Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi

*B1. Ổn định:

- Cô cho trẻ xem đoạn clip về những chú gà con vảtò chuyện với trẻ: Các con vừa xem gì?

+ Con có nhận xét gì về những chú gà con?

- Cô giới thiệu, dẫn dắt vào bài hát “ Đàn gà con”

*B2. a, Dạy trẻ hát “Đàn gà con”

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả

- Cô cho trẻ về chồ ngồi

 + Cô hát lần 2 có nhạc đêm và đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát

- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 1- 2 lần

- Cô yêu cầu trẻ hát theo hiệu lệnh của cô, cô đưa tay rộng trẻ hát to, cô đánh tay hẹp trẻ hát bé.

- Lời bài hát vui nhộn, nhí nhảnh. Cô yêu cầu trẻ hát và làm một số động tác minh hoạ bài hát

- Cô tổ chức thi đua giữa các nhóm, tổ, cá nhân

-> GD trẻ biết yêu quý chăm sóc các chú gà con và các con vật nuôi trong gia đình

b. Nghe hát “ Gà gáy le te”

- Cô hát âm la bài hát và yêu cầu trẻ đoán tên bài hát

- Cô giới thiệu tên bài hát và hát cho trẻ nghe.

 Cô giảng nội dung bài hát

- Lần 3 cô khuyến khích trẻ cùng vận động với cô theo nội dung bài hát theo băng nhạc

 c,. TC: “Gà gáy vịt kêu ”

Cô phổ biến luật chơi cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi tùy theo hứng thú của trẻ.

*B3. Cô động viên khen trẻ.Kết thúc giờ học

 

doc27 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3502 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch ngày: Tuần i: Chú gà con (Từ ngày 13/ 12 – 17/ 12/ 2010) 
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
- DH: “Đàn gà con” 
- NH: “Gà gáy le te
- TC:Gà gáy vịt kêu 
* Kiến thức: 
- Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát “ Đàn gà con”, “Gà gáy le te”. Cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng của bài hát 
* Kĩ năng: 
- Trẻ hát đúng giai điệu, mạnh dạn tự tin khi thể hiện bài hát , 
- Rèn kĩ năng chơi TC
* Thái độ: 
- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc những chú gà con 
- Trẻ có thái độ hào hứng , tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học
 - Đàn, nhạc bài : Đàn gà con, gà gáy le te
- Mũ gà, vịt
- Đoạn clip về các chú gà con
-1 số dụng cụ: phách tre, 
xắc xô
*B1. ổn định:
- Cô cho trẻ xem đoạn clip về những chú gà con vảtò chuyện với trẻ: Các con vừa xem gì? 
+ Con có nhận xét gì về những chú gà con? 
- Cô giới thiệu, dẫn dắt vào bài hát “ Đàn gà con” 
*B2. a, Dạy trẻ hát “Đàn gà con”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Cô cho trẻ về chồ ngồi 
 + Cô hát lần 2 có nhạc đêm và đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 1- 2 lần
- Cô yêu cầu trẻ hát theo hiệu lệnh của cô, cô đưa tay rộng trẻ hát to, cô đánh tay hẹp trẻ hát bé.
- Lời bài hát vui nhộn, nhí nhảnh. Cô yêu cầu trẻ hát và làm một số động tác minh hoạ bài hát
- Cô tổ chức thi đua giữa các nhóm, tổ, cá nhân
-> GD trẻ biết yêu quý chăm sóc các chú gà con và các con vật nuôi trong gia đình 
b. Nghe hát “ Gà gáy le te”
- Cô hát âm la bài hát và yêu cầu trẻ đoán tên bài hát
- Cô giới thiệu tên bài hát và hát cho trẻ nghe.
 Cô giảng nội dung bài hát
- Lần 3 cô khuyến khích trẻ cùng vận động với cô theo nội dung bài hát theo băng nhạc
 c,. TC: “Gà gáy vịt kêu ”
Cô phổ biến luật chơi cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi tùy theo hứng thú của trẻ.
*B3. Cô động viên khen trẻ.Kết thúc giờ học
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
- Ném xa
- TC: Bắt chước tạo dáng 
* Kiến thức:
- Trẻ biết dùng sức của cánh tay để đẩy bao cát đi xa đúng tư thế
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
* Kỹ năng:
- Phát triẻn vận động khỏe, khéo của tay
- Trẻ có phản xa nhanh khi chơi trò chơi
* Thái độ:
 - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cùng các bạn 
- Sân tập sạch
- 12 bao cát
-Nhạc bài Đàn gà trong sân, bài gà gáy le te
- Vạch xuất phát
- Nhạc thể dục 
*B1: Khởi động
- Cô và trẻ cùng xem 1 số hình ảnh về các con vật nuôi trong gia đình và trò chuyện với trẻ về các con vật, cùng xây chuồng giúp các con vật
+ Khởi động: Cô cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, đứng thành hàng ngang theo tổ 
*B2: Trọng động
BTPTC: Tập theo nhạc
+ Tay: Đưa tay ra trước xoay cổ tay
+ Chân: đứng co một chân về phía trước, bước sang ngang 
+ Lườn: nghiêng người sang hai bên
+ Bật: Chụm tách
b. VĐCB: Ném xa
- Cô giới thiệu tên vận động và làm mẫu lần 1: không phân tích động tác
- Cô làm mẫu lần 2: phân tích động tác: Đứng tụ nhiên ở vạch xuất phát, 2 chân rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh hai tay cùng cầm túi cát, giơ cao lên đầu và ném mạnh về phía trước 
- Lần 3: Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu. Cả lớp quan sát và nhận xét. Cô chú ý sửa sai cho trẻ nếu có
- + Cô mời lần lượt 2 trẻ lên tập, cô sửa sai 
+ Cô mời nhóm trẻ tập, cô sửa sai cho trẻ
+ Cô cho cả lớp thi đua xem được xa hơn
c. TCVĐ: Bắt chước tạo dáng 
Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi tùy theo hứng thú của trẻ
*B3: - Cô và trẻ cùng hát và vân động bài: “ Gà gáy le te” 
Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thơ:
Đàn gà con
 * Kiến thức:
- Trẻ biết tên và tác giả bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ: Nói về vẻ đẹp, đáng yêu của cac chú gà con
* Kỹ năng:
- Trẻ đọc diễn cảm , biết nhấn mạnh, ngắt nghỉ theo nhịp điệu bài thơ
Phát triển khả năng nghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ
* Thái độ:
 - Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ và trả lời được những câu hỏi của cô.
- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc các chú gà 
 - Nhạc bài 
“ Đàn gà con” 
- Clip có hình ảnh các chú gà 
- Bài giảng powerpoint
- Sa bàn
- Mũ gà mẹ, gà con
- Tranh minh hoạ cho nội dung bài thơ.
* B1: ổn định
Cô và trẻ cùng xem đoạn clip về sự ra đời của các chú gà con và cùng trò chuyện với trẻ : Con vừa xem gì? Con có nhận xét gì về các chú gà con? 
- Thấy được vẻ đẹp đáng yêu của chú gà con nhà thơ Phạm Hổ đã sáng tác bài thơ “ Đàn gà con” gửi tặng cô cháu mình đấy
*B2: Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô đọc mẫu lần 1 với tranh. Hỏi trẻ: Tên bài thơ, tên tác giả?
- Cô đọc lần 2 Giảng nội dung bài thơ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì ? Do ai sáng tác
+ Gà mẹ đẻ trứng hay đẻ con? 
+ Gà mẹ đã làm gì để những trứng nở thành con? 
+ Vẻ đẹp của các chú gà con như thế nào? 
+ Mỏ gà con ra sao? 
+ Chân như thế nào? 
+ Gà con có bộ lông màu gì? 
+ những chú gà con có đáng yêu không? 
+ Cô giải thích từ khó: ( ấp ủ, mát dịu..)
- Cả lớp cùng đọc với cô 2-3 lần. Cô sửa sai cho trẻ 
- Tổ, nhóm, cá nhân cùng đọc. Cô sửa sai động viên khuyến khích trẻ đọc thơ.
-> Giáo dục trẻ biết cho gà ăn, uống, biết yêu quý chăm sóc các chú gà con cũng như các con vật khác sống trong gia đình 
* B3: Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát: “Đàn gà con” 
Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
 KPKH
Tìm hiểu về con gà 
* Kiến thức: 
- Trẻ gọi đúng tên convật, tên 1 số đặc điểm, bộ phận của con gà : Mỏ, chân, cánh, đầu, mình, đuôi….
* Kỹ năng:
- Trẻ trả lời được các câu hỏi mà cô đưa ra
- Trẻ trả lời to, rõ ràng, nói đủ câu
* Thái độ:
- Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình 
- GD dinh dưỡng cho trẻ
- Đoạn clip về sự phát triển của con gà 
- Nhạc bài: Con gà trồng , đàn gà trong sân, 
- Lô tô gà trống, gà mái, gà con
- 2 ngôi nhà của gà trống, gà mái, gà con 
* B1: ổn định
 Cô và trẻ cùng hát bài hát: “ Con gà trống” và cùng trẻ đàm thoạivề bài hát: Con vừa hát bài gì? 
+ Bài hát nói về con gì? 
* B2: 
a/ - Cô cho trẻ xem hình ảnh con gà trống 
+ Đây là con gì? 
+ Con có nhận xét gì về con gà trống ? 
+ Gà trống nuôi ở đâu? Gà trống biết làm gì? 
+ Cô lần lượt chỉ vào từng bộ phận ( Đầu , thân, mình, đuôi ) của gà trống và hỏi trẻ: Đây là phần gì? Có những bộ phận gì? Dùng để làm gì? ( Cô cho trẻ làm các động tác minh hoạ ) 
+ Gà trống có biết đẻ trứng không? 
+ Cô chốt lại đặc điểm của con gà trống 
- Cô cho trẻ quan sát con gà mái, con gà con
+ Cô dùng câu hỏi tương tự như trên 
- > Giáo dục trẻ: biết chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình , dinh dưỡng cho trẻ
b/ - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Ai đoán giỏi” 
+ Lần 1: Cô đặc điểm của con vật trẻ nói tên
+ Lần 2: Cô nói tên, trẻ giơ lô tô 
- Cô cho trẻ chơi: “ Tìm nhà” 
+ Cô nói tên trò chơi, luật chơi cho trẻ nghe
+ Cô cho trẻ chưoi tuỳ theo sự hứng thú của trẻ 
* B3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Đàn gà trong sân”
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Vẽ con gà 
* Kiến thức:
- Trẻ biết cách vẽ hình tròn để thành hình con gà
- Biết gọi tên các bộ phận của con gà 
* Kỹ năng:
- Trẻ biết cách cầm bút vẽ, biết cách mở vở và tô màu
- Trẻ biết chọn màu phù hợp để tô
* Thái độ:
 -Trẻ biết yêu quý, chăm sóc chú gà con và các con vật sống trong gia đình 
- Biết gĩư gìn sản phẩm của mình, của bạn 
- Vở bé tập vẽ
- Tranh mẫu của cô
- Bút sáp màu
- Băng video vệư phát triển của con gà 
- Nhạc “ Đàn gà con” 
- giá treo sản phẩm 
*B1: Gây hứng thú 
 Cô cùng đọc bài thơ: “ Đàn gà con”và trò chuyện với trẻ về nọi dung bài thơ: Con vừa đọc bài thơ gì? Con thấy các chú gà con trong bài thơ ntn?
 - Cô có một món quà tặng các bạn gà con đấy
* B2: 
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và đàm thoại
+ Con có nhanạ xét gì về tranh? 
+ Gà con có mấy phân? ( Đầu , thân, đuôi)
+ Những phần đấy được cô vẽ dạng hình gì? 
+ Đầu gồm những bộ phận gì? 
+ Thân gồm những bộ phận gì? 
- Cô vẽ mẫu cho trẻ xem 2 lần, lần 2 phân tích: Cô vẽ hình tròn nhỏ làm đầu con gà, vẽ hình tròn to hơn làm thân. Như vậy con gà của cô còn thiếu cáci gì? Cái mỏ hình gì? Để đẹp hơn, cô vẽ cánh bằng nửa hình tròn. Cuối cùng là vẽ chân con gà 
- Cho trẻ thực hiện:. Nhắc trẻ cầm bút bằng tay phải, chọn bút tối màu để vẽ, bút sáng màu để tô con gà cho đẹp 
+ Cô bao quát hướng dẫn trẻ vẽ và tô màu, độngviên trẻ vẽ tranh sáng tạo 
* B3: Kết thúc
- Cô giúp trẻ treo bài lên giá
- Cô mời trẻ nhận xét bài của mình, của bạn 
- Cô nhận xét về cách tô màu của trẻ, động viên khen ngợi trẻ
- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Đàn gà con” 
Thứ bẩy ngày 18 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Tô màu con vật trong gia đùnh bé 
* Kiến thức: 
- Biết gọi tên các con vật nuôi 
- Trẻ biết cách cầm bút, tô màu các con vật nuôi trong gia đình bé
* Kỹ năng:
- Trẻ biết cách cầm bút vẽ, biết cách mở vở và tô màu
- Trẻ biết chọn màu phù hợp để tô
* Thái độ:
 -Trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật sống trong gia đình 
- Biết gĩư gìn sản phẩm của mình, của bạn 
- Vở bé tập vẽ
- Tranh mẫu của cô
- Bút sáp màu
- Băng video vệư phát triển của con gà 
- Nhạc gà trống mèo con và cún con 
- giá treo sản phẩm 
*B1: Gây hứng thú 
 Cô cùng hát bài “ Gà trống mèo con và cún con” cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát: 
+ Con vừa hát bài gì? 
+ Nhà con nuôi những con vật gì? Con hãy kể về các con vật đó cho cô và các bạn nghe? 
* B2: 
- Cô có một bức tranh rất đẹp các con quan sát xem bức tranh nói về cái gì?. Cho cả lớp quan sát và nhận xét về bố cục, cách tô màu..
+ Con thấy con gà được cô tô màu như thế nào? 
+ Màu sắc trên bức tranh của cô như thế nào? 
- Cô nhắc lại cách cầm bút, tô màu cho trẻ nghe
- Hỏi lại trẻ cách cầm bút, tô màu 
 Cho trẻ tô màu 
- Cô hướng dẫn , gợi ý trẻ tô màu những con vạt nuôi sao cho phù hợp, phối hợp mầu sắc sao cho hợp lý với hình vẽ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ khi thực hiện
* B3: Kết thúc
- Cô giúp trẻ treo bài lên giá
- Cô mời trẻ nhận xét bài của mình, của bạn 
- Cô nhận xét về cách tô màu của trẻ, động viên khen ngợi trẻ
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Tiéng kêu các con vật” 
Kế hoạch ngày: Tuần II: Con voi ( Từ ngày 20/12 – 24/12 /2010)
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
- DH: Voi làm xiếc 
- NH: Chú voi con ở bản Đôn 
- TC: Thi xem ai nhanh
* Kiến thức: 
Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát: “ Voi làm xiếc” Chú voi con ở bản Đôn
* Kĩ năng: 
- Trẻ hát đúng giai điệu, mạnh dạn tự tin khi thể hiện bài hát
- Rèn kĩ năng chơi TC
* Thái độ: 
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật sống trong rừng 
- Hứng thú tham gia các hoạt động 
- Đàn, băng hình
-1 số dụng cụ: phách tre, 
xắc xô
- Đoạn phim về các con vật sống trong rừng 
*B1. ổn định:
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các chúa voi trong vườn bách thú.Cô dẫn dắt giới thiệu nội dung bài hát, tên bài hát
- Cô giới thiệu bài hát: “ Voi làm xiếc”
*B2. a, Dạy trẻ hát
.+ Cô hát lần 1->hỏi trẻ tên bài hát
- Cô cho trẻ về chồ ngồi 
 + Cô hát lần 2 có nhạc đệm và đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 1-2 lần. ( Cô sửa sai cho trẻ) 
- Lời bài hát vui nhộn, nhí nhảnh. Cô yêu cầu trẻ hát và làm một số động tác minh hoạ bài hát
- Cô tổ chức thi đua giữa các nhóm, tổ, cá nhân. Cô sửa sai cho trẻ 
-> GD trẻ biết yêu quý bảo vệ các con vật sống trong rừng, khi đi xem xếc hay vào vườn bách thú không trêu đùa các con vật, biết nghe lời người lớn
b. Nghe hát “ Chú voi con ở bản Đôn” 
- Cô giới thiệu tên bài hát và hát cho trẻ nghe lần 1
- Cô hỏi trẻ tên bài hát và cho trẻ nghe băng đài lần 2. Cô giảng nội dung bài hát
- Lần 3 cô khuyến khích trẻ cùng vận động với cô theo nội dung bài hát theo băng nhạc
 c,. TC: “Thi xem ai nhanh”
Cô phổ biến luật chơi cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi tùy theo hứng thú của trẻ.
*B3. Cô động viên khen trẻ.Kết thúc giờ học
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
- Tung bóng 
- TC: Cò bắt ếch
* Kiến thức: 
- Trẻ biếtcầm bóng bằng 2 tay, tung bóng lên cao và bắt bóng. 
* Kĩ năng: 
- Trẻ biết tug bóng bằng hai tay và khi rơi bóng biết dùng 2 tay để bắt bóng 
- Tập các động tác bài PTC đèu, đúng nhịp
- Phát triẻn cơ chân cho trẻ 
- Biết luật chơi, cách chơi các trò chơi
* Thái độ:
 - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động 
- Rèn luyện tính mạnh dạn, tính kỷ luật cho trẻ
- Sân tập sạch
- Vạch xuất phát 
- Nhạc thể dục bài “Đố bạn, Voi làm xiếc, Đi chơi rừng , nhạc không lời 
- Mũ gấu , ong 
- Trang phục gọn gàng , giày thể dục
* Gây hứng thú
- Cô mời trẻ cùng vào rừng xem các con vật tổ chức nhiều trò chơi
*B1. Khởi động: Cho trẻ khởi động theo nhạc bài: “Di chơi rừng” với các kiểu chân khác nhau. Chuyển đội hình thành 4 hàng dọc
*B2/ Trọng động:
BTPTC: 
+ Tay: Đưa tay ra trước xoay cổ tay
+ Chân: đứng co một chân về phía trước, bước sang ngang 
+ Lườn: nghiêng người sang hai bên
+ Bật: Chụm tách
b. VĐCB: Tung bóng 
- Bạn Voi mời các vbạn cùng cơi trò chơi trò chơi “tung bóng” Cô cho trẻ đứng về 2 hàng ngang
- Cô làm mẫu lần 1: không phân tích động tác
- Cô làm mẫu lần 2: phân tích động tác: Hai tay cô cầm bóng , đứng ngừơi thẳng, 2 chân mở rộng tự nhiên. Khi có hiệu lệnh “ Bắt đầu” thì dùng lực của 2 tay tung bóng thẳng lên cao và tung thẳng hướn. Khi bóng rơi xuống đất thì dùng 2 tay đỡ. Chú ý không làm rơi bóng xuống đất
- Lần 3: Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu. ( Sửa sai ) 
- + Cô mời lần lượt 2 trẻ lên tập, cô sửa sai 
+ Cô mời nhóm trẻ, cả lớp tập, cô sửa sai cho trẻ
c. TCVĐ: “ Gấu và ong” 
Cô tổ chức cho trẻ chơi tùy theo hứng thú của trẻ
*B3. Hồi tĩnh: Cho trẻ di chuyển nhẹ nhàng trên nền nhạc bài “Đố bạn” 
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Truyện: Bác gấu đen và hai chú thỏ
* Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật và hiểu nội dung câu truyện
 “ Bác gấu đen và hai chú thỏ” 
* Kĩ năng: 
- Trẻ biết thể hiện giọng điệu của các nhân vật
- Trả lời đủ các câu hỏi của cô
* Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi ngừoi khi gặp khó khăn, yêu quý các con vật 
- Hăng hái tham gia, phát biểu xây dựng bài 
- Tranh minh hoạ nội dung câu truyện
- Bài giảng Powerpoint
- Phim hoạt hình “ Bác gấu đen và hai chsu thỏ”
- Nhạc bài: Chú thỏ con, Trời nắng trời mưa
*B1: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Trời nắng trời mưa” và hỏi ter: Các con vừa chưoi trò chơi gì? 
- Dẫn dắt: Có bác gấu đen đi chơi rùng về bị mưa ướt hết. Bác chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú…. Theo các con chuyện gì đã xảy ra? 
*B2/ Cô giới thiệu truyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ” Cô kể lần 1 : Hỏi trẻ: 
+ Cô vừa kể cho con nghe câu chuyện gì? 
+ Trong chuyện có những ai? 
- Cô kể lần 2: Dùng tranh và đàm thoại với trẻ
+ Bác gấu đen đi đâu về? 
+ Trên đường về bác gặp chuyện gì? 
+ Bác chạy đến nhà ai xin trú nhờ?
+ Thỏ nâu có cho bác trú nhờ không? 
+ Thỏ nâu đã nói những gì với bác Gấu?
+ Bác gấu đế nàh ai xin trú nhờ?
+ Thỏ trắng đã làm gì giúp đỡ bác gấu?
+ Chuyện gì đã xảy ra ?
+ Khihai bác cháu đnag ngủ thì ai đã đến gõ cửa ?
+ Bạn thỏ nâu đã bảo gì với bác gấu đen và bạn thỏ trắng? 
+Qua câu truyện này các con rút được bài học gì?
- > GD trẻ biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, biết yêu quý các con vật 
- Lần 3: Cô cho trẻ xem phim “ Bác gấu đen à 2 chú thỏ” 
*B3: Cô nhận xét và khen động viên trẻ
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Chú thỏ con”
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
KPKH
Tìm hiểu về con voi 
* Kiến thức: 
- Trẻ biết gọi tên, 1 số đặc điểm đặc trưng của con voi: Hai tai to, vòi dài, 4 chân, đẻ con, sống trong rừng 
- Biết thức ăn, ích lợi của con voi
* Kĩ năng: 
- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. 
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng, đủ câu 
* Thái độ: 
- Trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu quý con voi và các con vật sống trong rừng
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động 
- Đĩa CD có hình ảnh các con vật 
- Tranh con voi để trẻ quan sát
- Bài giảng Powerpoint
* B1: ổn định
 Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Đố bạn” và hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói đến những con vật gì? Những con vật đó sống ở đâu? 
*B2 a/ Cô cho trẻ quan sát tranh con voi và hỏi trẻ: 
+ Đây là con gì? Con có nhận xét gì về con voi? 
+ Con thấy con voi có những đặc điểm gì? 
+ Cô chỉ vào từng bộ phận của con voi và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Có mấy cầi? Dùng để làm gì? 
+ Cô giới thiệu với trẻ con voi trưởng thành, con voi đã lớn, có 2 cái ngà chính là 2 cái răng nanh mọc dài ra. Còn con voi con không có ngà 
+ Con voi thường ăn gì?
+ Con voi ăn như thế nào? 
+ Nó dùng gì đẩ lấy thức ăn? 
+ Con voi còn dùng vòi để làm gì? 
+ Theo con con voi đẻ con hay đẻ trứng? 
+ Đố con biết đâu là voi mẹ? Đâu là voi con? 
-> GD trẻ: biết yêu thiên nhiên, yêu quý , bảo vệ con voi và các con vật sống trong rừng, khi vào vườn bách thú không được trêu chọc các con vật 
b/ Trò chơi: 
- Trò chơi: “ Thi ai giỏi” 
+ Dùng tay làm vòi voi tìm lá ăn ở các hướng khác nhau theo yêu cầu của cô 
 - Trò chơi: “Tìm thức ăn cho voi con” Cô phổ biến luạt chơi, cho trẻ chơi 2 – 3 lần tuỳ theo hứng thú 
* B3: Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “ Voi làm xiếc 
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010 
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Vẽ thêm bộ phận còn thiếu của con voi 
* Kiến thức:
- Biết gọi tên các bộ phận của con voi
 - Trẻ biết cách vẽ thêm các bộ phận còn thiếu của con voi: Tai, đuôi
* Kỹ năng:
- Trẻ biết cách cầm bút vẽ, biết cách mở vở và tô màu
- Trẻ biết chọn màu phù hợp để tô
* Thái độ:
- Trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu quý con voi và các con vật sống trong rừng
- Biết gĩư gìn sản phẩm của mình, của bạn 
- Vở bé tập vẽ
- Tranh mẫu của cô
- Bút sáp màu
- Băng video hình ảnh con voi 
- Nhạc “ Đàn gà con” 
- giá treo sản phẩm 
*B1: Gây hứng thú 
 Cô cùng hát bài hát “ Voi làm xiếc” và trò chuyện với trẻ về nọi dung bài hát: Con vừa hát bài hát gì? Con thấy bạn voi trong bài hát như thế nào? - Cô có một món quà tặng bạn voi con đấy
* B2: 
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và đàm thoại
+ Con có nhận xét gì về tranh? 
+ Con voi có những bộ phận gì? 
+ Con nhìn xem con voi còn thiếu những bộ phận gì? Chúng mình sẽ làm gì giúp bạn voi? 
- Cô vẽ mẫu cho trẻ phân tích: Cô vẽ cầm bút bằng tay phải, cô đặt bút ở phần đầu con voi và vẽ bằng nét cong tròn và kéo lên điểm đặt bút đầu tiên. Cái đuôi con voi như thế nào? Cô vẽ cái đuôi dài xuống. Vẽ xong rồi, cô tô màu con voi cho đẹp . Cô còn tô thêm cả cái cấy, cỏ cho bức tranh thêm đẹp. 
- Cho trẻ thực hiện:. Nhắc trẻ cầm bút bằng tay phải, chọn bút tối màu để vẽ, bút sáng màu để vẽ và tô con voi cho đẹp 
+ Cô bao quát hướng dẫn trẻ vẽ và tô màu, độngviên trẻ vẽ tranh sáng tạo 
* B3: Kết thúc
- Cô giúp trẻ treo bài lên giá
- Cô mời trẻ nhận xét bài của mình, của bạn 
- Cô nhận xét về cách tô màu của trẻ, động viên khen ngợi trẻ
- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Đố bạn” 
Kế hoạch ngày: Tuần III: Con cá ( Từ ngày 27/ 12 –31/ 12/2010)
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
- DH: Cá vàng bơi
- NH: cái bống
- TC: Tai ai tinh 
* Kiến thức: 
- Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát “Cá vàng bơi” 
- Cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng của bài hát “Cái Bống”
* Kĩ năng: 
- Trẻ hát đúng giai điệu, mạnh dạn tự tin khi thể hiện bài hát , 
- Rèn kĩ năng chơi TC
* Thái độ: 
- Trẻ biết yêu quý chăm sóc cá vàng thể hiện cảm xúc và tình cảm của mình qua nội dung bài hát
 - Đàn, băng hình
-1 số dụng cụ: phách tre, 
xắc xô
- Đĩa có hình ảnh về nội dung bài hát.
*B1. ổn định:
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ: “ Con cá vàng” và cùng trò chuyện về nội dung bài hát: 
Con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về co gì? 
- Thấy được vẻ đẹp của con cá vàng, nhạc sĩ Hà hải sáng tác gửi tặng cô cháu mình đấy 
*B2. a, Dạy trẻ hát “ Cá vàng bơ” 
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Cô cho trẻ về chồ ngồi 
 + Cô hát lần 2 có 

File đính kèm:

  • docbai soan ngay.doc
Giáo Án Liên Quan