Giáo án Mầm non - Chủ đề: Quê hương yêu quý - Vũ Hồng Tứ

* Thể dục sáng: - Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.

Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm, về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với gậy. BTPTC: + Hô hấp: Làm động tác thổi bóng bay ( 2 lần 8 nhịp).

+Tay: 2 tay cầm gậy đưa ra phía trước rồi đưa sang trái, đưa sang phải ( 2 lần 8 nhịp).

+Chân: 2 tay cầm gậy đưa lên cao đồng thời 2 chân nhún theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).

+ Bụng: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước đồng thời chân trái bước sang ngang, xoay người sang hai bên

 ( 2 lần 8 nhịp). + Bật: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước, bật nâng cao đùi ( 2 lần 8 nhịp).

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non - Chủ đề: Quê hương yêu quý - Vũ Hồng Tứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 3: “ QUÊ HƯƠNG YÊU QUÝ ”
Lớp B1: Giáo viên: Vũ Hồng Tứ - Ngô Thị Hiền
(Thời gian thực hiện:Từ 06/05 - 10/05/2013 )
Thời gian
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- TRÒ CHUYỆN
- Cô đến sớm 15 phút vệ sinh lớp học. Cô đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và tự cất đồ dùng của trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Cùng trò chuyện về một số danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử của Bình Minh như: Đình Nội, Đình Ngoài, chùa Ngã, chùa Âm, chùa một cột, Hồ Gươm ( thủ đô Hà Nội)…
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
THỂ DỤC
SÁNG – ĐIỂM DANH
* Thể dục sáng: - Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,…về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với gậy. BTPTC: + Hô hấp: Làm động tác thổi bóng bay ( 2 lần 8 nhịp). 
+Tay: 2 tay cầm gậy đưa ra phía trước rồi đưa sang trái, đưa sang phải ( 2 lần 8 nhịp). 
+Chân: 2 tay cầm gậy đưa lên cao đồng thời 2 chân nhún theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bụng: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước đồng thời chân trái bước sang ngang, xoay người sang hai bên
 ( 2 lần 8 nhịp). + Bật: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước, bật nâng cao đùi ( 2 lần 8 nhịp).
* Điểm danh:
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Sáng: Thể dục
+ Trườn sấp
+ Ôn bật qua chướng ngại vật
+ Trò chơi: “ Đập và bắt bóng ”
KPXH
Trò chuyện về Thủ Đô
Âm nhạc
-NDTT: NDTT: Vỗ tay theo nhịp: “ Em yêu Thủ Đô ”
-NDKH: + NH: “ Quê hương tươi 
đẹp ” 
- TCÂN: “ Nghe bài hát đoán tên địa danh”
LQVH
 Dạy trẻ đọc thơ: 
“ Về quê ”
LQVT
Ôn các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Quan sát bầu trời ban ngày.
+ TCVĐ: Bật tại chỗ, đi theo đường ngoằn ngèo.
+ Chơi tự do: Cầu trượt, đu quay
- HĐCMĐ: Hướng dẫn trẻ cách làm chong chóng. 
+ TCVĐ: Cho trẻ chơi với chong chóng, ai chuyền bóng giỏi.
+ Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt,…
- HĐCMĐ: Cho trẻ ôn lại bài hát: “ Em yêu thủ đô ”.
+ TCVĐ: Ai chạy nhanh hơn, đập và bắt bóng.
+ Chơi tự do: Chơi với vòng, phấn.
- HĐCMĐ: Cô cho trẻ ôn lại bài thơ: “ Về quê ”
+ TCVĐ: Nhảy lò cò, lộn cầu vồng. 
+ Chơi tự do: Chơi với bóng.
- HĐCMĐ: Cô và trẻ nhặt lá cây trong sân trường
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép công viên cây xanh, vườn hoa, Hồ Gươm, chùa một cột….của thủ đô Hà Nội. Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa…
- Góc phân vai: Bán hàng bán các loại nước như: Nước cam, nước trà chanh, nước ngọt…, các loại nón, mũ, các loại giò, chả, nem…
- Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Vẽ, tô, xé, dán,… tranh về một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội như: Chùa một cột, Hồ Gươm, lăng Bác... Làm album ảnh về thủ đô Hà Nội. Chuẩn bị: Búp sáp các màu, giấy vẽ, hồ dán, bảng nặn...
 + Âm nhạc: Hát, VĐ các bài hát về chủ đề quê hương - Bác Hồ như: Em yêu thủ đô, quê hương tươi đẹp, em vẽ… Chuẩn bị: Xắc xô, phách tre, đài, băng đĩa nhạc,…
- Góc văn học: : Xem tranh ảnh về một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội. Xem tranh truyện, đọc thơ theo chủ điểm quê hương - Bác Hồ như: Về quê, Bác Hồ của em, ảnh Bác...
- Góc toán: Xếp các đoạn xốp thành các hình phẳng như: Hình chữ nhật, hình vuông… Ôn khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu… Chuẩn bị: Các khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu…, đoạn xốp các màu… - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây,nhổ cỏ cho cây,… 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vận động sau ngủ dậy: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Tìm bạn ”.
Chiều: Tạo Hình
- Vẽ một cảnh đẹp mà cháu thích
 ( Đề tài )
- Cô và trẻ lau dọn đồ chơi ở các góc.
- Cô cho trẻ làm quen bài thơ mới:
 “ Ảnh Bác ”
- Rèn kỹ năng nặn cho trẻ.
- Cho trẻ ôn lại kỹ năng xếp từ trái sang phải trong phạm vi 5.
- Biểu diễn văn nghệ
- Nêu gương bé ngoan.
Thứ 2 ngày 06 tháng 05 năm 2013
Tên hoạt
động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Lưu ý
Sáng: 
Thể dục: 
+ Trườn sấp
+ Ôn bật qua chướng ngại vật
+ Trò chơi: “ Đập và bắt bóng ”
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ cách trườn sấp. 
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết trườn sát thân người xuống sàn.
- Trẻ biết dùng sự khéo léo của đôi bàn tay chuyền bóng bằng qua đầu.
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tập luyện.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ tập.
1. Cho cô:
- Sân tập sạch, phẳng.
- 10 - 15 quả bóng để trẻ chơi trò chơi.
- 5 - 6 hộp để trẻ vượt qua chướng ngại vật.
2. Cho trẻ:
- Quần áo trang phục gọn gàng.
1. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu khởi động các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc. 
2. Trọng động:
a) BTPTC: 
- Động tác 1: Hô hấp: Làm động tác thổi bóng ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 2: Tay: 2 tay đưa sang ngang, 2 tay đan chéo để trước ngực ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 3: Chân: Ngồi xuống đứng lên theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 4: Bụng: 2 tay giơ lên cao, người cúi các ngón tay chạm đầu gối ( 2 lần 8 nhịp).	
- Động tác 5: Bật: Bật tách chụm chân ( 2 lần 8 nhịp). 
b)VĐCB: * Trườn sấp:
 - Chuyển đội hình 2 hàng dọc quay mặt vào nhau.
- Cô làm mẫu lần 1 + không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích ( Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô nằm sấp toàn thân sát sàn dưới vạch, khi có hiệu lệnh: “ Bắt đầu” tay trái cô đưa thẳng ra phía trước, co chân phải, đẩy mạnh đưa thân người về phía trước, tay trái gập ngực, khi trườn người luôn sát sàn, chân không đưa cao, trườn hết đường sau đó về cuối hàng.
- Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu và cho nhận xét, sửa sai cho trẻ.
- Cho lần lượt từng trẻ thực hiện vận động 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua (Trẻ thực hiện 2-3 lần)
- Cho một số trẻ lên thực hiện. 
* Cô cho trẻ ôn thực hiện vận động cơ bản cũ:“ Bật qua chướng ngại vật ” 
- Cô cho 1 – 2 trẻ lên thực hiện lại vận động
Cho trẻ nhận xét xem bạn thực hiện đúng hay chưa?
- Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện lại vận động.
c) Trò chơi: “ Đập và bắt bóng ”
- Luật chơi: Bạn nào đập bóng và bắt được bóng bằng hai tay bạn đó giành chiến thắng.
- Cách chơi: Cô cho mỗi lần chơi 3 - 4 bạn, hai tay cầm bóng khi nghe hiệu lệnh: “ bắt đầu ” hai tay đập bóng xuống sàn, bóng nảy lên dùng hai tay đỡ bóng. ( Cô chơi trẻ chơi 2 – 3 lần).
Cô nhận xét, khen và động viên trẻ.
3. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài hát: “ Em yêu Thủ Đô ” ra ngoài. 
Tạo hình:
- Vẽ một cảnh đẹp mà cháu thích
 ( Đề tài )
1. Kiến thức:
- Trẻ biết miêu tả vẻ đẹp về sự hiểu biết và tưởng tượng của trẻ bằng sự phối hợp các nét vẽ và cách sử dụng màu tô hình.
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng kỹ năng vẽ đường thẳng, đường cong để tạo nên cảnh đẹp quê hương, bổ xung các chi tiết như: Mây, mặt trời, cây, hoa... để tạo nên bức tranh vẽ cảnh đẹp quê hương.
 3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào trước sản phẩm của mình làm ra.
1. Cho cô:
- Tranh 
gợi ý của cô
- Giá treo sản phẩm.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 hộp bút sáp các màu, giấy A4
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ hát bài: “ Em yêu Thủ Đô ”. 
- Cô trò chuyện về thủ đô Hà Nội có những danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử nào? ( 2 – 3 trẻ kể như: Lăng Bác, Hồ Gươm, Chùa Một Cột...).
2. Nội dung:
a) Quan sát tranh gợi ý của cô:
- Cô đưa tranh gợi ý hỏi trẻ: + Bức tranh có gì? ( Bức tranh vẽ Lăng Bác, cảnh biển, cảnh miền núi... ).
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Màu sắc của bức tranh này như thế nào?
+ Cô dùng chất liệu gì để tạo nên bức tranh?
b) Trẻ nêu ý tưởng:
+ Con định vẽ bức tranh như thế nào?
- Cô hỏi trẻ: + Con sẽ vẽ cảnh quê hương như thế nào?
c) Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ vẽ, cô nhắc lại cách vẽ cho những trẻ tích cực.
Khuyến khích trẻ phối màu để tạo nên bức tranh về cảnh đẹp quê hương có màu sắc hài hòa, cân đối.
- Cô đến với những trẻ chậm hoặc chưa được, cô gợi ý, hướng dẫn từng chi tiết cho trẻ.
- Cô nhắc trẻ vẽ hết các chi tiết của bức tranh rồi mới tô màu. Gợi ý cho trẻ vẽ thêm các chi tiết phụ cho bức tranh thêm sinh động như: vẽ thêm mây, ông mặt trời, cây, hoa... Nhắc trẻ cách phối màu giữa nền trời và nền đất khác màu nhau cho bức tranh thêm đẹp.
d) Trưng bày, nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ lên treo sản phẩm của mình vào giá. 
- Cô cho trẻ ngồi ra xa để quan sát toàn bộ các sản phẩm của các họa sĩ tí hon. Hãy nhìn xem cảnh về quê hương rất đẹp.
- Cô và trẻ hát + vỗ tay theo nhịp bài hát: “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác ” để thay đổi tư thế.
+ Hãy nhìn xem bức tranh vẽ về quê hương nào đẹp nhất?
+ Bức tranh vẽ về quê hương nào có nhiều màu sắc hài hòa nhất?
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình và của các bạn.
- Cô nhận xét các bài vẽ đẹp, sáng tạo. Cô nhắc những bài chưa hoàn thiện sẽ làm nốt hoàn thiện bài (Còn những bức tranh chưa hoàn thiện xong, ngoài giờ học các con sẽ làm thêm cho đẹp hơn). Cô khen, động viên trẻ.
3. Kết thúc: Cô và trẻ chơi trò chơi: “ Đạp xe về thăm thủ đô ”
 và cất dọn đồ dùng.
Thứ 3 ngày 07 tháng 05 năm 2013
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Khám phá khoa học
 Trò chuyện về Thủ Đô
1.Kiến thức:
- Trẻ biết Hà Nội là trung tâm văn hóa của nước Việt Nam.
- Biết một số di tích lịch sử như Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Thành Cổ Loa…
- Biết những danh lam thắng cảnh như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch…
- Biết một số công trình kiến trúc của thủ đô: Nhà Thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, Bắc Bộ phủ…
2.Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Trẻ biết tự hào về cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
1.Cho cô:
- Một số tranh ảnh danh lam thắng cảnh của Hà Nội.
- Một số tranh ảnh di tích lịch sử của Hà Nội.
- Một số tranh ảnh công trình kiến trúc lớn ở Hà Nội.
2. Cho trẻ: 
- Tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình kiến trúc ở Hà Nội cho trẻ chơi trò chơi.
1.Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú:
- Cô và trẻ hát bài: “ Em yêu thủ đô ” ( Nhạc sĩ: Bảo Trọng).
- Cô trò chuyện với trẻ: + Bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nói lên tình cảm của các bạn nhỏ rất yêu mến Thủ đô Hà Nội ).
- Con được đến Hà Nội chưa? Con đến vào dịp nào?
 - Như vậy ở Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp, muốn biết ở Hà Nội có những di tích lịch sử nào, danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc gì, cô cháu mình cùng trò chuyện nhé!
 2.Nội dung dạy:
a) Quan sát tranh:
Cô chia lớp thành 3 nhóm để quan sát 3 góc cô đã trang trí: 
+ Nhóm 1: Quan sát các danh lam thắng cảnh Hồ Tây, hồ Trúc Bạch…
+ Nhóm 2: Quan sát các di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột…
+ Nhóm 3: Quan sát các công trình kiến trúc: Nhà thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, Bắc Bộ phủ…
b) Đàm thoại và nhận xét:
* Nhóm 1: Các di tích lịch sử
- Nhóm con quan sát những gì? ( Nhóm con quan sát chùa Một Cột ).
- Tại sao lại gọi là chùa Một Cột? ( Vì toàn bộ ngôi chùa được làm trên một cái cột, cột trụ to ở giữa).
- Chùa Một Cột nằm ở đâu? ( Ở Thủ đô Hà Nội )
- Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội là di tích lịch sử của Việt Nam.
- Ngoài ra ở thủ đô Hà Nội còn có những di tích lịch sử nào?
( Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, thành Cổ Loa ).
- Giữa Hồ Hoàn Kiếm có cái gì? ( Xung quanh có hàng cây xanh ).
 Cô giới thiệu: Ở Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, giữa hồ có Tháp Rùa xây trên gò đất cỏ mọc xanh, trên bờ có những hàng cây liễu, cây phượng nghiêng bóng soi xuống mặt nước.
 Cô cho trẻ xem tranh ảnh về di tích lịch sử thành Cổ Loa.
 Cô giới thiệu: Thành Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.
* Nhóm 2: Danh lam thắng cảnh:
- Nhóm con quan sát gì? ( Danh lam thắng cảnh )
- Xung quanh hồ Trúc Bạch có gì? ( Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc ).
- Hồ Trúc Bạch này ở đâu? ( Ở Hà Nội, cách Hồ Tây bởi con Đường Thanh Niên).
 Cô giới thiệu: Xung quanh hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc. Ba phía xung quanh hồ đều có phố xá che khuất.
- Ngoài ra còn có những danh lam thắng cảnh nào? ( Hồ Tây).
* Nhóm 3: Công trình kiến trúc:
- Nhóm con quan sát gì? ( Những kiến trúc của Hà Nội ).
 Cô đưa thứ tụ các tranh ảnh về: Bắc Bộ Phủ, Nhà Thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, Thành Cửa Bắc cho trẻ xem và hỏi trẻ:
+ Đây là công trình kiến trúc gì?
 Cô giới thiệu: Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ nửa thế kỷ XIV - XX với những sắc thái riêng đã góp phần làm nên dấu ấn của Hà Nội, các công trình được xây dựng trong thời kỳ này nằm rải rác ở một diện tích khá rộng của Hà Nội như Phủ toàn quyền, cầu Long Biên, nhà hát Lớn, chợ Đồng Xuân đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
c) Trò chơi: “ Hãy kể tên ” 
Cô chia lớp làm hai đội: 1 đội nam, 1 đội nữ kể theo yêu cầu của cô. 
Cô giới thiệu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và một số công trình Hà Nội. Các đội phải kể thêm những di tích lịch sử khác, đội nào kể nhiều đội đó giành chiến thắng.
* Trò chơi: “ Xếp hình ”
Cô chia trẻ thành 3 đội chơi.
Cô hướng dẫn cách chơi: Trên bảng cô xếp các hình ảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng, công trình kiến trúc. Mỗi đội hãy xếp hình giống như cô trên bảng, đội nào xếp giống và nhanh đội đó sẽ chiến thắng.
 Cô thực hiện mẫu 1 lần để trẻ biết cách chơi:
+ Đội 1: Gắn các hình ảnh về di tích
+ Đội 2: Gắn các hình ảnh về danh lam thắng cảnh
+ Đội 3: Gắn các công trình kiến trúc
 Cô cho trẻ 2 - 3 lần.
3.Kết thúc: Cô kiểm tra, nhận xét và khen trẻ. 
Thứ 4 ngày 08 tháng 05 năm 2013
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Âm nhạc
-NDTT: NDTT: Vỗ tay theo nhịp: “ Em yêu Thủ Đô ”
-NDKH: 
+ NH: 
“ Quê hương tươi 
đẹp ” 
- TCÂN: 
“ Nghe bài hát đoán tên địa danh”
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung của bài hát: “ Em yêu thủ đô ”
- Trẻ biết chơi trò chơi: 
“ Nhe bài hát đoán tên địa danh ”.
2.Kỹ năng:
- Trẻ vỗ tay đúng theo nhịp bài hát.
-Trẻ chú ý nghe cô hát bài hát: “ Quê hương tươi đẹp ”.
3.Thái độ:
- Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động.
1.Cho cô:
- Đàn, đài, băng nhạc các bài hát, xắc xô, phách tre.
2.Cho trẻ:
- Mũ múa
- Xắc xô, phách tre.
1.Ổn định tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Đạp xe về thăm thủ đô ”. 
Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 nhóm, các bạn trong nhóm vịn vai nhau chân đạp làm động tác lái xe đạp về thăm thủ đô, trên nền nhạc bài hát: “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác ”. 
2.Nội dung dạy:
a) Dạy vỗ tay theo nhịp bài hát: “ Em yêu Thủ Đô ” ( Nhạc và lời: Bảo Trọng )
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “ Em yêu Thủ Đô ” 
 Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô cho cả lớp hát 2 lần + điệu bộ, cử chỉ
- Cô hát + vỗ tay theo nhịp lần 1
- Cô hát + vỗ xắc xô theo nhịp lần 2
- Cô mời cả lớp hát cùng cô + đệm đàn (2 lần)
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Cô cho cả lớp hát + vỗ tay theo nhịp 2 lần.
- Cô mời nhóm bạn gái lên hát + vỗ tay theo nhịp.
- Cô mời nhóm trai lên hát + vỗ tay theo nhịp. 
- Cô mời các nhóm lên hát + vỗ xắc xô theo nhịp 
- Cô mời 2 bạn lên hát + gõ phách tre theo nhịp
- Cô mời 1 bạn lên hát + vỗ xắc xô theo nhịp.
Cô chú ý sửa cách vỗ tay theo nhịp cho trẻ.
Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
b) Nghe hát: “ Quê hương tươi đẹp ” ( Dân ca: Nùng, đặt lời: Thanh Hoàng ).
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát ( Bài hát nói về lòng yêu quê hương, làng xóm, nơi có đồng lúa xanh, nơi có núi rừng ngàn cây của các bạn nhỏ).
- Cô hát lần 1 + điệu bộ, cử chỉ
- Cô hát lần 2 + VĐMH
- Cô hát lần 3 + mời trẻ hứng ứng cùng cô ( 1 - 2 lần ).
 Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
c) Trò chơi: “ Nghe bài hát, đoán tên địa danh ” 
 - Luật chơi: Ai đoán chưa đúng tên bài hát, tên địa danh, bạn đó sẽ phải nhảy lò cò. 
- Cách chơi: Mỗi lần chơi cô mời 1 trẻ lên chơi đội mũ chóp kín, cô hát hoặc 1 bạn hát một đoạn giai điệu bài hát về các địa danh, bạn lên chơi phải đoán xem đó là bài hát gì, bài hát nhắc đến địa danh nào hay trong bài hát có địa danh nào. Ai đoán đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa, ai đoán sai sẽ phải nhảy lò cò.
Cho trẻ chơi 1- 2 lần. Cô động viên, khen trẻ.
3.Kết thúc: Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.
Thứ 5 ngày 09 tháng 05 năm 2013
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVH
Dạy trẻ đọc thơ: 
“ Về quê ”
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên baì thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ:
“ Về quê ” 
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô đủ câu, rõ ràng.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết tôn trọng, yêu quý ông bà, bố mẹ, yêu quý làng xóm, quê hương.
1.Cho cô:
- Tranh minh họa bài thơ:
“ Về quê ” 
1.Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú: - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Chặt cây dừa, chừa cây đậu ”.
- Cô chia trẻ thành 3 - 4 nhóm.
- Cô nêu cách chơi: Mỗi nhóm đứng thành hình vòng cung, nắm tay lại và xếp chồng nắm tay lên nhau. Tất cả cùng hát:
 “ Chặt cây dừa
 Chừa cây đậu
 Trái ép dầu
 Cây chụm lửa ”
Một bạn không xếp chồng tay, vừa hát vừa chỉ tay vào chồng tay từ trên xuống dưới. Hát mỗi từ trong bài đồng dao sẽ chỉ vào một nắm tay, đến từ cuối cùng “ lửa ”, nếu trúng nắm tay ai thì bạn đó phải rút tay ra. Cứ thế cho đến hết các nắm tay thì trò chơi kết thúc. Tiếp tục trò chơi bằng cách thay đổi vai chơi.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện:
+ Đã bao giờ các con được về quê chưa?
+ Quê con ở đâu? Quê con có những gì?
+ Khi được về quê chơi các con cảm thấy thế nào?
+ Có bài thơ về quê hương, các con nhớ bài thơ gì không?
2.Nội dung dạy:
* Cô đọc thơ diễn cảm: “ Về quê ” ( Nhà thơ: Nguyễn Thắng )
- Cô đọc lần 1 + cử chỉ, điệu bộ.
- Cô đọc lần 2 + kết hợp tranh minh họa. 
 Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
Bài thơ nói về điều gì?
* Đàm thoại và trích dẫn: 
- Cô đọc đoạn 1: “ Nghỉ hè bé lại thăm quê
 Được đi lên rẫy, được về tắm sông 
 Thăm bà rồi lại thăm ông 
 Thả diều câu cá sướng không chi bằng ”
+ Nghỉ hè em bé trong bài thơ được đi đâu? ( Được về thăm quê )
+ Bé được gặp ai? ( Bé được gặp ông, bà).
+ Em bé được lên rẫy, được tắm sông, được thả diều, câu cá… em cảm thấy như thế nào? ( Em bé cảm thấy rất vui sướng ).
- Cô đọc đoạn tiếp theo:
 “ Đêm về bé ngắm ông trăng
 Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa
 Bà rang đậu lạc thơm chưa
 Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò ”
+ Buổi tối em bé làm gì? ( Em bé ngắm trăng)
+ Ông kể cho bé nghe câu chuyện gì? ( Ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa ).
+ Trong lúc ông kể chuyện cho bé nghe thì bà làm gì? ( Bà rang đậu, rang lạc).
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 - 3 lần.
- Cô cho các tổ, nhóm, các cá nhân lên đọc thơ.
 3.Kết thúc: Cô và trẻ hát bài hát: “ Quê hương tươi đẹp ” ra ngoài.
Thứ 6 ngày 10 tháng 05 năm 2013
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVT:
Ôn các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được các hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Trẻ biết một số đặc điểm đặc trưng của các khối.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng phân biệt các khối. 
 3.Thái độ:
 - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
1.Cho cô:
- Các khối trụ, vuông, cầu, chữ nhật, tam giác.
- Các hình: Tròn, vuông, chữ nhật, tam giác.
2.Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng các khối trụ, vuông, cầu, chữ nhật, tam giác.
1. Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Tạo hình từ các ngón tay”.
 2. Nội dung:
 a) Ôn tập nhận biết, phân biệt các hình:
- Cô cho trẻ nhìn xung quanh lớp xem có đồ dùng, đồ chơi có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Cô giơ hình chữ nhật hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình chữ nhật? ( Hình chữ nhật có 4 cạnh có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau, không lăn 
được ).
- Cô giơ hình vuông hỏi trẻ:
 + Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình vuông? ( Hình vuông có 4 cạnh đều dài bằng nhau, không lăn được ).
- Cô giơ hình tam giác hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình tam giác? ( Hình tam giác có 3 cạnh dài bằng nhau và không lăn được ).
- Cô giơ hình tròn hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình tròn? ( Hình tròn không có các góc, các cạnh và lăn được ).
b) Ôn các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
- Cô giơ các khối lên hỏi trẻ: + Khối gì?
+ Ai có nhận xét gì về khối cầu ( khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác)?
+ Khối cầu các

File đính kèm:

  • docChu_de_QHBH_tuan_3_Que_huong.doc
Giáo Án Liên Quan