Giáo án Mầm Non - Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ

Chủ đề :PT giao thông đường bộ

I. MỤC TIÊU

1) Chăm sóc sức khoẻ – Giáo dục nề nếp thói quen:

* Chăm sóc sức khoẻ

 - Thời tiết chuyển mùa nhắc nhở phụ huynh giữ gìn cho trẻ đề phòng các bệnh về đường hô hấp, bệnh đau mắt, cảm cúm

 - Vệ sinh cá nhân , vệ sinh quần áo cho trẻ sạch sẽ.Rửa tay, rửa mặt trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị ướt

 - Cho trẻ ăn sạch và đầy đủ chất dinh dưỡng.Uống nước sạch ,ấm, nước phải đun sôi.Chú ý chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

- Đảm bảo chế độ ăn, ngủ, vệ sinh, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

 

doc67 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 3493 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm Non - Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề :PT giao thông đường bộ
Thời gian thực hiện 2 tuần : Từ ngày 18/ 03 đến ngày 29/ 03 /2013
I. Mục tiêu
1) Chăm sóc sức khoẻ – Giáo dục nề nếp thói quen:
* Chăm sóc sức khoẻ
 - Thời tiết chuyển mùa nhắc nhở phụ huynh giữ gìn cho trẻ đề phòng các bệnh về đường hô hấp, bệnh đau mắt, cảm cúm
 - Vệ sinh cá nhân , vệ sinh quần áo cho trẻ sạch sẽ.Rửa tay, rửa mặt trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị ướt
 - Cho trẻ ăn sạch và đầy đủ chất dinh dưỡng.Uống nước sạch ,ấm, nước phải đun sôi.Chú ý chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Đảm bảo chế độ ăn, ngủ, vệ sinh, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
*Giáo dục nề nếp thói quen.
 - Tập cho trẻ nề nếp học tập, vui chơi, ăn, ngủ, rửa tay, lau mặt, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị ướt.
 - Rèn cho trẻ thói quen giờ nào việc ấy, khi học chú ý ngồi ngay ngắn, không nói chuyện riêng, không làm việc riêng. Khi chơi biết giữ gìn đồ chơi, có thói quen cất lấy đồ chơi đúng nơi quy định.
 - Biết tự cầm thìa xúc cơm,cầm cốc uống nước, ăn được nhiều thức ăn khác.
 - Thực hiện theo sự hướng dẫn của cô 1 số nề nếp trong sinh hoạt.Tập nói với người lớn có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. 
 - Rèn kỹ năng phân biệt màu, kỹ năng nói, thế ngồi học tập, kỹ năng tô màu, vẽ, nặn, xé, dán
 - Giáo dục trẻ biết tránh xa những vật nguy hiểm: ổ điện, dao, kéo,nước nóng,
những vật sắc nhọn, những vật dung nguy hiểm ở trong lớp, ở trường mầm non không đến gần những con vật có hại,khi chơi với các đồ chơi không cho vào mồm, vào mũiĐi ra đường phải có người lớn dẫn đi, đi bên tay phải, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe ô tô không thò đầu, thò tay ra ngoài
2. Kết quả mong đợi:
*Tuần 1:
- Trẻ biết dùng lực của cánh tay ném bóng đi mà không mất thăng bằng
- Trẻ nhận biết, gọi tên , 1 số đặc điểm, công dụng của xe đạp – xe máy
- Trẻ nhớ tên bài hát, hát theo cô cả bài hát và vận động theo nhạc cùng cô
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật và hành động của từng nhân vật
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ chỉ và gọi tên các bộ phận của xe đạp
- Rèn kỹ năng ném bóng cho trẻ
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua âm nhạc và vận động đúng theo nhịp bài hát
- Rèn cho trẻ kỹ năng vận động
- Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm đúng
- Trẻ làm quen với hoạt động xé dán
- Biết ích lợi của các loại PTGT đối với đời sống con người
- Thông qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng hiểu biết cho trẻ 
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 - Phối hợp giữa mắt và tay,phát triển thẩm mỹ cho trẻ
*Tuần2:
 - Trẻ đi nhấc cao chân và giữ thăng bằng: phát triển vận động của tay
 - Trẻ nhận biết, gọi tên , 1 số đặc điểm, công dụng của ô tô khách – xe ô tô tải
 - Trẻ biết vận động theo nhạc. Biết chú ý nghe và hưởng ứng cảm xúc cùng cô
 - Trẻ đọc thuộc bài thơ, tập đọc diễn cảm bài thơ
 - Trẻ chỉ và gọi tên các bộ phận của ô tô
 - Trẻ biết cách cầm bút tô màu phần bên trong của xe ô tô
 - Rèn cho trẻ kỹ năng ném bóng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng phân biệt các loại xe ô tô
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua âm nhạc, rèn cho trẻ kỹ năng vận động
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ,rèn cho trẻ kỹ năng phát âm đúng
 - Rèn cho trẻ cách cầm bút, cách tô màu nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ
 - Trẻ tỏ thái độ thích được ném bóng 
- Trẻ tỏ thái độ thích vận động cùng các bạn
 - Trẻ tỏ thái độ thích đọc thơ
 - Trẻ tỏ thái độ biết giữ gìn đồ dùng của mình
II - Mạng nội dung
- Tên gọi: Xe đạp, xe máy
- Đặc diểm nổi bật:
 + Âm thanh xe đạp “ Kính Coong!Kính coong!” : Xe máy kêu “Píp !píp!”
 + Nơi hoạt động : Đường bộ
 + Công dụng : chở người, chở hàng
Phương tiện GT
Có 2 bánh
bánh
Phương tiện giao thông đường bộ
PTGT có 4 bánh
- Tên gọi: Ô tô, xe đạp, xe máy
- Đặc diểm nổi bật:
 + Âm thanh : Ô tô “ Bim ! Bim!” : Tàu hoả kêu “u ! Tu!”
 + Nơi hoạt động : Đường bộ,đường sắt
 + Công dụng : chở người, chở hàng
III- Mạng hoạt động
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng, nơi hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ( ô tô , xe đạp, xe máy, xe lu) 
 - Phân biệt màu sắc( xanh - đỏ – vàng), kích thước( to – nhỏ), tiếng kêu của các loại phương tiện giao thông đường bộ: xe đạp, xe máy, xe ô tô Phân biệt các loại phương tiện giao thông
 - Trò chơi : Xây dựng ga ra ô tô; lắp ghép; xếp ô tô; úm ba la; cái gì biến mất; cái gì xuất hiện;
 - Đọc thơ : xe đạp; đi chơi phố 
 - Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông đường bộ: xe đạp, xe máy, ô tô
 -Xem tranh đọc câu đố về các loại phương tiện giao thông đường bộ : xe đạp , xe máy, ô tô, xe lu
 - Kể chuyện : Vì sao thỏ cụt đuôi; chuyến du lịch của chú gà trống choai
 - TC : Bán hàng; dếm phương tiện giao thông...
PTGT 
đường bộ
Phát triển TC- XH
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
 - Thể dục buổi sáng: Tập với cờ , Tập với vòng
 - BTCB: Tung bóng qua dây ; Bước qua vật cản ném bóng qua dây
 - TC :Chim sẻ và ô tô; Một đoàn tàu...
 - Thực hành rửa mặt , rửa tay, cài cúc áo, cất dọn đồ chơi sau khi chơi
 - Trò chuyện về những nơi nguy hiểm mà trẻ không tự tiện đi được như đường phố, đường làng...
 - Hát VĐ : Em tập lái ô tô, Đoàn tàu nhỏ xíu, lái ô tô
 - Nghe hát : Em đi qua ngã tư đường phố; Đèn đỏ đèn xanh; Từ một ngã tư đường phố...
 - TC : Xây dựng ga ra ô tô, xếp hình ô tô ,...
- Tô màu ô tô, xe máy...
 - Nặn, dán bánh xe ô tô theo màu 
 - Xếp ô tô , đường đi, bán hàng
IV- Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
 - Tranh chủ đề về phương tiện giao thông đường bộ
 - Tranh chuyện : Vì sao thỏ cụt đuôi; Chuyến du lịch của chú gà trống choai
 - Tranh thơ: Đi xe đạp; Đi chơi phố;
 - Tranh môi trường xung quanh, tranh lô tô về phương tiện giao thông đường bộ
 - Giấy vẽ, bút sáp màu, hồ dán, đất nặn
 2. Đồ chơi:
 - Đồ chơi nấu ăn ,búp bê,lồng hộp...
 - Bóng, ô tô, máy bay, xe kéo
 - Đồ chơi xây dựng: các khối gỗ, hột hạt, sỏi đá
 3. Môi trường:
 - Trong lớp treo các tranh chủ điểm, sắp xếp đồ dùng , đồ chơi theo các góc hoạt động của trẻ.
 - Ngoài lớp treo bảng các bài tuyên truyền với phụ huynh.
 - Ngoài sân góc thiên nhiên: cây xanh, cây hoa, cây cảnh và mô hình đồ chơi ngoài trời
 4. Bài hát: 
 - Các bài hát: :,Em tập lái ô tô,đèn đỏ đèn xanh, em đi qua ngã tư đường phố; Đi xe đạp
 5. Bài thơ, câu đố
 - Bài thơ: Đi xe đạp; Đi chơi phố; Xe chữa cháy 
 6. Câu chuyện:
 - Vì sao thỏ cụt đuôi;Chuyến du lịch của chú gà trống choai;Xe lu và xe ca
Kế hoạch tuần
Tuần – Thứ
Hoạt động
Tuần I- Chủ đề : Phương tiện giao thông đường bộ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ 
- Cô đón trẻ vào lớp k k trẻ tự chọn đồ chơi
- Cho trẻ chơi xếp hình, đò chơi các loại phương tiện giao thông đường bộ: xe ô tô, đường đi,  
- Điểm danh – Trò chuyện với trẻ về 1 số loại phương tiện giao thông đường bộ : xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe lu, xe ủi 
- Chơi theo ý thích
Thể dục sáng
Tập bài : Tập vớí cờ 
Hoạt động học
PTVĐ
- BTPTC :Tập với cờ
-BTCB: Tung bóng qua dây
- TCVĐ: 
Chim sẻ và ô tô
NBTN
- Nhận biết
Xe đạp – xe máy 
- TC: Về đúng bến
Âm nhạc
-Hát VĐ : Em tập lái ô tô
- Nghe hát: Từ một ngã tư đường phố
Kể chuyện
-Kể chuyện:
Vì sao thỏ cụt đuôi
- Tích hợp : TC : Thỏ và ô tô 
Tạo hình
- Xé dán bánh xe đạp
-VĐTN: Đi xe đạp
Hoạt động ngoài trời
- QS : Xe đạp – xe máy trong sân trường
- TCVĐ : Chim sẻ và ô tô, Đoàn tàu, Lái ô tô
- Chơi tự do : Vẽ phấn, lăn bóng, chơi đu quay, cầu trượt
Hoạt động góc
- Góc nghệ thuật : Xem tranh ảnh về 1 số loại phương tiện giao thông đường bộ, nặn , dán, tô màu phương tiện giao thông
- Góc HĐVĐV: Xếp ô tô, ga ra ô tô, đường đi 
- Góc TTV: Bán hàng các loại phương tiện giao thông đường bộ : xe đạp, xe máy, ô tô
- Góc vận động: Kéo đẩy xe, Chơi với bóng
Hoạt động chiều
- Trò chuyện với trẻ về một số loại PTGTđường bộ 
- Nghe hát : Em đi qua ngã tư đường phố
- TC :X ếp ô tô, ga ra ô tô, đường đi
- Nghe kể chuyện: Vì sao thỏ cụt đuôi 
- TC : Đèn xanh đèn đỏ ,bán hàng Bé tham gia giao thông
- HátVĐ : Em tập lái ô tô , Một đoàn tàu
- Cho trẻ xem tranh các loạiPTGTđường bộ 
- Đọc thơ: Đi chơi phố
 I - Trò chuyện với trẻ: 
 Cô hỏi trẻ :
 + Hôm nay ai đưa con đi học?
 + Con đến trường bằng xe gì?
 + Xe đạp, xe máy đi ở đâu?
 + Con ngồi ở đâu?
 + Bố ( Mẹ) ngồi ở đâu? 
 + Xe đạp. xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
II - Thể dục sáng:
1. Khởi động:
- Cho trẻ làm ô tô đi thường - đi nhanh – chạy nhanh – đi chậm – chạy chậm đứng lại thành vòng tròn
 2. Trọng động: Tập với cờ
- ĐT1: Tay
 CB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm cờ thả xuôi
+ Giơ cờ lên vẫy vẫy
+ Trở về TTCB
 - ĐT2: Lưng bụng
 TTCB : Như động tác 1
 + Cúi xuống chạm cờ xuống sàn nhà
 + Về TTCB
 - ĐT3: ( chân)
 TTCB : TTCB như trên
+ Ngồi xổm gõ cờ xuống sàn
+ Về TTCB
3. Hôi tĩnh:
 - Cô cùng trẻ đi quanh sân tập
III – Hoạt động ngoài trời
Yêu cầu: 
 - Trẻ hứng thú qs , tìm hiểu biết được 1 số được đặc điểm, công dụng của xe đạp , xe máy
 - PT ngôn ngữ , phát triển kỹ năng qs cho trẻ
 - GD trẻ yêu quý, bảo vệ các loại PTGT
b.Chuẩn bị :
- Sân trường sạch sẽ thoáng mát
- Xe đạp, xe máy
- Đồ chơi bóng, phấn, đồ chơi ngoài trời
c.Tổ chức hoạt động:
- Cô và hát VĐ bài: “Đi xe đạp”
- Thời tiết hôm nay NTN?
* Quan sát : Xe đạp
- Cho trẻ quan sát xe đạp cô hỏi trẻ : 
 + Đây là xe gì? 
 + Xe đạp đi ở đâu? 
 + Chuông xe đạp kêu như thế nào?
 + Xe đạp để làm gì? 
 + Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? 
 + Xe đạp có gì đây? ( bánh xe, yên xe) 
 + Bánh xe đạp ntn?
 + Xe đạp có máy bánh? 
 + Đây là gì? ( Tay ghi đông)
 + Tay ghi đông để làm gì?
 + Yên xe để làm gì? 
 + Gác ba ga để làm gì?
 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ xe đạp – khi ngồi trên xe phải ngồi cẩn thận.
 *Quan sát: Xe máy:
 Cho trẻ qs xe máy cô hỏi trẻ: 
 + Xe gì đây? Xe máy đi ở đâu?
 + Còi xe máy kêu ntn? 
 + Xe máy có gì đây? ( bánh xe) 
 + Bánh xe hình gì? Xe máy có mấy bánh? 
 + Xe máy để làm gì? 
 + Muốn xe máy chạy thì phải có gì?
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ xe máy khi ngồi trên xe máy phải ngồi ngay ngắn, đội mũ bảot hiểm. 
*TCVĐ:Chim sẻ và ô tô,Lái ô tô(cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ chơi 3 -4lần)
 -TC: Chim sẻ và ô tô
 - Cách chơi : quy định nhà của cac chú chim sẻ và đường đi của ô tô . Khi chim đi kiếm ăn nghe thấy tiếng kêu bimbim các chú chim chạy nhanh về nhà của mình ( Chơi 3 – 4 lần)
* Chơi tự do
 - Cô gợi ý hướng dẫn trẻ đến với các TC đã chuẩn bị
 - Cô qs gúp đỡ chơi cùng trẻ 
 - Cho trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định
IV- Hoạt động góc:
1, Chơi bán 1 số loại PTGT
a. Yêu cầu:
 -Trẻ biết cách bày hàng và bán hàng
-Trẻ biết xưng hô giao tiếp với nhau khi mua và bán hàng,người bán tỏ thái độ niềm nở với người mua
b. Chuẩn bị:
- Bàn để bày hàng,tiền bằng giấy
- ô tô, xe máy, máy bay, xe đạp, tàu hoả...
 c. Dự kiến trẻ chơi:	
- Cô và trẻ cùng bày hàng,một trẻ nhanh nhẹn là người bán hàng,còn trẻ khác là người mua hàng
- Cô gợi ý hướng dẫn trẻ đi mua và bán
- Trong khi trẻ chơi cô lưu ý dạy trẻ cách giao tiếp “bác mua gì đấy?bác bán cho tôi cái ô tô ,ô tô của bác đây, tôi trả tiền bác,tôi chào bác tôi về”
2. Góc HĐVĐV:
 a. Yêu cầu:
-Trẻ biết xếp chồng, sát cạnh nhau thành ô tô, tàu, đường đi, ga ra ô tô,lắp ghép ô tô
b. Chuẩn bị:
- Đồ chơi xếp hình
- Đồ chơi lắp ghép PTGT
c. Dự kiến trẻ chơi:
- Trẻ tự lấy đồ chơi ra chơi
- Cô qs trẻ chơi và chơi cùng trẻ, gợi ý trẻ xếp ô tô để chở hàng
- Cô quan sát hỏi trẻ:con xếp gì?khối gỗ này giúp con xếp được cái gì?
- Các bác xếp ga ra ô tô phải rộng, có cổng để ô tô ra vào
- Trẻ biết lắp ghép chiếc xe ô tô
3. Góc nghệ thuật: xem tranh, Vẽ, Nặn, xé dán
a. Yêu cầu:
 - Trẻ lật từng tranh, xem tranh nói được tên gọi và 1 số đặc điểm, công dụng của các loại PTGT : ô tô , xe đạp, xe máy
 - Trẻ vẽ hình xe ô tô, nặn bánh xe ô tô, dán bánh xe vào xe ô tô
b. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ các loại PTGT đường bộ
- Hồ dán, giấy A4, bánh xe đã cắt sẵn
- Đất nặn, bảng, đĩa
c. Dự kiến trẻ chơi :
 - Trẻ lật từng tranh xem tranh biết tranh vẽ gì?
 - Cô hỏi trẻ : Tranh vẽ xe gì đây? xe đi ở đâu? kêu ntn? 
 - Trẻ cầm bút vẽ hình ô tô theo sở thích của trẻ
 - Trẻ véo đát, bóp đất, xoay tròn, ấn dẹt thành bánh xe ô tô
 - Trẻ biết phết hồ dán vào bánh xe đã cắt sẵn rồi dán vào bức tranh đã có hình ô tô 
 - Cô gợi ý qs đổi nhóm chơi cho trẻ
4. Góc vận động:
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách điểu khiển phương tiện giao thông của mình
- Trẻ cầm bóng tung, bắt, ném, lăn bóng
b. Chuẩn bị:
- 2 – 3 xe chở hàng
- 5 – 6 quả bóng
c. Dự kiến trẻ chơi
- Trẻ kéo xe đi bốc hàng lên kéo về đến nơi xếp hàng xuống. Sau đó lại đi tiếp
- Trể cầm bóng bằng 2 tay lăn bóng . Cầm bóng bằng 2 tay tung bắt bóng. Cầm bóng bằng từng tay ném về phía trước
- Trong khi trẻ chơi cô qs đổi nhóm chơi cho trẻ
- Kết thúc ở từng nhóm
- Cô và trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định
Kế họach ngày
Thứ 2 ngày 18 tháng 03 năm 2013
1- Hoạt động học:
 - BTPTC: Tập với cờ
 - BTCB : Tung bóng qua dây
 - TCVĐ: Chim sẻ và ô tô 
a. Yêu cầu
 - Trẻ biết dùng lực của cánh tay ném bóng đi mà không mất thăng bằng
 - Rèn tính khéo léo, tính mạnh dạn , kỹ năng tung bóng
 - Giáo dục trẻ lập luyện để phát triển thể lực, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
b. Chuẩn bị :
 - Căng dây cao 80 – 100cm, trẻ đứng cách xa 100cm, 
 - 10 quả bóng
 - Đội hình 2 hàng dọc
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Khởi động :
- Cô và trẻ làm đoàn tàu đi nhanh – đi chậm – đứng lại 
*Trọng động:
- BTPTC: “ Tập với cờ”
 + ĐT1: Tay ( 2 tay giơ cờ lên vẫy vẫy)
 + ĐT2: Lưng- Bụng ( Cúi chạm cờ xuống sàn)
 + ĐT3: Chân ( Ngồi xồm gõ cờ xuống sàn)
Mỗi động tác tập 3 – 4 lần
- BTCB: 
* Cô làm mẫu : Cô cầm bóng bằng 2 tay đứng ở vạch quy định, mắt nhìn về phía dây, sau đó tung thật mạnh bóng qua dây , rồi về chỗ của mình.
* Trẻ thực hiện:
- Cô gọi lần lượt từng trẻ lên tập tung .Từng cá nhân trẻ tập tung, cô đứng đối diện với trẻ qua dây,khi trẻ tung cô cô đỡ lấy bóng do trẻ tung và lăn sang cho trẻ, trẻ nhặt bóng và tung lại cho cô.Rèn kỹ năng tung và khuyến khích trẻ tung thật mạnh, cao qua dây.
- Gọi tốp trẻ lên tập tung. Khi trẻ đã tập luyện tốt cho trẻ tự tung
- Chia tổ tập tung bóng . 
- Cho 1 trẻ tập tốt lên tung bóng
*TCVĐ : Chim sẻ và ô tô
Cô quy định nhà của các chú chim và đường đi của ô tô . Các chú chim đang đi kiếm ăn thấy ô tô kêu bimbim chạy nhanh về nhà của mình
* Hồi tĩnh : Cô và trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 
- Trẻ làm đoàn tàu đi cùng cô
- Trẻ tập cùng cô
- Trẻ xem cô làm mẫu
- Trẻ tập tung bóng
- Trẻ chơi cùng cô
2. Hoạt động chiều:
a. Trò chuyện với trẻ về 1 số loại PTGT đường bộ
 - GT đường bộ có những loại PT gì? Ô tô, xe đạp, xe máy...là PTGT đường gì?xe ô tô kêu ntn? Xe máy kêu ntn? 
 b. Thực hành 1 số thao tác : Rửa tay, cài cúc áo
 - Cô làm mẫu cho trẻ xem 1- 2 lần
 - Cô cho trẻ tập rửa tay , cô nói cách rửa , cách cài cúc áo
 - Cô k k động viên trẻ . Những thao tác khó cô làm cùng trẻ
3. Nêu gương cuối ngày
 - Cho trẻ nhận xét về mình, về bạn
 - Cô nhận xét về trẻ
4. Nhật ký trong ngày
........
Thứ 3 ngày 19 tháng 03 năm 2013
1- Hoạt động học
 NBTN :Xe đạp – Xe máy 
 TC : Về đúng bến
a. Yêu cầu:
 - Trẻ nhận biết, gọi tên , 1 số đặc điểm, công dụng của xe đạp – xe máy
 - Biết ích lợi của các loại PTGT đối với đời sống con người
 - Thông qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng hiểu biết cho trẻ rèn cho trẻ phát âm đúng
 - Trẻ tỏ thái độ yêu thích xe đạp – xe máy
 - GD trẻ biết quý và bảo vệ các loại PTGT
b. Chuẩn bị:
 - Tranh chủ điểm, tranh lô tô, đồ chơi xe đạp – xe máy 
 - Hình ảnh các phương tiên giao thông trên màn hình vi tính
c. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Cho trẻ quan sát hình ảnh giao thông trên màn hình vi tính
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Đi xe đạp”
- Cho trẻ quan sát đồ chơi “xe đạp” hỏi trẻ : 
 + Đây là xe gì? 
 + Xe đạp đi ở đâu ?
 + Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?
+ Xe đạp có gì? ( bánh xe, tay ghi đông, yên, gác ba ga)
 + Đây là cái gì?
 + Bánh xe hình gì?
 + Xe đạp có mấy bánh xe?
 + Chuông xe đạp kêu ntn? Cho trẻ bắt chước tiếng chuông xe đạp
 + Tay ghi đông để làm gì?
 + Yên xe để làm gì?
 + Gác ba ga để làm gì?
 + Xe đạp để làm gì?
* Cô đọc câu đố về xe máy cho trẻ đoán:
- Cho trẻ quan sát đồ chơi “xe máy” hỏi trẻ : 
 + Xe gì đây? 
 + Xe máy đi ở đâu? 
 + Xe máy là PTGT đường gì? 
 + Còi xe máy kêu ntn?Cho trẻ làm tiếng kêu xe máy
 + Xe máy có gì? ( bánh xe, yên xe)
 + Cái gì đây?
 + Bánh xe hình gì?
 + Bánh xe để làm gì?
 + Xe máy có mấy bánh xe?
 + Xe máy để làm gì?
 + Khi ngồi trên xe máy phải làm gì?
* Gọi trẻ lên chỉ và nói theo yêu cầu của cô.
*So sánh: Xe đạp – xe máy
 + Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường bộ, có 2 bánh, đều chở người và chở hàng.
 + Khác nhau: Xe đạp phải đạp bằng chân, xe máy chạy bằng máy 
=)Ngoài xe đạp – xe máy ra trên đường bộ còn có loại xe gì khác :ô tô- Xích lô, công nông, xe lu, xu ủi
* TC: Xe gì biến mất: Cô cho trẻ chơi trốn cô , cô lần lượt giấu đồ chơi xe đạp và xe máy rồi hỏi trẻ xe gì đã biến mất.
*GD: Trẻ biết bảo vệ các PTGT và biết lợi ích của các PTGT đói với đời sống con người
*TC: Cho trẻ chơi tranh lô tô : Cô nói tiếng kêu của từng loại xe tre chọn tranh giơ lên
* TC : Về đúng bến
- Cô chuẩn bị 2 tranh ,1 tranh xe đạp , 1 tranh xe máy và treo mỗi tranh ở 1 góc lớp
- Mỗi trẻ 1 tranh lô tô xe đạp hoặc xe máy, các xe đang đi tham gia giao thông trên đường . Khi có hiệu lệnh tìm bến thì trẻ nào có tranh hình xe đạp tìm bến có hình xe đạp. Trẻ nào có tranh xe máy về bến có hình xe máy.
* Kết thúc : Cô nhận xét giờ học và cho trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định
- Trẻ quan sát trẻ lời
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ quan sát trả lời cô 
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm tiếng kêu chuông xe đạp
- Trẻ đoán câu đố
- Trẻ trả lời
- Trẻ bắt chước tiếng kêu xe máy
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên chỉ và trả lời
-Trẻ lên chọn tranh giơ lên
- Trẻ chơi trò chơi
2. Họat động chiều:
 a. Nghe hát : Em đi qua ngã tư đường phố
 - Cô hát lần 1 : Hỏi trẻ tên bài hát
 - Hát lần 2 : Kết hợp 1 số ĐTMH
 - Lần 3 : Cô k k trẻ hát và làm động tác minh hoạ cùng cô
 b. TC : Xếp ô tô , ga ra ô tô. đường đi
 - Cô phát đồ chơi cho trẻ tự xếp 
- Con xếp cái gì? Để làm gì? Con xếp ga ra ô tô phải có cổng để cho xe ô tô vào 
 3. Nêu gương cuối ngày
 - Trẻ nhận xét về bạn, về mình
 - Cô nhận xét về trẻ
 4. Nhật ký trong ngày
........
Thứ 4 ngày 20 tháng 03 năm 2013
1. Hoạt động học: Âm nhạc
 Hát VĐ : Em tập lái ô tô
 Nghe hát: Từ một ngã tư đường phố
Yêu cầu:
 - Trẻ nhớ tên bài hát, hát theo cô cả bài hát và vận động theo nhạc cùng cô
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua âm nhạc và kỹ năng vận động đúng theo nhịp bài hát
- Trẻ tỏ thái độ thích vận động theo nhịp
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ , lợi ích của PTGT đối với con người.
b. Chuẩn bị:
- Sắc sô , Vòng thể dục,Đồ chơi ô tô
c. Hướng dẫn thực hiện 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trò chuyện với trẻ về các loại PTGT đường bộ
- Cho trẻ quan sát đồ chơi ô tô hỏi trẻ:
 + Xe gì đây? Xe ô tô đi ở đâu?
 + Xe ô tô là PTGT đường gì?
 + Xe ô tô để làm gì?
 - Cô hát mẫu lần 1 : Hỏi trẻ cô vừa hát bài gì?
Cô vừa hát bài “ Em tập lái ô tô” Của - Nguyễn Văn Tý
 - Hát lần 2 : kết hợp gõ xắc xô
 + Cô vừa hát bài gì?
 + Bài hát nói về cái gì?
 + Xe ô tô là PTGT đường gì?
 - Hát lần 3 : Kết hợp động tác minh hoạ
 * Trẻ tập hát
 - Cho cả lớp hát 2 -3 lần
 + Chúng mình vừa hát bài gì?
 - Chia tổ hát kết hợp VĐ
 - Gọi nhóm trẻ lên hát. Cô chú ý sửa sai và hát cùng trẻ
 - Gọi cá nhân trẻ 3 – 4 trẻ lên hát VĐ
 - Cả lớp hát VĐ 3 – 4 lần
* Cho trẻ quan sát hình ảnh trên màn hình hỏi trẻ: 
+ Bé đang làm gì? 
+ Dắt chú thương binh đi đâu?
* Cô hát lần 1 : hát vui tươi, nhí nhảnh: Cô giới thiệu tên bài .
- Hát lần 2 : Gõ đệm sắc sô
- Hát lần 3 : kết hợp động tác minh hoạ
* GD : Trẻ biết bảo vệ các PTGT và khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật giao thông
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ qs trả lời cô
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ tập hát
- Trẻ trả lời
 - Trẻ lên hát vận động
- Trẻ nghe cô hát
2 . Hoạt động chiều
a. Nghe kể chuyện : Vì sao thỏ cụt đuôi
- Cô kể lần 1 : Kết hợp tranh . Cô hỏi trẻ cô kể chuyện gì?
- Kể lần 2 - 3 

File đính kèm:

  • docphuong tien giao thong.doc
Giáo Án Liên Quan