Giáo án Mầm non - Chủ đề: Bác Hồ kính yêu - Vũ Hồng Tứ

- Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.

Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm, về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với vòng.

BTPTC: +Tay: 2 tay guộn từ dưới lên cao rồi mở ra, nghiêng sang trái rồi nghiêng sang phải. ( 2 lần 8 nhịp).

+ Chân: 2 tay giơ sang ngang rồi 2 tay song song trước ngực đồng thời chân trái giơ về phía trước, sau đó đổi bên chân theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).

+ Bụng: Hai tay đưa sang ngang, cúi gập người, các ngón tay chạm các ngón chân, đầu gối thẳng ( 2 lần 8 nhịp).

+ Bật: Bật về phía trước ( 2 lần 8 nhịp).

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4059 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non - Chủ đề: Bác Hồ kính yêu - Vũ Hồng Tứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 4: “ BÁC HỒ KÍNH YÊU ”
Lớp B1: Giáo viên: Vũ Hồng Tứ - Ngô Thị Hiền
(Thời gian thực hiện:Từ 13/05 - 17/05/2013 )
Thời gian
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- TRÒ CHUYỆN
- Cô đến sớm 15 phút vệ sinh lớp học. Cô đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và tự cất đồ dùng của trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Trò chuyện về một số hình ảnh của Bác như: Bác bế em nhỏ, Bác cho cá ăn, Bác chăm trồng, tưới cây…
THỂ DỤC
SÁNG
- Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,…về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với vòng.
BTPTC: +Tay: 2 tay guộn từ dưới lên cao rồi mở ra, nghiêng sang trái rồi nghiêng sang phải. ( 2 lần 8 nhịp).
+ Chân: 2 tay giơ sang ngang rồi 2 tay song song trước ngực đồng thời chân trái giơ về phía trước, sau đó đổi bên chân theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bụng: Hai tay đưa sang ngang, cúi gập người, các ngón tay chạm các ngón chân, đầu gối thẳng ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bật: Bật về phía trước ( 2 lần 8 nhịp).
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Sáng: Thể dục
+ Trèo lên xuống ghế
+ Ôn tung và bắt bóng.
+ Trò chơi: 
“ Chuyền bóng ”
KPXH
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
Âm nhạc
- NDTT:+ DVĐMH: 
“ Nhớ ơn Bác ”
-NDKH: + NH: “ Bác Hồ người cho em tất cả ” 
- TCÂN: Cảm thụ âm nhạc
LQVH
 Dạy trẻ đọc thơ: 
“ Ảnh Bác ”
LQVT
 Ôn phân biệt khối cầu, khối trụ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Quan sát cây hoa giấy
+ TCVĐ: Đi qua cầu, ai tung bóng giỏi.
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
- HĐCMĐ: Cô và trẻ tưới cây trong trường.
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
- HĐCMĐ: Xem tranh một số hình ành về Bác. 
+ TCVĐ: Người làm vườn và đàn chim sẻ, cướp cờ.
+ Chơi tự do: Chơi với gậy thể dục.
- HĐCMĐ: Cho trẻ ôn vận động bài hát: “ Nhớ ơn Bác ”.
+ TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, nghe bài hát đoán tên địa danh.
+ Chơi tự do: Chơi với đu quay, nhà bóng.
- HĐCMĐ: Cho trẻ vẽ hoa tặng Bác bằng phấn trên sân.
+ TCVĐ: Bóng tròn to, kéo co.
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép Lăng Bác, nhà sàn, ao cá, Hồ Gươm, chùa một cột….của thủ đô Hà Nội. Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa…
- Góc phân vai: Bán hàng bán các loại nước như: Nước cam, nước trà chanh, nước ngọt…
- Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Vẽ, tô, xé, dán,… tranh về một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội như: Chùa một cột, Hồ Gươm, lăng Bác... Làm album ảnh về Bác Hồ. Chuẩn bị: Búp sáp các màu, giấy vẽ, hồ dán, bảng nặn...
 + Âm nhạc: Hát, VĐ các bài hát về chủ đề quê hương - Bác Hồ như: Nhớ ơn Bác, Bác Hồ người cho em tất cả… Chuẩn bị: Xắc xô, phách tre, đài, băng đĩa nhạc,…
- Góc văn học: : Xem tranh ảnh về một số hình ảnh của Bác Hồ. Xem tranh truyện, đọc thơ theo chủ điểm quê hương - Bác Hồ như: Ảnh Bác, Bác Hồ của em, quả táo Bác Hồ...
- Góc toán: Xếp các đoạn xốp thành các hình phẳng như: Hình chữ nhật, hình vuông… Ôn khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu… Chuẩn bị: Các khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu…, đoạn xốp các màu… - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây,nhổ cỏ cho cây,… 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vận động sau ngủ dậy: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Tung và bắt bóng ” 
- Chiều: Tạo Hình
+ Xé dán hoa mừng sinh nhật Bác 
( Tiết đề tài )
- Đọc cho trẻ nghe truyện: Qủa táo của Bác Hồ.
- Hướng dẫn trẻ làm thiệp hoa mừng sinh nhật Bác.
- Cô và trẻ lau dọn đồ chơi các góc
- Ôn lại các bài thơ đã học
- Nêu gương bé ngoan.
Thứ 2 ngày 13 tháng 05 năm 2013
Tên hoạt
động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Lưu ý
Sáng: 
Thể dục: 
+ Trèo lên xuống ghế
+ Ôn tung và bắt bóng.
+ Trò chơi: 
“ Chuyền bóng ”
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ cách trèo lên xuống ghế. 
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết trèo lên xuống ghế.
- Trẻ biết dùng sự khéo léo của đôi bàn tay chuyền bóng.
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tập luyện.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ tập.
1. Cho cô:
- Sân tập sạch, phẳng.
- 10 - 15 quả bóng để trẻ chơi trò chơi.
- Ghế thể dục
2. Cho trẻ:
- Quần áo trang phục gọn gàng.
1. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu khởi động các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc. 
2. Trọng động:
a) BTPTC: 
- Động tác 1: Hô hấp: Làm động tác thổi bóng ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 2: Tay: 2 tay đưa sang ngang, 2 tay đan chéo để trước ngực ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 3: Chân: Ngồi xuống đứng lên theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 4: Bụng: 2 tay giơ lên cao, người cúi các ngón tay chạm đầu gối ( 2 lần 8 nhịp).	
- Động tác 5: Bật: Bật tách chụm chân ( 2 lần 8 nhịp). 
b)VĐCB: * Trèo lên xuống ghế:
 - Chuyển đội hình 2 hàng dọc quay mặt vào nhau.
- Cô làm mẫu lần 1 + không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích ( Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” người đứng thẳng, khi nghe hiệu lệnh: “ bắt đầu ” 1 tay cô vịn vào thành ghế, 1 tay vịn vào thân ghế, cho từng chân lên ghế, sau đó cho từng chân xuống rồi về cuối hàng ).
- Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu và cho nhận xét, sửa sai cho trẻ.
- Cho lần lượt từng trẻ thực hiện vận động 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua (Trẻ thực hiện 2-3 lần)
- Cho một số trẻ lên thực hiện. 
* Cô cho trẻ ôn thực hiện vận động cơ bản cũ:“ Tung và bắt bóng”. 
- Cô cho 1 – 2 trẻ lên thực hiện lại vận động
Cho trẻ nhận xét xem bạn thực hiện đúng hay chưa?
- Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện lại vận động.
c) Trò chơi: “ Chuyền bóng ”
- Luật chơi: Bạn nào bắt được bóng bằng hai tay bạn đó giành chiến thắng.
- Cách chơi: Cô cho mỗi lần chơi 3 - 4 bạn, hai tay cầm bóng khi nghe hiệu lệnh: “ bắt đầu ” bạn cầm bóng tung bóng cho bạn đối diện, bạn đối diện đỡ lấy bóng bằng hai tay. ( Cô chơi trẻ chơi 
2 - 3 lần).
Cô nhận xét, khen và động viên trẻ.
3. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài hát: “ Nhớ ơn Bác ” ra ngoài. 
Tạo hình:
+ Xé dán hoa mừng sinh nhật Bác 
( Tiết đề tài)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết miêu tả vẻ đẹp của một số loại hoa.
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng kỹ năng xé đường cong để tạo nên cánh hoa, bổ xung các chi tiết như: Nhị hoa, cành hoa, lá hoa... để tạo nên bông hoa.
 3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào trước sản phẩm của mình làm ra.
1. Cho cô:
- Tranh 
gợi ý của cô
- Giá treo sản phẩm.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng giấy các màu, vở tạo hình, hồ dán, khăn lau tay.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ hát bài: “ Nhớ ơn Bác ”. 
- Cô trò chuyện về Bác Hồ: + Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nhắc về ai? ( Bác Hồ )
+ Trong tháng 5 có kỷ niệm ngày sinh nhật ai? ( Bác Hồ )
+ Đó là ngày nào? ( Ngày 19/05/1890 )
Hôm nay cô con mình sẽ xé dán hoa mừng sinh nhật Bác!
2. Nội dung:
a) Quan sát tranh gợi ý của cô:
- Cô đưa tranh gợi ý hỏi trẻ: + Bức tranh có gì? ( Bức tranh xé hoa... ).
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Màu sắc của bức tranh này như thế nào?
+ Cô dùng chất liệu gì để tạo nên bức tranh?
b) Trẻ nêu ý tưởng:
+ Con định xé dán bức tranh như thế nào?
- Con định xé như thế nào? ( Xé đường cong để tạo nên các cánh hoa, nhị hoa, lá hoa, đường thẳng để tạo nên cành hoa…).
c) Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ xé dán, cô nhắc lại cách xé dán cho những trẻ tích cực.
Khuyến khích trẻ phối màu giữa nhị hoa và cánh hoa để tạo nên những bông hoa có màu sắc hài hòa, cân đối.
- Cô đến với những trẻ chậm hoặc chưa được, cô gợi ý, hướng dẫn từng chi tiết cho trẻ.
- Cô nhắc trẻ xé hết các chi tiết của bức tranh, xếp tranh rồi mới dán. Gợi ý cho trẻ xé thêm các chi tiết phụ cho bức tranh thêm sinh động như: xé nhị hoa, cành hoa, lá hoa, ông mặt trời, mây...
d) Trưng bày, nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ lên treo sản phẩm của mình vào giá. 
- Cô cho trẻ ngồi ra xa để quan sát toàn bộ các sản phẩm của các họa sĩ tí hon. Hãy nhìn xem rất nhiều bông hoa rất đẹp.
- Cô và trẻ hát + nhún nhảy theo nhịp bài hát: “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác ” để thay đổi tư thế.
+ Hãy nhìn xem bức tranh xé dán hoa nào đẹp nhất?
+ Bức tranh xé dán hoa nào có nhiều màu sắc hài hòa nhất?
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình và của các bạn.
- Cô nhận xét các bài xé đẹp, sáng tạo. Cô nhắc những bài chưa hoàn thiện sẽ làm nốt hoàn thiện bài (Còn những bức tranh chưa hoàn thiện xong, ngoài giờ học các con sẽ làm thêm cho đẹp hơn). Cô khen, động viên trẻ.
3. Kết thúc: Cô và trẻ chơi trò chơi: “ Nghe bài hát đoán tên địa danh ” và cất dọn đồ dùng.
Thứ 3 ngày 14 tháng 05 năm 2013
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Khám phá khoa học
 Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
1.Kiến thức:
- Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ cao nhất của nước Việt Nam. Khi còn sống Bác luôn yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng.
2.Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Trẻ biết tỏ lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ.
1.Cho cô:
- Một số tranh ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
1.Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú:
- Hỏi trẻ: Các con có biết sắp đến sinh nhật của ai? ( Bác Hồ).
- Đó là ngày nào? ( Ngày 19/5 )
- Khi còn sống Bác Hồ là vị lãnh tụ cao nhất của nước Việt Nam. Bác đã dành hết những tình cảm của mình cho các cháu thiếu niên và nhi đồng. Vì vậy ai ai cũng kính trọng và biết ơn Bác Hồ.
- Muốn biết Bác đã dành những tình cảm như thế nào đối với thiếu nhi, cô con mình cùng tìm hiểu nhé!
 2.Nội dung dạy:
a) Quan sát tranh:Xem tranh ảnh về Bác Hồ và đàm thoại:
* Cô đưa tranh Bác Hồ đang bế em bé cho trẻ quan sát:
- Đây là hình ảnh của ai?
- Bác đang làm gì? ( Bác đang bé em bé )
* Cô đưa tranh Bác đang xúc cơm cho em bé:
- Bác đang làm gì? ( Bác đang xúc cơm cho em bé )
- Chỉ có ai mới phải xúc cơm? ( Các em bé )
- Vậy chúng mình lớn rồi có cần phải xúc cơm không?
* Cô đưa tranh Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu:
- Bức ảnh này có những ai? ( Bác Hồ, các bạn nhỏ và các anh chị thiếu nhi ).
- Bác Hồ đang làm gì? ( Bác đang chia kẹo cho các cháu )
- Bác là người như thế nào? 
 Bác là người luôn quan tâm tới các cháu. Bác chia kẹo cho các cháu trong ngày 1/6 Quốc Tế thiếu nhi, ngày Tết trung thu. Nếu không tới thăm được, Bác lại viết thư thăm hỏi các cháu thiếu niên nhi đồng.
* Cô giới thiệu tranh Bác Hồ đang múa hát với các cháu thiếu nhi:
- Bác Hồ đang làm gì? ( Bác đang múa hát với các cháu thiếu nhi ).
 Cô giới thiệu: Khi còn sống, Bác là vị lãnh tụ cao nhất của nước ta. Người đã đưa nước ta đến độc lập, thống nhất. Đặc biệt, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Vì vậy, ai ai cũng yêu mến và kính trọng Bác Hồ. Khi Bác Hồ qua đời, Lăng Bác được xây dựng để Bác Hồ yên nghỉ tại đó, hằng ngày có rất nhiều người đã vào Lăng viếng Bác.
b) Luyện tập: Trò chơi: “ Ai nói đúng ”
 Cô đưa lần lượt một số tranh ảnh trẻ phải đoán xem đó là tranh gì, có ai trong ảnh đó và đang làm gì?
- Cô giơ lần lượt ảnh Bác cho trẻ trả lời.
Cô kiểm tra, nhận xét và khen trẻ. 
3.Kết thúc: - Để tỏ lòng yêu mến và kính trọng Bác cô con mình cùng hát bài hát: “ Nhớ ơn Bác ” ( Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu ).
	Thứ 4 ngày 15 tháng 05 năm 2013
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Âm nhạc
- NDTT:
+DVĐMH: 
“ Nhớ ơn Bác ”
-NDKH: 
+ NH: 
“ Bác Hồ người cho em tất cả ” 
- TCÂN: Cảm thụ âm nhạc
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung của bài hát: “ Nhớ ơn Bác ”
- Trẻ biết chơi trò chơi: 
“ Cảm thụ âm nhạc ”.
2.Kỹ năng:
- Trẻ vận động minh họa theo yêu cầu bài hát.
-Trẻ chú ý nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài hát: “ Bác Hồ người cho em tất cả ”.
3.Thái độ:
- Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động.
1.Cho cô:
- Đàn, đài, băng nhạc các bài hát.
2.Cho trẻ:
- Mũ múa
1.Ổn định tổ chức lớp:
- Cô và trẻ hát nhún nhảy theo nhịp bài hát: “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác ”. 
2.Nội dung dạy:
a) Dạy vận động minh họa bài hát: “ Nhớ ơn Bác ” 
( Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu )
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “ Nhớ ơn Bác ” 
 Hỏi trẻ tên giai điệu của bài hát, tên tác giả.
- Cô cho cả lớp hát 2 lần + điệu bộ, cử chỉ.
- Bài hát có giai điệu như thế nào?
- Để bài hát hay hơn các con cần phải làm gì? ( Bài hát sẽ hay hơn khi kết hợp với vận động minh họa).
* Cô cho các nhóm tự nghĩ ra động tác minh họa cho bài hát. Cô mời các nhóm lên vận động minh họa 1 đoạn của bài hát.
* Cô hát + VĐMH mẫu lần 1.
* Lần 2 cô phân tích và giải thích động tác:
+ Câu 1: “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng ”: Đưa từng tay ôm vào ngực rồi từng tay mở ra.
+ Câu 2: “ A! Có Bác Hồ đời em được ấm no ”: Chân trái bước lên phía trước chống gót 2 tay vỗ vào mỗi bên 2 lần theo nhịp bài hát.
+ Câu 3: “ Chúng em múa ca càng nhớ công ơn Bác Hồ ”: Làm động tác hái đào 2 bên mỗi bên 2 lần.
+ Câu 4: “ Hứa với Bác Hồ rằng cháu sẽ chăm ngoan ”: Làm động tác 2 tay đan chéo vào ngực nhún theo nhịp của bài hát.
+ Câu 5: “ Cháu xin kính dâng ngàn đóa hoa lên Bác Hồ”: 2 tay chụm thành bông hoa nhún theo nhịp bài hát.
- Cô cho cả lớp hát + VĐMH 2 lần
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Cô mời nhóm bạn gái lên hát + VĐMH.
- Cô mời nhóm trai lên hát + VĐMH.
- Cô mời các nhóm lên hát + VĐMH.
- Cô mời 2 bạn lên hát + VĐMH
- Cô mời 1 bạn lên hát + VĐMH
Cô chú ý sửa sai động tác cho trẻ.
b) Nghe hát: “ Bác Hồ người cho em tất cả ” ( Nhạc: Hoàng Long - Hoàng Lân, phỏng thơ: Phong Thu ).
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát ( Bài hát nói về các bạn nhỏ tỏ lòng nhớ ơn, kính yêu Bác đã đem lại hòa bình, ấm no cho mọi người, Bác là người đã đem lại cho các bạn nhỏ những gì giản dị nhất như: Nắng ban mai, đêm trăng rằm…).
- Cô hát lần 1 + điệu bộ, cử chỉ
- Cô hát lần 2 + VĐMH
- Cô hát lần 3 + mời trẻ hứng ứng cùng cô ( 1 - 2 lần ).
 Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
c) Trò chơi: “ Cảm thụ âm nhạc ” 
 - Cách chơi: Cô có rất nhiều đoạn nhạc có tiết tấu khác nhau. Các bé hãy chú ý lắng nghe để thể hiện cho phù hợp với từng đoạn nhạc. Khi đoạn nhạc có tiết tấu nhanh thì vận động nhanh, khi có tiết tấu chậm thì vận động chậm lại.
Cho trẻ chơi 1 - 2 lần. Cô động viên, khen trẻ.
3.Kết thúc: Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.
Thứ 5 ngày 16 tháng 05 năm 2013
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVH
 Dạy trẻ đọc thơ: 
“Ảnh Bác”
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên baì thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ:
“ Ảnh Bác ” 
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô đủ câu, rõ ràng.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết kính yêu Bác.
- Trẻ biết trân trọng tình cảm của Bác Hồ dành cho các bạn nhỏ.
1.Cho cô:
- Tranh minh họa bài thơ:
“ Ảnh Bác ” 
1.Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú: - Cô và trẻ hát bài: “ Em mơ gặp Bác Hồ ”.
- Cô hỏi trẻ bài hát nói về ai? ( Bác Hồ )
2.Nội dung dạy:
* Cô đọc thơ diễn cảm: “ Ảnh Bác ” ( Nhà thơ: Trần Đăng Khoa ).
Có một bài thơ nói lên tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi. Đó là bài thơ: “ Ảnh Bác ” của chú Trần Đăng Khoa.
- Cô đọc lần 1 + cử chỉ, điệu bộ.
- Cô đọc lần 2 + kết hợp tranh minh họa. 
 Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
Bài thơ nói về điều gì?
* Đàm thoại và trích dẫn: 
- Cô đọc đoạn 1: “ Nhà em treo ảnh Bác Hồ
 Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
 Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười
 Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà”
+ Nhà bạn nhỏ treo tranh về ai?
+ Bạn nhỏ thấy Bác Hồ trong tranh như thế nào?
 “ Ngoài sân có mấy con gà
 Ngoài vườn có mầy quả na chín rồi
 Em nghe như Bác dặn lời
 Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
 Trồng rau, quét bếp đổi gà
 Thấy tàu bay mỹ nhớ ra hầm ngồi ”
+ Khi nhìn ảnh, bạn nhỏ như thấy Bác căn dặn điều gì? ( Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa, trồng rau, cho gà ăn, quét nhà…).
+ Ai có thể lên đọc những câu thơ và thể hiện được giọng dặn dò của Bác? ( Cô mời 1 - 2 trẻ lên được thơ ).
+ Bác đã dặn các bạn nhỏ không đi chơi xa, biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình. Khi đất nước còn chiến tranh, các bạn nhỏ thường phải xuống hầm để tránh bom đạn của giặc Mỹ. Ngày nay, chúng mình được sống trong hòa bình, được học hành, được vui chơi, chúng mình phải làm gì để cho Bác Hồ vui lòng? ( Chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà, bố mẹ, giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức như: Quét nhà, cho gà ăn…).
+ Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm của Bác luôn quan tâm đến các cháu dù Bác bận rất nhiều việc trên đời?
 “ Bác lo bao việc trên đời
 Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em ”
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 - 3 lần.
- Cô cho các tổ, nhóm, các cá nhân lên đọc thơ. 
Cô sửa sai cho trẻ cách đọc thơ truyền cảm, đúng nhịp điệu bài thơ.
 3.Kết thúc: Cô và trẻ hát bài hát: “ Nhớ ơn Bác ” ra ngoài.
Thứ 6 ngày 17 tháng 05 năm 2013
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVT:
Ôn phân biệt khối cầu, khối trụ
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số đặc điểm đặc trưng của các khối.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng phân biệt các khối. 
 3.Thái độ:
 - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
1.Cho cô:
- Các khối trụ, vuông, cầu, chữ nhật, tam giác.
- Các hình: Tròn, vuông, chữ nhật, tam giác.
2.Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng các khối trụ, vuông, cầu, chữ nhật, tam giác.
1. Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Tìm hình ”.
Cô để xung quanh lớp một số hình như: Hình tròn, hình vuông... cho trẻ tìm và gọi tên các hình đó.
 2. Nội dung:
 a) Ôn tập nhận biết, phân biệt các hình:
- Cô cho trẻ nhìn xung quanh lớp xem có đồ dùng, đồ chơi có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Cô giơ hình chữ nhật hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình chữ nhật? ( Hình chữ nhật có 4 cạnh có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau, không lăn 
được ).
- Cô giơ hình vuông hỏi trẻ:
 + Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình vuông? ( Hình vuông có 4 cạnh đều dài bằng nhau, không lăn được ).
- Cô giơ hình tam giác hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình tam giác? ( Hình tam giác có 3 cạnh dài bằng nhau và không lăn được ).
- Cô giơ hình tròn hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình tròn? ( Hình tròn không có các góc, các cạnh và lăn được ).
b) Ôn các khối: Khối cầu, khối trụ
- Cô giơ các khối lên hỏi trẻ: + Khối gì?
+ Ai có nhận xét gì về khối cầu?
+ Khối cầu các đường bao quanh điều là hình tròn.
+ Khối trụ có 2 mặt là hình tròn
+ Khối cầu và khối trụ đều lăn được.
- Sự khác nhau giữa khối cầu và khối trụ:
+ Khối cầu các đường bao quanh điều là hình tròn, còn khối trụ có 2 mặt là hình tròn.
- Sự giống nhau giữa khối cầu và khối trụ:
+ Khối cầu và khối trụ đều lăn được.
c) Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi: “ Xem ai nhanh ”
Cách chơi: Cô nói tên khối hoặc đặc điểm các khối trẻ tìm giơ lên và gọi tên khối đó.
- Trò chơi: “ Xếp hình từ các khối ”
Cô chia lớp làm 3 nhóm, trẻ cùng tác xếp thành các hình khác nhau từ các khối.
 3. Kết thúc: Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng.

File đính kèm:

  • docchu_de_QHBH_tuan_4_Bac_Ho.doc
Giáo Án Liên Quan