Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Tách một nhóm có 3 đối tượng thành các nhóm nhỏ - Nguyễn Thị Phương Anh

1) Kiến thức:

- Trẻ nhớ cách tách nhóm đồ dùng đồ chơi có 3 tượng thành các nhóm nhỏ

(1 - 1-1; 2 – 1) .

- Nhớ tên các trò chơi ,cách chơi.

2) Kỹ năng:

- Trẻ biết tách nhóm có 3 đối tượng thành các nhóm nhỏ

(1-1-1; 2-1).

 -Trẻ biết chơi trò chơi thành thạo.

3)Thái độ:

Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học,biết yêu quý và bảo vệ con vật.

 

doc11 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 58391 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Tách một nhóm có 3 đối tượng thành các nhóm nhỏ - Nguyễn Thị Phương Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẬY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013- 2014
 Chủ đề:Động vật 
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Đề tài: Tách một nhóm có 3 đối tượng thành các nhóm nhỏ
Đối tượng: Lớp mẫu giáo bé
Thời gian: 25 - 30 phút
Ngày dạy:17 /12/2013
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thị Phương Anh
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Binh Minh I
I. Mục đích - yêu cầu:
1) Kiến thức:
- Trẻ nhớ cách tách nhóm đồ dùng đồ chơi có 3 tượng thành các nhóm nhỏ
(1 - 1-1; 2 – 1) . 	
- Nhớ tên các trò chơi ,cách chơi.
2) Kỹ năng:
- Trẻ biết tách nhóm có 3 đối tượng thành các nhóm nhỏ
(1-1-1; 2-1).
 -Trẻ biết chơi trò chơi thành thạo.
3)Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học,biết yêu quý và bảo vệ con vật.
II. Chuẩn bị:
* Địa điểm:
-.Tại nhóm lớp.
*Đội hình: Ngồi theo hình chữ U,theo nhóm
* Đồ dùng của cô:
- Bài giảng PowerPoint, máy tính.
- 2 bảng đa năng,một số con vật.
* Đồ dùng của trẻ:
- Ban ghế cho trẻ chơi trò chơi.
- Mỗi trẻ một rổ có 3 chú lợn ,bút dạ
- 3tranh có vẽ 3 con lợn.
III: Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:
-Xúm xít,xúm xít.
Các bé ơi đến thăm lớp mình có rất nhiều các cô đấy ,các con khoanh tay chào các cô nào.
Cô xin mời các con ngồi xuống,cô thấy các con hôm nay rất là ngoan,nên cô sẽ thưởng các con một trò chơi ,đó là trò chơi:Bắt chước tiếng kêu của con vật.
- Trẻ chơi cùng cô 2,3 lần
 - Cô và trẻ trò chuyện qua về chủ đề
 2. Hoạt động 2:Nội dung chính
a) Ôn nhận biết 3 đối tượng.
- Bây giờ các con cùng hướng lên màn hình xem có các con vật nuôi trong gia đình nào nữa nhé!
- Cô cho trẻ xem lần lượt các con vật có số lượng từ 1 đến 3
 b) Tách nhóm3 đối tượng thành các nhóm nhỏ
* Tách theo ý thích:
- Vừa rồi cô thấy các con học rất giỏi cô thưởng cho các con mỗi bạn 1 rổ đồ chơi. Bây giờ các con nhẹ nhàng đi lấy rổ mang về chỗ ngồi nhé! ( Trẻ hát bài " Vì sao chim hay hót")
- Các con xem trong rổ có các con gì?
- Có bao nhiêu chú lợn vậy?
- Chúng mình xếp tất cả 3 chú lợn ra trước mặt?
 - Bây giờ các con hãy tách 3 chú lợn thành các nhóm nhỏ theo ý thích của mình nào?
- A con tách như thế nào?Ai có cách tách giống bạn (tách 1-2)
-Còn B con tách như thế nào?Ai có cách tách giống bạn(tách 1-1-1) Còn bạn nào có cách tách khác?
- Trẻ tách, cô đến hỏi một số trẻ về cách tách của mình.
- Cô kiểm tra và hỏi kết quả trẻ tách. (cô hỏi một vài trẻ cách tách giống bạn mà cô kiểm tra)
- Cô củng cố: Các con ạ!Từ 3 chú lợn có thể tách thành nhiều các nhóm nhỏ như(tách 1 và 2,tách 1-1-1). 
* Tách theo yêu cầu:
- Các bé ạ!Bây giờ các con giúp cô tách 3 chú lợn này thành các nhóm nhỏ theo yêu cầu của cô nhé! 
- Các con đã sẵn sàng chưa?
- Tách nhóm, tách nhóm !
 + Các con tách 3 chú lợn thành 2 phần: 1 bên là 1 chú lợn và bên là 2 chú lợn nào?
 +Tách cho cô 3 chú lợn thành 3 phần:mỗi phần có 1 chú lợn 
- Cô kiểm tra kết quả của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện. 
- Cô khái quát trên màn hình cho trẻ quan sát.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 * Trò chơi: Nhanh và khéo.
- Vừa rồi cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi rồi, cô muốn chúng mình hãy cho các con vật về đúng chuồng của mình thông qua trò chơi “Nhanh và khéo” các con có đồng ý không 
- Các con lắng nghe cô nói cách chơi nhé !
- Cô chia lớp mình thành 2 đội chơi (Đội bên trái và đội bên phải), phía trên cô đã chuẩn bị rất nhiều các con vật: Cô mời 2 đội lên chơi, nhiệm vụ của từng đội là đưa các con vật về đúng theo số chấm tròn đã cho sẵn. Khi đi các con phải bật qua 1 con suối, khi thực hiên xong đứng về cuối hàng.Thời gian chơi là 1 bản nhạc . Cứ như vây đến khi bản nhạc kết thúc, đội nào đưa con vật về chuồng đúng theo yêu cầu thì đội đó thắng cuộc. 
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được làm 1 việc (cho một con vật về chuồng)
- Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả từng đội, nhận xét, tuyên dương động viên trẻ.
- Các con vừa được chơi trò chơi gì ?
 * Trò chơi: Bé khéo tay.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Bé khéo tay”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm, cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm một bức tranh có các nhóm số lượng là 3 con vật. Nhiệm vụ của các nhóm là tách các nhóm số lượng này thành các nhóm nhỏ theo ý thích của nhóm mình .Thời gian của trò chơi là bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc các nhóm sẽ dừng chơi. Cô kiểm tra kết quả. Nếu đội nào làm đúng sẽ chiến thắng còn nếu đội nào làm chưa đúng sẽ phải làm gì? đội nào mà chưa làm xong thì giờ sau hoạt động tiếp
- Cho trẻ về góc chơi của mình và chơi.
- Cô bao quá trẻ chơi, trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của từng nhóm. 
 3. Kết thúc Cô nhận xét khuyến khích, tuyên dương, động viên trẻ.
- Quanh cô quanh cô.
- Trẻ quan sát trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
-Trẻ đếm
- Trả lời
- Trẻ tách theo ý thích 
- Trẻ vỗ tay
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Trẻ tách - Trả lời
- Vâng ạ
- Trả lời
- Trả lời
- Quan sát
- Có ạ
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trả lời- Lắng nghe
- Trẻ chơi
 GIÁO ÁN VĂN HỌC
 Chủ đề: Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ:Dán hoa tặng mẹ
 Đối tượng: Lớp mẫu giáo bé
Thời gian: 20-25 phút
Ngày dạy:07 /03/2014
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thị Phương Anh
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Binh Minh I
I)Mục đích -yêu cầu.
1)kiến thức
 - TrÎ biết tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ hiểu nội dung của bài thơ
- Trẻ hiểu cách trò chơi và biết tên trò chơi
2. Kü n¨ng
 -Trẻ đàm thoại trích dẫn thơ cùng cô rõ ràng mạch lạc
- Trẻ nói tên bài thơ, tác giả
- Trẻ thuộc lời bài thơ
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo theo yêu cầu của cô
3. Th¸i ®é
- Hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô
II)Chuẩn bị
1. Địa điểm Lớp học
2. Đội hình; Chữ U,theo nhóm.
3. XDMT học tập: Trang trí các góc theo chủ đề" Thực vật, tết và mùa xuân"
4. Đồ dùng của cô
- Giáo án
-Powerpoint -Tranh vẽ nội dung của bài thơ
III: Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định và gấy hứng thú
- Cô cho trẻ chào khách
-Cô và trẻ hát " Bông hoa mừng cô"
- Trò chuyện về nội dung bài hát:các con vừa hát bài hát gì?Bài hát nói gì cái gì?
2)Néi dung chính:Dạy trẻ đọc thơ:Dán hoa tặng mẹ
2.1 Cô đọc mẫu:
- Cô đọc lần 1: bằng lời
 Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc lần 2: Bằng tranh minh họa
=> Giảng nội dung bài thơ
 - Cô đọc lần 3: Bằng Powerpoint
- Đàm thoại trích dẫn thơ:
+Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?Ai sáng tác?
+ Cô cho bé làm cái gì? Và bé mang hoa về tặng ai? Khi tặng hoa mẹ bé nói gì?
+ Mẹ bảo bé thế nào?
+ Vậy con có yêu mẹ không? con yêu mẹ thì con phải làm gì?
2.2 Dạy trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc thơ: 2 lần ( Ngồi đọc, đứng đọc)
- Tổ, nhóm, cá nhân lên đọc thơ
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-Cho cả lớp đứng dậy đọc lại .
-Hỏi lại tên bài thơ ,tác giả
2.3 Tc: Bé khéo tay
- Cô nói cách chơi và luật chơi:Cô có tranh dán 4 lọ hoa mà chưa có bông hoa nào ,nhiệm vụ của 4 nhóm là hãy dán thật nhiều những bông hoa vào lọ hoa nhé.
Cho trẻ chơi.Cô quan sát sửa sai cho trẻ 
-Cô nhận xét khuyến khích, tuyên dương, động viên trẻ.
-Cho trẻ hát :Quà 8/3
3)Kêt thúc hoạt động:
Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ đọc thơ
Trẻ chơi trò chơi
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẬY GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
 QSCMĐ: Quan sát cây cau cảnh 
 Trò chơi: Gieo hạt
 Cáo và Thỏ
 Chơi tự do theo ý thích: Với lá cây, hột hạt, vòng...
Đối tượng: Lớp mẫu giáo lớn D2 (5 - 6 tuổi)
Thời gian: 40 - 45 phút
Ngày dạy: 27/02/2012
Giáo viên soạn giảng: Đỗ Thị Mai
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sơn Ca - Huyện Mường Ảng - Tỉnh Điện Biên.
I. Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức:
- Củng cố gọi tên, một số đặc điểm nổi bật bên ngoài của cây cau cảnh, ích lợi của cây cau cảnh.
- Củng cố trò chơi “Gieo hạt”, “Cáo và Thỏ”.
- Trẻ biết chơi tự do theo ý thích của mình với những đồ chơi cô đã chuẩn bị, tạo ra được sản phẩm.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ đích, phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc không ngọng, trí tưởng tượng của trẻ. 
- Rèn kỹ năng đọc lời ca bài “Gieo hạt” và lời về các chú thỏ, rèn luyện sự nhanh nhẹn khi chơi trò chơi “Cáo và Thỏ”.
- Phát triển khả năng sáng tạo khi chơi với đồ chơi tự do.
* Thái độ:
	- Giáo dục trẻ biết yêu quý cây dừa cảnh, trồng và chăm sóc bảo vệ cây, có ý thức bảo vệ môi trường. Chơi đoàn kết và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị: 
* Địa điểm: 
- Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ thoáng mát và an toàn.
* Đồ dùng, đồ chơi:
- Chậu cây cau cảnh, bình tưới nước, que chỉ.
- Mũ thỏ đủ cho số lượng trẻ.
- Chiếu, bàn ghế, phấn, hột hạt, rơm, lá cây, sỏi, giấy, gạch, vòng, len, bèo, đồ chơi ném cổ chai, đu quay, cầu trượt .
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Hoạt động 1: Gợi mở.
 Xúm xít, xúm xít !
- Các con ơi, đã đến giờ hoạt động ngoài trời rồi, cô thấy lớp mình ai cũng sạch sẽ gọn gàng. Vậy lớp mình có bạn nào bị mệt không ?
- Nào, cô và các con sẽ cùng hát vang bài hát “Em yêu cây xanh” và ra sân trường nào. 
- Các con vừa hát bài hát nói về điều gì ?
 2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Cây cau cảnh. (8 - 10 phút)
- Cô cho trẻ dừng lại ở cây cau cảnh và hỏi:
- Chúng mình đang đứng xung quanh cây gì đây ? (cho trẻ nhắc lại từ “Cây cau cảnh” 1 - 2 lần).
- Vậy cô con mình cùng quan sát tìm hiểu về cây cau cảnh nhé !
- Cho trẻ quan sát trải nghiệm kỹ 1 - 2 phút, sau đó cô đàm thoại với trẻ.
- Vừa rồi các con đã quan sát kỹ cây cau cảnh rồi, các con thấy cây cau cảnh như thế nào ? có đặc điểm gì ? Có rễ cây, gốc cây, thân cây, tàu lá
- Cô cho 4 - 5 cá nhân trẻ nói nhận xét của mình về cây cau cảnh.
? Cây cau cảnh có rễ cây, gốc cây, thân cây, tàu lá.
- Con có nhận xét gì về rễ cây ? gọi 1 - 2 trẻ.
(có nhiều rễ mọc xung quanh, rễ làm nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây).
- Phần gốc và thân cây cau các con sờ vào thấy thế nào ? 
(gốc cây tròn, to hơn thân cây, thân có nhiều đốt, sần sùi khi sờ vào thấy đau tay, mỗi một bẹ lá già rụng xuống là có thêm 1 đốt cây cau).
- Con có nhận xét gì về lá cau ? 
(tàu lá cau mọc ra từ thân cây, lá non có màu xanh, lá có màu vàng là lá gì xắp rụng xuống, lá dài, có nhiều lá mọc 2 bên cuống lá gọi là tàu lá)
- Vậy trồng cây cau cảnh để làm gì ? gọi 2 - 3 trẻ trả lời
(để làm cảnh, cho bóng mát, cho quả).
? Cô và các con vừa quan sát cây cau cảnh. Cây cau cảnh có các bộ phận như rễ cây, gốc cây, thân cây, tàu lá. Thân cây thẳng có nhiều đốt, sần sùi, cây sống được là nhờ bộ phận rễ cắm sâu dưới đất hút nước và thức ăn nuôi cây. Người ta trồng cây cau để làm cảnh, cho bóng mát, tạo không khí trong lành mát mẻ. Có loại cây cau cho quả để bà chúng mình ăn trầu.
- Trong lớp mình có nhà bạn nào trồng cây cau cảnh không ? 
- Ngoài cây cau cảnh ra các con còn biết những loại cây cảnh gì nữa ? gọi vài trẻ kể.
- Vậy các con phải làm gì để cây luôn xanh tốt ? (chăm sóc, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, không bứt lá bẻ cành)
? Muốn cây luôn xanh tốt thì chúng mình phải chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ, không bứt lá bẻ cành... Cô gọi 2 trẻ cầm bình tưới nước cho cây, xới đất.
- Muốn cho sân trường mình có nhiều cây cảnh đẹp thì chúng mình phải làm gì ?
 3. Hoạt động 3: Trò chơi. 
* Trò chơi “Gieo hạt”.
- Các con ạ! Để có được nhiều cây cảnh, phải nhờ vào sự gieo trồng và chăm sóc của các cô, các bác trong trường. Vây các con có muốn giúp các cô bác trong trường trồng thật nhiều cây cho trường mình thêm đẹp không ?
- Cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt”.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi. Nhận xét trẻ chơi.
* Trò chơi “Cáo và Thỏ”.
- Cô Mai thấy các con đã gieo được rất nhiều loại cây cho trường mình rồi, hạt đã mọc thành nhiều loại cây, có những loại rau, củ, quả là món ăn yêu thích của một số con vật.
- Cô đố lớp mình biết con vật gì thích ăn củ cà rốt nhất ?
- Thỏ là loài vật rất thích ăn cà rốt, để biết chuyện gì xẩy ra với các chú thỏ khi đi kiếm ăn, bây giờ cô con mình sẽ chơi trò chơi “Cáo và Thỏ” nhé.
- Bạn nào giỏi nhắc cách chơi và luật chơi nào ?
- Để chơi được trò chơi, thì các con hãy lắng nghe cô Mai nhắc lại cách chơi và luật chơi nhé.
 - Cách chơi: Một bạn làm cáo ngồi lấp ở gốc cây, các bạn còn lại làm thỏ (cô chỉ về phía chuồng thỏ là 1 vòng tròn lớn và nơi ẩn lấp của cáo), khi có hiệu lệnh “trời nắng các chú thỏ rủ nhau đi kiếm ăn” thì các chú thỏ nhảy ra khỏi chuồng vừa đi vừa đọc lời ca về các chú thỏ. Khi thỏ đọc hết bài hoặc được vài câu thì cáo kêu “Gừm gừm” và nhảy ra đuổi bắt thỏ, nghe thấy tiếng kêu của cáo thì các chú thỏ phải chạy nhanh về chuồng, chú thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt.
 - Luật chơi: Cáo chỉ được bắt những chú thỏ ở ngoài vòng tròn (ngoài chuồng), chú thỏ nào chạy chậm bị cáo bắt sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Cô nhắc nhở trẻ khi chơi phải đoàn kết, không xô đẩy nhau
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Sau mỗi lần cô nhận xét trẻ chơi, khuyến khích, động viên, khen trẻ. Sau đó cho trẻ đổi vai chơi rồi chơi tiếp.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi ?
 4. Hoạt động 4: Chơi tự do theo ý thích với: Vòng, lá cây, giấy hột hạt, phấn, kéo, ....
 - Cô giới thiệu các nhóm đồ chơi cô đã chuẩn bị, giáo dục khi chơi phải đoàn kết, hợp tác, không giành đồ chơi của nhau...
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, chơi thành từng nhóm với những đồ chơi cô đã chuẩn bị. 
 - Cô bao quát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ.
 - Cô nhận xét sản phẩm chơi của trẻ, nhận xét trẻ chơi, khuyến khích động viên trẻ, cho trẻ thu dọn, đi rửa tay, đi vệ sinh rồi vào lớp.
- Quanh cô, quanh cô ?
- Trả lời
- Trẻ hát
- Trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát, trải nghiệm.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trả lời 
- Trẻ kể
- Trả lời
- Lăng nghe
- Trả lời
- Có ạ
- Trẻ chơi trò chơi
- Trả lời
- Vâng ạ
- Trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trả lời
- Trẻ chơi tự do với đồ chơi cô chuẩn bị
- Trẻ thu don cùng cô...
Lưu ý: Đây là nội dung 2 tiết dạy để các đ/c tham khảo sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình. ND quan sát, trò chơi không cần phải theo chủ đề, miễn là cô giáo dùng lời nói chuyển tiếp phù hợp với chủ đề là được.

File đính kèm:

  • doctach mot nhom thanh 3 nhom nho.doc