Giáo án Mầm non Lớp 2 tuổi - Chủ đề nhánh 1: Thú rừng

Góc xây dựng: Xây vườn bách thú.

Góc phân vai: Chơi buôn bán nước uống, quà, bánh, tham quan du lịch.

góc thư viện: Làm al bum ảnh một số con vật nơi rừng xanh.

Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu tranh các con vật nơi rừng xanh.

Góc học tập: Cho trẻ chơi đô mi nô, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng.

Góc âm nhạc : Hát múa các bài hát trong chủ đề.

 

doc41 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3472 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 2 tuổi - Chủ đề nhánh 1: Thú rừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : THÚ RỪNG
Từ ngày :05/01/2015- 9/01/2015
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
05/01
Thứ ba
06/01
Thứ tư
07/01
Thứ năm
08/01
Thứ sáu
09/01
- Đón trẻ - thể dục sáng - điểm danh
- Cho cháu xem video về những con sống trong rừng - về một số động vật quý hiếm của rừng xanh.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
-TCVĐ: Cáo ơi ngủ à, tạo dáng
- TCHT: giải các câu đố về con vật.
Chơi tự do 
HOẠT ĐỘNG HỌC
*PTNT:
KPXH
Một số con vật nơi rừng xanh
*PTTC:
Thể dục
Bò cao chui qua cổng
PTNT:
*Toán
Tách nhóm
Có 9 đối tượng ra làm 2 phần.
*PTTM: 
Vẽ thú vật sống trong rừng
PTTM 
VĐ: Ta đi vào rừng xanh.
Nghe: “Chú voi con ở bản đôn"
TC: ai đoán giỏi
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây vườn bách thú.
Góc phân vai: Chơi buôn bán nước uống, quà, bánh, tham quan du lịch.
góc thư viện: Làm al bum ảnh một số con vật nơi rừng xanh.
Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu tranh các con vật nơi rừng xanh.
Góc học tập: Cho trẻ chơi đô mi nô, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng.
Góc âm nhạc : Hát múa các bài hát trong chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
*Ôn sáng
- Làm quen đề tài mới.
- Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
*PTNN
- Truyện: Bác gấu đen hai chú thỏ.
- Nêu gương,vệ sinh, trả trẻ.
*Ôn sáng
- Làm quen đề tài mới. 
Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
PTNN:
- LQCC: B
- Nêu gương cấm cờ,vệ sinh, trả trẻ.
*Ôn sáng
- Lao động
- Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2/05/1/2015
* Đón trẻ: Cho cháu xem video về những con sống trong rừng - về một số động vật quý hiếm của rừng xanh.
* Thể dục sáng: Thể dục đồng diễn.
I/ Mục tiêu, yêu cầu:
-Cháu thuộc lời bài hát “ Thể dục sáng” và tập các động tác của bài thể dục đồng diễn.
- Cháu tập nhịp nhàng theo lời bài hát, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Gd cháu thường xuyên tập thể dục sáng để có sức khỏe tốt.
II/ Chuẩn bị:
Sân tập rộng rãi.
Lời bài hát.
Máy hát
Thời gian: 7h30
Địa điểm : Sân trường.
III/ Tiến trình:
* Hoạt động 1: khởi động với bài hát ‘ Thể dục sáng”
Cô cho cháu đi thành vòng tròn kết hợp bài hát “ Thể dục sáng”, thực hiện các kiểu đi, chạy rồi chuyển đội hình 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
* Hoạt động 2 : Tập thể dục đồng diễn.
- Khởi động các khớp: Cô cho trẻ khởi động các khớp
+ Hô hấp: Gà gáy.
+ Động tác tay: đưa tay ra phía trước, sau.
N1: Chân đưng rộng ngang vai, hai tay đưa thẳng lên cao qua đầu.
N2: đưa hai tay ra phía trước.
N3: Đưa hai tay ra phía sau.
N4: Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người.
N5,6,7,8: Thực hiện như N1,2,3,4.
+ Động tác bụng: Đứng quay người sang hai bên.
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
N1: Quay người sang phải.
N2: Đứng thẳng.
N3: Quay người sang trái
N4: Đứng thẳng.
N5,6,7,8: Thực hiện như N1,2,3,4.
+ Động tác chân: Khuỵu gối
TTCB: Đứng thẳng, hai gót chân chụm vào nhau, hai tay chống hông.
N1: Nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu.
N2: Đứng thẳng lên
N3-8: Tương tự.
+ Động tác bật: Bật đưa chân sang ngang.
N1: Bật đưa hai chân sang ngang, kết hợp dưa hai tay dang ngang.
N2: Bật lên thu hai chân về, hai tay xuôi theo người.
N3-8:Tương tự
 ( Cô hướng dẫn cháu tập đều và nhịp nhàng)
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vun tay hít thở nhẹ nhàng
- Khám tay.
* Hoạt động 4: Điểm danh.
- Cô cho trẻ điểm danh.
- Cô nhận xét và cho trẻ vào lớp
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* TCVĐ : Cáo ơi ngủ à !
* TCHT: Giải các câu đó về con vật
* Chơi tự do.
I/ MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Cáo ơi ngủ à?”, biết giải câu đố về các con vật.
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật, biết dùng lời nói của mình trả lời câu đố.
- Trẻ biết đoàn kết khi chơi, tham gia tích cực vào trò chơi, biết tránh những con vật nguy hiểm và biết bảo vệ nơi sinh sống của các con vật sống trong rừng.
II/ CHUẨN BỊ:
Dây, chong chóng, dây thun,thao nước.
Mũ cáo và mũ thỏ.
Một số câu đố về con vật sống trong rừng.
Thời gian: 8h00- 8h30.
Địa điểm: Sân trường.
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Trò chơi “ Cáo ơi ngủ à”
- Cô cho trẻ hát “ Ta đi vào rừng xanh”
+ Trong bài hát nhắc đến gì?
+ Các con vật đó sống ở đâu?
- Cô cũng có trò chơi nói về con vật sống trong rừng, đó là trò chơi “ Cáo ơi ngủ à”
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Cáo ơi ngủ à?”
+ Luật chơi: Cáo phải bắt thỏ.
+ Cách chơi: Cô cho một bạn đội mũ cáo giả làm cáo ngồi ở một góc. Các bạn còn lại đội mũ thỏ giả làm thỏ. Các chú thỏ vừa đi vừa đọc thơ “ Chú thỏ con”
Trên bãi cỏ, Chú thỏ con
Tìm ăn rau,Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé, Có cáo gian
Đang rình đấy, Thỏ nhớ nhé
Chạy chp nhanh, Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
Lúc ấy cáo thức đậy vươn vai và chạy tới bắt những chú thỏ, các chú thỏ thấy cáo vươn vai thì phải nhảy nhanh về chuồng. Chú thỏ nào bị bắt sẽ háo thành cáo.
- Cô cho trẻ chơi thử
+ Cô cho trẻ chơi thật và nhận xét sau mỗi lần chơi.
*Hoạt động 2: Giải câu đố
- Các bạn chơi trò chơi rất giỏi, nhưng không biết các bạn biết như thế nào về các con vật sống trong rừng bây giờ cô sẽ cho các bạn một vài trắc nghiệm qua trò chơi " Giải câu đố" nhe!
- Cô cho trẻ giải câu đố.
Con gì chúa tể sơn lâm
Cùng em nhảy múa đêm rầm trung thu?
+ Các con biết như thế nào về con sư tử?
- Cô đố trẻ:
“Lông vằng, lông vệnh, mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi.
Thỏ nai gặp phải.hởi ơi
Muôn thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng”
 Con hổ
“ Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò?”
 Con khỉ
“ Bốn chân to tựa cột đình
Vòi dài, tai lớn dáng hình oai phong”
 Con voi
+ Những con vật đó sống ở đâu?
+ Chúng được gọi chung là gì?
+ Thế làm thế nào để các con vật đó có nhà để ở các bạn?( Bảo vệ rừng không chặt phá rừng)
- GD: Các con vật sống trông rừng chúng rất dữ vì vậy khi đi vườn bách thú hay khu du lịch thì không được tới gần chúng.
* Hoạt động 3: Chơi tự do
 Cô hướng trẻ vào chơi tự do với chong chóng, bóng ,lộn cầu vòng, cầu tuột, xích đu và các trò chơi dân gian,
- GD: Khi chơi phải đoàn kết, giúp đở bạn cùng chơi.
* Hoạt động 4: Nhận xét
- Các con vừa được chơi những trò chơi gì?
- Cô cho trẻ nhặc lá rơi xung quanh sân trường
- Nhận xét buổi chơi.
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: THÚ RỪNG
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ CON VẬT NƠI RỪNG XANH
I/ MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
- Dạy trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm nổi bât của các con vật sống trong rừng xanh và biết phân loại các loài động vật sống trong rừng xanh.
- Phát triển ngôn ngữ khả năng chú ý ghi nhớ, phát triển tư duy. 
- Rèn cho trẻ kỹ năng suy nghĩ, trả lời nhanh, biết chọn từ để trả lời và nói nhanh, nói mạch lạc.
- Giáo dục: Trẻ biết bảo vệ các con vật quý hiếm, trồng thêm rừng, giảm bớt thảm họa cháy rừng để bảo vệ các con vật.
II/ CHUẨN BỊ:
-Tranh các con vật sống trong rừng: voi, khỉ, hổ, gấu..
- Một số con vật khác.
- Tranh lô tô các con vật sống trong rừng như :
 Con hổ, con khỉ, con hươu cao cổ, con sư tử, con báo, con voi, thỏ.
†Thời gian: 8h40-9h15
†Địa điểm: Trong lớp
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ.
1
2
3
4
5
* Hoạt động 1: Bé bất ngờ
* Hoạt động 2: Nào bé cùng xem nhé!
* Hoạt động 3: So sánh
* Hoạt động 4: Bé nào nhanh.
* Hoạt động 5: TC “ Về đúng chuồng.
- Tạo tình huống: Cho trẻ đi tham quan vườn bách thú, vừa đi vừa hát “ Ta đi vào rùng xanh”
- Di chuyển thành đội hình 3 hàng ngang.
- Lớp mình vừa đi đâu?
- Đi tham quan vườn bách thú các con đã nhìn thấy gì trong vường bách thú?
- Thế các con có biết con hổ là động vật sống ở đâu không?
- Ngoài con hổ sống trong rừng còn có rất nhiều động vật sống trong rừng khác nữa.
- Để biết xem trong rừng gồm có những con vật nào cô và cả lớp cùng tìm hiểu nhe!
- Giáo dục trẻ biết tránh xa những con thú dữ không chọc phá chúng, biết bảo vệ những con thú hiền, quí hiếm
- Chơi trời tối trời sáng.
* Quan sát tranh “Con voi”:
- Cô vừa đọc xong bài đồng dao nói về con gì?
- Các cháu nhìn xem cô có tranh con gì đây? 
- Con voi to hay nhỏ?
- Con voi gồm có những bộ phận nào?
- Cô chỉ vào đầu voi và hỏi: Đây là gì của voi? Đầu voi có gì? 
- Cái vòi của voi như thế nào? (Dài hay ngắn)
- Tai voi như thế nào? Voi có mấy cái tai?
- Ngà voi như thế nào? Ngà voi có màu gì? Voi có mấy cái ngà? 
- Cô chỉ vào mình voi và hỏi: Đây là gì của voi? Mình voi có gì? Voi có mấy chân? 
- Cô chỉ vào đuôi voi và hỏi: Đây là gì của voi? Con thấy đuôi voi như thế nào?
- Voi ăn gì? Ăn như thế nào?
Theo con nghĩ voi dùng gì để lấy thức ăn?
- Cô nhắc cho cháu biết: Voi dùng vòi cuốn lá cây và hút nước đưa vào miệng để ăn và uống nước.
- Voi ăn cỏ vậy voi là động vật hiền hay dữ?
- Voi sống ở đâu?
- Các con đã thấy voi ở đâu?
Ngoài voi ra con còn biết con gì nữa?
Vậy các bạn cùng nghe xem câu đố này nói về con gì nhé.
* Quan sát tranh “Con khỉ”: 
- Cô đọc câu đố về con khỉ:
“Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò”
(con khỉ)
- Cô nhắc lại cho các. 
- Con biết gì về con khỉ?
- Nó có những đặc điểm gì?
- Nó sống ở đâu?
-Thức ăn của nó là gì?
- Có màu sắc ra sao?
- Sống ở đâu?
- Thức ăn của nó là gì?
- Khỉ có 4 chân, 2 chân trước có thể cầm nắm được, Khỉ rất thích leo trèo, đánh đu và thích ăn chuối.
* Quan sát tranh “Con Gấu”: 
- Các cháu nhìn xem cô có tranh con gì đây? 
- Gấu to hay nhỏ?
- Cô cho trẻ quan sát tranh “Con gấu” và đặt các câu hỏi tương tự như tranh “Con voi”.
- Cô nhắc lại cho các cháu rõ: Gấu có bộ lông rất dày và thường có màu đen. Do Gấu quá to nên gấu có dán đi rất nặng nề lặc bè. Gấu biết trèo cây và rất thích ăn mật ong.
- Có rất nhiều loài gấu khác nhau về màu sắc và chúng ăn thức ăn cũng khác nhau như: Gấu Bắc cực có màu trắng, ăn cá, ăn lá cây.
* Quan sát tranh “Con hổ”: 
- Cô đọc câu đố về con hổ:
“Lông vằn, lông vện, mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi
Thỏ, nai gặp phải hởi ôi
Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng”
(con hổ)
- Các cháu nhìn xem cô có tranh con gì đây? 
- Hổ có bộ lông như thế nào?
- Đúng rồi! Hổ có lông màu vàng và có vằn đen nên được gọi là hổ vằn.
- Hổ có mấy chân?
- Hổ ăn gì? ( Hổ thường rình và bắt các con vật khác để ăn thịt).
- Hổ là con vật hiền hay dữ?
- Các cháu nhìn xem hổ có giống con mèo không?
- Hổ có hình dáng giống con mèo nhưng to hơn, dữ hơn và Hổ không biết trèo cây ?
- Hổ sống ở đâu?
- Các cháu nhìn thấy hổ ở đâu?
+ So Sánh: 
Các cháu nhìn xem con hổ và con Khỉ có gì giống và khác nhau.
+ Giống nhau: Có 4 chân, đều là những con vật sống trong rừng và phải tự kiếm ăn, đẻ con.
+ Khác nhau:
+ Khác nhau:
Con Hổ
- To hơn, ăn thịt, dữ.
- Không biết trèo cây.
Con Khỉ
- Nhỏ, tai nhỏ; ăn thực vật, hiền
- Đuôi dài, biết trèo cây
- Các cháu nhìn xem con Voi và con Gấu có gì giống và khác nhau.
+ Giống nhau: Có 4 chân, đều là những con vật sống trong rừng và phải tự kiếm ăn, đẻ con.
+ Khác nhau:
Con Voi
- To hơn, ăn mía,lá cây, hiền.
- Có vòi
Con Gấu
- Nhỏ, ăn thịt, dữ
- Có mũi
* Mở rộng: Ngoài những con vật này ra thì các cháu còn biết những con vật nào khác cũng sống trong rừng nữa nào? (Nếu có tranh các con vật đó thì cô cho cả lớp cùng xem)
+ Bé biết những con vật nào nữa?
- Cô cho trẻ tự kể những con vật sống trong rừng mà trẻ biết.
- Để biết bạn kể đúng không các con nhìn lên hình ảnh xem trong rừng gồm có các con vật nào nửa?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh: Con báo, con thỏ, con ngựa vằn, con gấu, con nai.
+ Các bạn ơi để các con vật này có nơi sinh sống và phát triển thì chúng ta phải làm gì?
+ Bảo vệ chúng như thế nào? Có nên chặt phá rừng hay không? Tại sao?
- Các bạn ơi khi rừng bị chặt phá sẽ ảnh hưởng đến thơi tiết như bảo lục hay thời tiết nóng lên. Vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng.
- Sư tử, hồ, báo, sói là động vật ăn gì?( Ăn thịt các con vật khác)
- Các con vật ăn thịt các con vật nhỏ hơn gọi chung là những con vật hung dữ.
- Voi, khỉ, hươu, nai, thỏ thường ăn gì để sống?( Ăn cỏ, ăn trái cây)
- Những con vật ấy gọi chung là những con vật hiền lành.
- GD cháu: Trong rừng có rất nhiều các con vật khác nhau về hình dáng, tính tình, thức ăn. Nhưng chúng đều phải tự kiếm ăn. Người ta có thể nuôi và dạy chúng để chúng biễu diễn ở các rạp xiếc hoặc nuôi trong các sở thú. Và các bạn nhớ khi đi sở thú không được thò đậu thò tay vào rất nguy hiểm và không được săn bắt các động vật quý hiếm.
- Trò chơi “ Con gì biến mất”
- Cô cho trẻ chơi trên máy
+ Cách chơi : Trên hình ảnh của cô có các con vật như: Hổ, sư tủ, voi, khỉ các con hãy quan sát kỹ và sao đó nhắm mắt lại cô sẽ che mất một con vật và các con có nhiệm vụ là đoán xem con gì vừa biến mất.
- Cô cho vài trẻ lên chơi
- Cô chú ý hướng dẫn quan sát trẻ chơi
* Để xem sự hiểu biết của các con về những động vật sống trong rừng như thế nào cô sẽ cho các con chơi trò chơi : “Trò chơi về đúng chuồng”
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi
+ Luật chơi: Phải về đúng chuồng không được đi nơi khác sẽ không được khen.
+ Cách chơi: mỗi trẻ sẽ có 1 tranh lô tô chứa hình 1 con vật sống trong rừng, cô có 3 chiếc chuồng có chứa hình ảnh của các động vật sống trong rừng, các bạn đi dạo xung quanh lớp khi có hiệu lệnh của cô bạn nào cầm thẻ hình nào sẽ về chuồng có chứa hình con vật đó và phải gọi được tên con vật.
 - Tổ chức cho trẻ chơi vài lần
- Nhận xét tuyên dương trẻ chơic trò chơi này các con chú ý nghe cô nói cách chơi
- Cô chú ý quan sát trẻ chơi
-Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Trong trò chơi có những con vật nào?
- Những con vật đó sống ở đâu?
- Những con vật đó như thế nào?
- Những con vật như hổ,sư tử,rất là hung giữ vì vậy các con không được đến gần những con vật nguy hiểm, ngoài ra nhứng con vật quý hiếm thì các con phải biết bảo vệ chúng.
- Trẻ đọc đồng dao về loài vật.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây vườn bách thú.
Góc phân vai: Chơi buôn bán nước uống, quà, bánh, tham quan du lịch.
Góc thư viện: Làm al bum ảnh một số con vật nơi rừng xanh.
Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu tranh các con vật nơi rừng xanh.
Góc học tập: Cho trẻ chơi đô mi nô, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng.
Góc âm nhạc : Hát múa các bài hát trong chủ đề.
I/ MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
- Kiến thức : Trẻ hiểu được nội dung của các góc chơi và chơi theo sự hướng dẫn của cô. Biết tên gọi đặc điểm đặc trưng của một số động vật sống trong rừng
 - Kỹ năng: Trẻ biết thỏa thuận vai chơi , nhường nhịn trong lúc chơi rèn kĩ năng tái tạo, bắt chước hành động của người lớn.
* Góc xây dựng:
+ Trẻ biết sử dụng các loại nguyên vật liệu để xây vườn bách thú.
 + Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu mở để xếp theo sự sáng tạo của trẻ và xếp trùng khích với nhau tạo nên ngôi trường thật đẹp
*Góc phân vai:
+ Trẻ biết bàn bạc cùng nhau chơi. Cháu biết đóng vai người bán hàng.
 + Rèn kỹ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ
* Góc thư viện: Trẻ biết làm al bum ảnh một số con vật nơi rừng xanh để làm quà tặng.
* Góc tạo hình:
+ Cháu biết tô màu tranh không lem ra ngoài và trùng khích với nhau cho tranh đẹp, xé dán, nặn những con vật và biết sử dụng những nguyên vật liệu sẳn có tạo nên những sản phẩm đẹp.
+ Cháu dùng kỹ năng đã học để tô màu, xé dán, nặn và biết phối hợp màu sắc tạo nên những sản phẩm đẹp.
* Góc học tập:
+ Cháu biết chơi đô mi nô, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng .
+ Phát triển tư duy cho trẻ qua các trò chơi học tập.
* Góc âm nhạc:
+ Trẻ biết hát múa theo bài hát và thể hiện được vai chơi của mình.
 - Giáo dục: Trẻ không phá đồ chơi , không tranh dành đồ chơi, khi chơi xong cất đúng nơi qui định. Không đến gần các con vật nguy hiểm. Biết bảo vệ các con vật quý hiếm
II/ CHUẨN BỊ:
- 6 góc chơi:
+ Góc xây dựng: Các nguyên vật liệu mở, cầu tuột,nhà banh,cây xanh, các con vật sống trong rừng.
+ Góc phân vai: bàng ghế, ly, nước dá, thức ăn các con vật, .
+ Góc tạo hình: Giấy vẽ, tranh các con vật, đất nặn, hồ dán,
+ Góc học tập: đô mi nô, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng .
+ Góc sách: album ảnh, ảnh các con vật, kéo.
+ Góc âm nhạc, trống lắc, ghế.
- Thời gian: 9h20- 10h00.
- Địa điểm: Lớp học.
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Trò chuyện và giới thiệu chủ đề:
- Cô cho trẻ hát “ Con vỏi con voi” và đàm thoại:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát nhắc đến con gì?( trẻ kể)
+ Voi là động vật sống ở đâu?
+ Tuần này mình chơi với chủ đề nhánh gì? 
+ Hôm nay các con nhìn xem mình sẽ chơi với những góc chơi nào?
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi với những góc cô đã chuẩn bị nhe!
* Hoạt động 2: Giới thiệu góc chơi
 - Các con ơi các con vật trong rừng đang rất cần chổ ở các con làm gì để giúp chúng?
+ Thế hôm nay ở góc xây dựng các chú kỹ sư sẽ xây gì? Xây như thế nào?( Cho trẻ nêu ý tưởng)
+ Muốn vườn bách thú thu hút được nhiều khách du lịch chú kỹ sư sẽ làm gì? Tại sao?
+ Muốn giữ môi trường luôn xanh và sạch thì các chú sẽ làm gì?
- Các con vật có chổ ở rất đẹp nhưng chúng đang rất đói vậy thì các cô chú ở góc phân vai làm gì để giúp các con vật ?
+ Thế ở góc phân vai con sẽ chơi gì?Tại sao?
+ Cần có những ai chơi ở góc này?
+ Người bán thì như thế nào? Người mua như thế nào?
+ Khách du lịch khi khát nước thì phải làm gì?
+ Thế ở góc phân vai hôm nay cô sẽ cho các con chơi cửa hàng nước giải khát và bán quà bánh. 
- Còn ở góc nghệ thuật cô sẽ cho các bạn chơi tô tô màu tranh không lem ra ngoài và trùng khích với nhau cho tranh đẹp, xé dán, nặn những con vật và biết sử dụng những nguyên vật liệu sẳn có tạo nên những sản phẩm đẹp, các bạn con hãy tự tay tạo nên những con vật thật đáng yêu nhe!
- Còn ở góc học tập cô sẽ cho các bạn chơi đô mi nô, đếm số lượng các con vật và gắn chữ số tương ứng với với con vật , đây là mảnh tranh cô cắt sẳn nhiệm vụ của các bạn là ghép tranh các con vật sống trong rừng cho hoàn thành bức tranh con vật .
Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi cho đúng cách .
- Các chú công nhân muốn mở rộng kiến thức hãy sang góc thư viện các bạn ở góc sách làm album ảnh các con vật nhe! Còn ở góc thư viện thì có rất nhiều tranh ảnh các con vật nhung chưa được sắp xêp vào album gọn gàng cô muốn các bạn sẽ làm album về các con vật nơi rừng xanh như thế nào để cho đẹp .
- Để kết thúc một ngày trong vườn bách thú thì các bạn nhỏ ở góc âm nhạc sẽ hát tặng cho du khách nghe những bài hát thật thú vị nhí 
+ Cho trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Cô cho trẻ hát “ Ta đi vào rừng xanh” , trẻ lấy thẻ đeo, cấm cờ vào góc chơi.
- Cô đi bao quát, giúp đỡ trẻ.
- Cô gợi ý trẻ liên kết góc chơi.
+ Các bạn ở góc xây dựng khi xây xong muốn có thức ăn chăm sóc các con thú thì hãy sang cửa hàng bán thức ăn mua cho chúng, có khát nước hãy đến cửa hàng nước giải khát mua nước để uống nhe!
+ Còn ở góc nghệ thuật các con hãy tạo nên những món quà thật đẹp mang đến tặng cho vườn bách thú đặt vào khu vườn cho đẹp.
+ Khách du lịch và các chú kỹ sư muốn biết thêm về các con vật hãy sang góc học tập mà tìm hiểu nhe!
* Hoạt động 4: Nhận xét tuyên dương
- Cô đến từng góc chơi nhận xét quá trình chơi của cháu.
- Đến góc xây dựng đàm thoại công trình xây dựng.
- Cô mời một trẻ lên giới thiệu công trình xây dựng .
- Cô nhận xét chung.
- Khi chơi xong các con dọn dẹp đồ chơi nhẹ nhàng và nhớ rửa tay bằng xà phòng và khi rửa thì các con phải biết tiết kiệm nước nhe!
- Kết thúc: cho cháu dọn dẹp đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn “Một số con vật nơi rừng xanh”
- Làm quen truyện "Bác gấu đen và hai chú thỏ".
- Nhận xét nêu gương.
- Cấm cờ.
- Vệ sinh.
- Trả cháu.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ..ngày..thángnăm 2015
1. Tên những trẻ nghỉ học và lý do:
......................................................................................................................................................................................................................................................
2. Tình trạng sức khỏe của trẻ ( Những trẻ có biểu hiên bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật):
....................................................................................

File đính kèm:

  • docDONG VA TUAN 2.doc
Giáo Án Liên Quan