Giáo án Mầm Non cả năm

CHỦ ĐỀ MẦM NON

KẾ HOẠCH TRONG TUẦN

I. Đón trẻ

-Cô vui vẻ đón trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết

-Nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi qui định .

1. Chơi tự do

-Trẻ chơi theo ý thích, có sự hướng dẫn bao quát của cô của cô.

-Trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định.

2. Thể duc – Điểm danh

-Tập theo nhịp bài hát “Ngày vui của bé”.

-Điểm danh: Dưới hình thức nhẹ nhàng .

II. Hoạt động ngoài trời

-Dạo quanh sân trường, tham quan các khu vực trong trường.

-Trò chuyện về các khu vực trong trường.

-Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi.

-Chơi một số trò chơi tập thể “Ai tinh”, “Ai biến mất”.

-Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.

-Vẽ tự do trên sân.

-Chơi các trò chơi dân gian.

 

doc291 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm Non cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
Thứ 2, ngày 6 tháng 9 năm 2010
CHỦ ĐỀ MẦM NON
KẾ HOẠCH TRONG TUẦN
I. Đón trẻ
-Cô vui vẻ đón trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết 
-Nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi qui định .
1. Chơi tự do
-Trẻ chơi theo ý thích, có sự hướng dẫn bao quát của cô của cô.
-Trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định.
2. Thể duc – Điểm danh
-Tập theo nhịp bài hát “Ngày vui của bé”.
-Điểm danh: Dưới hình thức nhẹ nhàng .
II. Hoạt động ngoài trời
-Dạo quanh sân trường, tham quan các khu vực trong trường.
-Trò chuyện về các khu vực trong trường. 
-Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi.
-Chơi một số trò chơi tập thể “Ai tinh”, “Ai biến mất”.
-Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.
-Vẽ tự do trên sân.
-Chơi các trò chơi dân gian.
III. Hoạt động chung
Các tiết học 
IV. Hoạt động góc
1. Góc xây dựng (Xây trường Mầm non, xây hàng rào, lắp ghép đồ chơi)
Yêu cầu:
-Trẻ biết ghép các khối hình: hình vuông, chữ nhật, tam giác tạo nên ngôi trường, và biết cách trang trí các khu vực trong trường, trang trí phòng học.
Chuẩn bị:
-Cổng rào, cây xanh, khối gỗ, hoa
-Các mô hình ngoài trời: xích đu
-Đất nặn
-Hướng dẫn
-Giờ hoạt động vui chơi gồm những góc chơi nào?
-Bạn thích chơi ở góc chơi nào?
-Bạn thích xây gì?
-Dùng gì để xây? Xây như thế nào?
-Ai là chủ công trình xây dựng? Làm công việc gì?
-Một công trình xây dựng gồm những ai?
-Trường Mầm non gồm mấy khu vực?
-Cô hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình có trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được.
2. Góc phân vai (Lớp Mẫu giáo của bé, cửa hàng sách phòng y tế)
Yêu cầu:
-Trẻ thể hiện đúng vai chơi của mình, phản ánh được cuộc sống của người lớp.
-Thể hiện được tình cảm của các vai chơi.
-Trẻ biết cách buôn bán chào mời khách.
Chuẩn bị:
-Bảng, phấn, khăn, sách vở
Hướng dẫn
-Góc phân vai bạn thích chơi trò chơi gì?
-Bạn thích đóng vai gì?
-Cách thể hiện vai chơi như thế nào?
-Ai là chủ cửa hàng?
-Công việc của bạn là gì?
-Trẻ tự thỏa thuận với bạn trước khi chơi, chọn vai chơi phù hợp với mình.
3. Góc học tập (Xem tranh truyện trước khi chơi, kể chuyện theo tranh về trường Mầm non, làm sách về trường Mầm non, viết sổ, viết chữ cái)
Yêu cầu:
-Trẻ biết tên truyện, biết viết số, chữ cái.
Chuẩn bị:
Tranh, sách, báo
Hướng dẫn:
-Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
-Trẻ về góc chơi thỏa thuận cùng bạn.
-Cô giáo chơi cùng cháu.
-Cô nhận xét sản phẩm đẹp.
4. Góc nghệ thuật (Vẽ cô giáo, dán hình ảnh về trường Mầm non)
Yêu cầu:
Trẻ biết một số kỹ năng: viết, vẽ, nặn
Chuẩn bị:
Giấy, viết, chữ cái, số, đất nặn
Hướng dẫn:
Góc nghệ thuật bạn thích chơi trò chơi gì?
-Cách thực hiện trò chơi?
-Cô nhận xét sản phẩm.
5. Góc thiên nhiên (Chơi với cát, nước, cây, hoa)
Yêu cầu:
-Trẻ thể hiện được cách chơi, vai chơi.
-Thỏa thuận với bạn trước khi chơi.
-Cô chơi cùng trẻ 
-Cô nhận xét sản phẩm
Chuẩn bị:
-Thùng, nước, cây xanh
Hướng dẫn:
-Cô hướng dẫn cách chơi.
-Trẻ chơi cùng bạn.
V. Vệ sinh trả trẻ vệ sinh chân,tay, tiêu tiểu.Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi những điều cần thiết về trẻ.
----------------------------------
KẾ HOẠCH TRONG NGÀY
I. Đón trẻ
Cô đón trẻ tận tay phụ huynh
1. Chơi tự do
Trẻ chơi tự do, có sự hướng dẫn của cô.
2. Thể dục – Điểm danh
Thể dục theo nhịp bài hát “Ngày vui của bé”.
Cô điểm danh.
II. Hoạt động ngoài trời
Dạo quanh sân trường.
TC về trường Mầm non.
TC: “Ai tinh”
TC: Dân gian
III. Hoạt động chung
(Các tiết học)
THỂ DỤC:
TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG
NDTH: AN, VSMT, LQVT
I. Yêu cầu
Trẻ tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay, không tùy bóng vào ngực.
II. Chuẩn bị
Sân sạch sẽ, 2 quả bóng cho trẻ tung.
III. Hướng dẫn
 *khởi Động : Ổn định: Thơ: “Tập hợp nhanh”
 Trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát kết hợp các kiểu đi như: kiểng gót, hạ gót, chạy chậm, chạy nhanh và chuyển thành 3 hàng dọc.
 *Trọng động : “Bài tập phát triển chung”
 Động tác tay: chân trái bước sang bên trái một bước, tay đưa lên cao, hạ xuống, thu chân về. (lần sau đổi chân, động tác làm như trước).
 Động tác chân: Ngồi khuỵu gối, tay đưa trước (lưng thẳng).
 Động tác bụng lườn: Chân trái bước sang bên trái 1 bước, tay chống hông, quai người sang trái 90 độ.
 Động tác bật: Bật tách và khép chân.
 * Vận đông cơ bản : “Tung bóng lên cao và bắt bóng”
 -Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau
-Cả lớp cùng đếm số quả bóng cùng cô.
-Quả bóng màu gì? Có dạng hình gì?
-Cô làm mẫu 2 lần kết hợp phân tích động tác.
-Tư thế chuẩn bị: Đứng trước vạch chuẩn, 2 tay cầm bóng để ngang tầm ngực.
-Thực hiện: Tung bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng và bắt bóng bằng 2 tay.
-Trẻ thực hiện: Tung bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng, bắt bóng bằng 2 tay.
-Cô mời từ 1 đến 2 trẻ giỏi lên thực hiện, sau đó cô mời lần lượt đến hết lớp.
-Cô chú ý sửa sai, tăng số lần với trẻ còn lúng túng.
-Cô mời từ 1 đến 2 trẻ giỏi lên thực hiện lại
 * Trò chơi vận động (Bịt mắt bắt dê)
- Chuẩn bị:
 Khăn bịt mắt
- Cách chơi:
Cô chọn 1 bạn làm người bắt dê, người bắt dê phải dùng khăn bịt mắt lại các bạn khác làm các chú dê. Khi nghe hiệu lệnh của cô, người bắt dê đi tìm các chú dê con. Và các bạn còn lại nắm tay xoay vòng tròn.
- Luật chơi:
Bạn nào bị bắt sẽ nhảy lò cò xung quanh lớp.
Trẻ chơi từ 2 đến 3 lần.
Cô nhận xét giờ chơi của trẻ.
- Hồi tỉnh
Trẻ đi nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng tròn.
Cô nhắc trẻ cùng cô cất đồ dùng đồ chơi học tập vào nơi qui định
Và chuyển sang hoạt động khác.
-------------------------------
MTXQ:
TRƯỜNG MẦM NON CỦA CHÁU
NDTH: AN, THƠ, TẠO HÌNH
I. Yêu cầu
Trẻ biết tên trường, tên lớp, nơi trường, trẻ biết trong trường, lớp có những ai và công việc viết chính của mỗi người.
Trẻ biết tên bạn trai, bạn gái đều đáng yêu, đáng quí như nhau và cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh về trường Mầm non, cô vẽ 2, 3 hình vuông, hình chữ nhật, trên sân đủ cho cả lớp đứng vào.
III. Hướng dẫn
* Ổn định: Lớp hát bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
* Trò chuyện: Cô cháu cùng trò chuyện và dẫn vào bài.
1. Quan sát tranh – Đàm thoại
Xem cô có tranh vẽ gì? (Tranh vẽ trường Mầm non).
À! Đúng rồi. Đây là tranh vẽ về trường Mầm non.
Trường Mầm non có những ai? (cô giáo,  các bạn học sinh).
Trường Mầm non được chia ra mấy khu vực?
Tên cô hiệu trưởng, hiệu phó, tên cô giáo?
Các bạn học sinh trong trường thì như thế nào?
Trang phục ra sao?
2.Cô cho trẻ quan sát và tìm hiểu lớp học.
Trong lớp có mấy góc chơi? Kể tên các góc chơi?
Ở mỗi góc chơi có những đồ dùng đồ chơi gì?
Lớp đọc thơ: “Bàn tay cô giáo”.
Xem tranh về ngày tựu trường. Cô hỏi trẻ đây là tranh vẽ gì?
Ngày khai giảng năm học là ngày mấy?
À các bạn ơi! Muốn giữ cho trường chúng ta xanh, sạch, đẹp thì các bạn phải làm gì? (Giữ vệ sinh, bỏ rác đúng vào nơi qui định, tiêu tiểu đúng nơi qui định, bảo vệ cây xanh, đồ dùng đồ chơi trong lớp, trong trường).
3. Trò chơi: “Ai nhanh”
Cô vẽ 2 hình vuông và 2 hình chữ nhật cho trẻ đoán xem là hình gì? Và thi xem ai nhanh.
Cô ra hiệu lệnh cho các bạn gái đi về hình vuông, các bạn trai đi về hình chưc nhật.
Cô cho cháu chơi nhanh lơn và thay đổi thường xuyên .
Trẻ chơi 2 đến 3 lần.
 4. Vẽ tranh (Vẽ trường Mầm non)
Trẻ vẽ theo ý thích.
Cô chọn tranh đẹp, có sáng tạo nhận xét.
Động viên sản phẩm chưa đẹp, lần sau cố gắng hơn. 
Cô nhận xét giờ học.
Giáo dục trẻ cất đồ dùng, dụng cụ học tập.
Lớp đọc thơ: “Bàn tay cô giáo”.
Và chuyển sang hoạt động góc.
--------------------------------------------
TUẦN 1:
Thứ 3, ngày 7 tháng 9 năm 2010
KẾ HOẠCH TRONG NGÀY
I. Đón trẻ
Cô vui vẽ đón trẻ tận tay phụ huynh
1. Chơi tự do
Trẻ chơi theo ý thích có sự hướng dẫn của cô.
2. Thể dục – Điểm danh
Thể dục theo bài hát: “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
Cô điểm danh.
II. Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi trong sân trường.
Trò chuyện về các góc chơi trong lớp. 
Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi.
Trò chơi: “Ai biến mất”
Trò chơi dân gian.
(Các tiết học)
TẠO HÌNH:
VẼ CÔ GIÁO CỦA EM
NDTH: AN, VH, VSMT
I. Yêu cầu
Trẻ miêu tả khuôn mặt cô giáo qua hình vẽ trên giấy, thể được các chi tiết như nét mặt, mái tóc, nụ cười
Luyện kỹ năng vẻ, biết thể hiện kỹ năng của cơ thể người,biết yêu cô giáo.
II. Chuẩn bị
Tranh mẫu.
Tập, chì màu.
III. Hướng dẫn
* Ổn định: Lớp đọc thơ: “Bàn tay cô giáo”.
* Trò chuyện: Cô cháu cùng trò chuyện về chủ điểm và dẫn vào bài.
Cô đưa trẻ xem tranh vẽ cô giáo. Hỏi trẻ tranh vẽ ai?
Cô yêu cầu trẻ nói tên những đặc điểm rõ nét trên khuôn mặt người: khuôn mặt bầu hay tròn, nụ cười trên môi, ánh mắt vui vẻ.
Cô vẽ mẫu trẻ xem 1 lần kết hợp phân tích cách vẽ, cách tô màu, cách bố cục tranh.
(Người có 3 bộ phận đầu, mình, chân tay).
Cô nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút
 Trẻ thực hiện
Cô bao quát lớp, trẻ cẽ theo sự hướng dẫn của cô.
Cô hướng dẫn lại những trẻ còn lúng túng, khuyến khích trẻ vẽ đẹp, tô màu không lem ra ngoài.
 Nhận xét sản phẩm:
Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bay 1 cách khoa học.
Cô mời 1 đến 2 trẻ giỏi lên chọn sản phẩm đẹp của bạn mà trẻ thích mhận xét? Vì sao?
Cô chọn những sản phẩm đẹp, có sáng tạo khác nhận xét.
Động viên sản phẩm chưa đẹp lần sau cố gắng hơn.
 Củng cố giáo duc trẻ: 
Cô giáo dục trẻ cất đồ dùng dụng cụ học tập vào đúng nơi qui định:
Giáo dục trẻ yêu thương, tôn trọng cô giáo.
Lớp hát bài: “Ngày vui của bé”.
Và chuyển sang hoạt động góc.
TUẦN 1:
Thứ 4, ngày 8 tháng 9 năm 2010
------------------------------
KẾ HOẠCH TRONG NGÀY
I. Đón trẻ
Cô đón trẻ tận tay phụ huynh.
1. Chơi tự do
Trẻ chơi tự do. Có sự hướng dẫn của cô.
2. Thể dục – Điểm danh
Thể dục theo nhịp bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
Cô điểm danh.
II. Hoạt động ngoài trời
Vẽ tự do trên sân.
Chơi với cát, nước: vẽ hình trên cát, vât nổi, vật chìm.
Trò chơi: Ai biến mất
Tưới cây, cho cá ăn
III. Hoạt động chung
(Các tiết học)
ÂM NHẠC: NGÀY VUI CỦA BÉ
 NDTH: VSMT, VH, MTXQ
I. Yêu cầu
Trẻ thuộc bài hát, thể hiện niềm vui với tâm tràng phấn khởi khi đến trường.
Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát.
II. Chuẩn bị:
Trống lắc.
Tranh .
III. Hướng dẫn:
* Ổn định: “Xem tranh về trường Mầm non”.
* Trò chuyện: cô cháu cùng trò chuyện và dẫn vào bài.
+Dạy hát
 Cô cùng lớp hát. Hát 2 lần bài hát “Ngày vui của bé” và kết hợp giải thích nội dung, tác giả (Hoàng Văn Yến).
 +Vận Động theo nhạc:
Cô vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp bài hát “Ngày vui của bé”, kết hợp phân tích động tác vỗ tay theo nhịp.
Lớp, tổ, nhoms, cá nhân.
 +Nghe hát:
Trẻ được nghe hát 2 lần bài hát “Ngày đầu tiên đi học”. Cô giải thích nội dung, tác giả (Nhạc: Nguyễn Thiến, Lời: Viễn Phương).
 + Trò chơi âm nhạc (Tiếng hát ở đâu)
Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
Trẻ chơi từ 2 đến 3 lần.
Giáo dục trẻ tình yêu mếm cô giáo, trường lớp, giữ vệ sinh trường lớp.
Lớp đọc thơ: “Bàn tay cô giáo”
Và chuyển sang hoạt động góc
------------------------------------
TUẦN 1:
Thứ 5, ngày 9 tháng 9 năm 2010
KẾ HOẠCH TRONG NGÀY
I. Đón trẻ
Cô đón trẻ tận tay phụ huynh.
1. Chơi tự do
Trẻ chơi tự do có sự hướng dẫn của cô.
2. Thể dục – Điểm danh
Thể dục theo nhịp bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
Cô điểm danh.
II. Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi trong sân trường.
Trò chơi về các góc chơi trong lớp.
Trò chơi: Ai biến mất.
Trò chơi dân gian.
III. Hoạt động chung
(Các tiết học)
LQVT:
ÔN SỐ LƯỢNG 1, 2 NHẬN BIẾT SỐ 1, SỐ 2, ÔN SO SÁNH CHIỀU DÀI
NDTH: AN, VH, VSMT
I. Yêu cầu
Trẻ đếm đến 2, nhận biết số 1, số 2 và so sánh chiều dài của đối tượng.
II. Chuẩn bị
Thẻ số
Mỗi trẻ một băng giấy màu đỏ, 3 băng giấy màu xanh, trong đó có 2 băng giấy dài, băng giấy màu đỏ, băng giấy còn lại ngắn hơn, 3 sợi dây len (trong đó 2 sợi dây dài bằng băng giấy đỏ, 1 ngắn hơn).
Độ chênh lệch của băng giấy, dây len nhỏ hơn.
Xung quanh lớp có các nhóm đồ chơi 1, 2, 3 cái.
III. Hướng dẫn 
* Ổn định: Đọc thơ “Bàn tay cô giáo”.
* Trò chuyện: Cô cháu cùng trò chuyện và dẫn vào bài.
+Luyện tập nhận biết số 1, 2
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các bạn làm quen và nhận biết số 1, 2.
Cô đưa thẻ số 1, 2 (trẻ đọc).
Cô đố trẻ trên bàn có mấy bạn búp bê? (có 1).
Trên bàn có mấy cái cập? ( Có 2 ).
Cháu tìm xung quanh lớp xem đồ chơi nào có 1, đồ chơi nào có 2 cái.
Trẻ đếm theo tiếng vỗ tay của cô và yêu cầu trẻ làm theo cô.
+ Luyện tập cách so sánh chiều dài, nhận biết số 1, 2
Cô thực hiện cho trẻ xem cách so sánh chiều dài.
Cô lấy 1 băng giấy màu đỏ để trên bàn, sao cho đầu bên trái của băng giấy màu đỏ bằng với đầu bên trái của băng giấy màu xanh.
Kết quả băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ, cô chọn thẻ số 1 đặt vào. Sau đó cô cho tất cả trẻ so sánh 2 băng giấy của mình, và để lên phía trước cùng kiểm tra kết quả 2 băng giấy như thế nào với nhau?
Có mấy băng giấy màu xanh ngắn hơ băng giấy màu đỏ? ( có 1 băng giấy màu xanh và đặt lên trước mặt ).
Yêu cầu trẻ tìm xem có mấy sợi dây ngắn hơn băng giấy màu đỏ ( Trẻ so sánh và có 1 sợi dây ngắn hơn ).
Cô cho trẻ nhắc lại có mấy băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ? ( có 1 ).
Trẻ chọn thẻ số 1 giơ lên theo yêu cầu của cô? ( Trẻ quan sát xem bạn chọn đúng chưa, có giống số của cô không?).
Cô cho trẻ đặt số 1 vào băng giấy và sợi dây.
Cô lấy 1 băng giấy đỏ để trên bàn và 2 sợi dây, sao cho đầu bên trái của băng giấy bằng với đầu bên trái của 2 sợi dây và để thẳng hàng ngang.
Cô thấy có 2 sợi dây dài bằng băng giấy ( Chọn thẻ số tương ứng đặt vào ).
Trẻ so sánh tướng ứng như cô và cách sắp xếp trên bàn.
Cô hỏi trẻ có mấy sợi dây dài bằng băng giấy? ( Chọn thẻ số đặt vào ).
Trẻ chọn thẻ số 2 giơ lên và đọc số, trẻ tự kiểm tra lẫn nhau.
Cô cho trẻ đặt số 2 cạnh 2 băng giấy màu xanh hoặc 2 sợi dây, sau đó cho trẻ xếp băng giấy và sợi dây và rổ đồ chơi và đặt các thẻ số trước mặt.
Cô giơ lên mấy đồ chơi thì trẻ giơ lên số mấy tương ứng với đồ chơi.
Thi xem ai nhanh và ai làm đúng.
+ Luyện tập nhận biết số 1, 2
Cô cho trẻ giữ lại thẻ số
Trẻ chơi trò chơi “Tìm nhà”.
Cô đặt thẻ số 2 vào góc lớp bên phải. Khi có hiệu lệnh “trời mưa” các bạn cầm thẻ số nào thì phải về ngồi nhà mang thẻ số đó.
Cô thay đổi vị trí thường xuyên để làm tăng sự hứng thú của trẻ.
* Giáo dục cách bảo vệ đồ dùng đồ chơi, trường lớp, giữ gìn vệ sinh.
Lớp hát bài “Tập đếm”.
Và chuyển sang hoạt động góc.
TUẦN 1:
Thứ 6, ngày 10 tháng 9 năm 2010
----------------------------
KẾ HOẠCH TRONG NGÀY
I. Đón trẻ
Cô đón trẻ tận tay phụ huynh.
1. Chơi tự do
Trẻ chơi tự do có sự hướng dẫn của cô.
2. Thể dục – Điểm danh
Thể dục Tập theo nhịp bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
Điểm danh
II. Hoạt động ngoài trời
Dạo quanh sân trường, trò chuyện, tham quan các khu vực trong trường.
Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi.
Vẽ tự do trên sân.
Trò chơi: Ai biến mất
Chơi các trò chơi dân gian.
III. Hoạt động chung
( Các tiết học )
LQVH: BÀN TAY CÔ GIÁO
NDTH: VSMT, AN, TH
I. Yêu cầu
Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ, thể hiện tình cảm khi đọc thơ.
Thể hiện tình cảm yêu mến, tôn trọng cô giáo.
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh về cô giáo
Giấy vẽ, bút chì, chì màu.
III. Hướng dẫn
* Ổn định: Hát bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
* Trò chuyện: cô cháu cùng trò chuyện về chủ điển và dẫn vào bài.
+ Đọc diễn cảm
Cô đọc đúng ngữ điệu và giọng điệu của bài thơ.
Cô đọc trẻ nghe 2 lần kết hợp xem tranh và giải thích nội dung, tác giả.
+ Đọc trích dẫn
Bốn câu thơ đầu nói lên sự khéo léo, cần cù của cô giáo khi tới lớp.
Bốn câu thơ cuối cũng nói lên sự khéo léo mặc dù công việc ở lớp cũng như công việc ở nhà bàn tay cô cũng khéo léo như của chị, của mẹ.
Tên bài thơ
 +Đàm thoại
Tên bài là gì?
Bài thơ nói về ai?
Cô giáo làm những công việc gì?
Tay của cô khéo léo như tay của ai?
Các con có yêu cô giáo của mình không? Vì sao?
+Trẻ đọc thơ
Lớp, tổ, cá nhân
Cô chú ý sửa sai
Vẽ tranh: “Vẽ hoa tặng cô giáo”.
Cô động viên trẻ vẽ đẹp, sáng tạo, tô màu đều tay.
Cô chọn sản phẩm đẹp nhận xét.
Giáo dục trẻ tình yêu mến cô giáo, yêu trường lớp.
Lớp hát bài “Cô giáo em”.
Và chuyển sang hoạt động góc.
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
KÝ DUYỆT
Lê Hồng Yến
-------------------------------
TUẦN 2:
Thứ 2, ngày 13 tháng 9 năm 2010
KẾ HOẠCH TRONG TUẦN
I. Đón trẻ
Cô đón trẻ tận tay phụ huynh.
1. Chơi tự do
Trẻ chơi tự do có sự hướng dẫn của cô.
2. Thể dục - Điểm danh
Thể dục Theo nhịp bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
Cô điểm danh.
II. Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi trong sân trường.
Trò chơi về các góc chơi trong lớp.
Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi.
Vẽ tự do trên sân.
Chơi với cát, nước: vẽ hình trên cátm vật nổi, vật chìm.
Chơi một số trò chơi tập thể: “Ai tinh”, “Ai nhanh”.
Chơi các trò chơi dân gian
Tưới cây, cho cá ăn.
III. Hoạt động chung
Các tiết học
IV. Hoạt động góc
1. Yêu cầu
1.1 Góc phân vai (cửa hàng sách vở)
Người bán sách (dc học tập): biết vui vẻ, lịch sự, biết chào hỏi khách hàng, hỏi khách mua loại sách gì? Biết giao sách, nhận tiền, thói tiền. Và biết cảm ơn khách hàng.
Người mua dụng cụ học tập: biết hỏi mua dụng cụ học tập, hỏi giá, nhận sách vở, trả tiền và cám ơn.
1.2. Góc xây dựng (xây trường Mầm non)
Biết sử dụng những nguyên vật liệu để xây trường Mầm non, xây trường phải có vườn hoa, cổng rào.
Biết trồng cây xanh, hoa kiểng.
Biết phối hợp với nhau để xây.
1.3. Góc học tập (xem tranh, làm sách về trường Mầm non)
Biết cách mở sách, mở tranh (có thể tô màu).
Biết cách bố cục tranh, sắp xếp tranh hợp lý.
1.4. Góc nghệ thuật (vẽ trường Mầm non)
Chọn phân loại tranh, lô tô, đồ dùng, đồ chơi.
Biết vẽ trường Mầm non, tô màu đẹp không lem ra ngoài.
Biết phân loại đồ dùng đồ chơi học theo nhóm, theo chất liệu.
1.5. Góc thiên nhiên (chăm sóc hoa)
Biết tưới nước, vun đất, bón phân, tỉa lá.
Không được bẻ cành, hái hoa.
II. Chuẩn bị
1. Góc phân vai
Các loai sách, đồ dùng dụng cụ học tập, vé số làm tiền, giỏ đựng tiền. Một số hàng hóa ở trước cửa hàng như: bán nước, bàn quà lưu niệm.
2. Góc xây dựng
Loan bia, cây xanh, khối gỗ, mô hình
3. Góc học tập
Tranh vẽ trường Mầm non: xích đu, cầu trượt
Giấy nền có in mẫu trường Mầm non.
Bút màu.
4. Góc nghệ thuật
Mẫu giấy cho trẻ vẽ trường Mầm non.
Tranh lô tô về đồ dùng đồ chơi về trường Mầm non.
Màu
5. Góc thiên nhiên
Nước, thùng, dao, sẻng
III. Hướng dẫn
1. Thỏa thuận trước khi chơi
* Ổn định: Cô đọc câu đố
Bút gì màu đỏ, màu xanh
Mẹ mua cho bé vẽ tranh, tô màu
(Bút chì màu)
Chì màu dùng để làm gì? (Để vẽ tô màu).
Chì màu dùng ở góc chơi nào trong lớp? (Góc nghệ thuật, góc học tập).
Cô giáo duck trẻ bảo vệ đồ dùng, dụng cụ học tập ở trường Mầm non.
Lớp mình đang học chủ đề gì? (Trường Mầm non).
Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Đó là những góc chơi nào? (Trẻ trả lời và kể tên góc chơi. 
* Góc phân vai(Cửa hàng bán sách vở)
Góc phân vai con thích chơi trò chơi gì?
Người bán đồ dùng dụng cụ học tập làm nhiệm vụ gì? (Trưng bày đồ dùngm vui vẻ chào mời khách hàng, biết kiểm tra đồ dùng trước khi giao cho khách, biết cám ơn và mời khách lần sau đến mua).
Còn người mua đồ dùng dụng cụ học tập phải biết hỏi giá, mua xong phải biết thanh toán tiền và nói cám ơn.
* Góc xây dựng (Xây trường Mầm non)
Góc xây dựng bạn thích xây gì?
Dùng gì để xây?Xây như thế nào?
Trong công trình có những ai? (Chủ công trình và công nhân).
Ai là chủ công trình? Làm công việc gì? (Quản lí công trình và công nhân)
Xây trường Mầm non là con xây những gì? (Hàng rào, sân trường, vườn hoa)
Khi chơi các con phải làm sao? (Đoàn kết, phối hợp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ).
* Góc học tập (Xem tranh, làm sách về truờng Mầm non)
Ở góc học tập bạn thích chơi những gì?
Để làm được quyển sách con phải làm như thế nào?
* Góc nghệ thuật (Vẽ trường Mầm non, chọn phân loại tranh đồ dùng đồ chơi)
Bạn thích chơi gì ở góc nghệ thuật?
Bạn dùng gì đẻ vẽ trường Mầm non? Và vẽ như thế nào?
* Góc thiên nhiên (Chăm sóc hoa)
Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi.
2. Quá trình chơi
Trẻ tự chọn góc chơi mà trẻ thích.
Từng nhóm thỏa thuận vai chơi, phân vai chơi và bầu nhóm trưởng.
Trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi theo từng nhóm qui định.
Cô tham gia vào nhóm chơi khi trẻ còn lúng túng.
Tạo điều kiện cho trẻ trao đổi ngôn ngữ trò chơi, đồng thời lồng chuyên đề trọng tâm vào các góc chơi.
Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi, đ

File đính kèm:

  • docGIAO AN MAM NON_nam hoc 2010-2011.doc
Giáo Án Liên Quan