: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn về một số loại cây
 - Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động tự chọn: Trẻ tô màu cây xanh trong vở tạo hình 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn: 5/1/2016
Ngày dạy: Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2016.
Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
XÉ DÁN VƯỜN CÂY
	I. Mục đích - yêu cầu:
	1. Kiến thức
	- 4T Trẻ biết cách xé giấy theo dải, xé vụn giấy và xếp thành hình cây có thân, cành, lá
	- 3T Trẻ biết xé và dán vườn cây ăn quả
	2. Kĩ năng
	- 4T Luyện kỹ năng xé, dán
	- 3T Biết xé, dán
	3. Thái độ
	- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây, kiên trì hoàn thành nhiệm vụ được giao.
	II. Chuẩn bị: 
	- Tranh của cô, giá treo tranh. 
	- Giấy, giấy màu, hồ dán, khăn lau tay, rổ đựng giấy cho cô và trẻ.
	- Đội hình: Ngồi theo nhóm
	- Đĩa nhạc theo chủ đề
	- Trang phục cô và trẻ gọn gàng
	III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động

File đính kèm:

  • docCHU_DE_TET_TV.doc
Giáo Án Liên Quan